I. Giới thiệu chung về SMS 4
1. Lịch sử phát triển của SMS 4
2. Sự thành công và các yếu tố kích thích phát triển của SMS 4
2.1. Sự thành công của SMS 4
2.2. Các yếu tố kích thích phát triển của SMS 6
3. SMS trong PSTN 6
3.1. Sơ lược tình hình phát triển SMS trong PSTN 6
3.2. nhu cầu và khả năng áp dụng SMS trong PSTN tại Việt Nam 6
II. Cơ sở lý thuyết chung cho việc truyền SMS trong PSTN 8
1. Cấu trúc mạng tổng quan và nguyên lý chung 8
1.1. Cấu trúc mạng tổng quan 8
1.2. Nguyên lý chung 8
1.3. Sơ lược về cấu trúc phân lớp 9
2 SMTE(Short Message Terminal Equiment) 10
2.1. Chức năng và cấu tạo điện thoại truyền thống 13
2.1.1. Cấu tạo của điện thoại truyền thống 13
2.1.2. Các chức năng cơ bản của điện thoại 13
2.2. Sự phát triển theo hướng tích hợp nhiều chức năng 13
2.3. Điện thoại có chức năng SMS 14
2.3.1. Các yêu cầu đối với điện thoại có khả năng SMS 14
2.3.2. Khảo sát một số điện thoại có chức năng SMS của các hãng 15
3. SMSC(Short Message Service Centre) 17
3.1. Nhiệm vụ của SMSC 17
3.2. Cấu trúc của SMSC 19
3.2.1. Cấu trúc tổng quan của hệ thống 19
3.2.2. aác thành phần của hệ thống 19
3.2.3. Các giao diện chuẩn 20
4. Protocol 20
4.1. Tổng quan 20
4.1.1. Các chồng giao thức chuẩn 20
4.1.2. Các dịch vụ trên nền CTSI 25
4.2. Giao thức 1 của ETSI 27
4.2.1. Tổng quan 27
4.2.2. Mối liên hệ giữa các thực thể SM và PSTN 27
4.2.3. Kiến trúc giao thức 29
4.2.3.1. Lớp Vật lý 29
4.2.3.2. Lớp Liên Kết Dữ Liệu 31
4.2.3.3. Lớp Truyền Tải 33
4.2.3.4. Các yêu cầu đối với Gateway 33
4.2.3.5. Các yêu cầu đối với SMTE 34
4.2.3.6. Sự mở rộng tới tiêu chuẩn GSM 38
4.2.3. Đồ thị dòng các bản tin 39
III. Thiết kế sơ đồ khối tổng quát điện thoại cố định có SMS 61
1. Đặt vấn đề 61
2. thiết kế sơ đồ khối tổng quát điện thoại cố đinh có khả năng SMS 61
Tài liệu tham khảo 64
Các từ viết tắt 65
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự thành công và các yếu tố kích thích phát triển của SMS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể có gắng lại.
Incomming message : là tin nhắn được gửi từ SMSC tới SMTE đích, nó có chứa thời điểm SM được Submit tới SMSC. SMTE đích sẽ gửi một bản tin Deliver report lai cho SMSC.
Hình 7: Incoming Message
Deliver report : Là bản tin được SMTE đích gửi lại SMSC để báo cho SMSC biết quá trình SM Delivery đã thành công(nếu là positive report) hay thất bại(nếu là negative report).
3.2. Cấu trúc của SMSC
Cấu trúc của SMSC là phụ thuộc vào sản phẩm của các hãng khác nhau cũng như vào quan điểm phân chia chức năng. Sau đây sẽ trình bày cấu trúc của SMSC của hệ thống MUCOS – FSMSC để làm ví dụ.
3.2.1. Cấu trúc tổng quan của hên thống.
Hình 8: Sơ đồ cấu trúc hệ thống MUCOS_FLSMC
3.2.2. Các thành phần của hệ thống
Mô hình cơ bản hệ thống cung cấp dịch vụ SMS, tích hợp nhắn tun ngắn di động và Internet cho PSTN bao gồm các khối với các chức năng chính
3.2.2.1. TeleCo Server
Thực hiện các chức năng chính sau:
Thực hiện giao tiếp với STME, điều khiển truy nhập cuộc gọi, cung cấp tài nguyên dành riêng cho thuê bao.
Xử lý giao thức: giao tiếp với AAA server để hoàn thành quá trình nhận thực và giao tiếp với SC Server để hoàn thành quá trình chuyển phát bản tin.
Khởi tạo cuộc gọi đến đầu cuối thuê bao.
Nhận tín hiệu response dưới dạng DTMF từ các thiết bị đầu cuối thuê bao.
Thực hiện các chức năng trong chồng giao thức trao đổi.
Thu phát các bản tin theo phương thức điều chế DTMF/FSK.
Thực hiện quá trình điều khiển cuộc gọi.
Giám sát hệ thống: thực hiện giám sát trạng thái kênh, trạng thái cuộc gọi
3.2.2.2. AAA - Trung tõm nhận thực
Thực hiện choc năng nhận thực SMTE, quản lý nhà cung cấp dịch vụ, và thu thập thông tin cước.
3.2.2.3. SC Server
Thực hiện chức năng lưu và truyền phát bản tin đến thuê bao SMTE của mạng di động, mạng cố định và mạng Internet.
3.2.2.4. EIs Server
Với giao diện mở rộng EIs Server cho phép các thuê bao PSTN có thể gửi tin nhắn từ PSTN đến email hoặc ngược lại cũng như là cho phép khả năng truy nhập Internet. Eis Server là giải pháp roaming giữa mạng PSTN với các mạng khác (GSM, CDMA, Internet…).
3.3. Các giao diện chuẩn
Các giao diện chuẩn sử dụng trong hệ thống
Giao diện giữa Eis Server với mạng ngoài (WAN): hiện tại giao diện này hỗ trợ giao thức SMPP cung cấp khả năng roaming giữa Mobile – SMSC với Fixed – SMSC, cũng như hỗ trợ cho quá trình phát triển các dịch vụ gia tăng và Internet. Với cấu trúc mở dễ dàng hỗ trợ các giao thức khác khi yêu cầu.
Giao diện giữa TeleCo Server với mạng PSTN: trong giao diện này sử dụng giao thức CTSI có hỗ trợ ADSL cũng như chuẩn ETSI.
Giao diện trong nội bộ hệ thống (giữa TeleCo Server, AAA Server, Eis và SC Server) sử dụng các giao thức tự định nghĩa.
4. Protocol
Cấu trúc phân lớp tổng quan đã được nói tới ở phần II.2.1.3. Phần này sẽ đi vào tìm hiểu sâu về giao thức được sử dụng để truyền SMS trong PSTN. ở đây chỉ nói tới là các giao thức được sử dụng giữa SMSC với SMTE, còn các giao thức sử dụng giữa các bộ phận của SMSC không đựơc nói tới ở đây mà đã được đề cập trong phần II.2.3.
4.1. Tổng quan
4.1.1 Các chồng giao thức chuẩn
ITUT không đưa ra một chuẩn quốc tế nào cho truyền SMS trên mạng cố định.
Trong phần này chúng ta để cập các chuẩn, các thủ tục trao đổi, các giao thức sử dụng để cung cấp dịch vụ SMS cho mạng PSTN.
Tháng 12 năm 1992, Bellcore (một Vện nghiên cứu về Viễn thông của Mỹ, được tách ra từ AT&T năm 1984, và nay là tập đoàn Telcordia), đưa ra chuẩn ADSI (Analog Display Services Interface), đây là chuẩn mở cho phép các dịch vụ voice và data xen rẽ nhau trên mạng PSTN. Đầu tiên chuẩn này được áp dụng ở Mỹ, sau này ETSI (European Telecommunications Standards Institute) có điều chỉnh và đưa ra chuẩn mới SDSS (Server Display and Script Services) để phù hợp và có thể áp dụng được ở châu âu, trong đó về đặc tính kỹ thuật hoàn toàn giống chuẩn ADSI. Cũng dựa trên ADSI, ZTE một tập đoàn truyền thông của Trung Quốc, cũng đưa ra chuẩn riêng để phát triển sản phẩm và dịch vụ. Lucent cũng đưa ra chuẩn RADIUS (Remote Authentication Dial-in User Service), để phát triển các sản phẩm và dịch vụ dựa trên nền tảng của ADSI.
4.1.1.1. Giao thức ADSI
ADSI là một giao tiếp truyền thông mở cho phép xen kẽ các dịch vụ voice và data trên mạng điện thoại công cộng (PSTN). Chuẩn ADSI cho phép dữ liệu được truyền trên đường thoại analog, theo cơ chế truyền không đồng bộ 8 bit dữ liệu, 1 bit start, 1 bit stop và không bit chẵn lẻ. ADSI sử dụng kỹ thuật điều chế FSK để truyền dữ liệu. Điều đáng chú ý là các dịch vụ được phát triển dựa theo chuẩn ADSI sử dụng chính mạng Viễn thông hiện tại mà không cần bất cứ một loại chi phí nào cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Thủ tục ADSI bao gồm 3 lớp được định nghĩa như sau:
Lớp Message Assembly: Lớp này có nhiệm vụ lắp ráp các message AMDF (ADSI Data Message Format) thành bản tin nguyên thể.
Lớp date Link: Nhiệm vụ của lớp này là tính toán check – sum, trên cơ sở đó phát hiện lỗi và gửi nó đến driver.
Lớp Physical: Truyền các message hỗn hợp thông qua modem tới các thiết bị đầu cuối tin nhăn SMTE (Short Message Terminal Equiment) trên cơ sở các bit trong suốt.
Chuẩn ADSI mở ra khả năng truyền thông kết hợp voice và data giữa một hệ thống SMSC (Short Message Service Centre), một SMSC ADSI, và một SMTE (Short Message Terminal Equiment) tương ứng. Quá trình truyền voice và data xen kẽ có thể được thực hiện trên chính kênh voice giữa SMTE và SMSC.
Hình 9. Quá trình giao tiếp giữa ADSI – SMTE và ADSI SMSC
Thủ tục ADSI được phát triển dựa trên cơ chế truyền thông được sử dụng cho dịch vụ CALL– ID. Trong đó một tone cảnh báo được tạo ra, đặt nó vào trạng thái nhận dữ liệu và chỉ thị cho nó tắt (Mute) voice. Message dữ liệu sau đó được gửi theo FSK và được hiển thị trên màn hình SMTE. ADSI về căn bản mở rộng cấu trúc thủ tục này bằng cách định nghĩa một cú pháp phức tạp, một tập hợp các message và các nguyên tắc cho cả SMTE và server phải tuân theo khi mà giao tiếp với nhau. SMTE nhận dữ liệu dưới dạng FSK và Respond dưới dạng các tone DTMF.
Thủ tục ADSI cho phép khách hàng sử dụng thông tin trên màn hình và các đặc tính quản lý cuộc gọi thông qua SMTE. Thủ tục này sử dụng cặp tone tần số cao trong dải voice và sử dụng công nghệ chuẩn trên nền modem hiện nay được sử dụng để truyền các thông tin về chủ gọi và các thông tin liên quan từ một SMSC tới một SMTE. Thủ tục này sử dụng để truyền câc tín hiệu DTMF chuẩn để chuyển dữ liệu xác nhận và trả lời từ SMTE trở lại SMSC. Thủ tục ADSI sử dụng DTMF, một tone TAS (TE Alerting Signal), và phương thức điều chế FSK để cung cấp cơ sở truyền thông giữa SMSCvà SMTE. SMSC sử dụng một tone TAS để cảnh báo cho SMTE nhận dữ liệu. SMTE sử dụng các tổ hợp khác nhau của các tone DTMF để gửi các xác nhận và Respone lại cho SMSC. SMSC sử dụng tín hiệu modem FSK để gửi dữ liệu tới SMTE.
Thiết bị đầu cuối SMTE cung cấp giao diện màn hình dễ nhìn, dễ sử dụng, nó cho phép người sử dụng duyệt và đọc các nội dung tin nhắn của mình, giống như duyệt Web, nó cũng hiển thị tên (hoặc số máy) của người đang gọi đến, người sử dụng cũng có thể soạn thảo và gửi đi các message, e – mail thông qua máy điện thoại của mình. Ngoài ra, nó còn cho phép người sử dụng lựa chọn, truy nhập tới các dịch vụ từ menu và hướng dẫn người sử dụng thông qua một chuỗi các cuộc gọi cùng với thông tin tương ứng với nội dung của cuộc gọi. Nó bao gồm các đặc tính, các dịch vụ, các ứng dụng nào đó hoặc các thiết bị trợ giúp khách trên mạng PSTN bằng cách hiển thị nội dung thông tin tương ứng theo khuôn dạng có thể nhìn thấy.
Hình 10. Thiết bị đầu cuối ADSI (SMTE)
Quá trình truyền thông giữa SMSCvà SMTE bao gồm hai quá trình sau:
Thủ tục truyền dữ liệu từ SMSC tới SMTE: Quá trình truyền thông giữa SMSCvà SMTE xen kẽ voice và dữ liệu. Server truyền thông cùng với SMTE bằng cách gửi đi một tín hiệu TAS. Tín hiệu TAS được tạo ra từ tổ hợp hai tần số (2130 Hz và 2750 Hz) với duration là 85 ms. Tín hiệu TAS có mục đích hỏi SMTE là đã sẵn sàng nhận dữ liệu chưa. Nếu SMTE đã sẵn sàng cho việc nhận dữ liệu thì SMTE gửi lại DTMF A để xác nhận (ACK = DTMF A), khi nhận được tín hiệu này, server bắt đầu quá trình truyền dữ liệu sử dụng kỹ thuật điều chế FSK, truyền không đồng bộ theo chuẩn V.23 với tốc độ 1200 bps. Khi SMTE nhận được các gói tin mà Server gửi đến nó sẽ trả lời lại Server bằng cách gửi bản tin với thông tin là số gói tin đã nhận được thành công.
Thủ tục truyền thông từ SMTE tới SMSCđược thực hiện theo các trường hợp sau:
Trong trường hợp dữ liệu nhỏ, nghĩâ là trong các xử lý real-time và các ứng dụng thông tin thông thường. SMTE thực hiện giao tiếp với Server bằng cách gửi các byte dữ liệu bằng các tín hiệu DTMF.
Khi khối lượng dữ liệu là lớn hơn, nghĩa là trong các ứng dụng real-time đặc biệt, SMTE truyền thông cùng với server bằng cách sử dụng kỹ thuật điều chế dữ liệu FSK để truyền với tốc độ 1200 bps. Điều này có thể thực hiện cùng với hoặc không có khả năng mã hoá.
Các hãng cung cấp thiết bị theo chuẩn ADSI, có thể hỗ trợ cả hai phương thức truyền dữ
liệu ADSI một chiều (One-Way ADSI) và ADSI hai chiều (Two-Way ADSI). Tuỳ theo ứng dụng cụ thể, người phát triển dịch vụ có thể lựa chọn một trong hai phương thức này.
One-Way ADSI: ADSI một chiều cho phép phát triển các ứng dụng truyền dữ liệu một chiều từ server tới các thiết bị đầu cuối SMTE. Các SMTE gửi các message bằng DTMF tới server để chỉ ra ở đó dữ liệu có được nhận thành công hay không. Dữ liệu chỉ có thể được truyền tới SMTE tuân theo chuẩn ADSI. Trước tiên server sẽ gửi đI một tone TAS (SMTE Altering Signal) để xác định loại thiết bị SMTE, SMTE sẽ trả lời lại một tín hiệu thích hợp. Nếu thiết bị tuân theo chuẩn ADSI, quá trình truyền dữ liệu được thực hiện.
Two-Way ADSI: ADSI hai chiều gồm một vàI cảI tiến so với ADSI một chiều, ADSI hai chiều bổ sung thêm các tính năng dưới đây của ADSI một chiều:
+ Truyền dữ liệu tới On-Hook ADSI: Đặc tính này cung cấp khả năng truyền các message dữ liệu FSK tới các thiết bị SMTE đang được giữ trong trạng tháI On-Hook. ĐIều này cho phép các thiết bị đầu cuối SMTE (ADSI phone) có khả năng nhận và hiển thị các message trong khi nó đang được ở trong trạng tháI On-Hook.
+ Gửi nhận message hai chiều bằng phương thức đIề chế FSK, cho phép người sử dụng gửi và nhận dữ liệu text/nhị phân với tốc độ 1200 bps giữa server và các thiết bi tương thích, như ADSI phone. FSK (Frequency Shift Keying) là kỹ thuật đIều chế được sử dụng để truyền dữ liệu trên các kênh voice. ADSI cơ sở chỉ cung cấp khả năng truyền FSK một chiều, trong đó một message FSK được gửi từ server tới SMTE ADSI trong trạng tháI Off-Hook. Thuê bao (SMTE) gửi các message DTMF tới server. Khi các message DTMF được gửi tới server, tốc độ truyền dữ liệu rất thấp, tối đa khoảng 6 kí tự/ giây. Tốc độ này thoả mãn các tín hiệu ACK/NAK nhưng không thích hợp cho việc truyền các khối dữ liệu lớn trong cuộc gọi hướng vào từ SMTE. FSK hai chiều với ADSI hỗ trợ cả quá trình truyền và nhận dữ liệu FSK giữa server và SMTE. Server khởi tạo quá trình nhận dữ liệu từ SMTE bằng cách gửi một TAS để xác nhận SMTE đã sẵn sàng nhận dữ liệu chưa. Nếu SMTE đã sẵn sàng nhận dữ liệu thì SMTE sẽ gửi lại tín hiệu ACK (DTMF A) báo cho Server biết, thiết lập quá trình truyền dữ liệu. SMTE có thể gửi các message FSK tới server sử dụng định dạng dữ liệu ADMF (ADSI Data Message Format), thay thế cơ chế dựa trên DTMF.
4.1.1.2. Giao thức SDSS
Dựa trên các đặc tính kỹ thuật của ADSI, năm 1996 ETSI (European Telecommunications Standards Institute) đã bắt đầu chuẩn hoá và xây dựng chuẩn mới, với mục đích xây dựng một chuẩn riêng áp dụng ở Châu âu, có tên là SDSS. Quá trình chuẩn hoá gồm ba bước sau:
Phase 0: Xác định các yêu cầu cần thiết cung cấp cho thủ tục SDSS để đảm bảo độ chính xác trong quá trình truyền thông giữa một SMTE và một SDSS server (SMSC) với nền tảng công nghệ được định nghĩa trong các đặc tính kỹ thuật của ADSI nhưng được sửa đổi và mở rộng để có khả năng sử dụng trong báo hiệu các mạng của châu âu và các yêu cầu truy cập vật lý.
Phase 1: Đề cập đến khả năng nâng cấp cảI tiến thủ tục SDSS, vấn đề này sẽ được xem xét dựa trên kết quả thực nghiệm đầu tiên ở châu âu.
Phase 2: Quan tâm đến tất cả các vấn đề khác không được xem xét trong phase 1.
Sau này ETSI và Bellcore cùng nghiên cứu trong việc xác định khả năng nâng cấp mở rộng thủ tục để làm cho các phiên bản tiếp theo ở châu mỹ và châu âu được phù hợp hơn.
Để có thể truyền tin nhắn trên mạng PSTN, ETSI đã đưa ra hai loại giao thức chuẩn: gọi là Giao thức 1 (Protocol 1) và Giao thức 2 (Protocol 2). Trong giao thức 1, lớp SM Transfer Layer được xây dựng theo chuẩn của lớp GSM Transfer Layer trong chồng giao thức của GSM, đIều này tạo thuận lợi cho quá trình roaming với mạng GSM sau này. Giao thức 2 là chồng giao thức được xây dựng hoàn toàn cho quá trình cung cấp dịch SMS cho PSTN, phù hợp với môI trường truyền dẫn riêng của mạng PSTN. Với giao thức 2 này chúng ta có thể truyền một bản tin SM có kích thước lớn trên cùng một bản tin TL (Transfer Layer), ngoàI ra chồng giao thức này cũng là một chồng giao thức mở, cho phép chúng ta thêm các tham số, các bản tin mới cho các quá trình phát triển dịch vụ trong tương lai.
4.1.1.3. Giao thức CTSI
Cũng xuất phát từ ADSI, CTSI được tập đoàn Viễn thông của Trung Quốc (ZTE) nghiên cứu và đưa ra chuẩn riêng trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ của mình. Đặc đIểm kỹ thuật của CTSI là một thủ tục giao tiếp truyền thông trên kênh voice giữa thiết bị đầu cuối và server (SMSC). Thủ tục CTSI xác định các đặc tính điện, loại mã hoá và dạng dữ liệu, mô tả tóm tắt SMTE, cung cấp khung mô tả lệnh hoạt động cho Teleco Server (SMSC) hoặc SMTE. Quy định hoạt động của các lệnh được đưa ra từ CTSI SMTE tới Teleco Server, ngoàI ra nó cũng xác định yêu cầu với nhà cung cấp SMTE.
CTSI cung cấp chuẩn cho phép truyền dữ liệu hai chiều (two-way) giữa SMTE và Server thông qua đường voice analog. Nó chấp nhận các tín hiệu DTMF, kỹ thuật đIều chế dữ liệu FSK, nhận dạng chủ gọi và mở rộng nội dung nhận dạng.
4.1.1.4. Giao thức RADIUS
RADIUS là một thủ tục chuẩn xác nhận an toàn dựa trên mode quay số giữa client và server, nó được phát triển bởi phòng thí nghiệm của Lucent. Server RADIUS đặt tất cả các thông tin xác nhận user trên một server để quản lý, cung cấp thủ tục RADIUS tại thiết bị đầu cuối client và gửi tất cả các thông tin xác nhận user (username và password) tới RADIUS server để xác nhận. Chỉ khi nào các thông tin giống như các thông tin được lưu trữ trong database server của các user thì các user đó mới được phép truy nhập vào mạng. Các message được mã hoá và được truyền giữa client terminal và server. Tại cùng một thời điểm này, RADIUS server có thể thực hiện việc quản lý cước và an ninh trên mỗi user.
4.1.1.5. Lựa chọn giao thức:
Qua phần giới thiệu tổng quan về giao thức có thê sử dụng, cũng như qua các điều kiện thực tế, nhóm thiết đã quyết định lựa chọn lựa chọn giao thức CTSI cho quá trình thiết kế, xây dung phát triển sản phẩm (trong thời gian thử nghiệm) và các điều kiện sau:
Khi sử dụng giao thức CTSI của Trung Quốc chúng ta sẽ được hỗ trợ gần như đầy đủ về mặt kỹ thuật cũng như về quá trình phát triển và có cấu trúc mở.
CTSI đã được triển khai thử nghiệm thành công tại thị trường Trung Quốc, với mật độ thuê bao rất lớn. Điều này cũng khẳng định thêm về độ ổn định, tính quy chuẩn của giao thức.
Hiện tại trên thị trường Việt nam, các thiết bị đầu cuối có hỗ trợ dịch vụ này đa phần đều do các nhà sản xuất Trung Quốc sản xuất, với ưu điểm là giá thành giảm, hỗ trợ đầy đủ các yêu cầu của một thiết bị đầu cuối sử dụng dịch vụ SMS.
CTSI được xây dung trên các chồng giao thức chuẩn quốc tế, và với cấu trúc mở. Do vậy các đầu cuối khác nếu có hỗ trợ giao thức (ví dụ ETSI, ADSI,…) thì hoàn toàn vẫn có thể sử dụng được với mạng.
4.1.2. Các dịch vụ trên nền CTSI
4.1.2.1. Dịch vụ nhắn tin ngắn cho mạng cố định
Các thuê bao có thể gửi các tin nhắn SMS tới các thuê bao khác cũng như gửi các tin nhắn SMS trong mạng di động. Dịch vụ chuyển giao tin nhắn SMS cho mạng cố định có thể bao gồm các choc năng sau:
Gửi tin nhắn SMS giữa các thuê bao của mạng cố định (theo chuẩn ADSI).
Gửi tin nhắn SMS từ thuê bao mạng cố định tới thuê bao mạng di động (yêu cầu có sự kết nối tới mobile service center, cần bổ sung thêm Gateway).
Gửi tin nhắn SMS tởi user của SMS mạng cố định trên Web (yêu cầu cùng hoạt động với ICP – Internet Content Provider).
Gửi tin nhắn SMS tới thuê bao mạng cố định thông qua một điện thoại viên tại trung tâm nhắn tin ngắn (service center).
Người sử dụng lựa chọn menu “Send short message” để vào phần soạn thảo nội dung tin nhắn SMS. Sau khi soạn song nội dung, người sử dụng nhập vào số của user nhận (tối đa 5 user phân cách nhau bằng dấu #). Theo mặc định, mỗi một số có một hộp thư chung và 3 hộp thư riêng. Mỗi hộp thư có thể lưu lại tối đa 30 tin nhắn. Mỗi khi gửi message (tin nhắn), nó quy định rầng message có thể được gửi tối đa tới 5 user.
4.1.2.2. Dịch vụ cung cấp thông tin
Có thể cung cấp cho các user của dịch vụ Fixed-SMS các thông tin cá nhân như: dự báo thời tiết, thông tin thể thao, tin nhanh, kết quả xổ số, … Dịch vụ này cần hoạt động song song cùng với các ICP. User có thể lựa chọn ICP tại thiết bị đầu cuối của mình, sau khi truy nhập tới ICP, user có thể lựa chọn danh sách các dịch vụ trên ICP, như kết quả xổ số, … Các thông tin yêu cầu từ phía user, sẽ được SMSC (SMS Center) gửi tới ICP thông qua SMSG, SMSG sẽ gửi các thông tin này tới SMSC, SMSC sẽ gửi thông tin kết quả cho user dưới dạng dữ liệu FSK.
4.1.2.3. Dịch vụ truy vấn thông tin (Information On Demand)
Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ Broadcast một chiều như trên, SMSC cũng cung cấp các chức năng truy vấn thông tin tương tác thời gian thực. User có thể sử dụng các dịch vụ truy vấn thông tin được cung cấp bởi SMSC theo mode “e-touch” hoặc menu tương tác trực tuyến. Bên cạnh đó, user cũng có thể có được số lượng lớn thông tin thời gian thực từ Internet và các nhà cung cấp dịch vụ thông tin khác thông qua dịch vụ information broadcast on-demand.
4.1.2.4. Dịch vụ gửi nhận email
Trước đây chúng ta phải có một máy tính hoặc một máy di động để gửi và nhận email. Như vậy, nó đòi hỏi một chi phí rất đắt đối với người dân có thu nhập trung bình và thấp. Chúng ta không thể biết vào thời điểm nào đó chúng ta có email hay không, và chúng ta không thể gửi email cho bạn bè của chúng ta nếu chúng ta không chịu một sự chi phí tốn kém.
Nhưng bây giờ, ICP mail-server nhận emai của user và thông báo cho thiết bị đầu cuối qua platform. Thuê bao có thể lựa chọn nhận email khi đó họ có thể đọc email tại nhà hoặc nơi khác. Cũng tại lúc này, user có thể soạn thảo email (tại máy điện thoại - offline), connect và gửi tới SMSC, SMSC gửi tới SMSG và lúc này ICP có thể lấy email từ SMSG.
4.1.2.5. Dịch vụ thông báo khi có email mới
Khi ICP mail server nhận email của user, nếu user đăng ký dịch vụ thông báo email SMS, ICP sẽ lấy subject của message trong dạng short message và gửi nó tới SMSG, SMSG gửi tới SMSC. SMSC nhận message và sử dụng kỹ thuật điều chế FSK để gửi thông tin này tới user đã gửi email này.
4.1.2.6. Các dịch vụ khác
Với các dịch vụ cơ bản trên, hệ thống còn có thể cung cấp được nhiều dịch vụ khác, chẳng hạn như: Voice Short Message, Short Message Fax, Telecom Service… Chi tiết dịch vụ này sẽ được trình bày trong các phụ lục đính kèm.
4.2. Giao thức 1 của ETSI
Vì lý do bản quyền cho nên người làm đề tài chưa được tiếp xúc với giao thưc CTSI chi tiết. Vì vậy phần này thay vì trình bày chi tiết về giao thức CTSI của trung quốc, sẽ trình bày về Protocol 1 của ETSI. Đây là một chuẩn rất phổ biến và được dùng rộng rãi trên thế giới. Các giao thức được đưa ra bởi các nhà quản lý mạng khác cũng tương tự chỉ nói chung chỉ khác nhau một vài chi tiết.
4.2.1. Tổng quan
Như đã nói ở trên, giao thức 1 của ETSI là một giao thức có lớp SM Transfer Layer được xây dựng theo chuẩn của lớp GSM transfer layer, vì vậy mà nó tạo điều kiện roaming dễ dàng với mạng GSM. Đây chính là nguyên nhân mà nó được nhiều nhà cung cấp dịch vụ cho mạng cố định lựa chọn. Hình dưới cho thấy mối liên hệ giữa chồng giao thức SMS cho GSM và chồng giao thức SMS cho mạng cố định.
Hình 11 : Mối quan hệ giữa trồng giao thức SMS cho GSM và cho PSTN/ISDN
4.2.1. Mối liên hệ giữa các thực thể SM(SM entities) và PSTN
Thủ tục cơ bản để truyền SM qua PSTN là một liên kết chuyển mạch kênh giữa các thực thể SM (SMTE và SMSC). Sau khi kết nối được thiết lập quá trinhf truêng SM có thể được thực hiện.
4.2.1.1. SM Submision từ SMTE tới SMSC.
Để thiết lập liên kết chuyển mạch kênh tới SMSC, SMTE sẽ quay số của SMSC theo pương thức pulse hoặc tone(DTMF).
Sau khi cuộc gọi được SMSC trả lười, kết nối sẽ sẵn sàn để truyền SM giữa SMTE và SMSC. SMSC sẽ khởi sướng việc truyêng dữ liệu bằng cách gửi đi một tin nhắn lớp liên kết dữ liệu thích hợp(DLL_SMS_ETS)
Trường hợp có nhiểu hồn một thưch thể SM được nối tới cùng một đương dây thuê bao đích(ví dụ như có 2 hay nhiều SMTE, hoặc hai hay nhiều hơn SME đươc chỉ đinh cho các người dung khác nhau). Người gửi có thể địa chỉ hoá các SME đích(người dùng) bằng cách thêm một SME Subaddress là địa chỉ con cho riêng từng SME(một chữ số từ 0 đến 9) vào cuối của số điên thoại đích.
Thông tin địa chỉ đích đầy đủ sẽ được truyền trong thông số “Destination Address” của lớp GSM TL, và được gửi tới SMSC trong quá trình SM Submission. Còn thông số điạ chỉ đầy đủ của người gửi(tức số điện thoại nguồn hay địa chỉ SME nguồn) sẽ được truyền bởi SMSC tới SMTE đích trong thông số “Originating Address” của lớp GSM TL trong qua trình SM delivery.
SMSC của mạng cố đinh có nhiệm vụ định nghĩa thang địa chỉ con được hỗ trợ, và giá trị địa chỉ con mặc định(ví dụ là “0”) để sử dụng khi mà nó không được chỉ ra bởi người gửi.
Bên cạnh dịch vụ địa chỉ hoá các địa chỉ con của SME(là dịch vụ cho phép địa chỉ hoá các SMTE khác nhau và các SME/người dùng được nối tới cùng một đường dây thuê bao). SMC cũng có thể cung cấp cho người dùng khả năngdịnh nghĩa password hay PIN-protected SMS mailboxes trong SMSC, ứng dụng này cho phép truy nhập tới các mailboxes thông qua một hash code thích hợp như đã được dung trong GSM.
Tất cả các thông tin giữa các thực thể được truyền trong băng thoại sử dụng phương pháp điều chế FSK 1200 baud, chi tiết hôn sẽ được nói tới ở phần sau.
Hình 10 là đồ thị tuần tự thời gian mô tả nguyên tắc thiết lập kết nối chuyển mạch kênh và bước đầu tiên để submit một SM từ SMTE đến SMSC, chi tiêt hơn sẽ được đưa ra ở phần sau.
Hình 12: Nguyên tắc cơ bản để thiết lập liên kết dữ liệu giữa SMTE và SMSC thông qua liên kết băng thoại
4.2.1.1. SM Delivery từ SMSC tới SMTE
Để deliver một SMSC sẽ quay số của SMTE, SMTE sẽ phân tích calling party number để nhân dạng ra SMSC và quyết đinh cách bắt tay cuộc goi. để làm được điều này một hoặc nhiều hơn của SMSC được lưu giữ trong SMTE.
Nếu Basic SMSC Number và Called SME Subaddress giống với giá trị được lưu giữ trong SMTE thì cuộc gọi tới là cho đầu cuối này. Trong trương hợp đó gia trị của trường Deliver Mode Indentify sẽ quyết định chấp nhận cuộc gọi này hay sẽ gọi lai cho SMSc trong vài giây sau đó cho quá trình SM delivery
Hình 13: Cấu trúc của Calling party number
Deliver Mode Indentify cho phép hai khả năng có thể để khởi sướng kết nối giữa SMSc và SMTE để deliver SM tới SMTE.Sự khác nhau của hai cách này là tầm quan trọng của chi phí cho kết nối.
Trong lựa chon thứ nhất, SMTE sẽ trả lời cuộc gọi tới từ SMSC sau khi Caller ID của SMSC được đứ đến và phân tích. Trong trương hợp này chi phí của kết nối được tính cho SMSC.
Trong lựa chon thứ hai, SMSC sẽ kết thúc cuộc goi sau vài giây, thời gian này đảm bảo sao cho Caller ID của SMSC đã đến được SMTE. Trong lựa chon này thì SMTe không trả lời cuộc gòi tới từ SMSC. Sau khi cuộc gọi đã kết thúc, SMTE sẽ sinh ra một cuộc gọi quay trở lai SMSC để nậnh SM. Trong trương hợp này thì chi phí cho kết nối được tính cho SMTE.
4.2.2. Kiến trúc giao thức
4.2.2.1. Lớp vật lý
Lớp vật lý cung cấp dịch vụ cho lớp SM DLL. Dịch vụ này cho phép truyêng dữ liệu của lớp SM DLL trên băng thoại.
Mọi tín hiệu giữa SMSC và SMTE đều được truyền trên băng thoại theo cơ chế bán song công (half duplex) sử dụng phương thức điều chế FSK 1200baud, truyền không đồng bộ theo chuẩn V.23.
Khi truyền dữ liệu của lớp DLL phải tuân theo các quy định sau:
Mỗi một octet (ví dụ như message type, message length, checksum, mỗi octet của tin nhắn lớp TL) phải được bao boc bởi một bit Start(Space) và một bit Stop(Mark) trong một khung như hình 4.
Các bit theo thứ tự đầu tiên là Start bit, cuối cùng là Stop bit.
Các octet được truyền theo thứ tự từ octet 1, octet 2....
Điều chế FSK được sử dụng trong suốt quá trình truyêng dữ liệu, nó sẽ lạp tức dừng lạ khi mà bit cuối cùng của tin nhắn lớp DLL được truyền.
Sâu đây là các phương thức truyền dữ liệu giữa SMTE và SMSC.
Trình tự truyền diễn ra như sau:
SMSC khởi đầu một chuỗi bắt tay bằng cách gửi đi một tín hiệu TAS(TE Alterning Signal).
Sau khi phát hiện TAS, SMTE sẽ làm câm đường thoại và gửi lại một TE-ACK và làm mất khả năng báo hiệu bằng tay.
TE tự động rơi vào t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2214.doc