Sự hình thành của thuật ngữ Master of Ceremonies (MC) và hiện trạng sử dụng thuật ngữ này ở Việt Nam

Thuật ngữ Master of Ceremonies khởi nguồn từ Giáo hội Công giáo . Nó chỉ người điều hành các buổi lễ, người chủ tế của nhà thời. Đó là người rất quan trọng của buổi lễ tế, chịu trách nhiệm tiến hành chính xác và suôn sẻ các buổi lễ và xây dựng nghi thức liên quan. Tên của những Masters of Ceremonies(người chủ lễ) được biết kể từ cuối Trung Cổ (thế kỷ 15) và thời Renaissance ở thế kỷ 16.

Tại một nhà thờ Công giáo lớn, Master of Ceremonies cũng chịu trách nhiệm về an ninh của nơi thờ phụng trong các buổi cầu nguyện. Trong những lễ hội lớn như Giáng sinh và lễ Phục sinh, các Master of Ceremonies giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm rằng tất cả mọi thứ chạy thuận lợi .

Người ta đã giả định rằng nguồn gốc của Master of Ceremonies có thể đã được hình thành từ thời gian Hoàng đế Constantine Great (324), hoặc từ trong thời gian Đạo Cơ đốc trở thành tôn giáo chính thức của Đế quốc La Mã năm 380.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hình thành của thuật ngữ Master of Ceremonies (MC) và hiện trạng sử dụng thuật ngữ này ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c giới thiệu là MC. Thuật ngữ này ngày càng có xu hướng được mở rộng ra và được xã hội chấp nhận. Như vậy, sẽ xảy ra một thực tế là, thuật ngữ MC sẽ không còn nằm trong giới hạn của nghĩa ban đầu khi được đưa vào Việt Nam nữa(Người dẫn chương trình truyền hình) mà nó đã được dùng để định danh cho hầu hết những người dẫn chương trình, giới thiệu chương trình ở nhiều lĩnh vực khác. Điều này, về lâu dài có thể dẫn đến những cách hiểu không chính xác và gây nên sự lẫn lộn trong cách dùng thuật ngữ MC như ở các nước khác đã phân tích ở trên. Kết luận: cùng với sự phát triển của đời sống ngôn ngữ và sự phát triển của truyền hình nói riêng, hệ thuật ngữ dịnh danh công việc trong lĩnh vực này sẽ phải hoàn thiện dần để đáp ứng nhu cầu phát triển nội tại. Việc nghiên cứu và đề xuất các thuật ngữ mới để định danh các công việc trong lĩnh vực truyền hình sẽ còn phải tiếp tục trong thời gian dài và chắc chắn sẽ có nhiều phức tạp nảy sinh./. 123.16.60.83 (thảo luận) 08:35, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC) MC - Nghề Dẫn Chương Trình Truyền Hình (HieuHoc): MC, viết tắt của Master of Ceremonies tức người dẫn chương trình Theo nghĩa thông thường được hiểu là người hướng dẫn quần chúng trong một sự kiện. Ngày nay, dẫn chương trình được xem là một nghiệp vụ thuộc về lĩnh vực nghệ thuật. Vì thế người làm nghiệp vụ này cũng được xem là một nghệ sĩ. Tự tin, linh hoạt, MC là người thổi hồn cho những chương trình truyền hình, game show, events (sự kiện) bằng sự khéo léo của mình. Vai trò của MC? MC tuy không phải là những sao nổi tiếng với lực lượng fan hùng hậu, đi đâu cũng phải bao bọc cẩn thận và nhận hoa tíu tít, nhưng bạn có thể là “linh hồn” của những chương trình lớn, thu hút hàng triệu ánh nhìn. MC là những người đã tạo dựng nên một "thương hiệu" riêng, khó có người thay thế và khán giả cũng đã quen thuộc phong cách của từng người qua chương trình họ phụ trách. Tuy nhiên, với quá nhiều chương trình trên truyền hình từ âm nhạc đến game show cộng thêm thị trường ca nhạc ở các thành phố lớn nở rộ nên nhu cầu về MC rất lớn. Có cung ắt có cầu. Rất nhiều ca sĩ, diễn viên, nhạc sĩ, hoa hậu, người mẫu... bỗng chốc hóa thân thành những MC chuyên nghiệp. Đó là chưa kể đến lực lượng MC hùng hậu phụ trách tiệc cưới, hội nghị khách hàng hay thậm chí cả lễ mừng thọ, lễ tân gia, tham gia dẫn chương trình tại các quán cà phê, quán bar, trong vũ trường, siêu thị... Tất cả đều tạo dựng nên hình ảnh MC trong thời kỹ thuật số chỉ biết nói và... nói mà quên rằng MC là người dẫn dắt khán giả, tạo nên sợi chỉ xuyên suốt kết nối các tiết mục để tạo nên sự tổng thể, nhất quán cho chương trình. Điều kiện gì để theo đuổi nghề dẫn chương trình? Nghề MC đòi hỏi bạn có nhiều kĩ năng và vốn kiến thức phong phú để có thể đảm nhận nhiều vị trí. MC đôi lúc là người biên tập chương trình, là người thiết kế sáng tạo cho chính chương trình của mình chứ không đơn giản là học thuộc lời và đứng nói như cái máy. Nhiều người quan niệm sai lầm rằng MC đồng nghĩa với việc phải xinh xắn hoặc đẹp trai, nhưng sự thật thì xinh không bằng duyên, vẫn rất cần khiếu ăn nói truyền cảm, linh hoạt và nhạy bén. Muốn trở thành MC giỏi bạn cần có đài từ tốt: giọng nói phải tròn vành, rõ chữ. Cơ miệng của bạn phải rõ ràng. Nghệ thuật diễn cảm – ánh mắt, đôi tay thậm chí cả những cái nhíu mày cũng là cách biểu đạt tình cảm hữu hiệu nhất, cùng lúc bạn phải diễn tả nội dung và chú ý phối hợp nhuần nhuyễn bước đi, đôi tay với lời nói. Mỗi MC đều có phong cách, cá tính riêng dễ nhận thấy, người thì với nụ cười trong trẻo, người thì có cách ngắt nhịp đứt đoạn nhưng ấn tượng… Nghệ thuật biên soạn lời dẫn: bạn nhất thiết phải có kiến thức sâu rộng, có khả năng khai thác đề tài và sử dụng ngôn từ khi dẫn chương trình. Những lúc gặp tình huống bất ngờ, bạn không thể để mình bị “khớp” mà nhanh nhạy xử lý, suy nghĩ ngay trên những bước đi của mình. Phương pháp phối hợp: phối hợp với những người dẫn chung chương trình, giao lưu với khán giả... Để làm chủ một sân khấu nhưng quan trọng là biết khiêm tốn mình để nâng những người khác lên đúng với mục đích, rất nhiều bạn trẻ mới tham gia làm MC đã quá tham nói, tham chọc cười cho khán giả dẫn đến khô cứng và nhạt nhẽo. Đối với các MC hiện nay, điều quan trọng nhất là biết gây cười hài hước đúng lúc, để khỏa lấp những thiếu xót, chỗ trống trong chương trình. Nếu bạn có thể làm khán giả bật cười thoải mái thì dù bạn không có một khuôn hình xinh như mộng nhưng bạn vẫn chiến thắng những thử thách của nghề MC. MC vốn là nghề không có khoa trường nào đào tạo chính thức, và các chương trình truyền hình hiện nay đang thiếu những MC giỏi. Đã có rất nhiều bạn săn đuổi bằng được các MC nổi tiếng, thuyết phục họ mở lớp dạy riêng cho một nhóm người trẻ, nhưng khi nhận được những cái lắc đầu, họ cũng không nản chí. Những bạn sinh viên thì thử sức mình với những đêm dẫn nhỏ tại các phòng trà, chương trình ca nhạc của phường, hay đăng kí “lót” thế chân các MC quen thuộc của đài truyền hình mỗi khi họ bận. Còn với những bạn đang có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nghề MC truyền hình lại không ngại ngần bỏ công sức để thuê studio tập nói trước camera và thu hình thử, chọn tiệm make up tạo dáng khuôn mặt thật đẹp… Có những bạn còn dày công như Hồng Linh, cô chọn các tình huống thật khó rồi bốc thăm để tập phản ứng bất ngờ dưới sự giám sát ủng hộ của bạn bè. Linh còn lên thư viện, ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính để tìm hiểu thêm cả về thể thao, kinh tế thị trường để sẵn sàng cho những nhiệm vụ mới. Nghề MC hấp dẫn giới trẻ không chỉ bởi những hào quang xung quanh nó, mà còn vì nó mới mẻ, đòi hỏi bạn phải hoàn thiện mình từ ngoại hình đến tâm hồn, vốn là những thử thách khắt khe mà những người trẻ thích chinh phục. Vậy cũng không hề nói quá rằng nghề MC đang là nghề hot hiện nay. Nếu bạn đang là người dẫn chương trình cho các hoạt động của trường, là một gương mặt “triển vọng” cơ hội sẽ đến khi các phòng trà, show ca nhạc lẻ hàng đêm hoặc ở tỉnh mời bạn, giá cho mỗi đêm thường từ 300 – 400 ngàn. Tổng thu nhập bình quân của một MC nổi tiếng khoảng hơn 10 triệu/tháng, còn MC bình thường, MC tuổi teen cũng nằm trong khoảng 2 – 3 triệu/tháng. Học ở đâu để trở thành MC chuyên nghiệp? Nếu bạn hứng thú và đã từng truyền đạt tốt những cảm xúc của mình trước đám đông, tại sao bạn lại không thử tham gia một khóa học MC để nâng cao trình độ và vốn diễn xuất của mình. Hãy thử đến Nhà Văn Hóa Thanh Niên, Cung Văn Hóa Lao Động (Tp.HCM) có lớp đào tạo MC do một số nghệ sĩ MC nổi tiếng được mời tới giảng dạy. Tại Hà Nội, Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việt Xô, Xưởng Phim Trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh…cũng đào tạo nghề MC. Nếu có điều kiện về tài chính, bạn có thể theo học nghề MC ở các trung tâm như: Trung tâm CBAI (Bruxelle – Bỉ); Hiệp Hội Đào Tạo Và Phát Triển Nghề Dẫn Chương Trình ARFA; Trung tâm đào tạo nghề dẫn chương trình CFA (Pháp); ITC (International Training in Communication), TI (Toastmaster International), NSA (National Speaker Association) của Hoa Kỳ… Phượng Ngọc   Khả năng tự kiểm soát của người dẫn chương trình trong truyền hình trực tiếp Khả năng kiểm soát ngôn từ: Người dẫn chương trình trong quá trình phát sóng trực tiếp cần phải nắm chính xác tính chân thực của tin tức và biểu đạt hoàn chỉnh nội dung tin tức. Họ phải nắm rõ bối cảnh và tiến trình của sự việc, phát huy vai trò hàng đầu trong việc truyền đạt tin tức trên cơ sở sự thật, luôn nắm vững được quyền chủ động về ngôn ngữ và quyền chủ đạo trong tay. Khả năng kiểm soát tâm lý: Người dẫn chương trình trong quá trình phát sóng trực tiếp chương trình tin tức cần phải duy trì được tố chất tâm lý và trạng thái tinh thần tốt để có thể ứng đối được những câu hỏi phức tạp và các vấn đề khác có thể  nảy sinh bất ngờ đồng thời phải có khả năng giải tỏa những áp lực và cảm giác căng thẳng của những thành viên cùng tham dự chương trình, làm giảm những gánh nặng tâm lý của họ và khiến họ duy trì được tâm lý ổn định và tự do bày tỏ quan điểm. Khả năng kiểm soát tiết tấu: Người dẫn chương trình trong quá trình phát sóng  trực tiếp chương trình cần phải căn cứ theo những kế hoạch sắp xếp của người tổ chức chương trình, căn cứ theo quy trình của chương trình truyền hình trực tiếp để dẫn chương trình theo đúng tiết tấu nhịp điệu của chương trình một cách tự nhiên   nhất Khả năng kiểm soát hiện trường: Người dẫn chương trình trong quá trình dẫn cần căn cứ theo ý đồ của người tổ chức chương trình để tổ chức và phối hợp kết nối hiện trường thứ nhất với các hiện trường có liên quan khác, tổ chức và kiểm soát tốt các thành phần tham dự chương trình, phát huy tính chủ đạo và sáng tạo… Khả năng kiểm soát tổ chức: Người dẫn chương trình trong quá trình phát sóng trực tiếp chương trình tin tức cần phải tuân theo chỉ đạo của người tổ chức chương   trình, thông qua ngôn ngữ của bản thân để kiểm soát và phối kết hợp với hoạt động của toàn thể ê-kíp trong chương trình, bảo đảm cho chương trình tiến hành thuận lợi theo đúng quy trình và đem lại hiệu quả phát sóng tốt. Tuy nhiên để thực hiện được tốt những yêu cầu như vậy là cả một sự đòi hỏi và  thách thức cao đối với người dẫn chương trình. Do đó người dẫn chương trình cần  phải thực hiện tốt những mặt dưới đây: Trước hết đó là sự hiểu biết chính xác và nắm bắt tốt những chỉ đạo trong quá trình phát sóng trực tiếp cũng như ý đồ truyền thông của người tổ chức chương trình. Tăng cường liên kết và phối hợp với ê-kíp tổ chức chương trình. Luôn giữ cho đầu óc tỉnh táo và bình tĩnh, phản ứng nhanh, kiểm soát tổ chức ngôn ngữ lưu loát để có thể tùy cơ ứng biến. Kế đó là có thể  tham dự trực tiếp vào kế hoạch sản xuất và phát sóng chương trình, thực sự hòa thành một thể thống nhất với chương trình phát sóng trực tiếp. Việc tham dự vào toàn bộ kế hoạch nghiên cứu và sản xuất chương trình giúp người dẫn chương trình nắm vững và hiểu rõ toàn bộ vấn đề của chương trình. Cuối cùng là không ngừng tăng cường học tập, bồi dưỡng kiến thức, năng lực về mọi mặt để nâng cao tố chất  toàn diện. Tăng cường bồi dưỡng học hỏi những nghiệp vụ kiến thức về lý luận chính trị, tăng cường thực hành và đào tạo, bồi dưỡng tố chất tâm lý tốt, nâng cao khả năng kiểm soát toàn diện chương trình phát sóng trực tiếp. Đây chính là mấu chốt của việc thực hiện tốt việc phát sóng trực tiếp chương trình, đồng thời cũng chính là phương hướng nỗ lực và học hỏi suốt đời của người dẫn chương trình truyền hình trực tiếp. TCTH HN / mcvietnam.net MC truyền hình: "Sắc" nhiều, "trí" ít Thứ tư, 28 Tháng 11 2007 08:30 minhlq Trong tình trạng bùng nổ những chương trình trò chơi (gameshow) hấp dẫn, những chương trình trò chuyện, gặp gỡ (talkshow) và những chương trình truyền hình trực tiếp kỷ niệm những sự kiện quan trọng… không chỉ ở Đài Truyền hình Trung ương mà ở cả các Đài Truyền hình địa phương khiến cho sự xuất hiện các MC (người dẫn chương trình) ngày một nhiều. Tuy nhiên, số lượng MC có khả năng ăn nói trôi chảy, nồng nhiệt và ứng xử linh hoạt cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn không ít (thậm chí khá nhiều) những MC khiến khán giả theo dõi nhiều phen thót tim bởi cách ứng xử vụng về hay những câu nói hồn nhiên thái quá của họ. Bản thân người viết bài này từng được chứng kiến một buổi ghi hình chương trình "Người đương thời" - một chương trình được đông đảo khán giả yêu thích bởi những nhân vật được lựa chọn là những gương mặt xuất sắc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính chương trình đã góp phần tạo nên thương hiệu người dẫn chương trình xuất sắc Tạ Bích Loan. Do đảm nhiệm nhiều công việc nên gần đây một MC khác đã thay thế chị trong một vài số. Nhưng MC mới này đã khiến nhiều khán giả chưa hài lòng, nhất là trong chương trình mà khách mời là Tổng Biên tập một tờ báo. Rõ ràng, với đặc trưng chương trình như vậy, người trò chuyện phải tìm hiểu (ít nhất là về bản thân người mà mình đang trò chuyện) nhưng những trục trặc suốt cả buổi ghi hình ấy đã khiến khán giả có cảm giác MC này chưa hiểu mấy về khách mời. Với cách sử dụng MC theo kiểu "mì ăn liền" như hiện nay, rất khó để Việt Nam có được những ngôi sao MC đúng nghĩa. Không hiếm câu hỏi tối nghĩa được đưa ra đột ngột kiểu như: "Ông ví mình như… ai?" đã khiến cho bất kỳ người nào dù thông minh đến mấy cũng không thể hiểu MC ấy hỏi thế để làm gì. Và trong suốt buổi trò chuyện, rất nhiều lần vị Tổng biên tập ấy đã phải "biên tập" giúp người dẫn chương trình câu hỏi cho giản dị và dễ hiểu hơn, cũng như hướng câu hỏi vào những lĩnh vực mà khán giả quan tâm. Chương trình không truyền hình trực tiếp còn có thể cắt, sửa, dựng lại, nhưng những chương trình trực tiếp thì quả thật... bó tay. Vì vậy, các nhà đài thường rất thận trọng khi chọn người dẫn cho những chương trình truyền hình trực tiếp. Nhưng số lượng những MC hội đủ điều kiện khiến nhà đài yên tâm chỉ có hạn, trong khi chương trình truyền hình trực tiếp lại nhiều nên có lúc phải "liều mình" thử nghiệm những gương mặt mới. Trong chương trình trực tiếp "Trống hội khai trường" (năm 2006), ở phần trò chuyện với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, MC nọ sau khi đã không ngớt lời khen ý nghĩa cái tên của Bộ trưởng khiến ông dù rất nhã nhặn trả lời cũng trở nên khá lúng túng (vì được khen thái quá như thế) thì cô MC ấy lại tiếp tục "bồi" thêm một câu nữa: "Với cái tên ý nghĩa như vậy thì chắc Bộ trưởng không thể làm những việc không có ích đối với ngành giáo dục!”. Đến đây thì quả thật những người theo dõi sững sờ, không thể tin MC lại có thể "quá đà" như vậy. Trong một chương trình "Chát với 8X" của Đài Truyền hình Kỹ thuật số (VTC) mà vị khách mời là người mẫu, diễn viên Doãn Tuấn, người dẫn chương trình Thu Hà đã liên tiếp đẩy khách mời vào tình thế phải trả lời lại những câu hỏi mà trước đó đã hỏi rồi. Trong phần hỏi quan niệm của anh về mối quan hệ giữa các "chân dài" và đại gia nổi lên gần đây, dù anh đã đưa ra quan điểm rõ ràng thì MC vẫn cứ tiếp tục "đay" lại: "Làm sao tất cả các mối quan hệ ấy đều xuất phát từ tình yêu?" khiến anh không biết phải trả lời thế nào cho phải! Có thể khẳng định rằng, chỉ cần bỏ ra một ngày xem các chương trình phát sóng của các Đài Truyền hình, ta sẽ nhặt ra vô khối những "hạt sạn" mà các MC mang lại khiến người xem dù dễ tính đến mấy cũng phải nhăn mặt khó chịu. Tiêu biểu và lưu truyền rất lâu những "hạt sạn" mà người mẫu Thúy Hạnh mang lại khi còn dẫn chương trình trực tiếp "Con đường âm nhạc" là một loạt những câu hỏi vô nghĩa, sáo rống hay những câu khen hồn nhiên dành cho các nhạc sĩ kiểu như: "Ôi, ông cũng tài đấy nhỉ". Gần đây, ca sĩ Hiền Thục cũng khiến người bạn dẫn của mình là MC Anh Tuấn trong chương trình "Bài hát Việt" phải "chống đỡ" hết sức vất vả những câu hỏi "lạ" của cô sau mỗi một bài hát như: "Biểu diễn tuyệt vời để làm gì anh nhỉ?"… Rõ ràng đội ngũ MC truyền hình của chúng ta đang bước vào tình trạng "rằng đông thì thật là đông" mà vẫn thiếu những MC chuyên nghiệp có trí tuệ, có bản lĩnh sân khấu, khả năng ứng xử tốt, có duyên và có văn hóa, biết tạo không khí, tạo hiệu ứng tình cảm cho người xem. Điểm đi điểm lại cũng chỉ có một số người như Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan, Diễm Quỳnh, Anh Tuấn, Thanh Bạch, Quỳnh Hương, Quỳnh Hoa… có thể khiến người xem yên tâm vì sự chững chạc, làm chủ sân khấu và bản sắc riêng của họ. Trước tình trạng "thừa mà thiếu" người dẫn chương trình chuyên nghiệp đã buộc các đài truyền hình, các nhà sản xuất quay ra tìm nguồn MC mới. Người nổi tiếng trong làng giải trí là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đài vì dẫu sao họ cũng đã quen ánh đèn sân khấu và nói trước đám đông. Đến nay, không thể tính được có bao nhiêu người mẫu, diễn viên, ca sĩ làm MC như: Quyền Linh, Xuân Bắc, Thanh Mai, Trung Dũng, Nguyên Vũ, Tuấn Tú, Chí Trung, Minh Tiệp, Việt Trinh, Hồng Ánh… Trong số đó, có một vài gương mặt bộc lộ khả năng ăn nói có duyên, còn lại không ít người vẫn mang cách "diễn" vào chương trình. Bên cạnh đó, chỉ cần được khán giả biết tới qua một bộ phim hay những cuộc thi truyền hình cũng có thể trở thành MC như: Minh Hương trong vai Vàng Anh, Linh Phương vai Loan (phim "Nhật ký Vàng Anh" phần I), Lã Thanh Huyền (thí sinh dự thi chương trình Phụ nữ Thế kỷ 21)... Dường như với các nhà đài, chỉ cần nổi tiếng là có thể làm MC! Riêng Đài Truyền hình TP HCM thì lại ưa chọn MC qua các cuộc thi. Tuy nhiên, cho đến nay, Đài Truyền hình TP HCM và Công ty Cát Tiên Sa, đơn vị phối hợp tổ chức cuộc thi vẫn chưa đưa được thí sinh nào đoạt thứ hạng cao đi đào tạo ở các trường đào tạo chuyên nghiệp ở nước ngoài. Có thể khái quát rằng, hiện nay đang có tình trạng "người người làm MC" và nghề MC đang là một trong những nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Bên cạnh sức hấp dẫn của sự nổi tiếng, cảm giác được thăng hoa khi đứng trước ống kính máy quay, trước hàng triệu khán giả còn là sức hấp dẫn của thu nhập cao. Cứ nhìn vào con số hàng trăm thí sinh đăng ký trong các cuộc thi tìm kiếm MC của Đài Truyền hình TP HCM hay những những đợt thi tuyển mang tính thời vụ cho từng gameshow, từng chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam cho thấy ma lực của nghề này. Tuy nhiên, không ít bạn trẻ mới chỉ biết đến sự nổi tiếng mà nghề đem lại chứ chưa thật sự hiểu rằng để làm một MC chuyên nghiệp cần có kinh nghiệm và sự hiểu biết rộng rãi. Ngay cả những người nhiều kinh nghiệm như: Tạ Bích Loan, Thanh Bạch, Diễm Quỳnh... cũng biết "tiết chế" sự xuất hiện của mình và không ngừng nâng cao kiến thức. Gần đây nhất, không phải ai cũng có thái độ ứng xử như MC Ngọc Oanh (một MC đang rất có lợi thế về ngoại hình) đã quyết định dừng việc dẫn chương trình để chuẩn bị sang tu nghiệp nước ngoài về lĩnh vực này. Không biết có phải vì sau khi mời đạo diễn Lê Hoàng làm khách mời cho một chương trình bàn về giới tính, anh đã góp ý và chỉ cho cô thấy mình còn những lỗ hổng kiến thức cần phải bổ sung hay không, nhưng đó là một quyết định đúng đắn. Nghề MC là một nghề mới và đang có nhu cầu sử dụng cao nên cần phải có những phương cách đào tạo chuyên nghiệp. Nếu không, với cách sử dụng MC theo kiểu "mì ăn liền" như hiện nay, rất khó để Việt Nam có được những ngôi sao MC đúng nghĩa. (CAND Online) Bàn về người dẫn chương trình truyền hình ở Việt Nam « vào lúc: 03-11-2008, 13:38:08 » Các bạn sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông thân mến, tôi là một cựu sinh viên của Khoa, hiện đang tiếp tục theo học Master ngành Báo chí tại Học viện Báo chí tuyên truyền. Trong thời gian qua tôi đã để tâm nghiên cứu về Người dẫn chương trình truyền hình tại Việt Nam, và tôi thấy rằng, cơ sở lý luận cũng như thực tiến cho công việc dẫn chương trình truyền hình ở nước ta còn đang thiếu thốn nhiều. Các bạn sinh viên muốn được tìm hiểu hay theo nghiệp dẫn chương trình truyền hình thường gặp nhiều khó khăn do tài liệu hướng dẫn còn ít. Vì vậy tôi chủ trương cho phát triển một số tìm hiểu bước đầu của mình về công việc này, một mặt, hy vọng các bạn sinh viên sẽ phản biện giúp tôi về đề tài này, mặt khác, có thể giúp các bạn yêu thích nghề dẫn chương trình truyền hình có thêm tài liệu tham khảo phục vụ công việc của mình. Mong các bạn góp ý thực tâm! Dưới đây là bài viết đầu tiên. Tôi sẽ lần luợt post các nghiên cứu của tôi về vấn đề này. Nếu có trích dẫn, đề nghị các bạn thực hiện đúng nguyên tắc  khoa học. Tiểu luận: SỰ HÌNH THÀNH CỦA THUẬT NGỮ MASTER OF CEREMONIES (MC) VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUẬT NGỮ NÀY Ở VIỆT NAM. Người thực hiện: AKAY Nguyễn Cường, học viên Cao học Báo chí, K 13, Học viện Báo chí và tuyên truyền. Thuật ngữ Master of Ceremonies khởi nguồn từ Giáo hội Công giáo . Nó chỉ người điều hành các buổi lễ, người chủ tế của nhà thời. Đó là người rất quan trọng của buổi lễ tế, chịu trách nhiệm tiến hành chính xác và suôn sẻ các buổi lễ và xây dựng nghi thức liên quan. Tên của những Masters of Ceremonies(người chủ lễ) được biết kể từ cuối Trung Cổ (thế kỷ 15) và thời Renaissance ở thế kỷ 16. Tại một nhà thờ Công giáo lớn, Master of Ceremonies cũng chịu trách nhiệm về an ninh của nơi thờ phụng trong các buổi cầu nguyện. Trong những lễ hội lớn như Giáng sinh và lễ Phục sinh, các Master of Ceremonies giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm rằng tất cả mọi thứ chạy thuận lợi . Người ta đã giả định rằng nguồn gốc của Master of Ceremonies có thể đã được hình thành từ thời gian Hoàng đế Constantine Great (324), hoặc từ trong thời gian Đạo Cơ đốc trở thành tôn giáo chính thức của Đế quốc La Mã năm 380.  Vào thập niên 1970 và thập niên 1980, thuật ngữ MC có liên hệ với âm nhạc hip-hop, và là từ để chỉ người mà bây giờ thường được gọi là "rapper". Khi ấy, người ta còn coi MC là viết tắt của những cụm từ như: microphone controller, mic checka, music commentator và moves the crowd. Việc không thống nhất trong cách viết tắt này có thể là nguyên nhân khiến người dẫn chương trình ngày nay đảm đương nhiều nhiệm vụ hơn thế, không chỉ là dẫn chương trình mà thôi. Ví dụ: giới thiệu những người biểu diễn, nói và giao lưu với khán thính giả; hướng dẫn một buổi lễ, một cuộc họp. Ở một số quốc gia khác, người dẫn chương trình còn có trách nhiệm biên tập chương trình và chính mình giới thiệu, dẫn dắt cho chương trình đó.  Thậm chí, trong quá khứ hoàng gia châu Âu, Masters of Ceremonies là người chịu trách nhiệm tiến hành các nghi thức trong các buổi lễ ngoại giao. Từ điển Wikipedia.com định nghĩa:“Người dẫn chương trình, hay còn gọi là em-xi (MC) do gọi tắt từ tiếng Anh: Master of Ceremonies, theo nghĩa thông thường được hiểu là người hướng dẫn quần chúng trong một sự kiện.” Trong lĩnh vực truyền hình, đối với thuật ngữ Master of Ceremonies và cách viết tắt của nó(MC), trên thế giới, vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất trong  giới hạn đối tượng phản ánh của nó . Ở Mỹ , người ta cũng dùng thuật ngữ MC dùng để chỉ Người dẫn chương trình truyền hình! Thế nhưng do khả năng phân biệt của từ này quá rộng, nên trong lĩnh vực truyền hình, người ta thường dùng các thuật ngữ khác có khả năng diễn đạt cụ thể nội hàm của nó, ví dụ như: Chúng ta thấy cách dùng thuật ngữ News presenter của người Anh(thay vì News MC) để gọi Người dẫn chương trình tin tức trên truyền hình, đó là người có nhiệm vụ xây dựng một khung chương trình Tin tức, quyết định lựa chọn những tin tức nóng hổi, xắp sếp thứ tự tin và đồng thời anh ta(hay cô ta) dẫn chương trình đó, để mang chương trình tin tức đó đến với những khán giả của họ. Hoặc người Mỹ sẽ dùng thuật ngữ: Host để gọi Người thực hiện và hướng dẫn các chương trình Talk Show hay Game Show. Hoặc truyền hình ở Anh thường dùng từ Newscaster để gọi người dẫn ở mục điểm tin. Trong khi đó tại Mỹ và Canada người ta gọi các Newscaster và News presenter là News Anchor. Riêng hãng tin BBC lại gọi các Newscaster và News presenter là: Newsreader. Ngày nay, ở nước ta, người ta quen dùng thuật ngữ MC để chỉ người dẫn chương trình nói chung. Song, khởi nguồn của thuật ngữ này lại được bắt đầu và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ trong công chúng xuất phát từ việc gọi tắt chức danh người dẫn chương trình truyền hình tại Truyền hình Việt Nam(MC truyền hình). Chưa có một tài liệu nào khẳng định thuật ngữ này chính thức được nhập vào Việt Nam từ bao giờ, song rõ ràng nó có sức sống khá mãnh liệt ở mảnh đất còn rất màu mỡ này. Từ Người dẫn chương trình ở Việt Nam mới chỉ xuất hiện thời gian gần đây (có thể) từ khi Truyền hình Việt Nam(VTV) bắt đầu sản xuất các chương trình Trò chơi, đó là vào thời điểm những năm 1996, 1997 với chương trình đầu tiên là SV 96 do nhà báo Lại Văn Sâm dẫn. Sau đó là thời gian phát triển mạnh mẽ các chương trình trò chơi trên truyền hình, điều đó bắt buộc VTV phải có đội ngũ những người dẫn chương trình nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu này. Một loạt chương trình mới như: Từ ánh mắt đến trái tim gắn với tên tuổi người dẫn chương trình Hoa Thanh Tùng; Trò chơi liên tỉnh gắn với tên tuổi nhà báo Lại Văn Sâm, Đỗ Hồng Cư…; Vườn cổ tích với sự dẫn dắt của Thuận Sơn; Đường lên đỉnh Olimpia với sự dẫn dắt của nhà báo Tạ Bích Loan, Lưu Minh Vũ, Tùng Chi…; Ở nhà chủ nhật với sự xuất hiện của Bùi Thu Thủy trong vai trò người dẫn chương trình…Giai đoạn này thuật ngữ thường dùng để chỉ những người dẫn dắt các chương trình này là: Người dẫn chương trình, thuật ngữ MC chưa thịnh hành. Những năm gần đây, đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây là thời kỳ hoàng kim của các chương trình trò chơi truyền hình, người ta thấy hàng loạt chương trình mới, chủ yếu là các chương trình trò chơi mua bản quyền từ nước ngoài: Hãy chọn giá đúng với người dẫn là nhà báo Lại Văn Sâm, Lưu Minh Vũ; Ai là ai do Kim Khánh dẫn; Trò chơi âm nhạc với sự xuất hiện của Anh Tuấn, Diễm Quỳnh; Đấu trường 100 với Thái Tuấn…Hàng loạt chương trình mới ra đời đồng nghĩa với sự xuất hiện của các người dẫn chương trình ngày càng nhiều hơn. Cùng với sự phát triển mạnh các thể loại chương trình truyền hình, sự ảnh hưởng của truyền hình trong thói quen dùng ngôn ngữ cũng nhiều hơn. Đặc biệt, việc mua bản quyền chương trình từ nước ngoài cũng dẫn đến những ảnh hưởng nhất định trong cách gọi tên các chức danh trong quy trình sản xuất của một chương trình truyền hình. Hiện tượng chức danh Người dẫn chương trình truyền hình được đọc tắt, viết tắt là MC, có thể xuất hiện trong hoàn cảnh như vậy. Ngoài các thể loại trò chơi trên truyền hình, khán giả cũng đã dần quen với các chương trình giao lư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMc ng4327901i d7851n ch432417ng tramp236nh.doc
Tài liệu liên quan