Cho tới nay sau hơn một năm đi vào hoạt động chúng ta đã có khoảng 40 năm với bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động liên quan tới chứng khoán và thị trường chứng khoán, nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, qua đánh giá tổng kết hoạt động của thị trường chứng khoán, các nhà kinh tế cho rằng Uỷ ban chứng khoán nhànước cần phải phối hợp với một số bộ, ngành để có những kiến nghị lên chính phủ và có các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc sau.
Ngày 10 tháng 6 năm 1999 chính phủ ban hành quyết định 139/TTG cho phép các tổ chức cá nhân nước ngoài được phép tham gia vào thị trường chướng khoán Việt Nam. Như vậy các Công ty chứng khoán nước ngoài được phép them gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam dưới hình thức Công ty chứng khoán liên doanh, với tỷ lệ góp vốn không qúa 30% vốn điều lệ. Đối với các tổ chức cá nhân thì được nắm giữ tối đa 20% cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành trong đó tổ chức được nắm giữ tối đa là 7%, cá nhân được nắm giữ tối đa là 3%. Nhưng nghị quyết 145/TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 6 năm 1999 lại quy định các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua tối đa 30% cổ phiếu của các tổ chức phát hành với việc quy định tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu khác nhau như thế thì đã gây ra nhiều khó khăn trong việc triển khai hướng dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua bán nắm giữ chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù NĐ 48 /CP của Chính phủ cho phép các Công ty chứng khoán nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng trên thực tế, hiên nay chưa có một lần Công ty chứng khoán liên doanh nào hoạt động ở Việt Nam. Câu hỏi đặt ra, phải chăng là chúng ta chưa sẵc sàng mở cửa cho phía đối tác nước ngoài hay sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đủ lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra các điều kiện tham gia kinh doanh chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài khi họ thực hiện dịch vụ tại Việt Nam, cần phải được tiêu chuẩn hoá theo tiêu chuẩn thông lệ quốc tế, chứ không nên cứng nhắc như quy định hiện nay
11 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán là bước phát triển tất yếu của mỗi nền kinh tế của mỗi quốc gia. Và nó là cầu nối giữa một bên là các nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi với bên kia là các doanh nghiệp cần vốn kinh doanh trong bài tiểu luận này, với sự hiểu biết của mình tôi muốn vận dụng lý luận về tư bản cho vay từ đó để trình bầy lợi ích của việc phát triển thị trường chứng khoán. Và có một số nhận xét về sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Qua đó rút ra một số giải pháp và kiến nghị. Vì thị trường chứng khoán đối với chúng ta còn là vấn đề rất mới mẻ nên bài tiểu luận không khỏi có những sơ xuất. Rất mong được các bạn đọc, thầy cô góp ý chân thành.
Chương I
Vài nét chung của tư bản cho vay
1. Khái niệm
Tư bản cho vay là một bộ phận của tuần hoàn tư bản công nghiệp dưới hình thức tư bản tiền tệ. Tách ra tức là người có tiền đưa cho một nhà tư bản khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời nào đó
2. Sự vận động
Sự vận động của tư bản cho vay hoàn toàn dựa vào sự vận động của tư bản công nghiệp. Tư bản đã cho vay được đem dùng vào sản xuất với mục đích thu giá trị thặng dư. Đồng thời nó còn trực tiếp biểu hiện quan hệ giữa hai tập đoàn tư bản. Một bên là các nhà tư bản có tiền bạc một bên là các nhà tư ban trực tiếp kinh doanh. Tư bản cho vay sinh ra thu nhập dưới hình thức lợi tức, đó là một thuộc tính tự nhiên của tiền tệ
ChươngII: Giới thiệu chung về thị trường chứng khoán
1. Khái niệm về thị trường chứng khoán
1.1. Khái niệm
Thị trường chứng khoán là nơi các chứng khoán được phát hành và trao đổi. Nó còn là một bộ phận của thị trường vốn do đặc tính của thị trường chứng khoán trong việc huy động vốn trung và dài hạn
1.2. Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp I (Primary market)
Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán các tổ chức các công ty hoặc là chính phủ muốn huy động vốn phải phát hành chứng khoán ra thị trường sơ cấp, việc phát hành có thể bán qua sở giao dịch chứng khoán hoặc cũng có thể bán riêng.
1.3. Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp II (Secondary market)
Thị trường thứ cấp là thị trường thay đổi quyền sở hữu chứng khoán cho những cổ phiếu hoặc trái phiếu đã phát hành và lưu thông trên thị trường. Nó không ảnh hưởng đến các nguồn vốn của các tổ chức đã phát hành ra tổ chức chứng khoán đó. Nhưng nó tạo nên một yếu tố quan trọng cơ bản của việc mua bán chứng khoán: tính thanh quản (Liquidity).
1.4. Sở giao dịch chứng khoán ( thị trường chứng khoán tập trung).
Sở giao dịch chứng khoán là địa điểm hoạt động chính thức của thị trường chứng khoán có tổ chức, là nơi gặp gỡ các nhà môi giới chứng khoán để thương lượng ,đấugiá và mua bán chứng khoán nó cũng là nơi cơ quan phục vụ cho mọi hoạt động liên quan tới chứng khoán
1.5. Thị trường chứng khoán tập trung – Thị trường OTC (Over – The – Counter market). Là thị trường mà các công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch qua hệ thống điện thoại và mạng vi tính, tất cả các loại chứng khoán được phép phát hành đều có thể giao dịch trên thị trường này. Chính vì thế hàng hoá trên thị trường này thường rất lớn. Và đây là một trong những nơi tập trung vốn chủ yếu
2. Khái niệm về chứng khoán
2.1. Chứng khoán là chứng từ dươi dạng giấy tờ hay là được ghi trên hệ thống điện tử xác nhận các quyền hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành.
2.2. Phân loại chứng khoán.
Căn cứ vào nội dung kinh tế chứng khoán có hai loại chứng khoán: chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.
Chứng khoán nợ: (Trái phiếu – trái khoán) là giấy tờ nợ do nhà nước hoặc các doanh nghiệp đang hoạt động phát hành để huy động vốn trên thị trường
Chứng khoán vốn: (cổ phiếu) là giấy chứng nhận cho các cổ đông để chứng nhận số cổ phần mà cổ đông đó góp vốn kinh doanh vào một công ty cổ phần. Nó đem lại cho cổ đông một lợi nhuận dưới hình thức cổ phiếu và được quyền tham gia quản lý công ty
Chương III: Những lợi ích của thị trường chứng khoán
1. Thị trường chứng khoán – phương tiện huy động vốn
Thị trường chứng khoán cho phép huy động các nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn, trong và ngoài nước để phục vụ nền kinh tế phát triển. Sự tồn tại của thị trường chứng khoán là yếu tố quyết định thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán giúp các công ty huy động vốn với chi phí thấp nhất. Nguồn vốn huy động được đảm bảo và được sử dụng lâu dài, càng làm ăn càng hiệu quả, cổ phiếu càng có giá trị do thu được lợi tức cao. Các doanh nghiệp không phải lo lắng về thời gian hoàn trả như đi vay ngân hàng và cũng không phải bận tâm về giá trị cổ phiếu lên xuống. Huy động vốn trên thị trường chứng khoán an toàn và thuận tiện nhất cho các nhà đầu tư. Bởi tính lỏng của thị trường chứng khoán rất cao, khả năng chuyển hoá, thanh toán dễ dàng. Nó thể hiện thông qua chức năng của thị trường thứ cấp. Vì vậy thông qua thị trường chứng khoán có thể huy động hầu hết các nguồn vốn nhàn dỗi từ nhỏ đến lớn trong nền kinh tế để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần mở rộng nền sản xuất xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định đời sống dân cư.
Chính phủ trung ương (TW) hoặc chính quyền địa phương cũng có thể huy động bằng cách phát hành các loại chứng khoán như công khố phiếu hay tín phiếu kho bạc. Đây là một công cụ phổ biến để huy động nguồn vốn cần thiết cho chi tiêu và đầu tư của chính phủ. Ngoài ra, thị trường chứng khoán còn là một công cụ giúp chính phủ thực hiện các chính sách ở tầm vĩ mô. Bằng nghiệp vụ mua bán trái phiếu của mình, chính phủ có thể kiểm soát được cung tiền, từ đó quản lý lạm phát một cách dễ dàng hơn.
2.Thị trường chứng khoán là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài.
Thị trường chứng khoán là công cụ cho phép vừa thu hút, vừa kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài một cách tốt nhất, vì nó hoạt động theo nguyên tắc công khai – mọi đối tượng tham gia vào thị trường chứng khoán phải công khai hoá và cập nhật hoá toàn bộ thông tin liên quan tới giá trị chứng khoán và công khai khả năng tài chính trong các giao dịch mua bán chứng khoán.
Trong mỗi chứng khoán theo luật định sẽ có phần được bán cho người nươc ngoài. Đó là sự khống chế và kiểm soát công ty có vốn đầu tư nước ngoài với sự khống chế ở các mức tương tự cho từng ngành kinh tế, quyền kiểm soát công ty có vốn đầu tư nước ngoài luôn thuộc về ta. Đó là ưu điểm cơ bản của phương thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán.
3. Thị trường chứng khoán lưu động hoá các nguồn vốn trong nước.
Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn đầu tư hết sức phong phú. Trên thị trường có nhiều loại chứng khoán khác nhau với những đội rủi ro và khả năng lợi nhuận tương ứng khác nhau. Từ đó, các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình với sự đầu tư phù hợp với khả năng cũng như sở thích của họ và đánh giá của họ.
Một khi việc đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi đối với các tầng lớp dân chúng, thì qua thị trường chứng khoán các món tiền tiết kiệm lớn nhỏ đều sắn nàng từ bỏ sự bất động hoá, chấp nhận vào quá trình đầu tư.
4. Thị trường chứng khoán là điều kiện tiền đề cho quá trình cổ phần hoá.
Cổ phần hoá là quá trình chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán. Với những nguyên tắc hoạt động: trung gian đấu giá và công khai, thị trường chứng khoán sẽ là cơ sở là tiền đề vật chất cho quá trình cổ phần hoá đi đúng chật tự của pháp luật. Chỉ có thông qua thị trường chứng khoán thì Nhà nước mới có thực hiện được cổ phần hoá đối với bất cứ doanh nghiệp nào.
5. Thị trường chứng khoán kích thích các doang nghiệp cải tiến quản lý cải tiến quản lý doang nghiệp làm ăn đoàng hoàng hơn.
Thông qua hệ thống chỉ số chứng khoán, các nhà đầu tư có thể đánh giá một cách tổng hợp và chính xác giá trị của từng doanh nghiệp và thực trạng của nền kinh tế. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế.
Sự cạnh tranh về giá trền thị trường chứng khoán có thể coi là hoàn hảo. Thông qua sự cạnh tranh đó các doanh nghiệp luôn luôn phải cố gắng hoàn thiện mình: cải tiến quy trình sản xuất kinh doanh, cải tiến cơ chế quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường áp dụng công nghệ mới..... Để tranh thủ sự tin tưởng tín nhiệm của các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư thường chỉ mua chứng khoán của những công ty lớn lành mạnh về tài chính có lợi nhuận cao.... với sự tự do lựa chọn của từng người đầu tư, với sức ép thường xuyên của thị trường, đòi hỏi những nhà quản lý công ty phải tình toán, làm ăn đoàng hoàng và có hiệu quả hơn.
Chương IV: Những nhận xét về thị trường chứng khoán ở Việt Nam
1. Thực trạng về thị trường chứng khoán việt nam
1.1. Chủng loại hàng hoá trên thị trường chính thức còn ít.
Cho tới nay thị trường chứng khoán việt nam đã đi vào hoạt động đựơc hơn một năm, Nhưng chỉ vẻn vẹn có 7 cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán cho đến hết tháng 10 năm 2001. Đó là những cổ phiếu của công ty cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (ASM), công ty cổ phần giấy Hải phòng (HAP), Công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương (TMS), công ty cổ phần đồ hộp Hạ long (CAN) Khách sạn sài gòn (SGH) và cổ phiếu của (LAF).
Cho đến ngày 18 tháng 11 năm 2001 mới có thêm cổ phiếu của công ty nhựa Đà nẵng (ĐPC) được đưa ra giao dịch trên thị trườn chính thức cũng trong tháng 11/2001. Công ty cổ phầm bánh kẹo Biên hoà (Bibica) đã được cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu trong năm nay các cổ phiếu có khả năng niêm yết như Công ty cổ phần thuỷ sản An Giang, (Agifisl) Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco ), Công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu (Sivimex) và công ty cổ phần bê tông 620 Châu thới (CCC620).... Không những hàng hoá giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã ít về chủng lạo mà còn ít cả số lượng. Tình trạng này đã gây mất cân đối cung cầu một cách nghiêm trọng và không ít người hoài nghi về sự thành công của thị trường chứng khoán Việt nam.
1.2. Tình hình trái phiếu
Tình hình giao dịch trái phiếu còn có phần ảm đạm hơn. mặc dù trong thời gian qua chính phủ đã rất cố gắng tạo nguồn hàng cho trị trường chứng khoán với phương châm trong giai đoạn đầu chủ yếu là giao dịch trái phiếu chính phủ tạo đà cho sự vận hành thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn đang rất mới mẻ. Nhưng trong tháng 10/ 2001 hầu hết các loại trái phiếu chính phủ đều tiếp tục đóng băng, ngoại trừ CP1- CO101 với giá trị giao dịch đạt hơn 120 triệu đồng và một giao dịch thoả thuận với giá trị hơn 4 tỷ đồng cho loại CP1- 030. Hai loại trái phiếu ngân hàng đầu tư và phát triển cũng được giao dịch với khối lượng khiêm tốn đạt 1040 trái phiếu với trái phiếu đợt 1 và 1704 trái phiếu đợt 2 trong tháng 11năm 2001 có sự giao dịch của trái phiếu B1 D1 – 100 nhưng số lượng rất ít 200 trái phiếu với mức giá không thay đổi 97.700 đồng/ trái phiếu. Bắt đầu từ phiên giao dịch 07 tháng 11năm 2001 trái phiếu chính phủ đợt 9 chính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán ngày 16 tháng 11 năm 2001 đấu thầu trái phiếu chính phủ đợt 10 đã diễn ra và ngày 27 tháng 11 năm 2001 thị trường chứng khoán đã tiếp tục tiến hành đấu thầu trái phiếu chính phủ đợt 11 năm 2001 như vậy mặc dù hiện đã có khá nhiều loại trái phiếu chính phủ được niêm yết trên thị trường chứng khoán thế nhưng tình hình giao dịch trái phiếu chính phủ vẫn chỉ “giậm chân tại chỗ” vậy những yếu tố nào làm cho trái phiếu chính phủ “giậm chân tại chỗ” như vậy.
Trong tâm lý người đầu tư họ cho rằng trái phiếu mang lại lợi tức thấp hơn so với khoản lợi tức mà cổ phiếu mang lại. Như vậy họ đã không tính đến mức lợi nhuận càng cao thì độ rủi ro càng lớn. Với lại lãi suất trái phiếu chính phủ chưa được hấp dẫn cho lắm. Ví dụ lãi suất trái phiếu CP – 100 là 6,5% trái phiếu CP – 0200 là 6,6% và lãi suất của trái phiếu đấu thầu đợt 11 là 7,35% một năm mà trong khi đó cổ phiếu ở mức chi trả cổ tức của công ty được niêm yết là khá cao, ít nhất là vào khoảng 10%. Một yếu tố nữa làm cho trái phiếu chính phủ giậm chân tại chỗ mà mức phí giao dịch trái phiếu mà uỷ ban chứng khoán Nhà nước quy định là 0,5% trên tổng giá trị giao dịch được đánh giá là khá cao.
1.3. Tình hình cổ phiếu.
Diến biến giao dịch chứng khoán gần như tái hiện lại những tháng đầu tiên khi thị trường mới đi vào hoạt động. Các chứng khoán đều được giao dịch với khối lượng nhỏ.Chỉ số Việt Nam – Index đã liên tục giảm sút trong tháng 8 và tháng 9. Đã đột nhiên đảo chiều và tăng trở lại kể từ khi áp dụng biên độ mới. Trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10 chỉ số Việt Nam – Index đạt 260,29. Với biện pháp thay đổi biên độ giảm xuống còn ± 2%, giá giao dịch bắt đầu tăng trở lại xấp xỉ 2% sau mỗi phiên giao dịch đối với hầu hết các loại cổ phiếu, dẫn tới giá cổ phiếu tăng bình quân trong tháng 10 như sau: 0,35 % đối với REE, 0,38% đối với SAM, 1,19% đối với HAP; 0,59% đối với TMS, 1,24% đối với LAF và 0,29% đối với SGH.
Cũng trong tháng 10, cổ phiếu lần đầu tiên được giao dịch theo phương thoả thuận (giao dịch lỗ hơn) tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Các chứng khoán cầm cố cũng đã ngừng bán.Chu kỳ thanh toán được rút ngắn từ T + 4 xuống còn T + 3. Đồng thời các chứng khoán chưa niêm yết sẽ được lưu ký tập trung tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù, giá cổ phiếu tăng liên tục, nhưng khối lượng giao dịch lại giảm ghê gớm. Trong phiên giao dịch ngày 9 tháng 11 năm 2001 vẫn tiếp tục trì trệ, các cổ phiếu trên sân được giao dịch rất ít do các cổ đông không chịu bán ra, để chở cơ hội giá lên cao hơn. Lượng cổ phiếu được mua bán trên thị trường phần lớn chỉ thay đổi xung quanh hai cổ phiếu REE và SAM, còn số lượng giao dịch của các cổ phiếu còn lại không đáng kể và giá của tất cả 7 cổ phiếu vẫn tăng trầm.
Cũng trong tháng 11 cổ phiếu niêm yết đầu tiên không bị ràng buộc bởi biên độ dao động giá trong phiên dịch đầu vào ngày18 tháng 11 năm 2001. Đó là cổ phiếu của công ty Nhựa Đà Nẵng, sau phiên giao dịch ngày 18 tháng 11 năm 2001 giá khớp lệnh của phiếu (DPC) được xác định ở mức 35.000 đồng cổ phiếu và khối lượng khớp lệnh là 18.000 cổ phiếu cán cân cung cầu của DPC trong phiên dịch có nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về những biến động bất thường có thể xảy ra đối với cổ phiếu thị trường cho thấy, việc bỏ biên độ giá thành là giải pháp cho cổ phần này về giá trị thực của nó.
Theo một số chuyên gia chứng khoán, việc không khống chế biện độ giá trong phiên giao dịch đầu tiên đã chấm dứt một tiền lệ đã diễn ra trong suốt thời gian hoạt động vừa qua của thị trường chứng khoán nước ta.
1.4. Thông tin về các hoạt động kinh doanh còn hạn chế.
Hiện nay giới đầu tư dường như chưa hài lòng về số lượng thông tin chính thức trên thị trường chứng khoán nước ta. Bởi vì các bản báo cáo về tài chính của các công ty còn rất sơ sài và không cung cấp được những thông tin cần thiết và kịp thời cho người đầu tư để phân tích đúng tình hình trươc khi mua chứng khoán. Tính minh bạch là yếu tố cần thiết của mỗi thị trường chứng khoán tức là phải có thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời về chủ trương chính sách và những thông tin của thị trường liên quan đến các loại chứng khoán giao dịch.
1.5. Những biện pháp quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán.
Với mục tiêu đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động theo đúng nguyên tắc an toàn, công khai, công bằng, hiệu quả và bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Hiện nay, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã sử dụng hai biện pháp: biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế.
Biện pháp quản lý hành chính đầu tiên được áp dụng ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam các nhà đầu tư đã gặp phải bất ngờ khi trung tâm giao dịch chứng khoán chủ động ấn định mức giá của REE và SAM, thay vì để thị trường tự xác định như chủ trương đã được đưa ra trước đó. Biện pháp tình thế này, xét về mặt quản lý, nhằm mục đích định hướng thị trường, đồng thời giúp nhà đầu tư có giá để tham chiếu và đưa ra quyết định hợp lý. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế lại cho rằng việc định giá trần của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước là mang tính chất chủ quan, do đó không đúng giá trị của Công ty niêm yết. Thật vậy việc bỏ biên độ giao động giá: thị trường tìm về giá trị thực một trường hợp cụ thể. Ngày 18 tháng 11 năm 2001 trung tâm giao dịch Chứng khoán đã quyết định thả nổi giá nhằm tạo cho cổ phiếu DPC có giao dịch đầu tiên vì lý do Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng không có cổ phiếu ngân quỹ và cũng để tránh tình trạng cổ phiếu mới được niêm yết lại giao dịch nhỏ giọt trong thời gian đầu.Sau phiên dịch này, giá khớp lệnh của cổ phần và khối lượng khớp lệnh là 15.000 cổ phiếu cán cân cung – cầu của DPC trong phiên giao dịch này cũng khá cân bằng.Với kết quả như vậy, có thể nói, việc đưa cổ phần DPC lên sàn đã thành công trong phiên giao dịch đầu tiên.
Biện pháp hành chính được trung tâm giao dịch chứng khoán quyết định áp dụng trong phiên giao dịch thứ 2 về biên độ giá là + / - 2 Thay vì +/ -5 như đã ghi như đã ghi trong các văn bản hướng dẫn, sau một thời gian hoạt động thì biên độ giao động đã thay đổi và tăng đến +/ - 7% đã làm cho giá của các cổ phiếu giảm liên tục. Đứng trước tình hình đó, trung tâm giao dịch chứng khoán đã lại áp dụng biên độ giao động giá 2% giá cổ phiếu đang tụt dốc thảm hại bỗng chốc đổi chiều. Giá cổ phiếu tăng liên tục với mức kịch trần sau mỗi phiên giao dịch.
Việc uỷ ban chứng khoán Nhà nước ra những quyết định trên là nhằm ngăn chặn nguy cơ lũng đoạn thị trường (nếu có) của một số cá nhân tổ chức.
Chương V: Một số giải pháp và kiến nghị
1. Hệ thống pháp lý
Cho tới nay sau hơn một năm đi vào hoạt động chúng ta đã có khoảng 40 năm với bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động liên quan tới chứng khoán và thị trường chứng khoán, nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, qua đánh giá tổng kết hoạt động của thị trường chứng khoán, các nhà kinh tế cho rằng Uỷ ban chứng khoán nhànước cần phải phối hợp với một số bộ, ngành để có những kiến nghị lên chính phủ và có các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc sau.
Ngày 10 tháng 6 năm 1999 chính phủ ban hành quyết định 139/TTG cho phép các tổ chức cá nhân nước ngoài được phép tham gia vào thị trường chướng khoán Việt Nam. Như vậy các Công ty chứng khoán nước ngoài được phép them gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam dưới hình thức Công ty chứng khoán liên doanh, với tỷ lệ góp vốn không qúa 30% vốn điều lệ. Đối với các tổ chức cá nhân thì được nắm giữ tối đa 20% cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành trong đó tổ chức được nắm giữ tối đa là 7%, cá nhân được nắm giữ tối đa là 3%. Nhưng nghị quyết 145/TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 6 năm 1999 lại quy định các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua tối đa 30% cổ phiếu của các tổ chức phát hành với việc quy định tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu khác nhau như thế thì đã gây ra nhiều khó khăn trong việc triển khai hướng dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua bán nắm giữ chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù NĐ 48 /CP của Chính phủ cho phép các Công ty chứng khoán nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng trên thực tế, hiên nay chưa có một lần Công ty chứng khoán liên doanh nào hoạt động ở Việt Nam. Câu hỏi đặt ra, phải chăng là chúng ta chưa sẵc sàng mở cửa cho phía đối tác nước ngoài hay sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đủ lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra các điều kiện tham gia kinh doanh chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài khi họ thực hiện dịch vụ tại Việt Nam, cần phải được tiêu chuẩn hoá theo tiêu chuẩn thông lệ quốc tế, chứ không nên cứng nhắc như quy định hiện nay
Mặc dù chính phủ đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài than gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng đến nay chưa có văn bản nào quy định các nguồn vốn nước ngoài được đưa vào Việt Nam để kinh doanh chứng khoán. Việc chuyển hoá từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam và ngược lại, không được quy định cụ thể. Vì vậy trong quá trình triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển tiền hay rửa tiền thông qua thị trường chứng khoán.
Các quy định về việc công ty cổ phần phải mua lại cổ phiếu theo yều cầu của cổ đông mua lại cổ phiếu theo quyết định của Hội đồng quản trị dựa trên tỷ lệ nắm giữ của cổ đông và công ty chỉ được quyền thanh toán cho cổ đông nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ khác. Quy định gây khó khăn cho việc hướng dẫn mua được cổ phiếu của Công ty niêm yết khi tổ chức phát hành tham gia niêm yết chứng khoán tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
Hiện nay, nghị định 38/ NA – CP của Chính phủ cho phép nhà đầu tư được thực hiện giao dịch thâu tóm doanh nghiệp lại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thê việc thực hiện các giao dịch này.
Tuy đã có những văn bản pháp quy, nhưng cũng phải cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn của tình hình thị trường, nhằm tăng tính hiệu lực pháp lý cả các văn bản quy phạm pháp luật. Theo các nhà kinh tế Việt Nam, thị trường chứng khoán nước ta cần phải xây dựng thành luật chứng khoán.
2. Giải pháp về đào tạo.
Vấn đề này có ý nghĩa tương đối quan trọng một nền kinh tế phát triển không thể không có thị trường chứng khoán nếu không có độ ngũ cán bộ có kiến thức và đạo đức hoạt động trên thị trường tổ chức đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu cho từng đối tượng cán bộ, đã học phải có thực hành để cọ sát và rút kinh nghiệm, kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo thực hành ở nước ngoài.. Bên cạnh đó tạo chuyên sâu, tiến hành đào tạo qua các phương tiện truyền thông tới đại chúng quá các chương trình của học sinh sinh viên tại các trường phổ thông và Đại học.
3. Giải pháp tăng cung chứng khoán
Phải khuyến khích và tạo mọi điều kiện cần thiết cho việc thành lập các Công ty cổ phần. Đặc biệt trong khu vực Nhà nước đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp, giảm bớt tiến tới xoá bỏ hẳn các hình thức phụ thuộc nguồn tín dụng ưu đãi của nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh. Mặt khác, cần có giải pháp sử lý nợ tồn đọng trong các doanh nghiệp Nhà nước một cách hợp lý nhằm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp , hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn.
Tạo chích sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp có phát hành chứng khoán rộng rãi cho công chúng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm lợi nhuận trả cổ tức hấp dẫn cho người đầu tư trong thời kỳ đầu mới hoạt động tăng thời gian giảm thuế lợi tức đối với doanh nghiệp cổ phần, cho phép doanh nghiệp được khấu hao nhanh để có vốn đầu tư mở rộng sản xuất.
4. Giải pháp tạo cầu cho chứn g khoán.
Cần có chính sách thuế công bằng đối với tiền gửi Ngân hàng và đầu tư chứng khoán. Không nên áp đặt ngay một mức thuế đánh vào thu nhập từ mua bán chứng khoán, miễn giảm đối với các cổ đông mua cổ phiếu không nhằm mục đích kinh doanh.
5. Giải pháp công tác quản lý Nhà nước.
Khi tiềm lực kinh tế mạnh thì cần phải điều chỉnh biên độ giao động 2% tăng đến 5% có thể đến 10% có như vậy mới tạo được tính sinh động cho thị trường chứng khoán, tạo ra sự hấp dẫn của thị trường và thu hút nhiều người tham gia.
Thực hiện tốt các quy định về việc công khai thông tin của các công ty bán Chứng khoán ra công khai. Sử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm về thông tin không chính xác, phao tin đồn thất thiệt, mua bán nội gián, đầu cơ chứng khoán lũng đoạn thị trường làm thiệt hại cho các nhà đầu tư và nghiêm trọng hơn gây mất lòng tin của công chúng vào thị trường chứng khoán.
Kết luận
Mục tiêu lớn nhất và cuối cùng của việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại các quốc gia là phục vụ cho chiến lực kinh tế một cách hữu hiệu nhất. Thông qua thị trường chứng khoán các luồng vốn trong và ngoài nước được tập trung sử dụng cho dự án đầu tư nhu cầu mở rộng sản xuất phát triển kinh tế ... nhưng thị trường chứng khoán cũng đồng thời có mặt trái của nó, có tác động như con dao hai lưỡi, cũng nảy sinh vấn đề tiêu cực, những tác động nguy hiểm lôi kéo phá huỷ nền kinh tế, khi nó không được vận hành theo đúng nguyên tắc của thị trường.
Thực tế, tại các quốc gia thị trường chứng khoán đã trải qua những cơn khủng hoảng nhiều ngày “đen tối” có tác động sấu đến nền kinh tế nhưng vì quốc gia nào thấy được mặt trái của nó, khắc phục nó bằng những chính sách kịp thời, và đúng đắn thị trường chứng khoán sẽ lại hồi sinh và phát triển không ngừng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0906.doc