Biện pháp hoá học
Schoonhoven và cs (1978), Hugon và Chaupin (1986), Vaissayre (1986) và
các tác giả khác đã thử nghiệm nhiều thuốc trừ sâu chống lại loài gây hại
này. Nhện trắng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng các thuốc trừ ve
bét (bromopropylate, dicofol và sulfur) và các thuốc diệt côn trùng
(endosulfan, profenofos, và triazophos).
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3179 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác hại của nhện trắng và các biện pháp phòng trừ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác hại của nhện trắng và
các biện pháp phòng trừ
Nhện trắng gây ra một loạt các triệu
chứng trên nhiều loại cây khác nhau.
Một số triệu chứng do nhện trắng gây
ra trước đây được xem là do các bệnh
khác, như bệnh ‘Tambera’ trên khoai
tây và ‘Murda’ trên ớt ở Ấn Độ,
‘Bergonia Rust’ trên thu hải đường ở
Anh và các loại virus trên thực vật.
Các tác hại gây ra bởi loài này cũng bị
nhầm lẫn là do hormone, các loại chất
trừ cỏ hoặc do sự thiếu hụt
magnesium.
Nhện trắng làm cho các lá ngọn và
chồi hoa bị biến dạng. Nước bọt có
chứa độc tố của nhện làm cho ngọn
cây bị xoắn, cứng và phát triển méo
mó. Nhện thường được nhìn thấy trên
các lá mới và trái non. Các lá cong
xuống và có màu đồng hay tía. Các
lóng thu ngắn lại và các chồi nách
mọc ra nhiều hơn bình thường. Hoa
không phát triển và sự phát triển cây
bị ức chế khi nhện tấn công với số
lượng lớn. Trên các loại cây ăn trái,
sự gây hại thường xảy ra ở phía tối
của trái, nên thường không dễ nhìn
thấy rõ. Trái thường mất màu khi bị
rệp tấn công và trong trường hợp
nghiêm trọng trái có thể rụng trước
khi trưởng thành.
Sự gay hại của nhện trắng trên ớt
(Ảnh: EENY-183)
Để phát hiện nhện trắng phải quan sát
các chối ngọn bị biến dạng và tăng
trưởng còi cọc trên bất kì cây khả
nghi nào, nhện trắng có thể tập trung
ở các vết nứt và các chồi. Nhện
thường thích tập trung ở phía tối của
trái, nơi đối diện với cây, vì vậy phải
cố gắng kiểm tra trái thật kỹ lưỡng.
Nhện trắng thường rất nhỏ nên cũng
rất khó quan sát bằng mắt thường, cần
có sự hỗ trợ của kính lúp khi quan sát.
Không nên nhầm lẫn giữa sự tổn
thương gây ra do nhện trắng với sự
tổn thương gây ra bởi thuốc trừ cỏ, sự
thiếu hụt dinh dưỡng (Bo) hay sự rối
loạn sinh lý. Ví dụ, trong giai doạn
cuối mùa đông, với nhiệt độ lạnh và
ẩm độ cao, một số hiện tượng quăn và
xoắn lá thường thấy ở cây bóng nước
New Guine là do sự rối loạn về sinh
lý và không phải là sự tổn thương do
nhện trắng.
Các biện pháp phòng trừ nhện trắng
bao gồm: sử dụng cây kháng, thuốc
hóa học (biện pháp hóa học) hay các
loài thiên địch của nhện (biện pháp
sinh học).
Sử dụng cây kháng:
Sự kháng của khoai tây với nhện trắng
đã được tìm thấy trong khoai tây
hoang dại (Solanum berthaultii) cũng
như ở một số loài khoai tây khác.
Trong đó chỉ có khoai tây hoang dại
và lòai khoai tây Solanum
polyadenium có ít hơn 10% bộ lá bị
phá hại bởi loài côn trùng này. Sự
kháng của khoai tây hoang dại có liên
quan đến các túm lông có chứa chất
nhầy ở đỉnh, vì những cây không có
những túm lông này sẽ bị nhện tấn
công. Nguyên nhân gây ra sự kháng
ở Solanum polyadenium vẫn chưa
được nghiên cứu đầy đủ. Nhiều dòng
cây đay cũng đã được thử nghiệm về
khả năng nhạy cảm với nhện trắng.
Kết quả cho thấy Hibiscus cannabinus
bị nhiễm nhẹ, các dòng
của Corchorus capsularis nhiễm
trung bình, trong khi các dòng
của Corchorus capsularis bị nhiễm
sớm nhất và nghiêm trọng nhất.
Những số liệu này cho thấy rằng sự
kháng có thể là một sự lựa chọn phù
hợp cho việc làm giảm sự phá hoại
của nhện trắng.
Biện pháp hoá học
Schoonhoven và cs (1978), Hugon và
Chaupin (1986), Vaissayre (1986) và
các tác giả khác đã thử nghiệm nhiều
thuốc trừ sâu chống lại loài gây hại
này. Nhện trắng có thể được kiểm
soát hiệu quả bằng các thuốc trừ ve
bét (bromopropylate, dicofol và
sulfur) và các thuốc diệt côn trùng
(endosulfan, profenofos, và
triazophos). Các loại thuốc
Pyrethroids được khuyến cáo là
không an toàn. Heungmens và
Degheele (1986) thông báo rằng
Avermectin B1 có hiệu lực kiểm soát
nhện kéo dài trên cây thầu dầu. Chất
điều hoà tăng trưởng thực vật
chlomequat được oliveira và Dojas
(1982) áp dụng trên bông vãi đã làm
giảm sự nhiễm nhện trắng khoảng
37%.
Hugon và Chaupin (1986) đã đưa ra
hai chiến lược khác nhau để kiểm soát
nhện trắng trên trái cam quýt: phun
ngừa 15-20 ngày một lần trong thời
gian nhện hoạt động mạnh hay xử lý
theo sự thay đổi của quần thể loài gây
hại, được xác định bằng việc kiểm tra
liên tục. Trong mọi trường hợp, do sự
phát triển nhanh chóng của nhện trắng
bắt buộc phải phun thuốc trên toàn
cây (đối với cam quýt, liều lượng
khuyến cáo là 15l/cây). Hai tác giả
này cũng đề nghị rằng nên áp dụng
liên tiếp hai cách xử lý đã nêu trên
trong mùa mưa.
Ngoài một số thuốc trừ nhện được chỉ
định cho việc kiểm soát loài gây hại
này, các loại dầu trừ sâu hay xà phòng
cũng có hiệu quả và ít độc hại đối với
môi trường.
Biện pháp sinh học
Moutina (1958) thông báo rằng
loài Amblyseius ovalis Evans kiểm
soát quần thể nhện trắng rất hiệu quả
trên ới ở Mauritinua qua việc ăn trứng
và ấu trùng của nhện trắng. Ở mức
phòng thí nghiệm, A. ovalis có thể
tiêu diệt nhện trắng ở các tỉ lệ (loài ăn
thịt/con mồi) là 1/20, 1/50, 1/100 sau
9,12 và 17 ngày tương ứng, tuy nhiên
ở tỉ lệ 1/150 thì không thể. Smith và
papacek (1985) cho rằng loài Euseius
vicoriensis (Womersley) có thể kiểm
soát sinh học hiệu quả loài gây hại
trên cam quýt ở Queensland, và Wu
(1984) cũng thông báo rằng đã thu
được những kết quả tốt với loài
Amblyseius nichplski Ehara và Lee
trên cùng loại cây ở tỉnh Sichuan,
Trung Quốc.
Đối với việc kiểm soát trong các khu
vực lớn hay nhà kính, có thể sử dụng
các nhân tố kiểm soát sinh học bao
gồm nhiều loài nhện ăn thịt (predatory
mite). Ngoài ra, việc xử lý bằng nước
nóng (43-490C trong 15 phút) có thể
được sử dụng để kiểm soát nhện mà
không làm tổn thương cây.
Xuân Dũng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Gerson U, 1992. Biology and control
of the broad mite,
polyphagotarsonemus latus (Banks)
(Acari:Tarsonemidae). Experimental
& Applied Acarology, 13(1992), p.
163-178. Elsevier Science Publishers
B.V., Amsterdam.
Fasulo T. R., 2007. Broad mite,
Polyphagotarsonemus latus (Banks)
(Arachnida: Acari: Tarsonemidae).
EENY183. p. 1-5.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_hai_cua_nhen_trang_va_cac_bien_phap_phong_tru_0552.pdf