Tác động của truyền thông với sự phát triển của thực tiễn và lý luận nghệthuật

Chúng ta thấy rất rõ xu hướng cá nhân hóa trong sáng tạo và tiếp

nhận, tiêu dùng nghệthuật đương đại. Mọi tác phẩm nghệthuật dường

như đều xuất phát từtình cảm, kinh nghiệm cá nhân của người nghệsỹ

hoặc hướng tới quá trình tiếp nhận đa nghĩa, bởi sựtiếp nhận- theo quan

điểm mỹhọc mới- tuỳthuộc vào nền văn hoá mà các cá nhân sởthuộc và

tuỳthuộc vào khảnăng phản ánh hiện thực thông qua hành động giải trình

ngôn ngữ(discourse) của chúng. Ngoài ra, những nhà lý luận nghệthuật

còn đưa ra nhiều thuật ngữ đểminh họa, diễn giải cho thực tiễn nghệ

thuật mới này. Đó là những thuật ngữnhư“liên văn bản”, hay như“cái

chết của tác giả”, hay “trò chơi ngôn ngữ”.v.v.

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của truyền thông với sự phát triển của thực tiễn và lý luận nghệthuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN NGHỆ THUẬT Sự phát triển của thực tiễn và lý luận nghệ thuật - dù ở đâu, thời kỳ lịch sử nào cũng vậy - thường phụ thuộc vào 3 nhân tố quan trọng và phổ quát nhất: Sự phát triển của khoa học và công nghệ; những chính sách chính trị (trong đó bao gồm cả những chính sách về văn hóa và nghệ thuật); những nhà tư tưởng và nghệ sỹ lớn. Bài viết này chỉ bàn đến những thay đổi có tính chất cách mạng của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đến sự phát triển của thực tiễn và lý luận nghệ thuật như thế nào? Hiện nay, nhờ các phương tiện truyền thông mới mà các cá nhân đã vượt qua được tất cả các đường biên giới quốc gia và qua đó tiếp cận được với tất cả những thành tựu của loài người trong đó có nghệ thuật. Nói cách khác, những hạn chế về bối cảnh kinh tế, chính trị của một quốc gia không còn có ý nghĩa quyết định quan niệm thẩm mỹ, cách hiểu về nghệ thuật, các kỹ năng và trào lưu sáng tác hay phê bình của người dân ở nước đó như xưa nữa. Vì vậy, chưa bao giờ cái mới trong nghệ thuật ở Việt Nam lại xuất hiện nhiều như những năm vừa qua. Chỉ cần điểm qua các sự kiện trong đời sống mỹ thuật ở những năm qua chúng ta sẽ thấy rõ: Không gì trên thế giới có mà ta không có! Từ các trường phái tranh hiện đại (với nhiều chủ đề, đề tài xưa nay vốn là “cấm kị”) đến video art, đến installation, đến performence art, đến việc tổ chức sự kiện mang tính quảng cáo (như những đêm thời trang do Tạp chí Đẹp tổ chức). Điều đáng nói ở đây là, tất cả những cái được coi là mới trong thực tiễn nghệ thuật ở Việt Nam như đã nêu ở trên đều không hoặc chưa được dạy trong các trường nghệ thuật chính thống của ta. Vậy những tri thức ấy, những quan điểm và kỹ năng sáng tạo nghệ thuật ấy được học từ đâu nếu không phải từ Internet??? 1. Việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới ngày càng trở nên phổ biến là một chỉ báo của một quá trình cá nhân hoá (individualization), theo đó các cá nhân trong xã hội đều mong muốn được thể hiện cái tôi của mình, được tự do trong suy nghĩ, sinh hoạt và hành động. Chính quá trình cá nhân hoá đã thay đổi cơ bản các hình thức và cả phương thức sinh hoạt văn hoá của người dân hiện nay: Mỗi cá nhân đều có sự lựa chọn hay từ chối những hàng hoá văn hoá (vốn rất phong phú, đa dạng) chứ không phải kiểu tiêu thụ hàng hoá là sản phẩm của thời kỳ thông tin một chiều, áp đặt của các phương tiện và quan điểm truyền thông truyền thống. Hơn thế nữa, sự sáng tạo văn hóa, nghệ thuật không chỉ là đặc quyền của riêng ai, về nguyên tắc, hiện nay nó là quyền và cơ hội của tất cả mọi cá nhân. Không phải tình cờ hay ngẫu nhiên mà năm 2007, Tạp chí Time của Mỹ đã bình chọn nhân vật xuất sắc nhất trong năm, và lần đầu tiên, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mới đã được thể hiện thông qua việc nhân vật được bình chọn là YOU (bạn). Trước hết, quá trình cá nhân hóa mạnh mẽ đã làm suy yếu đi sức mạnh của những biểu tượng truyền thống (những biểu tượng từ lĩnh vực chính trị đến nghệ thuật). Trước kia, mỗi một xã hội, mỗi một dân tộc thường duy trì những giá trị và chuẩn mực văn hóa của mình, trong đó có nền nghệ thuật, theo những biểu tượng riêng. Những biểu tượng ấy với tư cách là các cấu trúc xã hội không chỉ thống nhất tâm trí và hành động của các cá nhân trong một xã hội nhất định (theo cách đồng cảm- một thuật ngữ khá quan trọng trong xã hội học), mà nó còn như là một áp lực xã hội có tính chất mệnh lệnh. Điều đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là: Những ai không tuân thủ “mệnh lệnh” của những biểu tượng đó đều bị coi là “thiểu số”, là “lệch chuẩn”. Chính hệ biểu tượng ấy, hệ giá trị ấy đã trở thành hệ quy chiếu thẩm mỹ cho các hoạt động sáng tạo và tiêu dùng nghệ thuật. Điều này giải thích tại sao chúng ta thường phân biệt các tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao - thấp, bác học - bình dân… phân biệt thị hiếu lành mạnh với thấp hèn, hoặc thị hiếu cao, tinh tế với thị hiếu thấp, dung tục... Khi nền kinh tế thị trường chiếm vị trí ưu thắng cùng với khi chủ nghĩa cá nhân đã hình thành và phát triển thì những sở thích cá nhân, những thị hiếu cá nhân nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân được đặt lên hàng đầu: tôi thích gì tôi sáng tạo hay tiêu dùng cái đó không cần phải quan tâm nhiều đến việc xã hội có thừa nhận nó hay không! Điều đó dẫn đến một tâm lý khá phổ biến trong xã hội tiêu dùng hiện đại là “không đụng hàng”, là dùng ”hàng độc”... Thậm chí điều này còn trở thành một giá trị thẩm mỹ trong xã hội hiện đại: Một người sẽ được coi là “tỉnh” khi các sản phẩm mà anh ta tiêu dùng có tính cá nhân hóa cao, ngược lại sẽ bị coi là “quê”. Giá trị này lấn át cả các giá trị chính trị hay kinh tế (nó không phụ thuộc nhiều vào việc đắt hay rẻ, có ý nghĩa lịch sử hay không, có ích lợi hay không). Xuất phát từ thực tiễn này của xã hội, trong nghệ thuật đương đại đã có những thực tiễn mới: tất cả những phân loại theo kiểu cao - thấp, bác học - bình dân, truyền thống- hiện đại trong nghệ thuật dần dần bị bác bỏ, thậm chí những ranh giới giữa nghệ thuật với đời sống thường ngày cũng bị xóa nhòa. Chúng ta thấy rất rõ xu hướng cá nhân hóa trong sáng tạo và tiếp nhận, tiêu dùng nghệ thuật đương đại. Mọi tác phẩm nghệ thuật dường như đều xuất phát từ tình cảm, kinh nghiệm cá nhân của người nghệ sỹ hoặc hướng tới quá trình tiếp nhận đa nghĩa, bởi sự tiếp nhận- theo quan điểm mỹ học mới- tuỳ thuộc vào nền văn hoá mà các cá nhân sở thuộc và tuỳ thuộc vào khả năng phản ánh hiện thực thông qua hành động giải trình ngôn ngữ (discourse) của chúng. Ngoài ra, những nhà lý luận nghệ thuật còn đưa ra nhiều thuật ngữ để minh họa, diễn giải cho thực tiễn nghệ thuật mới này. Đó là những thuật ngữ như “liên văn bản”, hay như “cái chết của tác giả”, hay “trò chơi ngôn ngữ”.v.v.. Trong lĩnh vực nghệ thuật, luận điểm này tuyệt đối hoá vai trò cá thể trong quá trình sáng tạo- tiếp nhận nghệ thuật- Đó hoàn toàn là một quá trình chủ quan hoá. Nó hoàn toàn đối lập với quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, coi tác phẩm là trung tâm và mang tính khách quan, mà người tiếp nhận nó phải hướng đến những giá trị được coi là khách quan đó. Cũng cần phải thêm rằng, chính truyền thông mới tạo điều kiện cho cách tiếp nhận nghệ thuật mới. Thời nay, thông qua Internet các tác phẩm có thể đi thẳng, trực tiếp đến người tiếp nhận mà không cần phải qua bất kỳ một trung gian nào (như giới thiệu, phê bình, kiểm duyệt). Như thế, người tiếp nhận nghệ thuật được tôn trọng tuyệt đối, họ có thể cảm thụ và bình giá tác tác phẩm bằng chính cảm quan của mình, bằng chính vốn sống và kinh nghiệm sống của mình... Điều này cũng giải thích cho tính đa nghĩa và đa chức năng của nghệ thuật đương đại. 2. Mặt khác, chính nhờ quá trình cá nhân hoá này, các cá nhân có điều kiện kết nối với những người khác có cùng sở thích, thị hiếu cũng như những quan điểm chính trị, xã hội và thậm chí cả những liên kết kinh tế. Những liên kết này kiến tạo ra những cộng đồng đặc biệt (các nhà nghiên cứu gọi là cộng đồng văn bản). Nếu như ở thời các phương tiện truyền thông đại chúng cũ, các thông tin được truyền ra mang tính một chiều- các cá nhân không có cơ hội tương tác, đặc biệt là những nhóm xã hội “ở phía dưới” hay những nhóm “thiểu số”; thì nay, nhờ có các phương tiện truyền thông mới, các nhóm thiểu số được “trao quyền”“tiếng nói” lớn hơn đối với cộng đồng. Những kết nối ngược chiều này (mặc dù sự kết nối chỉ ở dạng cộng đồng văn bản) đã tạo ra những sức mạnh thực tế làm yếu đi sức mạnh của “vòng xoáy của sự im lặng” (spiral of silence)7. Có thể nói rằng, chính các phương tiện truyền thông mới đã thúc đẩy tích cực vào quá trình dân chủ hoá xã hội. Nhờ đó, sinh hoạt xã hội trở nên dân chủ hơn, đa chiều hơn và đời sống văn hoá cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn, không còn mang tính một chiều nữa. Các phương tiện truyền thông mới ra đời đã giúp phá bỏ “vòng xoáy của sự im lặng” trong đời sống nghệ thuật ở Việt Nam. Giờ đây, hầu như ai cũng có cơ hội nói những tâm tư, nguyện vọng và ý tưởng của mình bất chấp ý kiến của họ có được xã hội chấp nhận hay không. Nếu không được đăng tải trên những phương tiện truyền thông chính thống thì giờ đây mỗi người đều có thể tự viết blog hay dùng YouTube để chia sẻ các hình ảnh riêng tư, những ý tưởng độc đáo của mình. Dần dần, những cộng đồng mạng được hình thành và nó có sức mạnh không kém gì những cộng đồng khác trong xã hội. Rất nhiều ví dụ trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, nhiều khi những ý kiến thiểu số trở nên thắng thế trong một bối cảnh xã hội ngày càng cởi mở hơn đối với những ý kiến khác biệt. Các phương tiện truyền thông đại chúng giờ đây đã tự nguyện hay “bị ép buộc” đăng tải các ý kiến cá nhân để thoả mãn xu hướng chung toàn cầu. 3. Chính quá trình hóa cá nhân mạnh mẽ ấy trong xã hội đương đại đã trở thành cơ sở để các nhà tư tưởng xem xét lại toàn bộ hệ thống giá trị đã được coi là “thiên đình”, “là bất di bất dịch”. Những “grand narative” (đại luận thuyết) với tư cách là “chân lý khách quan” dần dần không còn chỗ đứng vững chắc nữa và chen vào đó là những “petit narative” (tiểu sự) của giới bình dân, của các nhóm thiểu số. Trong lĩnh vực nghệ thuật cũng vậy, những tiểu tự sự, những lý lẽ giải thích cho những hành động nhỏ bé, những biến cố có tính chất địa phương thay vì những khái niệm lớn có tính cách bao quát và toàn thể... được cổ súy. Những chủ đề, nội dung của các tác phẩm nghệ thuật thường được nhìn dưới góc độ của hoàn cảnh tạm thời, ngẫu nhiên, không tuyên xưng tính thống nhất toàn thể, tính ổn định, tính hợp lý hay sự thật khách quan. Trước đây, những nghệ thuật được coi là chính thống ở ta (như nhạc giao hưởng thính phòng, như nghệ thuật dân tộc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh theo chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa...) được Nhà nước bao cấp, được giới đại học và giới phê bình tuyên xưng và dĩ nhiên nó trở thành những giá trị thẩm mỹ mà các cá thể trong xã hội phải hướng tới. Và quả thật, trong một thời kỳ khá dài, chính đại đa số công chúng nghệ thuật ở ta (chứ không chỉ là giới lãnh đạo hay giới phê bình nghệ thuật thôi đâu) đã “tự giác” tư duy và tiếp nhận theo lý tưởng thẩm mỹ đó. Ngày nay, thực tiễn nghệ thuật đã đổi khác, công chúng- với gian hàng về tri thức lý luận và nghệ thuật khổng lồ được trình ra ở Internet – đã tự chọn cho mình lý tưởng thẩm mỹ riêng của mình mà không bị đóng khung bởi những gì xã hội Việt Nam cung cấp và áp đặt nữa. Rõ ràng, việc hiện nay Nhà nước ta vẫn chỉ tập trung vào bao cấp và khuyến khích các hoạt động nghệ thuật chính thống mà không khuyến khích, hỗ trợ cho các loại hình nghệ thuật mới là một sự chậm trễ đáng tiếc. Bởi trên thực tế, những tổ chức nghệ thuật của nước ngoài tại Việt Nam (như Viện Goethe, Hội đồng Anh, Trung tâm Văn hóa Pháp- Việt, hoặc một số đại sứ quán Đan Mạch, Thụy Điển...) đã khá nhanh nhạy và thu hút được giới nghệ sỹ trẻ hội nhập với những trào lưu nghệ thuật của thế giới và điều quan trọng là hiệu quả thực tế của những hoạt động này cao hơn so với những hoạt động nghệ thuật của ta (kể cả hiệu quả chính trị, ví dụ như xây dựng hình ảnh văn hóa và con người Việt Nam trong thời đại mới). 4. Các phương tiện truyền thông mới ra đời đã sáng tạo ra một thế giới nữa cho loài người: đó là một thế giới ảo mà con người có thể sống và can thiệp như một thế giới thật. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lối tư duy, đến lựa chọn các chủ đề, đến thủ pháp kỹ thuật trong sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật. Đó chính là một khác biệt lớn khi so nghệ thuật hậu hiện đại với tất cả những trường phái nghệ thuật trước đó. *** Như vậy, ngay cả ở Việt Nam, thực tiễn nghệ thuật cũng đã thay đổi và điều đó đòi hỏi phải có một sự lột xác về mặt lý luận sao cho tương thích. Trước hết là phải xác định lại nội hàm và tính chất của khái niệm nghệ thuật. Dĩ nhiên hiện nay sự đồng nhất nghệ thuật với tư tưởng, với chính trị là đã quá lỗi thời và ai cũng nhận thấy điều đó. Nhưng hiện nay còn khá nhiều người trong giới nghệ thuật ở ta còn bảo lưu khái niệm nghệ thuật truyền thống, trong đó nghệ thuật bị đồng nhất với tác phẩm nghệ thuật (quan điểm này cho rằng tác phẩm nghệ thuật là trung tâm, là những giá trị đã được khách thể hóa và ai cũng cần phải nhận ra những giá trị đó!). Hạn chế của khái niệm nghệ thuật này chính là ở chỗ: Nó không phản ánh được tính quá trình của sản xuất- tiêu thụ nghệ thuật, không phản ánh được tính đa nghĩa và đa chức năng của nghệ thuật, không phản ánh được đối tượng thẩm mỹ đa dạng (không chỉ là cái đẹp) của nghệ thuật, không phản ánh được nhưng quan hệ không mang tính thẩm mỹ trong cấu trúc tổng thể của nghệ thuật và đặc biệt nó luôn phụ thuộc vào thang giá trị của xã hội đương thời. Tôi luôn tin rằng, khi lý luận về nghệ thuật phát triển thì thực tiễn nghệ thuật sẽ phát triển theo và nếu ngược lại thì nghệ thuật sẽ bị kìm hãm, què quặt./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_truyen_thong_voi_su_phat_trien_cua_thuc_tien_va_ly_luan_nt_8737.pdf
Tài liệu liên quan