LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP
ĐỒNG KINH TẾ 2
I. Khái niệm của hợp đồng kinh tế 3
II. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế 4
PHẦN II: NỘI DUNG 5
I. Nội dung của Hợp đồng kinh tế 5
II. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế 5
1. Điều khoản thường lệ 5
2. Điều khoản tuỳ nghi 5
3. Đặc điểm hợp đồng kinh tế 6
III. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế 7
KẾT LUẬN 16
1. Đánh giá vai trò của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế 16
2. Ý kiến của bản thân 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
19 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự ra đời và phát triển của hợp đồng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế còn tồn tại nhiều thành phần, phát triển bình đẳng theo định hướng XHCN. Trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải dựa vào vào các quan hệ hợp đồng kinh tế. Nói cách khác, hợp đồng kinh tế là quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ hợp pháp tất yếu, tất cả các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì các quan hệ kinh tế thay đổi theo. Vì vậy chế độ hợp đồng kinh tế của nhà nước ta luôn luôn đặt trước những yêu cầu thay đổi và đã thay đổi phù hợp với mỗi bước phát triển của các quan hệ kinh tế.Trong thời kỳ đầu xây dựng CNXH ở Miền Bắc, nền kinh tế nước ta còn bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định 735/TTg ngày 10/4/1957 kèm theo bản Nghị định này là bản Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh.
Đến năm 1960 ở Miền Bắc chúng ta hoàn thành cơ bản công cuộc cải tạo XHCN bước vào giai đoạn xây dựng CNXH mở đầu bằng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1960- 1965 các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi về cơ cấu chủ thể và về tính chất. Vì vậy điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế được nhà nước ban hành kèm theo nghị định 04/ TTg ngày 4/1/1960, đồng thời nhà nước quyết định thành lập Hội đồng trọng tài kinh tế để thực hiện chức năng quản lý công tác hợp đồng kinh tế và giải quyết các hợp đồng kinh tế ( Nghị định 20/ TTg ngày 14/1/1960) Trước yêu cầu của việc cải tiến quản lý kinh tế ngày 10/3/1975 Nhà nước ta ban hành bản điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế( ban hành kèm theo Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 của Hội đồng Chính phủ).
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế mang một nội dung mới. Bản điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 không còn phù hợp nữa. Vì vậy Nhà nước ta ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, nó đã thể chế hoá được những tư tưởng lớn về đổi mới quản lý kinh tế của Đảng, trả lại giá trị đích thực của hợp đồng kinh tế với tư cách là sự thống nhất ý chí của các bên. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản pháp lý cụ thể hoá pháp lệnh đã tạo thành một hệ thống các quy phạm làm cơ sơ pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế trong cơ chế kinh tế mới hiện nay .
I. Khái niệm hợp đồng kinh tế:
Theo điều1 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989: " Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình ".
II. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế
1. Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh
2. Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận.
3. Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.
4. Giá cả , phương thức thanh toán
5. Bảo hành
6. Điều kiện nghiệm thu, giao nhận
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế
8. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế
9. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế
10. Các thoả thuận khác
Với tính chất là 1 loại quan hệ kinh tế trong kinh doanh hợp đồng kinh tế có vai trò rất quan trong đối với các chủ thể kinh doanh. Hợp đồng kinh tế là cơ sở xây dựng, thực hiện kế hoạch của mỗi đơn vị kinh tế và là cầu nối giữa kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị với thị trường. Thông qua việc ký kết các hợp đồng kinh tế, các chủ thể kinh doanh xác lập được căn cứ để xây dựng kế hoạch của mình. Kế hoạch của đơn vị chỉ trở thành hiện thực khi nó được đảm bảo bằng các cam kết trong hợp đồng.
Phần II . NÔI DUNG
I. Nội dung của Hợp đồng kinh tế:
Nội dung của Hợp đồng kinh tế là toàn bộ những điều khoản mà các bên đã thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên với nhau. Về phương diện khoa học pháp lý, căn cứ vào tính chất, vai trò của các điều khoản, nội dung của Hợp đồng kinh tế được chia thành 3 loại điều khoản như sau:
II. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế
Là những điều khoản cơ bản , quan trọng nhất của một hợp đồng. Khi xác lập hợp đồng, các bên phải thoả thuận và ghi các điều khoản chủ yếu vào văn bản hợp đồng, nếu không ghi vào hợp đồng thì hợp đồng không có giá trị.
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán, những điều khoản chủ yếu là: đối tượng, số lượng , chất lượng , giá cả, thời gian.
1. Điều khoản thường lệ
Là những điều khoản đã được pháp luật ghi nhận, nếu các bên không ký vào văn bản hợp đồng thì coi như các bên đă mặc nhiên công nhận và có nghĩa vụ thực hiện những quy định đó.
Ví dụ: Điều khoản về bồi thường thiệt hại, về khung phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.
2. Điều khoản tuỳ nghi
Là những điều khoản do các tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của nhà nước hoặc đã có quy định nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình mà không trái pháp luật. Điều khoản này các bên cũng phải ghi vào văn bản hợp đồng.
Ví dụ: Điều khoản thưỏng vật chất, điều khoản áp dụng mức phạt cụ thể khi vi phạm các điều khoản của hợp đồng trong khung phạt mà pháp luật đã quy định.
II. Đặc điểm của hợp đồng kinh tế:
* Hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể ký kết được xác lập một cách tự nguyện , bình đẳng.
* Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Đó là nội dung thực hiện các công việc sản xuất , trao đổi hàng hoá , dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác do các chủ thể tiến hành trong một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình tái sản xuất, từ khi đầu tư vốn đến khi tiêu thụ sản phẩm hoặc hoàn thành dịch vụ nhằm sinh lời hợp pháp. Kinh doanh là chức năng , nhiệm vụ , là mục tiêu của các đơn vị kinh tế. Vì vậy, mục đích kinh doanh luôn được thể hiện hàng đầu trong các hợp đồng mà các chủ thể kinh doanh ký kết nhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
* Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, hay pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể, các tổ chức và cá nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế khi họ ký kết hợp đồng với một pháp nhân. Trên thực tế hiện nay và xu hướng nền kinh tế thị trường, chủ thể chủ yếu của hợp đồng kinh tế là các doanh nghiệp.
* Về hình thức hợp đồng kinh tế phải được ký kết bằng văn bản. Đó là bản hợp đồng hay các tài liệu giao dịch mang tính văn bản có chữ ký của các bên xác nhận noọi dung trao đổi , thoả thuận như công văn, đơn chào hàng . đơn đặt hàng…
Ký kết hợp đồng bằng văn bản là một quy định bắt buộc mà các chủ thể của hợp đồng phải tuân theo
* Hợp đồng kinh tế còn mang tính kế hoạch và phản ánh mối quan hệ giữa kế hoạch với thị trường . Hợp đồng kinh tế được ký kết dựa trên định hướng kế hoạch của nhà nước, nhằm vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của các đơn vị kinh tế.Trong đó có những hợp đồng kinh tế mà việc ký kết và thực hiện nó phải hoàn toàn tuân theo các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh của nhà nước.
III. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế:
Theo điều 12 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, nội dung của hợp đồng kinh tế bao gồm những điều khoản sau:
1. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên; họ tên người đại diện , người đứng tên đăng ký kinh doanh.
Đây là điều kiện quan trọng và cần thiết trong một hợp đồng kinh tế,
-Thời hạn hiệu lực của một hợp đồng kinh tế sẽ giúp cho hợp đồng có giá trị hơn , mặt khác thời hạn trong hợp đồng là căn cứ xác định tính hiệu lực của hợp đồng.
- Các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế phải có ngân hàng của mình đứng ra bảo đảm về khả năng tài chính , vì vậy các bên tham gia ký hợp đồng phải có tài khoản trong ngân hàng.
- Khi tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế, mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng chỉ cần cử mộy đại diện để ký vào hợp đồng kinh tế.
+ Nếu là pháp nhân thì người ký hợp đồng phải là người được bổ nhiệm hoặc được bầu vào chức vụ đứng đầu của pháp nhân và hiện đang giữ chức vụ đó.
+ Nếu là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thì người ký hợp đồng phải là người đứng tên trong giấy phép kinh doanh.
+ Trong trường hợp một bên là người làm công tác khoa học kỹ thuật , nghệ nhân thì người ký hợp đồng kinh tế phải là người trực tiếp thực hiện công việc trong hợp đồng.
+ Khi một bên là hộ kinh tế gia đình nông dân , ngư dân cá thể thì đại diện ký hợp đồng kinh tế phải là chủ hộ.
+ Khi một bên là tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thì đại diện tổ chức đó phải được uỷ nhiệm bằng văn bản, nếu là cá nhân nước ngoài ở Việt Nam thì bản thân họ phải là người ký kết các hợp đồng kinh tế.
2. Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận.
-Điều khoản về số lượng là một trong những điều khoản chủ yếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế. Thực hiện đúng về số lượng tức là giao đầy đủ số lượng, trọng lượng hàng hoá, khối lượng công việc như đã thoả thuận. Trong khi giao nhận, các bên phải tiến hành kiểm tra số lượng hoặc trọng lượng hàng hoá bằng các phương pháp cân, đo , đong , đếm chính xác và lập biên bản giao hàng.
- Trong quá trình kiểm tra khi giao nhận, nếu các bên phát hiện ra sự thiếu hụt hàng hoá thì phải tìm nguyên nhân của sự thiếu hụt để quy trách nhiệm vật chất. Sản phẩm giao không đúng số lượng, khối lượng thì bên nhận chỉ được nhận và thanh toán theo số thực nhận còn số sản phẩm thiếu thì bên giao phải giao tiếp sau đó.
3. Chất lượng, chủng loại , quy cách , tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc :
- Điều khoản về chất lượng , chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm cũng là một điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế. Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng chất lượng hàng hoá, công việc như đã thoả thuận.
- Giao hàng đúng chất lượng có nghĩa là hàng được giao phải đảm bảo khả năng sử dụng, bảo đảm đúng phẩm chất, bao bì, đóng gói, quy cách , chủng loại của sản phẩm của Nhà nước, của nghành , của đơn vị cơ sở hoặc theo sự thoả thuận của các bên. Khi giao nhận các bên phải tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm , hàng hoá, công việc. Trường hợp điều khoản này bị vi phạm, bên bị vi phạm có quyền:
+ Hoặc không nhận sản phẩm, hàng hoá, công việc không đúng chất lượng thoả thuận trong hợp đồng kinh tế, bắt phạt vi phạm hợp đồng kinh tế và đòi bồi thường thiệt hại giống như trường hợp không thực hiện hợp đồng.
+ Hoặc nhận sản phẩm, hàng hoá, công việc với điều kiện bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm về chất lượng( theo mức phạt các bên đă thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật); hoặc phải giảm giá( không áp dụng phạt vi phạm về chất lượng)
+ Hoặc yêu cầu bên vi phạm phải sửa chữa sai sót về chất lượng trước khi nhận. Nếu phải sửa chữa sai sót mà hợp đồng không thực hiện đúng thời hạn thì phải chịu phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại như trường hợp vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng.
4. Điều khoản về giá cả, thanh toán:
- Các bên có quyền thoả thuận về giá cả hàng hoá và ghi cụ thể vào hợp đồng kinh tế, thoả thuận về nguyên tắc, thủ tục để thực hiện việc thay đổi giá cả khi có sự biến động giá cả trên thị trường trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đã quy định giá, thì giá thoả thuận trong hợp đồng kinh tế phải phù hợp với sự quy định đó. Không bên nào có quyền gò ép hoặc nâng giá quá mức quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các bên có nghĩa vụ thanh toán cho nhau đúng giá cả quy định.
- Thanh toán theo hợp đồng là khâu cuối cùng kết thúc quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện theo phương thức và thời hạn thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng kinh tế. Nếu trong hợp đồng không ghi thời hạn , thì thời hạn trả tiền là 15 ngày , kể từ ngày nhận được hoá đơn, giấy đòi tiền. Việc lập hoá đơn, giấy đòi tiền phải phù hợp với việc thực hiện từng phần hay toàn bộ hợp đồng kinh tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Nghĩa vụ trả tiền được coi là hoàn thành từ khi chuyển đủ tiền trên tài khoản của bên trả tiền tại ngân hàng cho bên đòi hoặc khi bên đòi trực tiếp nhận đủ số tiền mặt theo hoá đơn.
Nghĩa vụ trả tiền cũng được coi là đã hoàn thành nếu bên trả tiền đề nghị và được bên đòi tiền chấp nhận trả bằng hiện vật hoặc tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh có giá trị tương đương với số tiền phải trả và việc trả hiện vật hoặc các tài sản đó đã được thực hiện xong.
- Trong trường hợp có sự chuyển giao nghĩa vụ trả tiền cho người thứ ba , thì nghĩa vụ trả tiền của bên phải trả chỉ được coi là hoàn thành khi người thứ ba đã trả đủ số tiền phải trả cho bên đòi tiền.
5. Điều khoản bảo hành:Nếu trong thời gian bảo hành, bên nhận hàng hoá, sản phẩm phát hiện ra hư hỏng của hàng hoá do lỗi của bên bảo hành thì bên bị vi phạm được giải quyết theo một trong các cách sau:
- Đòi giảm giá hoặc đổi lấy sản phẩm khác
- Yêu cầu bên vi phạm thoả thuận cho mình tự sửa chữa các sai sót về chất lượng. Chi phí sửa chữa do bên vi phạm trả.
- Yêu cầu bên vi phạm phải sửa chữa sai sót về chất lượng, nếu không được sửa chữa hoặc việc sửa chữa bị kéo dài dẫn đến sản phẩm hàng hoá không thể sử dụng được theo đúng mục đích của hợp đồng kinh tế đã ký kết thì bên vi phạm phải chịu phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại giống như trường hợp không thực hiện hợp đồng kinh tế.
6. Điều khoản nghiêm thu , giao nhận
- Giao nhận hàng hoá hoặc công việc đúng thời hạn là yếu tố quan trọng giúp các bên thực hiện đúng tiến độ kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Thời gian giao nhận hàng hoá có thể là thời hạn hoặc thời điểm nhất định do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
- Thời hạn giao hàng hoá hoặc công việc là thời gian nhất định mà trong khoảng thời gian đó, hàng hoá hoặc công việc phải được hoàn thành bàn giao, còn thời điểm là điểm thời gian cụ thể mà việc giao nhận được thực hiện.
- Địa điểm giao nhận hàng hoá là nơi mà tại đó bên giao hàng thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình cho bên đặt hàng. Phương thức giao nhận là cách thức mà các bên tiến hành giao nhận hàng hoá. Địa điểm và phương thức giao nhận có thể do hai bên thoả thuận phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho các bên.
- Trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau thì địa điểm và phương thức giao nhận phải theo các quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng kinh tế. Nếu trong hợp đồng kinh tế không có sự thoả thuận và không có quy định của pháp luật đối với loại hợp đồng kinh tế đó thì địa điểm giao nhận là kho chính của bên giao hàng và trên phương tiện vận chuyển của bên đặt hàng, mua hàng.
- Các bên có nghĩa vụ giao nhận hàng hoá đúng địa điểm dù địa điểm đó do hai bên thoả thuận hay do pháp luật quy định trước. Trường hợp giao hàng hoá không đúng địa điểm, bên vi phạm phải chịu những hình thức trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật.
7. Điều khoản trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế:
* Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng kinh tế
- Khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết và quan hệ hợp đồng đựơc thiết lập đúng pháp luật , các bên có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản đã cam kết. Nếu hợp đồng kinh tế bị vi phạm , các bên phải chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp do hành vi vi phạm của mình gây ra. Việc gánh chịu này phải tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế.
- Trách nhiệm tài sản được hiểu là sự gánh chịu hậu quả vật chất bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế ( ví dụ: trả tiền phạt hợp đồng, tiền bồi thường thiệt hại và các chi phí khác)
- Về mặt khách quan , trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội giữa các chủ thể của hợp đồng kinh tế phát sinh do vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế.
- Việc quy định trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng kinh tế có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng cường ý thức tôn trọng hợp đồng kinh tế, tôn trọng pháp luật, đảm bảo trật tự pháp luật trong kinh doanh , khôi phục lợi ích vật chất cho bên bị vi phạm hợp đồng , bảo vệ lợi ích kinh tế hợp pháp cho các đơn vị và cá nhân kinh doanh.
* Các hình thức trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng kinh tế: Có 2 hình thức trách nhiệm vật chất là phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại là số tiền mà các bên vi phạm phải lấy từ tài sản của mình trả cho bên bị vi phạm hợp đồng
- Phạt vi phạm hợp đồng: là một chế tài tiền tệ được áp dụng nhằmcủng cố quan hệ hợp đồng kinh tế, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật hợp đồng kinh tế nói riêng, pháp luật quản lý kinh tế nói chung, đồng thời phòng ngừa vi phạm hợp đồng kinh tế. Chế tài phạt hợp đồng là một chế tài được áp dụng phổ biến đối với tất cả mọi trường hợp có hành vi vi phạm, bất kể đó là hành vi vi phạm điều khoản nào. Việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng không cần tính đến là hành vi vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại hay chưa
Mức vi phạm hợp đồng kinh tế do các bên thoả thuận trong khung phạt đối với từng loại hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật. Khung phạt quy định chung đối với các loại hợp đồng kinh tế là từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm
Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Nghị định số 17/ HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, việc thoả thuận về mức tiền phạt trong hợp đồng kinh tế phải phù hợp với khung phạt của từng loại hợp đồng kinh tế và từng vi phạm hợp đồng kinh tế.
. Vi phạm về chất lượng : phạt từ 3%- 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm về chất lượng
. Vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng: phạt 2% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày đầu tiên, phạt thêm từ 0,5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày đầu tiên. Nếu hoàn toàn không thực hiện hợp đồng đã ký thì bị phạt đến mức 12% giá trị hợp đồng.
. Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm, hàng hoá, công việc đã hoàn thành theo hợp đồng: phạt 4% giá trị hợp đồng kinh tế đã hoàn thành mà không được tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo, cho đến khi tổng số các lần phạt không quá 12% giá trị phần hợp đồng đã hoàn thành và không tiếp nhận ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên.
. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: áp dụng mức phạt bằng mức lãi suất tín dụng quá hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt nam từ ngày hết hạn thanh toán. Số tiền phạt bằng mức lãi suất tín dụng quá hạn nhân với số tiền chậm trả nhưng với thời gian chậm trả, không giới hạn mức tối đa.
- Bồi thường thiệt hại: cũng là một chế tài tiền tệ dùng để bù đắp những thiệt hại thực tế cho bên bị thiệt hại . Bồi thường thiệt hại với chức năng chủ yếu là bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm.
. Giá trị số tài sản mất mát, hư hỏng bao gồm cả số tiền lãi phải trả cho ngân hàng
. Các chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra
. Tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm phải trả cho người khác do hậu quả trực tiếp của sự vi phạm hợp đồng gây ra.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế và xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế, toà án kinh tế và các bên tranh chấp áp dụng các hình thức trách nhiệm vật chất nói trên tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
8.Điều khoản hiệu lực của hợp đồng kinh tế:
* Một hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu khi hợp đồng kinh tế đó trái với những quy định của pháp luật. Những nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập trái với những quy định của pháp luật thì không có hiệu lực thực hiện . Có 2 loại hợp đồng kinh tế vô hiệu là hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ và hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần.
- Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ:
+ Nội dung của hợp đồng kinh tế đó vi phạm điều cấm của pháp luật.
Ví dụ: các bên thoả thuận sản xuất, tiêu thụ hàng giả, mua bán vận chuyển hàng cấm.
+ Không đảm bảo tư cách chủ thể của quan hệ hợp đồng , một trong các bên ký kết hợp
đồng không có giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện
công việc đã thoả thuận trong hợp đồng.
+ Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.
Đối với hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ, dù các bên chưa thực hiện , đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong đều phải xử lý theo quy định của pháp luật.
- Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần:
+ Những hợp đồng kinh tế có nội dung vi phạm một phần điều cấm của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng thì bị coi là vô hiệu từng phần, tức là chỉ vô hiệu những phần thoả thuận trái pháp luật, còn những phần khác vẫn có hiệu lực thực hiện
+Trong trường hợp hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu từng phần thì các bên phải sửa đổi điều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyền và lợi ích ban đầu, đồng thời có thể bị xử lý theo các quy định của pháp luật đối với phần vô hiệu đó. Nguyên tắc xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần được áp dụng giống như nguyên tắc xử lý hợp đồng vô hiệu toàn bộ.
9. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế
Để đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế, các bên có thể thoả thuận ghi vào hợp đồng việc thực hiện các biện pháp đảm bảo. Vì quan hệ hợp đồng kinh tế là quan hệ hàng hoá- tiền tệ, đảm bảo thực hiện hợp đồng là đảm bảo cho việc hoàn thành quan hệ hàng- tiền, vì vậy các biện pháp đảm bảo mang tính chất kinh tế là những biện pháp thường được các chủ thể áp dụng.
Loại biện pháp đảm bảo mang tính chất kinh tế bao gồm: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản.
* Thế chấp tài sản
. Thế chấp tài sản là dùng số động sản, bất động sản hoặc giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm tài sản cho việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết. Việc thế chấp tài sản phải được làm thành văn bản riêng có sự xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh.
. Người thế chấp tài sản có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản thế chấp, không được chuyển dịch sở hữu hoặc chuyển giao tài sản đó cho người khác trong thời gian văn bản thế chấp còn hiệu lực.
* Cầm cố tài sản
. Cầm cố tài sản là trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệ hợp đồng kinh tế để làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Việc cầm cố tài sản phải được làm thành văn bản riêng có chữ ký của các bên, có sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như trường hợp thế chấp tài sản
. Người giữ vật cầm cố có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của vật cố và không được chuyển giao vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bản cầm cố còn hiệu lực.
* Bảo lãnh tài sản
. Bảo lãnh tài sản là sự đảm bảo bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết.
. Người nhận bảo lãnh phải có số tài sản không ít hơn số tài sản mà người đó nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh tài sản phải được làm thành văn bản, có sự xác nhận về tài sản của ngân hàng nơi người bảo lãnh giao dịch, của cơ quan công chứng nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh.
Việc xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi có vi phạm hợp đồng kinh tế được thực hiện cùng với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế tại cơ quan có thẩm quyền. Đó là Toà án kinh tế hoặc là các Trung tâm trọng tài kinh tế phi chính phủ.
Kết LUận
1. Đánh giá vai trò của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế
- Với tính chất là một chế định pháp luật, chế độ hợp đồng kinh tế có vai trò hết sức quan trọng trong quản lý nền kinh tế quốc dân, là công cụ pháp lý quan trọng của nhà nước trong xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Hợp đồng kinh tế góp phần quan trọng trong kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, củng cố chế độ hạch toán kinh tế, tăng cường quản lý kinh tế, làm cho lợi ích của các đơn vị kinh tế phù hợp với lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân, gắn liền công tác quản lý của nhà nước với sự tự chịu trách nhiệm của các đơn vị kinh tế.
- Hợp đồng kinh tế xác lập và gắn chặt mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị kinh tế, tạo nên sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các thành phần kinh tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên ký kết, giúp đỡ các bên xây dựng kế hoạch một cách vững chắc, thực hiện thắng lợi kế hoạch của nhà nước và của đơn vị mình với hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Với tính chất là một loại quan hệ kinh tế trong kinh doanh. Hợp đồng kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng , không thể thiếu đối với các chủ thể kinh doanh. Hợp đồng kin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0090.doc