PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 2
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án.2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án. 4
4.1. Phương pháp luận và nguồn tư liệu .4
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án.4
4.2.1. Phương pháp định tính .4
4.2.2. Phương pháp định lượng.6
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án . 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án . 12
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án.12
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án.12
7. Kết cấu của luận án. . 13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 14
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước . 14
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài . 17
1.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án
cần tập trung nghiên cứu . 26
1.3.1. Kết quả và đóng góp .27
1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu .27
Tiểu kết chương 1 . 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP
ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-ÚC-NEW ZEALAND ĐẾN THƯƠNG
MẠI HÀNG HÓA. 29
2.1. Những vấn đề chung về quan hệ thương mại hàng hóa và hiệp định thương
mại tự do . 29
2.1.1. Quan hệ thương mại hàng hóa.29
2.1.2. Hiệp định thương mại tự do .30
2.2. Một số lý thuyết liên quan đến tác động của Hiệp định thương mại tự do
đến thương mại hàng hóa của các quốc gia. 35
206 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của hiệp định thương mại tự do asean - Úc - new zealand đến quan hệ thương mại của Việt Nam với úc và new zealand, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; giày dép giảm từ 10,04% xuống còn 8,63%; da sống, da
thuộc và sản phẩm từ da giảm 4,16% xuống 1,82%. Điều này làm cho các nhóm hàng
này chỉ đứng ở vị trí lần lượt là 2, 3, 4 và 11. Nguyên nhân là do, so với các nhóm
hàng khác, các nhóm hàng vẫn đang chịu thuế nhập khẩu cao hơn trong tiến trình
giảm thuế của New Zealand theo AANZFTA (xem thêm bảng 3.9).
Bảng 3.9: Sự dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu
của Việt Nam sang New Zealand
TT
Giai đoạn 2002-2009 Giai đoạn 2010-2016
Nhóm hàng hóa
Tỷ
trọng
(%)
Nhóm hàng hóa
Tỷ
trọng
(%)
1 Các sản phẩm thực vật 20,51 Máy móc và thiết bị điện 44,33
2 Máy móc và thiết bị điện 16,58 Các sản phẩm thực vật 10,96
3 Giày dép 14,04 Giày dép 8,63
4 Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt 10,26 Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt 6,61
5 Động vật tươi sống và các sản phẩm
từ động vât 7,37
Động vật tươi sống và các sản phẩm
từ động vât 5,04
6 Nhựa và cao su 6,63 Khoáng sản 4,47
7 Đá và thủy tinh 4,48 Nhựa và cao su 4,47
8 Da sống, da thuộc và các sản phẩm
từ da 4,16 Thực phẩm 3,71
9 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 4,14 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 2,92
10 Kim loại và các sản phẩm kim loại 3,64 Hóa chất 2,06
11
Thực phẩm 3,08
Da sống, da thuộc và các sản phẩm
từ da 1,82
12 Hóa chất 2,53 Kim loại và các sản phẩm kim loại 1,47
13 Khoáng sản 1,74 Phương tiện vận tải 1,44
14 Phương tiện vận tải 0,80 Đá và thủy tinh 1,15
15 Nhiên liệu 0,04 Nhiên liệu 0,93
Chú thích: Các sản phẩm in nghiêng và đậm là các sản phẩm Việt Nam có lợi thế (RCA>1)
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu [168].
Đối với nhập khẩu của Việt Nam từ New Zealand: Cũng tương tự như vậy, cơ
cấu xuất khẩu các mặt hàng New Zealand cũng không có sự dịch chuyển lớn. Mặt
hàng New Zealand có lợi thế so sánh nhất vẫn ở vị trí đầu trong cơ cấu hàng Việt
Nam nhập khẩu từ nước này là động vật tươi sống và các sản phẩm từ động vật
(chiếm 74,73% giai đoạn 2002-2009 và 69,86% giai đoạn 2010-2016). Có hai nhóm
83
hàng có sự dịch chuyển rõ rệt là gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 2 bậc từ vị trí thứ 6 lên vị
trí thứ 4 với tỷ trọng tăng gấp 3 lần chiếm 4,43%; kim loại và các sản phẩm kim loại
tăng 1 bậc từ vị trí thứ 4 sang vị trí thứ 3 đạt 6,92% cho giai đoạn 2010-2016 (Xem
thêm bảng 3.10).
Bảng 3.10: Sự dịch chuyển cơ cấu hàng nhập khẩu
của Việt Nam từ New Zealand
TT
Giai đoạn 2002-2009 Giai đoạn 2010-2016
Nhóm hàng hóa
Tỷ
trọng
(%)
Nhóm hàng hóa
Tỷ
trọng
(%)
1 Động vật tươi sống và các sản phẩm
từ động vật 74,73
Động vật tươi sống và các sản phẩm
từ động vât 69,86
2 Da sống, da thuộc và các sản phẩm từ
da 6,80
Da sống, da thuộc và các sản phẩm từ
da 8,25
3 Thực phẩm 6,75 Kim loại và các sản phẩm kim loại 6,92
4 Kim loại và các sản phẩm kim loại 4,95 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 4,43
5 Máy móc và thiết bị điện 1,88 Thực phẩm 3,98
6 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 1,63 Máy móc và thiết bị điện 3,42
7 Hóa chất 1,42 Hóa chất 1,10
8 Phương tiện vận tải 0,62 Phương tiện vận tải 1,02
9 Nhựa và cao su 0,44 Đá và thủy tinh 0,44
10 Đá và thủy tinh 0,43 Khoáng sản 0,27
11 Khoáng sản 0,26 Nhựa và cao su 0,26
12 Các sản phẩm thực vật 0,05 Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt 0,01
13 Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt 0,02 Các sản phẩm thực vật 0,01
14 Giày 0,01 Giày 0,01
15 Nhiên liệu 0,00 Nhiên liệu 0,002
Chú thích: Các sản phẩm in nghiêng và đậm là các sản phẩm New Zealand có lợi thế (RCA>1)
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu [169].
Từ phân tích ở trên, có thể thấy AANZFTA đóng vai trò như là cơ sở quan
trọng để Việt Nam cũng như Australia và New Zealand chuyên biệt hóa sản xuất và
xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế hơn. Khi chuyên biệt hóa sản xuất thì nền kinh tế
sẽ trở nên hiệu quả hơn thông qua việc tăng lợi thế từ quy mô và tận dụng được lợi
thế vốn có của quốc gia. Ngoài ra, người lao động sẽ có cơ hội được rèn luyện tay
nghề, từ đó năng suất lao động sẽ tăng do có chuyên môn về ngành nghề đó. Doanh
nghiệp sẽ hoạt động thuận lợi và dễ dàng tiếp cận với chuỗi cung ứng trong khu vực
cũng như thế giới. Đối với người tiêu dùng tại Việt Nam cũng như Australia và New
Zealand, khi chuyên biệt hóa sản xuất thì chi phí sản xuất thấp, cùng với việc giảm
84
thuế nhập khẩu thì giá thành sản phẩm sẽ rẻ hơn. Do đó, người tiêu dùng sẽ được
hưởng lợi từ mức giá thấp hơn và sản phẩm đa dạng, chất lượng hơn.. 0
Thứ hai, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng ưu đãi từ
AANZFTA đều tăng. Theo cam kết, phần lớn những sản phẩm xuất khẩu của Việt
Nam như: nông sản, thuỷ hải sản, dệt may, các sản phẩm chế biến từ gỗ được
Australia và New Zealand giảm thuế xuống 0% vào năm 2010. Đối với thị trường
Australia, Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất là mặt hàng điện thoại và linh kiện; dầu
thô; máy tính, điện tử và linh kiện; giày dép; thủy hải sản; gỗ và sản phẩm gỗ; dệt
may; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác Nếu không kể dầu thô, do giá thị
trường thế giới giảm mạnh, thì 9 mặt hàng trong số 10 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất
sang đạt tốc độ tăng bình quân gấp gần 6 lần tốc độ tăng trưởng chung (20,8%)
Australia trong giai đoạn 2011-2015 [3].
Hộp 3.1: Tình hình xuất khẩu một số hoa quả của Việt Nam sang Australia
Hiện trái Vải Việt được tiêu thụ chủ yếu ở 3 thành phố lớn là Sydney, Melbourne,
Brisbane và tiêu thụ chủ yếu trong cộng đồng người Á Đông. Tại Melbourne, ngoài các siêu
thị lớn thì ở một số chợ như Việt Footscray tại Melbourne cũng bày bán khá nhiều trái Vải.
Mặc dù giá 1kg vải ở Australia khá cao từ 19-21 AUD/kg (khoảng xấp xỉ 400.000 VND)
nhưng vẫn là sự lựa chọn của nhiều người [128].
Ngày 19/9/2016, lô Xoài tươi đầu tiên của doanh nghiệp Agricare Vietnam có mặt
tại thị trường Australia. Hợp tác xã xoài Suối Lớn (xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai), đơn vị hiện đã đàm phán và đạt được thỏa thuận với 2 đối tác đến từ Australia.
Theo đó, thời gian tới, mỗi ngày, sẽ có khoảng 18 tấn Xoài của hợp tác xã nhập khẩu vào thị
trường Australia để bán tại các siêu thị, chợ đầu mối [138].
Sáng ngày 25/9/2017, những lô hàng Thanh long tươi đầu tiên của Việt Nam đã được
đưa tới chợ đầu mối hoa quả ở Sydney, Australia. Từ đó các tiểu thương đem về bày bán ở
các cửa hàng, khu chợ cho người tiêu dùng Australia. Trước đó một ngày, những trái Thanh
long tươi đầu tiên của Việt Nam cũng đã ra sạp ở thành phố Melbourne, bang Victoria [159].
Sau khi ký kết AANZFTA, với mức thuế suất thuế nhập khẩu về 0% ngay khi
Hiệp định có hiệu lực, xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam sang Australia đã có tốc độ
tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2011 – 2016, cụ thể rau quả đạt 27,7%/năm, hạt
điều đạt 12,9%/năm, qua đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước so
với trước khi có Hiệp định.Bộ Công Thương đã và đang phối hợp tích cực với Bộ
85
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháo gỡ rào cản kỹ thuật để mở cửa thị trường
Australia đối với mặt hàng tôm và một số loại trái cây tươi. Mặc dù quá trình đàm
phán đối với mỗi một mặt hàng gặp nhiều khó khăn và nhiều thời gian (thường từ 5 –
10 năm), nhưng đến nay Việt Nam đã hoàn tất việc thâm nhập thị trường Australia
cho vải thiều (năm 2015), xoài (năm 2016), thanh long (2017).
Việt Nam hiện là một trong bốn nhà cung cấp mặt hàng thủy sản lớn nhất cho
thị trường Australia (sau Thái Lan, Trung Quốc và New Zealand) [114]. Mặc dù chỉ
xếp thứ 3 sau Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ song tốc độ tăng trưởng của hàng
dệt may nhập khẩu từ Việt Nam dẫn đầu đầu thị trường này. Cụ thể, kim ngạch xuất
khẩu thủy sản từ Việt Nam trong 5 năm qua cũng tăng rất mạnh, từ 15 triệu USD
năm 2011 đến 225 triệu USD trong năm 2014 (tăng 15 lần) trước khi giảm xuống còn
177 triệu USD năm 2015 (tăng 11,5 lần so với năm 2011) [117]. Ngoài ra, tốc độ
tăng trưởng nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ (chủ yếu là trang trí nội thất), nhập khẩu
từ Việt Nam dẫn đầu thị trường mặc dù nhu cầu nhập khẩu ít biến động.
Đối với New Zealand, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang New Zealand gồm
các mặt hàng như gỗ và sản phẩm gỗ, điện thoại và linh kiện, giày dép, máy vi tính
sản phẩm điện tử, hàng thủy sản, hạt điều Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện
là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất, 106,4 triệu USD, chiếm 34,8% tổng kim ngạch,
tăng 32,71% so với cùng kỳ, đây cũng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh vượt
trội. Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, với 24,2 triệu
USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước tốc độ xuất khẩu mặt hàng này giảm nhẹ,
giảm 6,46%. Kế đến là giày dép các loại, đạt 24,1 triệu USD, tăng 17,84%...Ngoài
mặt hàng điện thoại và linh kiện có tốc độ tăng trưởng mạnh, còn có một số mặt hàng
tăng trưởng khá như: hạt điều tăng 32,26%, đạt 18,4 triệu USD và sản phẩm nội thất
từ chất liệu khác gỗ tăng 13,87%, đạt 2,8 triệu USD trong năm 2015. Nhìn vào biểu
thuế cam kết của New Zealand trong AANZFTA thì hầu hết các mặt hàng này để
được giảm ở mức thuế sâu từ 0% đến 5%. (Xem thêm bảng 26.3- phụ lục 26).
86
Hình 3.12: Chuyển dịch trong tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang Australia và New Zealand theo giai đoạn sản xuất (%)
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dựa trên số liệu [167],[168].
Thứ ba, từ sau khi AANZFTA thành lập, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng hóa vốn và hàng hóa tiêu
dùng, giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu thô và sơ chế; cơ cấu nhập khẩu chuyển
dịch theo hướng ngược lại. Theo số liệu rong hình 3.12, giai đoạn sau khi ký kết
AANZFTA, Việt Nam giảm xuất khẩu nguyên liệu thô sang Australia và New
Zealand. Theo đó, tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng này giảm gần một nửa so với giai
đoạn trước (từ 83,45% xuống còn 43,24%). Trong khi đó, nhóm hàng hóa vốn lại có
sự tăng trưởng vượt bậc sau khi AANZFTA thành lập với tỷ trọng tăng từ 3,13% giai
đoạn 2003-2009 lên đến 25,33% giai đoạn 2010-2016. Điều này cho thấy, Việt Nam
đã biết tận dụng AANZFTA để tăng cường xuất khẩu các mặt hàng máy móc, thiết bị
sang hai quốc gia này thông qua hoạt động đầu tư. Từ đó, có thể mở rộng sản xuất,
xuất khẩu sang thị trường sang hai quốc gia đầy tiềm năng này. Thực tế cho thấy,
tính đến cuối năm 2016, tổng số vốn đăng ký của Việt Nam sang Australia và New
Zealand lần lượt đạt 155,3 triệu USD và 15,9 triệu USD. Sau 1 năm, con số này tăng
lên nhanh chóng đạt 526,77 triệu USD với Australia và 24,64 triệu USD đối với
New Zealand. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư tại Australia trên các
lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng [2]; và đầu tư sang New Zealand đối với các
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe
máy và xe có động cơ [2]. Cùng với đó, nhóm hàng hóa tiêu dùng cũng tăng tỷ trọng
trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam từ 10,94% lên 27,45% sau 8 năm thực
87
hiện AANZFTA. Đây là dấu hiệu tích cực cho nền thương mại của Việt Nam khi có
thể xuất khẩu một số mặt hàng tiêu dùng sang Australia và New Zealand đặc biệt là
các sản phẩm có lợi thế so sánh, tận dụng việc giảm thuế từ hai quốc gia này theo
AANZFTA.
Hình 3.132: Chuyển dịch trong tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam từ Australia và New Zealand theo giai đoạn sản xuất (%)
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên cơ sở dữ liệu trong phục lục [170],[171].
Ở chiều ngược lại, theo hình 3.12, tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
từ Australia và New Zealand đã chuyển dịch theo hướng tăng nhập khẩu các nguyên
liệu thô, giảm nhập khẩu hàng hóa trung gian, vốn và tiêu dùng. Cụ thể, tỷ trọng nhập
khẩu nguyên liệu thô tăng gấp 2,5 lần từ 17,07% giai đoạn 2003-2009 lên đến
42,29% giai đoạn 2010-2016. Việc tăng tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu thô giúp cho
Việt Nam giảm việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong nước và tận dụng được lợi
thế về tài nguyên của Australia và New Zealand với một số mặt hàng như khoáng
sản, dầu mỏ. Ngoài ra, Việt Nam cũng giảm nhập khẩu hàng hóa trung gian từ
Australia và New Zealand từ 69,29% xuống còn 46,32% cho giai đoạn sau khi
AANZFTA được thành lập. Với những ưu đãi về thuế và các chương trình liên kết
với mạng lưới chuỗi cung ứng trong ASEAN theo AANZFTA, các doanh nghiệp
Việt Nam đã phần nào biết tận dụng được ngành công nghiệp phụ trợ trong khối để
tăng cường hiệu quả sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa sang hai đối tác lớn là
Australia và New Zealand.
Thứ tư, mặc dù đã chuyên biệt hóa sản xuất và xuất khẩu được một số mặt
hàng có lợi thế song vẫn còn một số mặt hàng tiềm năng nhưng vẫn chưa có sự dịch
88
chuyển. Cụ thể, đối với cơ cấu xuất khẩu Việt Nam sang Australia, gỗ và các sản
phẩm từ gỗ không có sự thay đổi về vị trí (đứng thứ 11). Thậm chí, nhựa và cao su;
da sống, da thuộc và các sản phẩm từ da mặc dù tăng tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu
của Việt Nam sang Australia song lại giảm 1 bậc so với giai đoạn trước khi
AANZFTA thành lập. Nguyên nhân là do có sự tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu
một số mặt hàng không phải là lợi thế so sánh với Australia như thực phẩm (tăng từ
vị trí thứ 10 với 0,66% lên vị trí thứ 6 (3,67%); kim loại và sản phẩm kim loại (tăng 1
bậc từ vị trí thứ 9 với 0,73% lên vị trí thứ 9 với 2,22%) (xem thêm bảng 3.7). Các sản
phẩm thực vật không phải là mặt hàng lợi thế của Australia nhưng Việt Nam lại nhập
khẩu nhiều hơn sau khi AANZFTA được thành lập, tăng từ vị trí thứ 2 (24,88%)
trong giai đoạn 2002-2009 lên vị trí thứ 1 (30,08%) trong giai đoạn 2010-2016.
Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt vốn là lợi thế so sánh của Việt Nam so với Australia
xong Việt Nam lại nhập khẩu nhiều từ nước này, tăng từ 1,01% giai đoạn trước khi
AANZFTA được thực hiện lên đến 5,38% (tăng 6 bậc) (xem thêm bảng 3.8). Tương
tự như vậy, da sống, da thuộc và sản phẩm từ da là mặt hàng Việt Nam có lợi thế so
với New Zealand song lại giảm tỷ trọng trong tổng số 16 nhóm hàng xuất khẩu sang
New Zealand, từ 3,13% xuống còn 1,63% (xem thêm bảng 3.9). Ngược lại, thực
phẩm không phải thế mạnh của Việt Nam so với New Zealand xong lại tăng 3 bậc từ
2,32% lên đến 3,33% trong cơ cấu xuất khẩu cho giai đoạn sau khi AANZFTA thành
lập. Trong khi đó, mặt hàng này lại giảm 2 bậc xuống từ 5,04% còn 3,29% trong cơ
cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam sang New Zealand, trong khi đây lại là mặt hàng
lợi thế so sánh của New Zealand. Ngoài ra, sản phẩm từ thực vật không phải là mặt
hàng lợi thế của New Zealand xong lại tăng 2 bậc từ 1,22% giai đoạn 2002-2009 lên
đến 3,66% giai đoạn 2010-2016 (xem thêm bảng 3.10). Điều này cho thấy,
AANZFTA chưa có tác động nhiều nhằm giúp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cho
một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam.
Thứ năm, mặc dù có nhiều lợi ích song, chuyên môn hóa cũng khiến cho Việt
Nam gặp phải một số vấn đề nếu không cân đối được cơ cấu sản xuất. Khi chuyên
môn hóa sản xuất, người lao động đối với ngành nghề Việt Nam không có lợi thế so
với Australia và New Zealand như chăn nuôi, khai khoáng, chế biến thực phẩmsẽ
có nguy cơ không có việc làm, từ đó gây nên tình trạng thất nghiệp trong các ngành
nghề này. Ngoài ra, nếu chỉ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế và nhập
89
khẩu các mặt hàng không có lợi thế- nhất là các sản phẩm nguyên nhiên liệu này thì
Việt Nam sẽ phải phụ thuộc nhiều vào hai thị trường này. Xét về dài hạn, nếu
Australia và New Zealand có những thay đổi về chính trị hay kinh tế thì sẽ ảnh
hưởng đến việc cung cấp hàng hóa cho Việt Nam. Nếu Việt Nam không có sự chuẩn
bị chu đáo và chuẩn bị các kịch bản thì không những không tận dụng được các ưu đãi
của AANZFTA mà còn khiến cho AANZFTA ở nhiều thời điểm lại là trở ngại cho
sự phát triển của quốc gia.
3.2.3. Tác động của AANZFTA đến tạo lập thương mại và chuyển hướng thương
mại.
3.2.3.1. Mô hình định lượng
Để xem xét tác động của AANZFTA đến chuyển hướng thương mại và tạo lập
thương mại của Việt Nam với Australia và New Zeland, và từ đó sẽ có những đề xuất
phù hợp để tăng cường mối quan hệ thương mại của Việt Nam và Australia, luận án
sẽ sử dụng mô hình trọng lực để phân tích. Phương pháp hồi quy OLS được áp dụng
để xác định ý nghĩa của các biến trong mô hình và sử dụng Eview 9.0 để chạy. Mô
hình trọng lực sau được sử dụng:
Log Imvjt = βo + β1 log Yvt + β2 log Yjt + β3logDvjt + β4BothinFTA +
β5OneinFTA + uvjt
Trong phương trình này, Log Imvjt là biến phụ thuộc, logYvt, logYjt, logDvjt
là các biến giải thích và BothinFTA và OneinFTA là biến giả. Cụ thể:
• Imvjt là giá trị nhập khẩu của Việt Nam vào đất nước j trong năm t;
• Yvt là GDP của Việt Nam trong năm t;
• Yjt là GDP của đất nước j trong năm t;
• Dvjt là khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và đất nước j;
• β là các hệ số;
• uvjt là biến ngẫu nhiên.
• BothinFTA và OneinFTA là hai biến giả được thêm vào. Biến BothinFTA sẽ
nhận được giá trị là 1 nếu cả Việt Nam và nước đối tác cùng là thành viên của
AANZFTA tại thời điểm t và nhận được giá trị 0 nếu cả Việt Nam và nước đối tác
không cùng là thành viên của AANZFTA. Biến OneinFTA sẽ nhận được giá trị là 1
nếu Việt Nam tham gia AANZFTA nhưng nước đối tác không tham gia AANZFTA
90
tại thời điểm t và nhận giá trị là 0 nếu Việt Nam cùng hoặc không cùng tham gia với
nước đối tác tại thời điểm [97].
Với các giả thuyết có trong mô hình trọng lực, β1, β2 được kỳ vọng là dương,
trong khi β3 được cho là âm. Ngoài ra, khi hai biến BothinFTA và OneinFTA nhận
giá trị dương, Việt Nam sẽ xảy ra hiện tượng tạo lập thương mại khi tham gia
AANZFTA. Ngược lại, hiện tượng chuyển hướng thương mại xảy ra khi chỉ số
BothinFTA dương và OneinFTA âm [97]. Nếu các trường hợp còn lại xảy ra
(BothinFTA và OneinFTA đều âm, BothinFTA âm và OneinFTA dương) thì không
có hiện tượng chuyển hướng hay tạo lập thương mại.
Kết quả chạy mô hình như sau:
Phương trình ước lượng là:
Log Imvjt = -5,310664 + 0,196898 log Yvt + 1,269520 log Yjt - 1,247288 logDvjt +
0,790231 BothinFTA + 1.315874 OneinFTA + uvjt (3)
Có thể thấy F-statistics= 0,000000 <0,05, do đó mô hình có ý nghĩa. Hơn nữa,
R-square = 0,451804 có nghĩa là 45,1804% thay đổi nhập khẩu của Việt Nam với các
quốc gia tham gia AANZFTA có thể được giải thích bằng các biến độc lập trong mô
hình.
Kiểm định giả thuyết: Ho: βj = 0. (j=1, 2, 3)
91
Để bác bỏ giả thuyết này thì |t-Statisticj| > 2 (j=1, 2, 3) do có 176 quan sát (hơn 20
quan sát)
• |t-StatisticLOG(Yvt)|=0,394850 < 2. Không thể bác bỏ giả thuyết β1. Điều
này có nghĩa là LOG(Yvt) không có ý nghĩa trong phương trình (3). Do đó, chúng ta
không thể kết luận tác động của GDP Việt Nam đối với xuất khẩu của Việt Nam sang
các đối tác khác trong AANZFTA.
• |t-StatisticLOGYjt)|= 10,59519 > 2. Có thể bác bỏ giả thuyết β2. Hay nói
cách khác, GDP của nước đối tác có ý nghĩa ở mức 5% với hệ số là 1,269520. Điều
này có nghĩa là nhập khẩu của Việt Nam từ các nước đối tác sẽ chịu ảnh hưởng của
GDP nước đó. Ví dụ, nếu GDP của Australia tăng 1% thì số lượng nhập khẩu của
Việt Nam với Australia sẽ tăng 1,269520%
• |t-StatisticLOG(Dvjt)|= 5,098642> 2. Có thể bác bỏ giả thuyết β3 và biến
khoảng cách có ý nghĩa ở mức 5%. Điều này có nghĩa là nhập khẩu của Việt Nam sẽ
chịu ảnh hưởng bởi khoảng cách hai bên. Biến khoảng cách đạt giá trị âm nên có thể
kết luận rằng, khoảng cách càng xa thì nhập khẩu của Việt Nam với đối tác sẽ càng
ít. So với các quốc gia trong khối, khoảng cách của Việt Nam với Australia khá lớn
nên đây sẽ là điều khó khăn cho nhập khẩu của Việt Nam với quốc gia này.
• Biến BothinFTA và OneinFTA đều mang giá trị dương nên AANZFTA sẽ
tạo ra hiện tượng Tạo lập thương mại cho Việt Nam. Hay nói cách khác, Việt Nam
đang tăng khối lượng nhập khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh, giá rẻ từ các nước
trong khu vực. AANZFTA giúp tăng cường chuyên môn hóa và tính kinh tế của quy
mô nên tăng hiệu quả sản xuất trong các nước thành viên.
Tạo lập thương mại sẽ có tác động tích cực cho người dân và tổng thể phúc lợi
xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, tạo lập thương mại lại có tác động tiêu cực đến nhà
sản xuất và chính phủ Việt Nam. Nguyên nhân là do tăng cường nhập khẩu các mặt
hàng giá rẻ từ nước ngoài sẽ làm cho các nhà sản xuất trong nước, nhất là các nhà sản
xuất các mặt hàng Việt Nam không có lợi thế bị cạnh tranh và giảm lợi nhuận. Điều
này sẽ khiến nhiều lao động sẽ không có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam
sẽ tăng lên. Ngoài ra, việc giảm thuế sẽ làm giảm thu ngân sách của chính phủ. Tuy
nhiên, đây không phải thách thức quá lớn đối với Việt Nam vì quá trình giảm thuế
trong AANZFTA sẽ được diễn ra theo lịch trình và đến 2022 Việt Nam mới phải
giảm toàn bộ thuế quan trung bình xuống hơn 1% và vẫn được bảo hộ một số hàng
hóa trong danh mục nhạy cảm. Do đó, các doanh nghiệp vẫn có thời gian để điều
92
chỉnh chiến lược của mình, thay vì tự sản xuất thì có thể tham gia hợp tác liên doanh
với các doanh nghiệp từ Australia và trong khu vực. Mặc dù không thu được thuế
nhập khẩu như trước đây song nhờ AANZFTA, Việt Nam có thể tăng xuất khẩu và
có thể thu được thuế xuất khẩu nhiều hơn.
Qua mô hình có thể thấy R-square = 0,451804, đây là con số không cao.
Nguyên nhân là vẫn có một số mặt hàng gây nên hiện tượng chuyển hướng thương
mại. Hiện tượng này xảy ra khi các quốc gia chuyển hướng nhập khẩu nhiều hàng
hóa từ các nước bạn hàng quen thuộc (với mức giá trước khi có thuế rẻ hơn) sang
nước nằm trong hiệp định (với mức giá trước thuế đắt hơn). Chuyển hướng thương
mại vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến thương mại hàng hóa hai
chiều. Để tìm xem mặt hàng nào gây hiện tượng chuyển hướng thương mại, luận án
sẽ sử dụng hệ số RCA và ROI.
3.2.3.2. Mặt hàng gây hiện tượng chuyển hướng thương mại trong xuất nhập khẩu
của Việt Nam với Australia
Dựa vào số liệu đã tính toán, có thể thấy một số mặt hàng Australia không có lợi
thế so sánh so với Việt Nam song Việt Nam vẫn nhập khẩu nhiều (Xem bảng 27.1 và
bảng 27.2- Phụ lục 27), cụ thể như sau:
• Hóa chất, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt, giày,
máy móc và thiết bị điện, phương tiện vận tải là các sản phẩm vốn đã gây ra chuyển
hướng thương mại nhưng vẫn không có sự thay đổi sau khi thực hiện Hiệp định. Hay
nói cách khác, đây là nhóm hàng hóa Australia không có lợi thế so sánh so với Việt
Nam nhưng Việt Nam vẫn nhập khẩu nhiều.
• Tuy nhiên, da sống, da thuộc và các sản phẩm từ da là mặt hàng Việt Nam
không còn nhập khẩu nhiều từ Australia. Sau khi thực hiện hiệp định, nhóm hàng này
không gây hiện tượng chuyển hướng thương mại cho nhập khẩu của Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, sau khi AANZFTA được thực thi, có ba mặt hàng Australia
không chịu tác động chuyển hướng thương mại từ Việt Nam trong một số giai đoạn
nhất định, bao gồm: Khoáng sản (từ năm 2014-2015), Máy móc và thiết bị điện (vào
năm 2013-2015), Phương tiện vận tải (từ năm 2007-2015). Chỉ có thực phẩm là hàng
hóa Việt Nam không có lợi thế so sánh với Australia nhưng lại có thể xuất khẩu
nhiều sang nước này (Xem bảng 27.3 và 27.4- Phụ lục 27). Việc Australia nhập khẩu
thực phẩm sẽ có lợi cho các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam khi có thể cạnh
93
tranh được với hàng hóa nội địa của chính Australia và các nước ngoài hiệp định.
3.2.3.3. Mặt hàng gây hiện tượng chuyển hướng thương mại trong xuất nhập khẩu
của Việt Nam với New Zealand
Nhìn chung, qua kết quả tính toán, AANZFTA không gây hiện tượng chuyển
hướng thương mại cho thị trường nhập khẩu của Việt Nam từ New Zealand vì ngoài
nhóm hàng động vật tươi sống và các sản phẩm từ động vật thì chỉ số ROI đều nhỏ
hơn 1 (Xem thêm bảng 28.1 và 28.2- Phụ lục 28). Hay nói cách khác, New Zealand
chỉ có xu hướng xuất khẩu nhiều mặt hàng động vật tươi sống sang thị trường
AANZFTA; đây cũng là mặt hàng New Zealand có lợi thế so sánh vượt bậc so với
Việt Nam và chính mặt hàng này tạo lập thương mại cho thị trường nhập khẩu Việt
Nam. Trong số 10 mặt hàng New Zealand không có lợi thế so với Việt Nam thì
không có mặt hàng nào Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn sau khi AANZFTA được
thành lập. Điều này cho thấy, Việt Nam không phải trải qua hiện tượng chuyển
hướng thương mại đối thị trường New Zealand. Tuy nhiên, với lợi thế gỗ và các sản
phẩm từ gỗ, thực phẩm, kim loại và các sản phẩm kim loại, New Zealand lại chưa tận
dụng được lợi thế của AANZFTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Việt Nam
để tạo lập thương mại thông qua các sản phẩm này. Do đó Việt Nam cần chú trọng
khuyến khích nhập khẩu các sản phẩm này từ New Zealand để tăng các lợi ích tổng
thể ( hay còn gọi là tổng phúc lợi xã hội).
Ở chiều ngược lại, thị trường New Zealand lại có một số mặt hàng gây nên
hiện tượng chuyển hướng thương mại như thực phẩm, gỗ và sản phẩm từ gỗ khi đây
không phải là mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh hơn New Zealand nhưng lại có
xu hướng xuất khẩu nhiều sang thị trường này, nhất là bắt đầu gây nên hiện tượng
này khi AANZFTA được thành lập. Trong khi đó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_asean_uc_new_zealand.pdf