Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các quốc gia

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN 1: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA

1. Hội nhập kinh tế quốc tế

2. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các quốc gia

PHẦN 2: TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

1. Giai đoạn đầu

2. Năm 2003

PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Thực trạng

2.Giải pháp

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Trang

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giới không thể không tham gia. Những tác động mà nó mang lại là vô cùng to lớn, tuy phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong, bên ngoài, nhưng ảnh hưởng tới muôn mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. phần 2 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 1. Giai đoạn đầu Những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế trên nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Do phải trải qua hơn 30 năm chiến tranh, nền kinh tế của chúng ta có xuất phát điểm rất thấp. Ngoài ra, những thiếu sót, sai lầm trong chỉ đạo phát triển kinh tế, duy trì nền kinh tế tập trung quan liêu trong thời gian dài làm cho Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, uy tín của Đảng bị giảm sút nghiêm trọng trong những năm trước khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1986). Bởi vậy, tháng 12/1986, Đại hội Đảng 6 của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế tập trung vào xoá bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn 1986 – 1990 là giai đoạn sản xuất được phục hổi, kinh tế tăng trưởng và điều quan trọng hơn cả là chuyển đổi sang cơ chế mới cho dù vẫn còn tàn dư của cơ chế cũ trước khi khối Đông Âu tan rã. Bước đột phá đáng kể tiến tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vào tháng 6/1991, Đại hội 7 của Đảng đã tiến hành đánh giá thành quả đổi mới và tiếp tục đề ra chính sách đối ngoài phù hợp với xu thế của thế giới là đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế nhằm tạo thế và lực, đồng thời chuẩn bị cho thu hút đầu tư nước ngoài trong thời kỳ đổi mới. Đây chính là những quyết sách vô cùng đúng đắn, một mặt, giúp Việt Nam thoát khỏi sự khủng hoảng trầm trọng và mặt khác, tạo cơ sở cho giai đoạn phát triển mới cũng như hội nhập kinh tế quốc tế đưa đất nước đi lên với chiến lược “ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”. Giai đoạn 1991 - 1996 đã đạt được những thành tựu cơ bản như cơ chế quản lý đã thay đổi căn bản, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 8,2%), đạt kỷ lục thu hút vốn đầu tư nước ngoài 50%/năm, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy lùi lạm phát và đặc biệt tăng cường kinh tế đối ngoại. Trong giai đoạn này, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ bình thường với tất cả các nước, các trung tâm chính trị lớn trên thế giới. Đặc biệt, 7/1995, đánh dấu sự tích cực hội nhập của Việt Nam bằng bước ngoặt trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). Cùng tháng này, Việt Nam và EU đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật, đồng thời bình thường hoá quan hệ thương mại với Mỹ và tiến hành nộp đơn gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đến cuối năm 1996, Việt Nam chính thức quan hệ với trên 120 nước, tổng vốn ODA giành cho chúng ta đạt mức 8,53 tỷ USD. Tháng 6/1996, Đại hội Đảng 8 khẳng định quyết tâm một lần nữa đổi mới kinh tế toàn diện và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Giai đoạn này Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành cải cách môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hệ thống tài chính cho phù hợp với thông lệ quốc tế, tiếp tục thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Đây chính là những đường lối chỉ đạo hết sức sáng suốt của Đảng ta, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, Đại hội Đảng 9 đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 nhằm xây dựng Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” theo phương châm “Việt Nam sẵn sàng làm bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ, cùng phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, đặt mục tiêu về cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Đồng thời không ngừng đẩy mạnh vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, gắn chặt nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Trên tinh thần đó, bản Phương hướng, Nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường kết cấu hạ tầng, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền Cụ thể hoá với mục tiêu đặt ra, kinh tế Việt Nam phải đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,5%, gấp đôi so với năm 1995, kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt mức tăng 16%/năm, tăng dần tỷ trọng công nghiệp khoảng 38 - 39% , ngành dịch vụ 41 - 42%, ngành nông, lâm ngư nghiệp 20 - 21%. Để thực hiện được mục tiêu đó, hội nhập kinh tế quốc tế trở nên vô cùng cần thiết nhằm tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế cũng như thu hút mạnh đầu tư, hợp tác của nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời không ngừng chủ động hội nhập có hiệu quả. 2. Năm 2003 Là năm mà Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể. Đầu tiên phải kể đến thành công của vòng đàm phán thứ 7 gia nhập tổ chức WTO diễn ra vào tháng 12 năm 2003 mà thế giới đánh giá Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong chính sách kinh tế làm cơ sở cho kết hoạch và quyết tâm gia nhập tổ chức thương mại toàn cầu này vào năm 2005 theo dự kiến. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam có thể khẳng định là gian nan và kiên trì trải qua gần 10 năm kể từ lần đầu tiên nộp đơn vào năm 1995. Sau đây là tiến trình của Việt Nam tiến tới gia nhâp WTO: 1995: Nộp đơn xin gia nhập WTO 8 - 1996: Cung cấp cho WTO về chế độ ngoại thương 7 - 1998: Tiến hành phiên họp đa phương đầu tiên với Ban công tác về sự minh bạch hoá các chính sách thương mại 12 - 1998: Họp đa phương lần thứ hai 7 - 1999: Họp đa phương lần thứ ba 11 - 2000: Họp đa phương lần thứ tư về sự minh bạch chính sách kinh tế thương mại 4 - 2002: Họp phiên đa phương lần thứ năm (phiên đầu tiên về mở cửa thị trường) 5 - 2003: Phiên thứ sáu tiếp tục đám phán về mở cửa thị trường 12 - 2003: Họp phiên thứ 7. Nếu là thành viên của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được cải thiện tốt hơn rất nhiều. Bởi vì, tổ chức này hiện có tới 148 thành viên, hàng hoá xuất khẩu của họ chiếm tới 97% tổng doanh thu xuất khẩu trên toàn thế giới. Việt Nam sẽ được hưởng các mức thuế thấp hơn nhiều so với hiện nay khi xuất khẩu hàng hoá sang các nước thành viên. Vì thế, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lớn hơn và có nhiều cơ hội tiêu thụ sản phẩm hơn. Đặc biệt, trong trường hợp có tranh chấp pháp lý, Việt Nam có thể dựa vào các nguyên tắc của tổ chức này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do WTO là tổ chức có nguyên tắc nhất định, cho nên khi gia nhập tổ chức này thì Việt Nam phải không ngừng cải tổ nền kinh tế trong nước và tiến hành các bước chuẩn bị hội nhập cho thật tốt. Ngoài ra, 2003 là năm thứ hai mà chúng ta thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) với những kết quả làm thoả mãn yêu cầu của cả hai bên. Chúng ta đã tiến hành thực hiện các cam kết đẩy mạnh xúc tiến thương mại từ cấp bộ đến các doanh nghiệp, làm cho toàn bộ các bộ phận cấu thành trong nền kinh tế hiểu được những yêu cầu đặt ra và tầm quan trọng của hội nhập kinh tế. Đồng thời, chúng ta cũng tích cực tham gia các cuộc đàm phán và ký kết hợp định thương mại với rất nhiều quốc gia nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam đã ký hiệp định khung với Mỹ về hàng không và đang chuẩn bị mởi đường bay trực tiếp và tiến hành thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại tại thủ đô tài chính nước Mỹ (New York). Tuy vậy, năm 2003, chúng ta phải chịu nhiều sức ép đáng kể như hạn ngạch hàng dệt nay, vụ kiện cá da trơn (catfish), tôm v.v Dù vậy, đây chính là thách thức mà chúng ta phải đổi mặt và vượt qua, đồng thời, khẳng định được lợi thế so sánh một số mặt hàng của ta khi xuất sang thị trường Bắc Mỹ nói chung và Mỹ nói riêng. Cụ thể, Mỹ dành cho hàng dệt may Việt Nam khoảng 1,7 tỷ USD, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều đã đạt tới 4 tỷ USD so với 2,8 tỷ của năm 2002 góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu chung trên 20% và sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo quy định có tổng số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng và số lượng nhân công dưới 300 người). Sau đây là số liệu thống kê thương mại trên một số lĩnh vực chính của năm 2003: XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 1. Kết quả Ước đạt 19.870 triệu USD, tăng 7,4% so với kế hoạch phấn đấu cả năm (18,5 tỷ USD), tăng 18,9% so với cựng kỳ năm 2002; trong đú, cỏc doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 9.906 triệu USD, tăng 12,1%, cỏc doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài đạt 9.964 triệu USD, tăng 26,6%. 2. Nhận định tỡnh hỡnh và nguyờn nhõn 2003 là năm cú kim ngạch cao nhất từ trước đến nay, nhưng về tốc độ chỉ cao nhất trong 3 năm trở lại đõy (năm 2000 tăng 25,3%, năm 2001 tăng 4%, năm 2002 tăng 11,2%) và vượt xa mục tiờu Quốc hội đề ra (11%). Kết quả kim ngạch và tốc độ tăng trưởng từng thỏng so với cựng kỳ năm 2002 như sau: T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Kim ngạch (tỷ USD) 1,77 1,29 1,60 1,61 1,8 1,68 1,78 1,68 1,58 1,65 1,54 1,70 Tăng trưởng (%) 61,5 44,4 26,4 22,7 24,9 24,0 15,9 10,3 5,0 7,4 1,1 0,4 Việc kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục gần 20 tỷ USD (19,96) là một thành tựu kinh tế đáng kể của Việt Nam trong năm vừa qua cho dù mức nhập siêu cũng lớn nhất từ trước tới nay. Hàng hoá Việt Nam có sức hấp dẫn đối với thị trường thế giới đặc biệt là đã vươn đến thị trường các nước châu Phi, Mỹ, Mỹ La tinh và châu Âu. NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ 1. Kết quả Đạt 24.945 triệu USD, tăng 21,7% so với kế hoạch phấn đấu cả năm (20,5 tỷ USD), tăng 26,4%; trong đú, cỏc doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 16.240 triệu USD, tăng 24,6%, cỏc doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài đạt 8.705 triệu USD, tăng 29,8%. 2. Nhận định tỡnh hỡnh và nguyờn nhõn 2003 là năm cú kim ngạch nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay và cú tốc độ tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đõy (năm 2001 tăng 3,4%, năm 2002 tăng 22,1%). T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Kim ngạch (tỷ USD) 1,79 1,71 2,08 2,23 2,30 2,03 2,00 1,83 2,08 2.12 2,15 2,20 Tăng trưởng (%) 32,4 57,0 42,4 45,4 29,7 29,5 17,0 8,7 24,2 14,5 13,2 2,40 DỊCH VỤ Lĩnh vực du lịch Cả năm 2003, ngành du lịch đó đún được 2.429.784 lượt khỏch quốc tế và 13 triệu lượt khỏch trong nước, doanh thu đạt khoảng 20 nghỡn tỷ đồng. Lĩnh vực bưu chớnh viễn thụng Tổng doanh thu phỏt sinh đạt 23.045 tỷ đồng, tăng 1,34% so với thực hiện năm 2002 và vượt 9,1% so với kế hoạch; trong đú dịch vụ bưu chớnh - viễn thụng vượt 11,1% so với kế hoạch và tăng 3,3% so với thực hiện năm 2002. Vận tải hàng khụng Ước tớnh năm 2003 vận chuyển được trờn 4 triệu lượt hành khỏch, tăng 2,1% so với năm 2002, chủ yếu gặp nhiều khú khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS. Ngành hàng khụng mở thờm một số tuyến quốc tế mới, phối hợp với ngành Du lịch tổ chức nhiều đợt xỳc tiến, quảng bỏ trong và ngoài nước. Vận tải biển Tổng lượng hàng qua cỏc cảng biển dự tớnh đạt mức 115 triệu tấn, tăng 12,7% so với năm 2002. LAO ĐỘNG Năm 2003, cả nước đưa được 75.000 lao động và chuyờn gia đi làm việc tại nước ngoài, tăng 63% so với năm 2002 và vượt 50% so với kế hoạch năm; đưa tổng số lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài lờn khoảng 340.000 người (tỷ lệ lao động cú nghề là 35,5%), tại hơn 40 nước và vựng lónh thổ. Năm 2003, tổng thu Ngân sách Nhà nước đạt 132,5 nghìn tỷ đồng, vượt 7,1% dự toán năm. Chi cả năm 167,7 nghìn tỷ đồng, vượt 6,1% dự toán. Trong quan hệ kinh tế với các nước thuộc khối ASEAN, năm 2003, Việt Nam chuyển sang giai đoạn hai cắt giảm thuế quan theo hiệp định CEPT/AFTA với việc tiếp tục cắt giảm 755 dòng thuế xuống còn từ 20% - 5% và tiến tới thực hiện tinh thần tới năm 2006 sẽ chỉ còn từ 0 - 5% và hoàn thành lộ trình này vào năm 2013. Có thể nói, lộ trình cắt giảm thuế trong khu vực ASEAN đã đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi thế hơn vì một số nước như Singapore đã thực hiện chương trình này từ vài năm trước đây với mức thuế suất chỉ còn 0 - 5% và thậm chí, thuế nhập khẩu chỉ còn 0%. Ngoài ra, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã đi đến thoả thuận phát hành trái phiếu trong khu vực trong thời gian tới và chủ trương tiến tới tạo lập một cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020 (mục tiêu của Đại hội Đảng 9 nhằm trở thành nước công nghiệp hoá và hiện đại hoá) Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có tiềm năng tăng mạnh khi chúng ta ký kết Hiệp định bảo hộ đầu tư với Nhật Bản với mục tiêu thu hút nhiều hơn nữa FDI từ quốc gia này và các dự án của EU, Mỹ và các quốc gia phát triển khác vào Việt Nam góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng của GDP. Năm 2003, có 620 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký là 1.550 triệu USD, tuy giảm 18% về số dự án, nhưng tăng 7,7% về lượng vốn. Những thành tựu của Việt Nam nói chung và trong tiến trình hội nhập nói riêng đã được các đối tác quốc tế tin tưởng và đánh giá cao với điển hình nhất là cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam vay trong năm tới mức 2,8 tỷ USD cao nhất từ trước tới nay. Có thể khẳng định rằng đây là một thành công lớn của Việt Nam trong điều kiện hầu hết các nhà tài trợ đều cắt giảm viện trợ đối với các quốc gia khác. Hiện nay, Việt Nam đã ký được 85 hiệp định thương mại với các nước để mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy phát triển và thu hút trên 40 tỷ USD vốn FDI và khoảng gần 20 tỷ USD vốn ODA (tuy rằng Việt Nam hiện nay không còn được xếp vào diện nước nghèo phải nhận viện trợ?!) Nhìn chung, trong hơn 15 năm thực hiện công cuội đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực tiễn cho thấy công cuộc đổi mới ở Việt Nam phù hợp với xu thế chung của thế giới và bản thân nội lực của đất nước. Những năm đầu của thế kỷ 21, xu hướng này ngày càng thuận lợi hơn cho Việt Nam với sự phát triển kinh tế nhanh và ổn định, đồng thời, chủ động và tích cực tham gia toàn diện vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tiến tới thu hẹp khoảng cách với các nước khác trong khu vực, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi vậy, Việt Nam phải tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và để thực hiện được điều đó phải hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động. Phần 3 thực trạng và giải pháp 1. Thực trạng Khi thế giới chuyển sang cấp độ toàn cầu hoá kinh tế thì nước ta cũng bước vào giai đoạn của tiến trình đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phát huy hết nội lực, nâng cao lợi thế so sánh cũng như tranh thủ tiềm năng của nước ngoài, Việt Nam cần nhanh chóng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, để đạt được điều đó, trước hết phải biết được thực trạng của nền kinh tế Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp khả thi mang tính kế hoạch cao cho mục tiêu đặt ra để biến hội nhập kinh tế quốc tế thành phương thức tốt nhất để kết hợp nội lực với ngoại lực tạo thành sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, do tiến trình hội nhập của chúng ta còn thấp, chủ yếu ở cấp độ song phương và bắt đầu tiến hành hội nhập với khu vực nên chưa tận dụng được các cơ hội phát triển cũng như phải đối mặt với thử thách. Trong khi đó, phần “nội lực” của Việt Nam tuy đạt được những con số ấn tượng nhưng dù sao vẫn chưa phản ánh được bản chất của sự phát triển đất nước, chưa thấy hết những bất cập trong hoạt động quản lý, điều hành phát triển nền kinh tế. Trước hết phải nói rằng, năng lực cạnh tranh của Việt Nam thậm chí chỉ so với một số nước trong khu vực thôi còn quá thấp, nói gì tới các nước phát triển. Để doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam có thể đứng vững và tận dụng được cơ hội từ quá trình hội nhập, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải nâng cao sức cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được chia làm ba cấp độ: Năng lực cạnh tranh quốc gia; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Những năm qua, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam có sự gia tăng: Năm 1997, đứng thứ 49/53 quốc gia; năm 1998 tăng lên 39/53 do các nước trong khu vực lâm vào khủng hoảng tài chính - tiền tệ; năm 2002 xếp hạng trên 80 nước; năm 2003, theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), đứng 60/120 nước. Tất nhiên, theo các tổ chức quốc tế thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp. Trong khi đó, vai trò quản lý hành chính của các cơ quan Nhà nước còn nhiều bất cập, chồng chéo về chức năng, phạm vi và thẩm quyền. Trong một số trường hợp, cơ quan nhà nước thậm chí còn can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói theo ngôn ngữ luật pháp là dùng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động kinh doanh đi ngược với các quy luật của thị trường Nghị quyết Đại hội 9 đã phân tích sâu sắc nội dung vấn đề cải cách hành chính. Mặc dù công cuộc cải cách hành chính của chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhưng vẫn còn một số tồn tai chủ yếu như: Thể chế hành chính vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của phát triển kinh tế, thực hiện cơ chế pháp luật không đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống, kỷ cương bị vi phạm nghiêm trọng Tổ chức bộ máy hành chính cồng kềnh, thiếu hiệu quả, đùn đẩy trách nhiệm, mối quan hệ giữa Chính phủ với các bộ, ngành, giữa Trung ương, địa phương vẫn chưa cụ thể, thiếu nhất quán Đội ngũ cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những tồn tại trờn trong cải cỏch hành chớnh đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế của cỏc doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia. Để hỗ trợ cho quỏ trỡnh hội nhập mang lại hiệu quả thiết thực, một trong những yờu cầu quan trọng cấp thiết hiện nay đối với nước ta là tiếp tục đẩy mạnh cải cỏch hành chớnh theo hướng: đẩy mạnh cải cỏch hành chớnh đồng bộ với đổi mới kinh tế, đổi mới hệ thống chớnh trị và mở cửa hội nhập nhằm thực hiện mục tiờu xõy dựng một nền hành chớnh trong sạch, vững mạnh, hoạt động cú hiệu lực, hiệu quả, phục vụ sự phỏt triển kinh tế - xó hội và nhõn dõn tốt hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù đã được hoạt động trong môi trường pháp lý tương đối thông thoáng, nhưng sự bất bình đẳng giữa hệ thống doanh nghiệp quốc doanh (doanh nghiệp nhà nước) và hệ thống doanh nghiệp dân doanh vẫn còn rất lớn. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, ít có quốc gia nào trên thế giới lại có số lượng doanh nghiệp nhà nước nhiều như ở Việt Nam (khoảng hơn 5.429) mà lại hoạt động kém hiệu quả như vậy (mặc dù số doanh nghiệp báo cáo tài chính có lãi trên 71,1%, nhưng nếu đánh giá thực chất thì chưa đầy 40% số lượng doanh nghiệp làm ăn có lãi trong năm vừa qua). Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách triệt để của Nhà nước, không phải doanh nghiệp nhà nước nào cũng vận động tích cực chuẩn bị cho quá trình hội nhập, nhất là khi chúng ta thực hiện CEPT/AFTA và gia nhập tổ chức thương mại toàn cầu WTO trong giới gian sắp tới. Thậm chí vẫn còn nhiều doanh nghiệp vẫn ỷ lại lợi thế của Nhà nước, trong khi đó, họ lại có lợi thế hơn rất nhiều với các nguồn lực như đất đai, con người so với các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì thế, năng lực cạnh tranh Việt Nam bị giảm sút đáng kể cho dù các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: liên doanh, 100% vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh), khu vực dân doanh có những cố gắng nhất định làm tăng tỷ trọng trong GDP. Chính sự yếu kém của hệ thống doanh nghiệp quốc doanh làm cản trở phần nào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như việc phát huy tối đa lợi thế so sánh của Việt Nam trên trường quốc tế. Nếu xếp hạng năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp, năm 2003, Việt Nam cao hơn năm trước 11 bậc, vượt Philippines và Nga, cách Trung Quốc 4 bậc. Quá trình phát triển của Việt Nam mới chỉ theo chiều sâu và về cơ bản vẫn duy trì chính sách bảo hộ đối với sản phẩm công nghiệp thiếu sức cạnh tranh, hiệu quả thấp trong khi giá thành cao. Các thông tin thị trường, xúc tiến thương mại còn kém. Thương mại điện tử chưa phát triển, cản trở sự hội nhập của doanh nghiệp. Thị trường tài chính, ngân hàng tiềm ẩn rủi ro do lãi suất đồng Việt Nam bị đẩy lên quá cao so với mặt bằng lãi suất trong khu vực làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Thị trường vốn còn hạn hẹp, quy mô quá nhỏ Một vấn đề phải nói tới là sự phát triển bền vững của Việt Nam trong quá trình đổi mới. Khái niệm phát triển “bền vững” xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây. hội nhập kinh tế quốc tế một mặt góp phần đáng kể làm tăng mức sống dân cư, cải thiện phúc lợi xã hội nhưng mặt khác lại huy hoại môi trường và những hậu quả lâu dài khác Vì vậy, có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của Việt Nam nếu không chủ trương có chính sách phát triển cả về số lượng nhưng không coi nhẹ chất lượng và tính bền vững. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn kết thị trường nội địa với thị trường thế giới là yêu cầu bức thiết để đẩy nhanh CNH và HĐH cũng như hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Tuy rằng,Việt Nam không còn thuộc nhóm các nước nước nghèo phải nhận viện trợ, mức thu nhập bình quân đầu người đã đạt mức 450 USD/năm (năm 2003), chúng ta lại có dân số đông (81 triệu người) nhưng sức mua lại rất hạn chế, tích luỹ gần như chẳng có gì (tổng chi vẫn nhiều hơn tổng thu thực tế), do đó, khó có thể tái đầu tư sản xuất có hiệu quả. Một khó khăn khác là phần lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng là từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA làm tăng gánh nặng cho các thế hệ sau này. Ngoài ra, 2003 là năm Việt Nam đạt mức cao chưa từng có về tình trạng nhập siêu. Tất nhiên, người ta có thể lý giải một cách đơn giản là chúng ta nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị nhưng đây cũng là vấn đề cần lưu ý trong tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam và nó cũng là thực trạng trong vô vàn những tồn tại khác mà chúng ta đã, đang và sẽ trải qua. Mặc khác, hàng tiêu dùng nhập khẩu vào Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn và chưa có dấu hiệu tụt giảm. Trong khi đó, kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu, dịch vụ lao động chưa thật sự đáp ứng yêu câu phát triển, sự gắn kết của thị trường trong nước và thị trường quốc tế chưa chưa thực sự chặt chẽ, đồng bộ. Việc tiếp cận, thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu chưa vững chắc. Những yêu cầu của mở cửa thị trường về thuế, các biện pháp phi thuế quan trong thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư chưa được nhận thức kịp thời đầy đủ để lỡ cơ hội và thậm chí còn thua thiệt, giảm giá trị như những trường hợp liên quan đến hàng rào kỹ thuật xuất khẩu hàng hoá vào các nước châu Âu. Các cơ quan có thẩm quyền như Cục xúc tiến thương mại (Bộ thương mại) hay Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tuy đã nỗ lực phấn nào hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu và thăm dò thị trường nước ngoài, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thiếu thông tin trầm trọng về thị trường quốc tế, khu vực, nhất là về các định chế, quy tắc, nguyên tắc, thị hiếu, tập quán, các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng hàng hoá và dịch vụ. Ngoài ra, vấn đề bức xúc khác có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mà không thể không thể không nói tới là môi trường đầu tư không có tính “dự báo” và chế độ hai giá. Các loại dịch vụ như điện (luỹ tiến), viễn thông, hàng không còn khá cao, vẫn còn có sự phân biệt, đối xử. 2. Giải pháp Dựa trên những tồn tại đó, phải chăng cần phải tập trung trí tuệ để nghiên cứu để đề ra một chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển kinh tế và xây dựng CNXH. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã tập trung vào việc phát triển Uỷ ban Quốc gia Hợp tác Kinh tế Quốc tế, giúp cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoạch định chiến lược cho tương lai. Thứ nhất, phải xác định cơ sở lý luận của Đảng một cách rõ ràng về tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Tiến hành công tác tư tưởng, tuyên truyền, giải thích trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, trong các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân để có được nhận thức, hành động thống nhất về hội nhập kinh tế quốc tế, coi đó là vấn đề bức xúc cần phải được giải quyết. Thứ hai, phải nhận rõ được những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập với mục tiêu xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ và lợi thế so sánh cũng như những ưu, nhược điểm để tìm ra cách thức phát huy lợi thế của chúng ta và hạn chế những mặt tiêu cực của quá trình này. Đồng thời, liên tục tổng kết và rút ra kinh nghiệm trong quá trình hội nhập. Thứ ba, đề ra chiến lược cụ thể rõ ràng trong ngắn, trung và dài hạn một cách có cơ sở khoa học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, phải nâng cao sức trạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như nước ngoài, giải quyết các vấn đề về bảo hộ mậu dịch và trợ cấp gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0157.doc