MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành 3
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 4
2.1. Chức năng của Công ty 4
2.2. Nhiệm vụ của Công ty 5
3. Bộ máy tổ chức của Công ty 5
4. Các mối quan hệ trong quá trình hoạt động của Công ty 8
4.1: Mối quan hệ giữa các phòng ban trong nội bộ Công ty 8
4.2: Mối quan hệ giữa Công ty với khách hàng 9
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp đa ngành 11
1.Các đặc điểm cơ bản của Công ty thiết bị Công nghiệp đa ngành 12
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây. 17
3. Đánh giá chung 21
III. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới 23
1. Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới 23
2. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới 23
KẾT LUẬN 25
18 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 18531 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành 3
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 4
2.1. Chức năng của Công ty 4
2.2. Nhiệm vụ của Công ty 5
3. Bộ máy tổ chức của Công ty 5
4. Các mối quan hệ trong quá trình hoạt động của Công ty 8
4.1: Mối quan hệ giữa các phòng ban trong nội bộ Công ty 8
4.2: Mối quan hệ giữa Công ty với khách hàng 9
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp đa ngành 11
1.Các đặc điểm cơ bản của Công ty thiết bị Công nghiệp đa ngành 12
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây. 17
3. Đánh giá chung 21
III. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới 23
1. Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới 23
2. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới 23
KẾT LUẬN 25
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cơ chế thị trường mở cửa trên tất cả mọi lĩnh vực và sự thu hẹp dần của các công ty nhà nước đã tạo điều kiện cho các cá nhân và các tổ chức thể hiện được chức năng quản lý và làm kinh tế của riêng mình, điều này được khẳng định bằng việc rất nhiều công ty đã thành lập dưới các hình thức khác nhau như công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty cổ phẩn, công ty liên doanh,...
Công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành (Mix Limited) là loại hình Công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Ra đời vào năm 2000, công ty đã bắt đầu hoạt động kinh doanh với các mặt hàng là các thiết bị, máy móc phục vụ cho ngành công nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành, với những lý thuyết được các thầy cô giáo trong Trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội trang bị cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn và các anh chị trong Công ty đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp. Song vì thời gian và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, nên ko thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được các thầy cô giáo góp ý kiến để em hoàn thiện hơn về kiến thức qua bản báo cáo này.
I. Tổng quan về công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành
1. Sự hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành
Công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành là đại diện chính thức tại Việt Nam cho một số tập đoàn công nghiệp Châu Âu nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị ứng dụng cho việc khai thác mỏ, xây dựng ,sản xuất công nghiệp... các vật tư,vật liệu phục vụ cho xây dựng cầu đường và cơ sở hạ tầng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là buôn bán các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, công nghiệp và tiêu dùng).
Ngày 14 tháng 03 năm 2000, với số vốn điều lệ là 8 tỷ VNĐ, Công ty đã chính thức bắt đầu hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0102000158 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp với tên gọi như sau:
Tên Công ty : CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP ĐA NGÀNH
Tên giao dịch: MIX INDUSTRIAL EQUIPMENT COMPANY LIMITED
Tên viết tắt : MIX, CO., LTD
Trụ sở chính : Số 5/62 đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội
Điện thoại : (84.4)7754370 / (84.4)7754371 / (84.4)7754372
Email : mix@hn.vnn.vn - mixhanoi@hn.vnn.vn
Fax : (04) 7754373
Website : mix.com.vn
Ngoài ra, Công ty còn có một văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: Số 12M Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1 TP Hồ Chí Minh.
Trong thời gian hiện nay có rất nhiều cơ sở và doanh nghiệp cũng kinh doanh các mặt hàng tương tự như sản phẩm của Công ty và có sự cạnh tranh gay gắt với Công ty, điều này khiến Công ty đứng trước thực trạng đầy khó khăn, đòi hỏi phải có sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, tăng cường phát huy sáng kiến, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu, giảm thiểu những chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đến nay, Công ty đã từng bước tạo dựng được chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường, liên tục cập nhập những sản phẩm mới tiên tiến phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao uy tín của Công ty. Các đơn đặt hang của Công ty ngày càng tăng, nhờ đó mà Công ty đã hoàn thành được những kế hoạch và mục tiêu đã đề ra trong các năm. Thật vậy, trải qua 7 năm hoạt động, tính từ cuối năm 2004 đến đầu năm 2007 Công ty đã tăng số tài sản từ 8 tỷ lên đến 20 tỷ, đây là một thành công đáng kể của Công ty.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.2.1: Chức năng của công ty
Công ty có chức năng là tổ chức mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp.
Công ty còn liên doanh hợp tác đầu tư với các công ty khác để mở rộng thị trường, phát huy được hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu nhằm tìm kiếm được lợi nhuận cho doanh nghiệp và làm giàu đất nước.
Công ty hoạt động theo phương thức bán hàng trực tiếp, trực tiếp liên hệ với khách hàng để nắm bắt thông tin, vì vậy Công ty còn có chức năng liên hệ, tạo mối quan hệ và uy tín với các đối tác, từ đó uy tín của Công ty càng tăng và có nhiều đối tượng tìm đến Công ty.
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực sau:
+ Công ty chuyên về buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng mà chủ yếu là các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp và tiêu dùng .
+ Công ty còn làm đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa để hàng hóa có thể được bán rộng rãi trên thị trường.
+ Sản xuất các sản phẩm cơ khí, sản phẩm nhựa, hợp chất cao su;
+ Ngoài ra, Công ty còn có chức năng vận tải hảng hóa, vận chuyển khách du lịch...
(Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).
1.2.2: Nhiệm vụ của Công ty
Nhiệm vụ và các mục tiêu của một Công ty là điểm khởi đầu tự nhiên cho các mục tiêu cấp Công ty và phòng ban thể nên chúng ta sẽ xác định phương hướng mà toàn bộ tổ chức theo đuổi trong nhiều năm.
+ Mở rộng liên doanh liên kết với các cơ sở kinh tế trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác kinh tế.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch của công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh để đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu của khách hàng, tự bù đắp chi phí, trang trải các khoản nợ, và làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà Nước trên cơ sở vận dụng một cách tốt nhất năng lực buôn bán của Công ty và đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới vào kinh doanh.
+ Kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp và thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà Nước giao.
+ Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm mới phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng.
+ Đào tạo, chăm lo, bồi dưỡng và thực hiện được đầy đủ các chế độ, Chính sách của Nhà Nước đối với các công nhân viên như: thưởng, phạt, các chính sách đãi ngộ, phúc lợi,... Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, tổ chức chăm lo cho đời sống và không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp của các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
2. Mô hình bộ máy tổ chức của công ty
Hiện nay Công ty có một bộ máy quản lý điều hành bao gồm:
* Phòng Giám đốc: là nơi quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời là nơi ra các quyết định cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ban giám đốc của công ty bao gồm:
+ 1 Giám đốc kiêm việc quản lý tại cơ sở chính ở TP Hà Nội và 1 Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về việc lập báo cáo tài chính phản ánh trung thực, hợp lý tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty cho kết thúc năm tài chính.
+ 1 Trưởng chi nhánh ở TP HCM phụ trách quản lý hoạt động kinh doanh của công ty tại cơ sở TP HCM.
* Phòng bán hàng: phải thường xuyên liên hệ và “chào hàng’’, tìm các bạn hàng mới, sau đó đưa lên giám đốc để giám đốc lên kế hoạch giao dịch trực tiếp với các đối tác và ký kết hợp đồng.
+ Thiết bị nâng: gồm 1 nhân viên quản lý (manager) và 2 nhân viên bán hàng (sale).
+ Thiết bị Công nghiệp: gồm 1 nhân viên quản lý và 4 nhân viên bán hàng.
* Phòng kế toán: quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác. Sau đó lập và trình bày báo cáo tài chính trên cơ sở tuân thủ các Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán và các Quy định có liên quan hiện hành. Mặt khác, phòng kế toán phải lập báo cáo tài chính dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh liên tục, trừ trường hợp không thể cho rằng Công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh. Phòng kế toán gồm có 1 Kế toán trưởng và 1 Kế toán viên.
* Phòng kỹ thuật - admin: Phụ trách việc kiểm tra các mặt hàng mà công ty xuất nhập khẩu xem có đúng với tiêu chuẩn chất lượng đã quy định trong hợp đồng hay không. Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm về những lỗi kỹ thuật của các thiết bị mà công ty đã bán và trực tiếp thực hiện việc bảo hành bảo dưỡng sản phẩm. Ngoài ra Phòng kỹ thuật còn lập hồ sơ thiết kế dự toán, theo dõi giám sát các sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ điện của Công ty, thẩm định các hồ sơ thiết kế kỹ thuật theo phân cấp.
* Phòng hành chính: được đặt tại trụ sở chính ở TP Hà Nội: là phòng chức năng điều hành quản lý các hoạt động hành chính; tổ chức xây dựng, điều hành thực hiện các chương trình kế hoạch và quản lý thiết bị vật tư của Công ty; làm công tác tổ chức cán bộ và đào tạo giúp giám đốc sắp xếp đội ngũ cán bộ giữa các phòng ban, phù hợp khả năng của người lao động, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; Ngoài ra còn làm nhiệm vụ giao nhận công văn đi, đến đầy đủ, kịp thời chính xác, mua bán văn phòng phẩm để phân phát cho các phòng thực hiện được nghiệp vụ một cách đầy đủ.
Bộ máy quản lý của Công ty được khái quát trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
của Công ty thiết bị công nghiệp đa năng
GIÁM ĐỐC
Văn Phòng TPHCM
Văn Phòng HN
Phòng Bán Hàng
Phòng Hành Chính
Phòng Kế Toán
Thiết bị nâng
Phòng kỹ thuật
Phòng Kỹ Thuật
Admin - Kế Toán
Phòng Bán Hàng
Thiết bị Công nghiệp
(Theo tài liệu của Công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành)
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong 3 năm gần đây, Công ty đã đạt được thành tựu vượt trội so với các năm trước.
* Về tài chính: Vốn là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất để có thể sản xuất, kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động thương mại. Khả năng tài chính là cơ sở để các doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cũng như ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào trong kinh doanh để mở rộng thị trường sản phẩm.
Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp đa năng được thành lập với số vốn điều lệ là 8 tỷ VNĐ - một khoản tiền không nhỏ, điều này giúp cho Công ty có thể trường vốn và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các khoản vay nợ từ các tổ chức tài chính. Ngoài ra, do Công ty không lấy sản xuất làm trọng tâm, mà Công ty thiên về các hoạt động thương mại, làm trung gian mua bán các sản phẩm và ở giữa ăn hoa hồng nên nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng lên trong các năm mà không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài Công ty.
Bên cạnh đó, với chế độ trả lương hợp lý, chi tiêu hợp lý, Công ty đã tận dụng hết nguồn lực sẵn có mà vẫn tránh được các tiêu cực, đúng với các khuyến khích mà Nhà nước đề ra về chống lãng phí, và tiết kiệm. Điều này được thể hiện rõ qua bảng phân tích tình hình tài chính sau đây:
Sau đây là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây:
BẢNG 2.2: BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
NĂM 2004-2005-2006
Đơn vị tính: 1000đ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
I
Lợi nhuận (LN)
1
LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.897.403.589
2.388.736.850
2.388.736.850
2
LN thuần từ hoạt động kinh doanh
49.830.886
446.986.707
123.153.320
3
Tổng LN kế toán trước thuế
73.662.125
52.409.951
418.375.188
4
LN Khác
23.831.239
175.563.271
28.611.519
II
Nguồn vốn
1
Vốn chủ sở hữu
3.512.345.227
6.627.909.668
6.873.888.428
2
Vốn vay từ các hoạt động tín dụng
4.565.220.948
4.427.824.627
13.141.446.473
III
Tài sản
1
Tiền
195.723.328
1.262.989.181
504.739.954
2
Hàng tồn kho
1.175.413.926
3.285.160.482
6.126.435.646
3
Tài sản cố định
1.964.254.692
1.364.399.216
1.026.383.595
4
Các khoản phải thu
4.668.724.387
4.983.740.398
11.953.679.436
IV
Các khoản thu
1
Thu từ hoạt động tài chính
16.868.534
105.970.314
22.118.724
2
Thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
8.053.330.812
16.116.141.216
10.898.379.592
3
Các khoản thu khác
323.619.048
459.376.664
783.236.693
V
Các khoản chi
1
Chi phí bán hàng
822.220.590
857.574.618
1.560.509.047
2
Chi phí quản lý doanh nghiệp
780.088.813
1.465.481.535
2.159.300.313
3
Chi phí thuế TNDN hiện hành
20.625.395
14.674.786
117.145.053
4
Chi phí tài chính
262.131.834
294.804.331
723.764.433
5
Chi phí khác
299.787.809
283.813.393
811.848.212
(Theo tài liệu của Công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành)
Từ kết quả trên ta thấy, Công ty đã đạt được một kết quả khá cao. Doanh thu thuần tăng lên hơn 8 tỷ từ năm 2004 đến năm 2006.
* Về sản phẩm: trước những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta cần phải xây dựng nhiều công trình hiện đại, điều này đòi hỏi cần phải đầu tư nhiều vào máy móc, trang thiết bị phục vụ ngành công nghiệp nói riêng. Trên cơ sở này, Công ty đã tìm kiếm và đa dạng hóa các sản phẩm mà công ty kinh doanh để phục vụ vào các công trình xây dựng, khai thác của nhà nước và các Công ty khác.
Sau đây là một số số liệu về doanh thu mà Công ty thu được từ một số sản phẩm của Công ty trong năm 2007:
Bảng 2.3: Kết quả tiêu thụ theo mặt hàng năm 2007
Tên sản phẩm
Hãng sản xuất
Quốc gia
Đơn giá
Giá trị hợp đồng
Máy nén khí model L250
COMPAIR
Đức
890.000.000
(VNĐ)
9.403.800.000
(VNĐ)
Lốp Michelin
COMPAIR
Anh
1.777,0
(EUR)
35.540,00
(EUR)
Máy nén khí model L70
COMPAIR
Đức
16,483.00
(EUR)
32,960.00
(EUR)
Xe sàn nâng
PAUS
Đức
8,379.00
(EUR)
8,379.00
(EUR)
Máy phát điện
Pelican
Anh
23,123,124
(VNĐ)
69,369,372
(VNĐ)
Máy khoan cọc nhồi
Deilmann-Haniel
Đức
11,111,123,055
(VNĐ)
11,111,123,055
(VNĐ)
Máy khoan cần
Deilmann-Haniel
Đức
23,123,124
(VNĐ)
23,123,124
(VNĐ)
Máy tiện vạn năng
Wirth
Đức
23,123,124
(VNĐ)
46,246,248
(VNĐ)
Phụ tùng máy khoan thủy lực
Wirth
Đức
108,830,396
(VNĐ)
217,660,792
(VNĐ)
* Về nhân lực: Công ty đã tuyển dụng được một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và có trách nhiệm. Sau 7 năm hoạt động, công ty đã có một nguồn nhân lực đáng kể, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4: Nguồn nhân lực của Công ty
Các bộ phận của công ty
Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh
Tống số
Đại học
Trung cấp
Sơ học
Tống số
Đại học
Trung cấp
Sơ học
Ban lãnh đạo công ty
1
1
0
0
1
1
0
0
Kế toán
2
2
0
0
2
2
0
0
Hành chính
1
1
0
0
0
0
0
0
Quản lý bán hàng
2
2
0
0
1
1
0
0
Bán hàng
6
0
0
6
4
0
0
4
Kỹ thuật
1
1
0
0
1
1
0
0
Tổng
13
7
0
6
9
5
0
4
II. Đánh giá hoạt động marketing mục tiêu trong nhập khẩu của công ty
1. Trình tự hoạt động nhập khẩu hiện nay
Công ty TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành thực chất là một bộ phận xúc tiến bán hàng cho một công ty đối tác để giới thiệu hàng hoá cho thị trường nước ta.
Công ty đối tác gửi các catalog về sản phẩm , thiết bị với các nội dung: ảnh chụp, chức năng , giá cảđể khách hang lựa chọn
Công ty thiết bị công nghiệp đa ngành làm nhiệm vụ cầu nối giới thiệu tới các khách hang tại thị trường trong nước và chủ yếu qua catalog
Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu khách hang, công ty sẽ tập hợp nhu cầu để đặt hang.
Công ty tổ chức hoạt động mua bán, nhận hang và phân phối tới tay người khách hang có nhu cầu.
2. Đánh giá hoạt động nhập khẩu
2.1. Hoạt động nhập khẩu của công ty còn hạn chế do thực hiện marketing cổ điển.
Trên thực tế công ty đang bán cái mình có chứ không phải bán sản phẩm khách hang cần. Công ty dựa trên quan hệ đối tác thông tin thị trường để tiêu thụ những sản phẩm mình có chứ chưa đi sâu nghiên cứu nhu cầu thực tế khách hàng để tìm kiếm sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ. Chính hạn chế này đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty và giảm tác dụng của hoạt động nhập khẩu. Bởi vì nhập khẩu máy móc thiết bị gì phải xuất phát từ nhu cầu thiết bị máy móc công nghiệp trong nước, từ nhu cầu trong nước công ty đánh giá lựa chọn thị trường mục tiêu nào từ đây công ty tiếp cận thị trường công nghiệp nước ngoài để giới thiệu đúng quy định của Marketing. Thực tế các sản phẩm đã giới thiệu ở Bảng 2.3. cũng đúng với nhu cầu về lĩnh vực xây dựng.
Hiện nay trong điều kiện kinh tế Việt Nam, chúng ta có nhu cầu thực tế cho các thiết bị là:
- Thiết bị công nghiệp cho xuất khẩu gạo
Hệ thống thiết bị chế biến gạo như xay xát, đánh bóng, tách màu, đóng gói, phơi sấy. Hiện nay tại vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu các thiết bị này rất nhiều, đặc biệt thiết bị phơi sấy mới đáp ứng 1/10 nhu cầu thực tế, số lượng lúa thu hoạch hiện tại của vùng.
- Thiết bị phục vụ xuất khẩu thịt lợn, gia cầm bao gồm các thiết bị như hệ thống kho lạnh, thiết bị chế biến sản phẩm thịt lợn
- Thiết bị sản xuất thức ăn gia súc bao gồm hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất đồng bộ để sản xuất ra các laọi thức ăn gia súc ngay tại thị trường Việt nam.
- Thiết bị sản xuất phụ kiện may mặc như máy thêu, thùa, làm khuy, căn chỉnh. Đây là hệ thống rất nhiều máy với mỗi loại máy là một chức năng nhất định.
- Thiết bị phục vụ sản xuất phân bón như máy đóng gói, mày nghiền, máy trọn
Việt Nam đang có chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp hướng về xuất khẩu. Việt Nam là một nước nông nghiệp đi lên công nghiệp hoá nên có diện tích đất đai rất nhiều. Chúng ta cũng có một lực lượng lao động trẻ hết sức dồi dào. Như vậy việt nam tiến hành sản xuất nông nghiệp hướng đến xuất khẩu là hướng đi hết sức đúng đắn, giải quyết nhu cầu việc làm ngày càng tăng cao, phát huy nội lực sẵn có.
Chúng ta muốn các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao thì yêu cầu đầu tiên về sản phẩm đó là chất lượng phải tốt. Để đáp ứng yêu cầu trên thì thiết bị công nghệ sản xuất áp dụng phải hiện đại, đáp ứng đòi hỏi thực tế của sản xuất. Vì vậy nếu công ty xác định rõ mục tiêu Marketing thị hiệu quả kinh doanh sẽ khác
III. Tồn tại và nguyên nhân.
1. Những hạn chế trong hoạt động nhập khẩu thiết bị của công ty thiết bị công nghiệp đa ngành.
1.1. Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty chưa xây dựng được hệ thống thông tin thị trường.
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế công ty cần nắm nhu cầu trong nước và khả năng nguồn hàng ở nước ngoài. Trên cơ sở nắm vững hai vấn đề trên mới làm tốt quản trị hoạt động Marketing nhập khẩu và xây dựng kế hoạch Marketing nhập khẩu.
Thực tế nhìn vào bảng cơ cấu nhân sự công ty cho thấy, công ty thiếu hẳn đội ngũ cán bộ Marketing chuyên nghiệp nếu không có bộ phận chuyên môn làm Marketing thì các cán bộ hiện nay cũng cần phải được trang bị kiến thức thông tin thị trường để họ có thể khai thác thông tin thị trường mặt khác cần bố trí họ có thời gian làm về Marketing thị trường, công ty cần có chi phí thiết bị cho các hoạt động Marketing. Đặc biệt chi phí Marketing công ty chưa chi phí là bao nhiêu.
1.2. Trong chiến lược kinh doanh của công ty chưa phản ánh được một chiến lược kinh doanh đúng với tiêu chuẩn của nó:
công ty chỉ xác định công ty tồn tại trên thị trường để làm nhiệm vụ môi giới và mua bán thiết bị máy móc, nói chung. Cần phải chỉ rõ công ty kinh doanh mặt hàng nào? Khách hàng là ai nhiệm vụ của công ty là gì? sản phẩm nào là có giá trị cho các thị trường mục tiêu chỉ có thể chỉ rõ trong cương lĩnh kinh doanh của công ty mới làm được mục tiêu kinh doanh và các giải pháp thực hiện các mục tiêu này có hiệu quả chính vì chưa làm rõ chiến lược kinh doanh nên chính sách con người và lao động công ty không bố trí đầy đủ và kinh doanh chậm phát triển.
1.3. Hoạt động định vị thị trường của công ty còn quá ít.
Ta biết rằng định vị thị trường tho philípkuler nó là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng để đi vào nhận thức của khách hàng hay là điều mà công ty muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với sản phẩm của công ty bán trên thị trường. Phương tiện thường được sử dụng để định vị sản phẩm trên thị trường là hoạt động quảng cáo và quan hệ công luận (PR). Thực tế chúng tôi thấy công ty thực hiện quá ít hoạt động này trong kinh doanh.
Nói tóm lại hạn chế của công ty thời gian qua là cả 3 hoạt động Marketing mục tiêu của công ty đều thể hiện rất yếu. Đây chính à nguyên nhân của hiệu quả kinh doanh chưa như mong muốn.
1.4. Sản phẩm của công ty kinh doanh chưa đa dạng, chủ yếu là máy cũ, điều này cũng là hạn chế lớn cần khắc phục.
Một là, trong những năm qua kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty tăng lên hàng năm. Tuy nhiên quy mô nhập khẩu của Công ty chưa lớn, chưa tương xứng với thế mạnh của Công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Hai là, thị trường nhập khẩu của Công ty mới chỉ dừng lại ở một số thị trường truyền thống có quan hệ đối tác lâu dài như Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, chưa tận dụng khai thác được nhiều thị trường mới. Do Công ty chưa đầu tư nhiều cho công tác xúc tiến nghiên cứu thị trường nước ngoài, tìm kiếm đối tác mới.
Ba là, chủng loại sản phẩm nhập khẩu của Công ty còn hạn chế, chưa đa dạng chủng loại, chủ yếu là nhập khẩu máy cũ. Công ty mới mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu được mấy năm, hơn nữa Công ty chưa mở rộng đa dạng khách hàng tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu trong nước.
2.Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Một là, do Công ty bước đầu phải tổ chức lại mạng lưới kinh doanh, bố trí nhân sự, sắp xếp lại lao động. Tuy đã có sự chuẩn bị trước, chủ động triển khai nhưng cũng gặp những khó khăn và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty và ở các đơn vị trực thuộc, công ty chưa tiếp cận được tư duy kinh doanh hiện đại kịp thời.
Hai là, nguồn vốn kinh doanh của Công ty còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép với quy mô lớn.
Mặt khác do Công ty phân bổ nguồn lực kinh doanh nhiều mặt hàng nhập khẩu khác cũng như đầu tư kinh doanh nội địa cho nên nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép còn hạn chế.
Ba là, do Công ty chưa chú trọng đến công tác tìm hiểu, nghiên cứu phát triển thị trường nước ngoài, nhằm phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Công tác xúc tiến thương mại chưa được chú trọng nhiều. Hơn nữa do Công ty mới được thành lập nên chưa có nhiều mối quan hệ cũng như kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Mới chỉ tận dụng được các mối quan hệ từ trước.
Nguyên nhân khách quan
Một là, tình hình thế giới và trong nước biến động thất thường đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả các mặt mà Công ty đang kinh doanh. Hai là, chính sách thuế của Nhà nước thay đổi nhiều dẫn đến việc kinh doanh hàng hóa của Công ty gặp nhiều khó khăn, rủi ro, mạo hiểm.
Ba là, các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính lớn, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong nước và quốc tế , có uy tín trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu .
Bốn là, giá cả máy móc nhập khẩu trong thời gian qua liên tục biến động không ổn định, giá tăng liên tục. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
KẾT LUẬN
Với xu hướng như hiện nay, khi Việt nam gia nhập WTO, Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nắm bắt được cơ hội này, Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ đa ngành đã thành lập đã đi theo đúng hướng nhu cầu cần có của thị trường Việt Nam hiện nay.
7 năm xây dựng và trưởng thành - đây là khoảng thời gian không phải là dài đối với một doanh nghiệp. Với sự nỗ lực làm việc của ban Giám đốc và đội ngũ nhân viên, Công ty cũng đã gây dựng được uy tín trên thị trường máy Công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều thách thức đặt ra với Công ty, đòi hỏi cần phải có sự phát triển hơn nữa, đi đúng hướng và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hi vọng trong tương lai không xa, Công ty sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp phần nào sự phát triển chung của đất nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5677.doc