CHƯƠNG I: ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT 4
CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 19
CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT HỆ THỐNG 27
CHƯƠNG IV: CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP 43
CHƯƠNG V: QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT HÓA CHẤT TẠI DOANH NGHIỆP 52
PHỤ LỤC I: THUẬT NGỮ 68
PHỤ LỤC II 70
84 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu An toàn khi làm việc với hóa chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sửa chữa đều phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng chống cháy nổ.
+ Thử kín, thử áp lực nếu cần.
+ Thông rửa bằng nước, hi nước hoặc khí tr.
+ Xác định hàm lượng ôxảy, không khí hoặc chất dễ cháy nổ còn lại sao cho không có khả năng tạo hỗn hợp cháy nổ.
- Không dùng thiết bị, thùng chứa, chai, lọ hoặc đường ống bằng nhựa không chịu được nhiệt chứa hóa chất dễ cháy nổ.
- Không để các hóa chất dễ cháy nổ cùng chỗ với các hóa chất duy trì sự cháy. Khi đun nóng các chất lỏng dễ cháy không dùng ngọn lửa trực tiếp, mức chất lỏng trong nồi phải cao hơn mức hi đốt bên ngoài.
- Trong quá trình sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn lao động. phải có ống dẫn nước, hệ thống thoát nước, tránh sự ứ đọng các loại hóa chất dễ cháy nổ...
* Hóa chất ăn mòn
- Các thiết bị, đường ống chứa hóa chất dễ ăn mòn phải được làm bằng vật liệu thích hợp, phải đảm bảo kín. Các vị trí van và cửa mở đều phải ở vị trí an toàn cho người thao tác và người đi qua.
- Những đường đi phía trên thiết bị chứa hóa chất ăn mòn phải có rào chắn vững chắc, có tay vịn. Thành thiết bị bể chứa phải cao hơn vị trí người thao tác ít nhất 0,5m, không được xây bục hoặc kê bất cứ vật gì làm gim chiều cao nói trên.
- Tại nơi làm việc có hóa chất ăn mòn phải có vòi nước, bể chứa dung dịch natri bicacbonat (NaHCO3) nồng độ 0,3%, dung dịch axit axetic nồng độ 0,3% hoặc các chất khác có tác dụng cấp cứu kịp thời tại chỗ khi xảy ra
tai nạn.
- tất cả các chất thi đều phải được xử lý không còn tác dụng ăn mòn trước khi đưa ra ngoài v.v...
* Hóa chất độc
- Khi tiếp xúc với hóa chất độc, phải có mặt nạ phòng độc tuân theo những quy định sau:
+ phải chứa chất khử độc tưng xứng.
+ Chỉ được dùng loại mặt nạ lọc khí độc khi nồng độ hơi khí không vượt quá 2% và nồng độ ôxy không dưới 15%.
+ Đối với cacbua oxit (CO) và những hỗn hợp có nồng độ CO cao phải dùng loại mặt nạ lọc khí đặc biệt.
+ Dùng mặt nạ cung cấp khí nếu nồng độ khí độc cao và người sử dụng cần di chuyển nhiều trong khi làm việc.
+ phải cất giữ mặt nạ ở ngoài khu vực có khí độc và định kỳ kiểm tra tác dụng của mặt nạ, cấm dùng mặt nạ hết tác dụng.
- Tiếp xúc bụi độc phải mặc quần áo kín may bằng vi bông dày có khẩu trang chống bụi, quần áo bảo vệ chống hi, bụi chất lỏng độc cần phải che kín cổ tay, chân, ngực. Khi làm việc với dung môi hữu cơ hòa tan thì phải mang quần áo bảo vệ không thấm và mặt nạ cách ly.
- phải có các tín hiệu báo động tình trạng thiếu an toàn của máy, thiết bị, báo hiệu các khu vực sản xuất đặc biệt.
- Cấm hút dung dịch hóa chất độc bằng miệng. Không được cầm nắm trực tiếp hóa chất độc.
- Các thiết bị chứa hóa chất độc dễ bay hơi, phải thật kín và nếu không do quy trình sản xuất bắt buộc thì không được đặt cùng chỗ với bộ phận khác không có hóa chất độc v.v...
Tóm lại, trong sản xuất và sử dụng hóa chất nguy hiểm để ngăn chặn tốt nhất mọi nguy cơ nên thực hiện theo các nguyên tắc được nhắc lại dưới đây:
+ Hạn chế hoặc thay thế hóa chất độc;
+ Che chắn hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất ;
+ Thông gió;
+ Cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân.
Câu hỏi thảo luận
1- Bạn đã thực hiện những biện pháp đề phòng nào khi một hóa chất nguy hiểm được sử dụng tại nơi bạn làm việc?
2- Làm thế nào để có thể bảo đảm rằng những biện pháp thích hợp đã được thực hiện tại nơi làm việc trước khi các hóa chất được sử dụng?Bạn sẽ làm gì nếu bạn nhận ra rằng chúng không được chỉ dẫn tại nơi làm việc?
2.7- Lau chùi, thu dọn
Thu dọn đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hóa chất nguy hiểm. Bụi bám trên bàn làm việc, sàn nhà hoặc gờ tường nên làm sạch đều đặn bằng máy hút bụi hơn là quét bằng chổi. Việc thu dọn các hóa chất tràn đổ hoặc rò rỉ phải thực hiện theo đúng quy trình được nêu tại mục 6.
2.8- Thủ tục hủy bỏ(7)
Tất cả các quá trình sản xuất đều phát sinh ra một lượng chất thi. Việc xử lý chất thi không đúng cách không những dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe người lao động mà còn nguy hiểm đối với môi trường và dân chúng sống quanh nhà máy. Có trường hợp phải hủy bỏ an toàn hóa chất ở trong kho. Những hóa chất đó có thể là không cần thiết nữa hoặc chúng đã quá hạn sử dụng, hay bao gói bị rách hoặc vật chứa bị hỏng.
phải thiết lập quy trình bằng văn bản cho việc hủy bỏ các chất thi độc hại. Cần đảm bảo an toàn cho người lao động tiếp xúc với chất thi độc hại thông qua những biện pháp kiểm soát thích hợp.
Sau đây là những bước chung nên tiến hành khi hủy bỏ các chất thi:
- Không bao giờ được vứt bỏ bừa bãi chất thi; tất cả các sản phẩm phế thi phải được chứa trong một thùng được thiết kế đặc biệt và dán nhãn đúng;
- Không bao giờ để việc hủy bỏ hóa chất gây bất kỳ rủi ro nào cho con người và môi trường;
- Các bãi chứa chất thi từ quá trình sản xuất phải đặt ở ngoài khu vực xí nghiệp, xa khu nhà ở, khu dân cư, xa nguồn cung cấp nước. Hệ thống lọc sạch, xử lý nước thi, chất thi phải bố trí xa khu vực sản xuất chính, xa các khu nhà của người lao động, xa khu dân cư với khong cách đảm bảo yêu cầu an toàn theo các quy phạm pháp luật hiện hành;
- Tốt nhất nên thông qua các công ty hoặc cá nhân được cấp giấy phép về xử lý chất thi để hủy chất thi. Nên tìm kiếm lời khuyên từ người cung cấp, người lãnh đạo cộng đồng hoặc cơ quan có thẩm quyền địa phưng;
- Tránh tích lũy chất thi, hủy bỏ chất thi càng sớm càng tốt;
- Người sử dụng phải đọc nhãn dán trên bao bì và thùng chứa để tìm những lời khuyên cụ thể về xử lý chất thi;
- Không bao giờ sử dụng lại các thùng hóa chất rỗng, trừ trường hợp thùng còn tốt và để chứa các sản phẩm cùng loại được chuyển từ thùng bị hỏng hoặc rò rỉ. tất cả các thùng chứa cần được rửa sạch triệt để trước khi đem hủy bỏ. Làm sạch chúng theo đúng những chỉ dẫn được đưa ra trên nhãn. Trong trường hợp không có lời chỉ dẫn, thì phải súc rửa bằng nước ít nhất ba lần. Cần thực hiện những biện pháp thích hợp để nước súc rửa không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là đối với nguồn nước uống.
- Những vật chứa chất lỏng cần phải làm ráo trước khi làm sạch. Cần đâm thủng các thùng chứa ở nhiều vị trí khác nhau hoặc đập bẹp để chúng không thể dùng được nữa rồi cất giữ chúng ở nơi an toàn cho đến khi đem hủy bỏ chúng.
- Những vật chứa các khí hydro xianua hoặc nhôm, magiê, phốt-phua kẽm không nên súc rửa hoặc lau chùi bằng nước. Vì những chất này phản ứng với nước tạo ra khí độc. Thay vào đó, chúng cần được đổ đầy đất khô vào và đâm thủng nhiều chỗ ngay lập tức trước khi hủy bỏ. Sau đó, đem chôn ngay những thùng đã được xử lý.
- Trong một vài trường hợp, có thể hủy bỏ những gói hàng ít độc bằng cách đem đốt chúng.
Tuy nhiên, hi và bất cứ loại khói nào được tạo ra đều có thể gây nguy hại cho sức khỏe, và theo lời khuyên của những người cung cấp hóa chất thì nên hạn chế tối đa biện pháp này. phải xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền địa phưng trước khi tiến hành.
2.9- Giám sát sự tiếp xúc
Cơ sở phải có chế độ kiểm tra đo nồng độ chất độc trong môi trường lao động thông qua việc lấy mẫu không khí.
Các mẫu không khí cũng được xác định nhờ các thiết bị kiểm soát cá nhân gắn trong khu vực thở của người lao động hoặc nhờ các thiết bị lấy mẫu khí đặt tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao của nơi làm việc (hình 37).
Mẫu thử có thể được thu thập thường xuyên hoặc định kỳ. Kết qu phân tích sẽ cho biết nồng độ của một hóa chất đặc biệt hoặc những chất độc khác tồn tại trong thời điểm lấy mẫu.
Nồng độ này sẽ được so sánh với giới hạn tiếp xúc cho phép do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (Bộ Lao động - Thưng binh và Xã hội và Bộ Y tế) ban hành hay theo các quy định riêng của ngành. Những biện pháp kiểm soát cụ thể sẽ được xác định sau khi vấn đề này được làm rõ.
Trước khi đưa người vào làm việc ở những nơi kín có hóa chất độc phải lấy mẫu không khí ở nơi đó hoặc dùng động vật để thử nghiệm.
Phải tẩy rửa hoặc có biện pháp hút và thi hơi khí độc đảm bảo nồng độ chất độc còn lại nhỏ hơn nồng độ giới hạn cho phép. Khi làm việc ở những nơi đó phải có từ 2 người trở lên, một người làm việc và một nguời đứng ngoài giám sát đảm bảo ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố.
Hình 37: Thiết bị đo kiểm cá nhân
2.10- Giám sát về y tế
Giám sát về y tế gồm có việc xem xét và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Việc kiểm tra xem xét sẽ tạo cơ hội phát hiện những người lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp và theo đó ấn định cho họ những công việc hoặc những nơi làm việc mà sức khỏe của họ không bị đe dọa. Thông thường không sử dụng những người mắc bệnh truyền nhiễm, kinh nơiên dễ bị dị ứng làm việc ở nơi có hóa chất nguy hiểm. Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh nghề nghiệp và cũng thẩm định lại hiệu qủa của những biện pháp kiểm soát đang thực hiện (hình 38). Khi phát hiện có các sinh vật, gia súc, cây cối, rau quả bị nhiễm độc phải có biện pháp xử lý tiêu hủy an toàn, vệ sinh và phải có biên bản về việc tiêu hủy đó.
Hình 38: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh nghề nghiệp
2.11- Lưu giữ hồ sơ
Tất cả các hồ sơ về sức khỏe và môi trường phải được lưu giữ và bảo quản theo trật tự. Một vài bệnh gây nên bởi hóa chất có thời gian ủ bệnh rất lâu. Vì thế những hồ sơ này sẽ rất có ích trong việc chẩn đoán y học, cho việc bồi thường và cho việc nghiên cứu bệnh nghề nghiệp. Điều này sẽ góp phần nâng cao kiến thức về những tác hại của các hóa chất cho sức khỏe.
2.12- Đào tạo và huấn luyện
Người sử dụng hóa chất phải có đủ khả năng để tiến hành các công việc được giao. khả năng ấy chỉ có thể đạt được qua việc đào tạo và huấn luyện ở cấp phù hợp. Chương trình này cần được tổ chức với sự hợp tác của tất cả các cơ quan liên quan và được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của mỗi nhóm đối tượng. Việc huấn luyện cần linh hoạt, có định hướng nhằm khuyến khích tiềm năng của người lao động.
Hình 39: Giáo dục và đào tạo cung cấp cho người lao động những hiểu biết để ngăn ngừa sự tiếp xúc không cần thiết đối với hóa chất độc hại
Việc huấn luyện đặc biệt cần thiết đối với người lao động mới vào nghề. Đối với những người làm việc lâu năm phải được học lại theo định kỳ.
* Thông tin huấn luyện
Thông tin về làm thế nào để sử dụng hóa chất một cách an toàn, đạt hiệu qủa đều sẵn có ở tất cả các nước. Những thông tin như vậy được biên soạn bởi các cơ quan có thẩm quyền như các cơ quan của Chính phủ, bởi các tổ chức đại diện của các nhà sản xuất, người cung cấp, người sử dụng và còn bởi các chuyên gia, các nhà trường. Hầu hết các thông tin này được trình bày dưới dạng dễ đọc và thường không phải trả tiền. Một số thông tin đang được phổ biến dưới dạng film video. Nó đặc biệt có ích cho những người ngại đọc hay gặp khó khăn khi đọc. Tuy nhiên, người sử dụng hóa chất cần thông qua các cán bộ lãnh đạo cộng đồng, các cơ quan quản lý Nhà nước, người cung cấp hóa chất, giáo viên nhà trường và nhân viên y tế để có được đầy đủ thông tin.
Các nhà sản xuất cũng có trách nhiệm đảm bảo để những người liên quan đến vận chuyển, buôn bán và sử dụng sản phẩm của họ đã được thông tin chính xác về những quy trình an toàn. Đã có nhiều hoạt động để phổ biến thông tin như tờ ri, tờ áp phích, sổ tay hướng dẫn. Hàng loạt sách hướng dẫn được các nhà sản xuất hóa chất quốc tế phát hành là một ví dụ về những gì đã được làm trên phạm vi quốc tế.
* Huấn luyện cho người lao động
Cách sử dụng hóa chất có thể được dạy ở các trường hoặc tự học hỏi. ở một số nước, luật pháp yêu cầu người sử dụng một vài hóa chất đặc thù phải hoàn thành một số giai đoạn huấn luyện và phải chứng minh khả năng qua kiểm tra thực tế.
* Đào tạo và huấn luyện cần bảo đảm cho người sử dụng:
- Hiểu luật pháp và những quy định của Luật pháp về việc sử dụng hóa chất.
- Hiểu và làm theo nhãn hay các thông tin khác về hóa chất. Hiểu nhiệm vụ của người giúp việc và những người khác.
- Hiểu và sử dụng được các thiết bị an toàn dùng cho các thiết bị sử dụng hóa chất, bao gồm việc sử dụng giá đỡ máy để cất giữ máy an toàn cùng với các bộ phận che chắn để bảo vệ các bộ phận truyền động. Yêu cầu sử dụng đúng kỹ thuật kiểm soát được chỉ định để phòng ngừa nhiễm độc người điều khiển. Quy trình bo dưỡng các thiết bị chuyên dùng...
- Hiểu đúng các thủ tục để lưu giữ hóa chất và thủ tục loại bỏ chất thiếu an toàn.
- Biết những gì cần làm trong trường hợp khẩn cấp, như: việc hóa chất lan tràn đe dọa đến nguồn cung cấp nước và thức ăn; cần giải độc cho một người; hoặc nhận biết các triệu chứng nhiễm độc và cấp cứu ban đầu.
- Thực hiện tốt các tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân. Đây là vấn đề quan trọng cần tuân theo nhằm bảo đảm tiếp xúc với hóa chất ở mức tối thiểu, như: rửa tay trước khi ăn và sau khi làm việc, tránh bị nhiễm do sơ ý hoặc do làm liều; bảo đảm quần áo và thiết bị nhiễm hóa chất được rửa sạch hoàn toàn.
- Nhận biết, lựa chọn và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng phải có khả năng để hiểu những thông tin về các mối nguy hại của bất cứ hóa chất nguy hiểm nào và sau đó nhận ra các biện pháp bảo vệ cá nhân phù hợp. Người sử dụng phải được huấn luyện cách lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng, biết làm thế nào để tẩy nhiễm, giặt và thay quần áo bo hộ một cách an toàn.
- Lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu.
Vì tầm nhận thức khác nhau và số lượng hóa chất ngày càng tăng ở thị trường nên việc huấn luyện cho người lao động và những người khác có thể sẽ thuận lợi hơn bằng việc sử dụng hình tượng.
Nhận thức của cộng đồng
Sử dụng hóa chất thường ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người xung quanh. Họ biết đó là những mối nguy hiểm đang đe dọa họ, do đó họ mong muốn thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể được.
Nhận thức của cộng đồng về sử dụng hóa chất ngày càng cao. Đó là do tác động của hóa chất thường không giới hạn ở nhà máy hay các vùng sử dụng hóa chất. nitrat và phân bón có thể thấm vào nguồn nước uống và thuốc bảo vệ thực vật có thể làm ô nhiễm nước sông hoặc bay tạt vào vùng dân cư khi phun thuốc. Đáng tiếc là nhận thức của mọi người về lợi ích của hóa chất không giống như nhận thức về tác hại do lạm dụng nó gây ra.
Người sử dụng hóa chất cần cảnh báo cho cộng đồng và đáp lại sự phê phán nhằm hoàn thiện hơn các biện pháp an toàn cho những việc làm của họ. Cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của việc sử dụng hợp lý hóa chất.
Giáo dục ở nhà trường
Những vấn đề cơ bản về an toàn, sức khỏe và vệ sinh cá nhân liên quan đến sử dụng hóa chất có thể kết hợp đưa vào giáo trình của trường phổ thông.
Các học sinh phổ thông có thể đóng vai trò cầu nối thông tin với cha mẹ chúng - những người đang làm việc có tiếp xúc với hóa chất.
CHƯƠNG IV: CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP
Phần trên đã nhấn mạnh các biện pháp phòng ngừa bệnh tật, thương vong và sự cố cháy nổ. Song do nhiều nguyên nhân mà trong thực tế tai nạn vẫn xảy ra.
Vì vậy, khi tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm, mỗi cá nhân không những phải nhận thức được về những biện pháp ngăn chặn mà còn phải hiểu biết các biện pháp khẩn cấp. Vấn đề này bao gồm biện pháp sơ cứu, kỹ thuật chống cháy và quy trình chống rò rỉ. Việc thực hiện hành động thích hợp trong vài phút đầu tiên có thể ngăn chặn thảm họa từ những tai nạn nhỏ.
Điểm mấu chốt để xây d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_an_toan_khi_lam_viec_voi_hoa_chat.doc