1- Dòng chảy có biến dạng lớn do chuyển động biến đổi gấp qua lòng dẫn đột ngột
mở rộng, đột ngột thu hẹp, gẫy khúc, có van khoá. thì lu tốc của các phần tử chất lỏng tại
những nơi biến dạng đột ngột sẽ rất khác biệt nhau ( Hình 1 ). Do đó tổng công nội lực ? Aki
sẽ là một đại lợng đáng kể không thể bỏ qua đợc, cho nên với dòng chảy có biến dạng lớn,
ta phải xét tới đại lợng ? Aki ? 0 thì định luật bảo toàn năng lợng mới phù hợp.
Hình 2
2- Dòng chảy có biến dạng bé do chảy đều hoặc chảy biến đổi dần trong lòng dẫn có
kích thớc và hình dáng ít thay đổi. Khi đó, lu tốc của các phần tử chất lỏng gần nh song song
và bằng nhau tại mọi điểm trong dòng chảy ( Hình 2 ), do đó có thể coi: u1 = u2 ; ?1 = ?2 = ? nên
từ (2) ta có thể suy ra ? Aki = 0. Vậy với dòng chảy có biến dạng bé ta không cần xét tới tổng
công các nội lực, nghĩa là có thể coi ? Aki = 0 ( chú ý rằng kết quả này là hiển nhiên đối với
vật rắn tuyệt đối bởi vì nó không bao giờ biến dạng [8], [11] , [12]).
6 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng của hệ nội lực lên sự chuyển động của dòng chất lỏng không nhớt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
tác dụng của hệ nội lực lên sự chuyển động
của dòng chất lỏng không nhớt
TS. Đặng Văn Ba
Trường đại học Thuỷ Lợi
Abstract - Base on studying the influence of internal force system on the motion of an ideal fluid flow, the
author of this article has found that the total work done by internal forces acting on an ideal fluid flow moving
steadily through sudden transition pipelines is remarkable. This total work that can be converted to thermal
energy is lost to the flow and can not be reconverted causing a significant energy loss. Therefore, in the energy
equation for steady ideal fluid flow moving through sudden transition pipelines should be introduced a local
head loss term in order to obtaint more suitable calculating results.
I. Đặt vấn đề.
Chất lỏng không nhớt, hay còn gọi là chất lỏng lý tưởng, là chất lỏng hoàn toàn không
có tính nhớt và không nén được. Do không có tính nhớt nên khi chuyển động sẽ không xuất
hiện lực ma sát giữa các phần tử chất lỏng bên trong nội bộ của dòng chảy. Đó là nguyên nhân
dễ làm chúng ta nghĩ rằng, sẽ không có sự hao tổn năng lượng dọc theo dòng chảy khi chất
lỏng lý tưởng chuyển động ổn định trong mọi lòng dẫn.
Thực ra, mặc dù không có lực ma sát theo phương tiếp tuyến do tính nhớt gây ra,
nhưng giữa các phần tử chất lỏng bên trong nội bộ dòng chảy vẫn có lực tương tác theo
phương pháp tuyến với mặt tiếp xúc giữa chúng, đó là các nội áp lực. Những lực đó tạo thành
hệ nội lực tác dụng lên dòng chất lỏng không nhớt. Khi chất lỏng lý tưởng chảy ổn định qua
lòng dẫn, mặc dù không nén được nhưng do rất dễ biến dạng, nên tổng công các nội lực tác
dụng lên dòng chất lỏng lý tưởng nói chung là khác không. Nếu dòng chảy có biến dạng nhỏ
thì tổng công nội lực là bé có thể bỏ qua được. Nhưng khi chất lỏng lý tưởng chảy qua lòng
dẫn đột ngột thay đổi về kích thước, sự biến dạng của nội bộ dòng chảy tại những nơi đó sẽ rất
lớn, do đó tổng công các nội lực sẽ là một đại lượng đáng kể không thể bỏ qua được. Vậy
trong những trường hợp đó, ta có thể xem dòng chảy ổn định của chất lỏng lý tưởng không có
sự hao tổn năng lượng được không ? Với những dòng chất lỏng lý tưởng chảy ổn định qua các
lòng dẫn đột ngột biến dạng như đột ngột mở rộng, đột ngột thu hẹp, gẫy khúc hay có van
khoá thì phương trình năng lượng của dòng chảy sẽ có dạng như thế nào ?
Đó là những vấn đề mà tác giả muốn nêu ra để giải quyết trong nội dung của bài viết này.
II . T cá dụng của hệ nội lực lên dòng chất lỏng lý tưởng .
Xét một thể tích chất lỏng lý tưởng chuyển động bị giới hạn bởi mặt kín . Khi đó, nội
lực là những lực tương tác giữa các phần tử chất lỏng bên trong mặt kín với nhau thoả mãn
nguyên lý tác dụng và phản tác dụng của Cơ học Newton [8], [11], [12].
Chẳng hạn xét hai phân tử chất lỏng bất kỳ M1 và M2 bên trong . Do không có tính
nhớt nên lực tác dụng tương hỗ giữa M1 và M2 không có thành phần ma sát theo phương tiếp
tuyến mà chỉ có thành phần áp lực theo phương pháp tuyến của mặt tiếp xúc giữa các phần tử
M1 và M2 là 1F
và 2F
. Theo nguyên lý tác dụng và phản tác dụng ta có:
21 FF (1)
2
Hình 1
Gọi 21 , uu là lưu tốc của điểm đặt các lực 21 , FF . Do các phần tử chất lỏng dễ
biến dạng, nên nói chung các véc tơ lưu tốc 21 , uu sẽ không song song với nhau mà chúng
sẽ hợp với véc tơ lực 2F những góc 1, 2 nào đó ( Hình 1 ). Vì thế tổng công của các nội
áp lực 21 , FF sinh ra trên các dịch chuyển yếu tố dtu1 và dtu 2 sẽ là:
dtuFdtuFAik 1122 ...
dtuFdtuF .... 1222 (2)
)cos.cos.(. 11222 uudtF
Xét cả khối chất lỏng bên trong mặt kín sẽ có vô số cặp nội áp lực như ),( 21 FF ở
trên hợp lại thành hệ nội lực tác dụng lên dòng chảy. Vì thế, tổng công của hệ nội lực sinh ra
trong quá trình chuyển động là tổng công của vô số các cặp lực ),( 21 FF như vậy tạo nên. Khi
chất lỏng chuyển động trong lòng dẫn, nếu dòng chảy bị biến dạng thì trong trường hợp tổng
quát, ta sẽ có:
0cos.cos. 1122 uu (3)
Từ các biểu thức (2) và (3) ta thấy khi cả khối chất lỏng chuyển động mà lưu tốc của
các phần tử trong dòng chảy khác biệt nhau do sự biến dạng gây ra, thì tổng công các nội lực
tác dụng lên dòng chất lỏng lý tưởng sẽ khác không, nghĩa là có ikA 0.
Vậy, khi chất lỏng lý tưởng chuyển động ổn định trong lòng dẫn, ta thấy có hai trường
hợp sau đây có thể xảy ra:
1- Dòng chảy có biến dạng lớn do chuyển động biến đổi gấp qua lòng dẫn đột ngột
mở rộng, đột ngột thu hẹp, gẫy khúc, có van khoá... thì lưu tốc của các phần tử chất lỏng tại
những nơi biến dạng đột ngột sẽ rất khác biệt nhau ( Hình 1 ). Do đó tổng công nội lực ikA
sẽ là một đại lượng đáng kể không thể bỏ qua được, cho nên với dòng chảy có biến dạng lớn,
ta phải xét tới đại lượng ikA 0 thì định luật bảo toàn năng lượng mới phù hợp.
Hình 2
1
2
2F
2u
1u
M2
1F
M1
1F
2F
1u 2u
M1 M2
3
p1
2- Dòng chảy có biến dạng bé do chảy đều hoặc chảy biến đổi dần trong lòng dẫn có
kích thước và hình dáng ít thay đổi. Khi đó, lưu tốc của các phần tử chất lỏng gần như song song
và bằng nhau tại mọi điểm trong dòng chảy ( Hình 2 ), do đó có thể coi: u1 = u2 ; 1 = 2 = nên
từ (2) ta có thể suy ra ikA = 0. Vậy với dòng chảy có biến dạng bé ta không cần xét tới tổng
công các nội lực, nghĩa là có thể coi ikA = 0 ( chú ý rằng kết quả này là hiển nhiên đối với
vật rắn tuyệt đối bởi vì nó không bao giờ biến dạng [8], [11] , [12]).
III. Phương trình năng lượng của dòng chất lỏng lý tưởng trọng lực chảy ổn định.
Xét một dòng nguyên tố chất lỏng lý tưởng chảy ổn định dưới tác dụng của lực khối là
trọng lực. Gọi là khối lượng riêng của chất lỏng, vì không nén được nên = const . gF là
lực khối đơn vị. Ngoài F , ngoại lực còn có áp lực thuỷ động tại các mặt cắt 1-1, 2-2 và áp lực
vuông góc lên các mặt xung quanh của ống dòng nguyên tố ( Hình 3 ).
Hình 3
Để viết phương trình năng lượng cho dòng chất lỏng lý tưởng, ta hãy áp dụng định lý động
năng cho một đọan dòng nguyên tố từ mặt cắt 1-1 đến 2-2, sau khoảng thời gian dt, ta có:
T-T0 =
e
kA +
i
kA (4)
Trong đó:
T0 là động năng của dòng nguyên tố tại thời điểm t0, khi khối chất lỏng nằm trong đoạn
dòng từ mặt cắt 1-1 đến mặt cắt 2-2.
T là động năng của dòng nguyên tố tại thời điểm t0 + dt, khi khối chất lỏng nằm trong
đoạn dòng từ mặt cắt 1’-1’ đến mặt cắt 2’-2’.
ekA và
i
kA là tổng công các ngoại lực và tổng công các nội lực sinh ra khi đoạn
dòng nguyên tố dịch chuyển từ vị trí 1-1/2-2 đến vị trí 1’-1’ / 2’-2’ sau khoảng thời gian dt.
z2
1
0 0
z1
p2
2
2 2’
2’
1’
1’
1
4
Việc tính toán chi tiết các số hạng trong phương trình (4), ta đã có trong các giáo trình
thuỷ lực [5], [13] hoặc cơ học chất lỏng [6], tóm lại nếu thừa nhận ikA 0, ta sẽ nhận được:
dtdQ
A
g
up
z
g
up
z
i
k
..
)(
22
2
22
2
2
11
1
(5)
Trong đó:
dQ là lưu lượng của dòng nguyên tố.
p1, p2 và u1, u2 là áp suất thuỷ động và lưu tốc của trọng tâm các mặt cắt 1-1 và 2-2.
Nếu đặt:
dtdQ
A
d
i
k
..
)(
(6)
Thì ta sẽ nhận được phương trình năng lượng của dòng nguyên tố chất lỏng lý tưởng
chảy ổn định đôí với một đơn vị trọng lượng chất lỏng, dưới dạng:
d
g
up
z
g
up
z
22
2
22
2
2
11
1
(7)
Đến đây, dựa vào sự phân tích tổng công nội lực ikA ở phần trước, ta nhận thấy:
1-Với dòng chất lỏng lý tưởng có biến dạng lớn như trường hợp chảy ổn định qua
lòng dẫn đột ngột mở rộng, đột ngột thu hẹp, gẫy khúc hay có van khoá...thì tổng công các nội
lực ikA 0 đã sản ra nhiệt năng, mất đi không lấy lại được, làm cho dòng chảy có sự tổn hao
năng lượng đáng kể, thể hiện qua cột nước tổn thất cục bộ d 0 của dòng nguyên tố. Khi đó,
ta phải dùng phương trình năng lượng (7) thì kết quả nhận được mới phù hợp.
2-Với dòng chất lỏng lý tưởng có biến dạng bé như trường hợp chảy đều hoặc chảy
biến đổi dần qua lòng dẫn có hình dạng và kích thước thay đổi từ từ thì có thể coi ikA = 0,
nên d = 0, khi đó phương trình năng lượng (7) sẽ có dạng:
g
up
z
g
up
z
22
2
22
2
2
11
1
(8)
Phương trình này hoàn toàn tương tự Phương trình Bernoulli đối với dòng nguyên tố chất
lỏng lý tưởng chảy ổn định dưới tác dụng của lực khối là trọng lực mà chúng ta đã biết [2].
Chú ý rằng các phương trình (7) và (8) chỉ là phương trình năng lượng của dòng
nguyên tố. Để tìm phương trình năng lượng cho cho toàn dòng, ta hãy tích phân các phương
trình (7) và (8) trên toàn mặt cắt ngang của dòng chảy. Điều kiện để việc lấy tích phân được
dễ dàng là:
Các mặt cắt 1-1 và 2-2 phải đổi dần, để trên mỗi mặt cắt đó, ta luôn luôn có:
const
p
z
Lưu lượng Q = const từ mặt cắt 1-1 đến 2-2.
Các véc tơ lưu tốc 21 ,uu phân bố đều trên các mặt cắt 1-1, 2-2.
Việc tích phân các phương trình (7) và (8) được làm hoàn toàn tương tự như với phương
trình Bernoulli của toàn dòng chất lỏng thực [4], [5] ,[13] sau khi rút gọn, cuối cùng ta nhận
được:
D
g
up
z
g
up
z
22
2
22
2
2
11
1
(9)
và:
5
g
up
z
g
up
z
22
2
22
2
2
11
1
(10)
Trong đó (9) là phương trình năng lượng của toàn dòng chất lỏng lý tưởng trọng lực
chảy ổn định qua lòng dẫn đột ngột biến dạng với D là cột nước tổn thất cục bộ của toàn dòng
chảy trên một đơn vị trọng lượng chất lỏng từ mặt cắt 1-1 đến 2-2; còn (10) là phương trình
năng lượng của toàn dòng chất lỏng lý tưởng trọng lực chảy ổn định đều hoặc biến đổi dần do
đó hoàn toàn không có tổn thất cột nước.
Để làm ví dụ minh hoạ, ta hãy xét một dòng chất lỏng lý tưởng chảy ổn định có áp qua
một đường ống mở rộng đột ngột đặt nằm ngang từ tiết diện 1 sang 2 với 1 < 2 như hình
vẽ 4:
Hình 4
Gọi p1, p2 là áp suất thuỷ động tại trọng tâm các mặt cắt 1-1, 2-2, theo định lý Belanger
[1], [6], [14] ta có:
)(. 12221 uuupp (11)
Trong đó 21 ,uu là lưu tốc của các phần tử chất lỏng nằm trên các mặt cắt 1-1 và 2-2 (cách xa
nơi lòng dẫn đột ngột mở rộng), được xem là phân bố đều trên các mặt cắt 1-1 và 2-2 đó.
Để lựa chọn phương trình năng lượng thích hợp, trước hết ta hãy giả thiết dòng chất lỏng
lý tưởng chảy qua đoạn đột ngột mở rộng trong ví dụ này hoàn toàn không có tổn thất cột
nước, nghĩa là có thể áp dụng phương trình (10) cho đoạn dòng từ mặt cắt 1-1 đến 2-2, ta có:
g
up
g
up
22
2
22
2
11
(12)
Kết hợp (11) với (12) ta nhận được biểu thức:
0
2
)( 221
g
uu
(13)
Biểu thức (13) buộc phải có điều kiện 21 uu , nhưng điều kiện đó hoàn toàn vô lý vì nó
vi phạm phương trình liên tục:
2211 .. uu (14)
Tuy nhiên nếu thừa nhận đây là dòng chảy có biến dạng lớn nên sẽ tồn tại cột nước tổn
thất cục bộ 0D đối với chất lỏng lý tưởng chảy qua lòng dẫn đột ngột biến dạng, khi đó áp
dụng phương trình năng lượng (9) cho đoạn dòng từ mặt cắt 1-1 đến 2-2, ta sẽ nhận được:
1u
2u
p1
p2
2
1
1
1
2
2
6
g
up
g
up
D
22
2
22
2
11
(15)
Kết hợp (15) với (11), sau khi biến đổi và rút gọn, ta nhận được công thức:
g
uu
D
2
2
21 (16)
Công thức này với 0D là hoàn toàn hợp lý vì nó sẽ thoã mãn phương trình liên tục
(14). Chúng ta cũng có thể nhận được các kết quả hợp lý đối với dòng chất lỏng lý tưởng chảy
qua lòng dẫn đột ngột thu hẹp, đột ngột gẫy khúc hay có van khoá... khi áp dụng phương trình
năng lượng (9) cho những dòng chảy đó.
IV. Kết luận.
Công thức (16) tương tự công thức Borda để tính cột nước tổn thất đột mở trong dòng
chảy thực tế. Điều đó cho thấy cột nước tổn thất cục bộ hc của dòng chảy thực tế, nói chung
chủ yếu do sự tác dụng của các nội áp lực gây ra, chứ không phải do các lực nội ma sát giữa
các lớp chất lỏng gây ra. Nhận xét này khá phù hợp với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm
về hiện tượng tổn thất cột nước cục bộ cuả dòng chảy thực tế trong các lòng dẫn đột ngột biến
dạng [4], [5], [7],[10].
Việc phát hiện dòng chất lỏng lý tưởng chẩy ổn định qua lòng dẫn đột ngột biến dạng cũng
có cột nước tổn thất cục bộ, đã góp phần hoàn thiện phương trình năng lượng của dòng chất
lỏng lý tưởng, một trong những phương trình cơ bản nhất của Cơ học chất lỏng. Nó còn cho ta
thêm một cơ sở lý luận để nghiên cứu hiện tượng tổn thất năng lượng cục bộ trong dòng chảy
thực tế, điều mà xưa nay ta chủ yếu chỉ dựa vào nghiên cứu thực nghiệm.
Tài liệu tham khảo
[1]-Bergua J. & Vecchiato C. , 1994, Mécanique des Fluides - Exercices et Problèmes
Résolus, Bréal .
[2]-Bernoulli Daniel , 1968, Hydrodynamics , Dover, New York .
[3]-Bradshaw P.A., 1970, Experimental Fluid Mechanics,Pergamon,Elmsford, New York.
[4]-Carlier M., 1972, Hydraulique gộnộrale et appliquộe, Eyrolles .
[5]-Chugaev R.R., 1975, Hydraulics , Energya, Leningrad (in Russian) .
[6]-Comolet R., 1961, Mécanique Expérimentale des Fluides, Masson et Cie,Editeurs,Paris .
[7]-Featherstone R.E. & Nalluri C., 1995, Civil Engineering Hydraulics, Blackwell Science
Ltd, London .
[8]-Ferdinand P.B., Russell E., Johnston Jr., 1962, Vector Mechanics for Engineers,
Mc Graw -Hill Book Co., New York.
[9]-Liggett J.A. , 1994, Fluid Mechanics, Mc Graw- Hill, Inc., New York .
[10]-Mironer A., 1979, Engineering Fluid Mechanics, Mc Graw- Hill Book Co.,Tokyo.
[11]-Starjinski V., 1984 , Mécanique rationnelle, ô Mir ằ, Moscow.
[12]-Targ S., 1976 , Theoretical Mechanics, Mir Publishers, Moscow.
[13]-Vũ Văn Tảo & N.C. Cầm, 1987, Thuỷ lực tập I, NXB. ĐH & THCN., Hà nội.
[14]-White F.M., 1994, Fluid Mechanics, Mc Graw- Hill Book Co., New York.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dung_cua_he_noi_luc_len_su_chuyen_dong_cua_dong_chat_lon.pdf