Transistor hiệu ứng trường gọi tắt là FETs [Fiel-Effect Transistors] bao gồm hai loại chính đó
là: Transistor hiệu ứng trường có cấu trúc cổng bằng bán dẫn-oxide-kim loai, gọi tắt là MOSFET
[Metal-Oxide-Semiconductor FET], và transistor hiệu ứng trường có cấu trúc cổng bằng tiếp
giáp pn, thường gọi là JFET [Junction FET]. Transistor MOSFET đã trởthành một trong những
dụng cụbán dẫn quan trọng nhất trong việc thiết kếchếtạo các mạch tích hợp (ICs) do tính ổn
định nhiệt và nhiều đặc tính thông dụng tuyệt vời khác của nó. CảMOSFET và JFET đều dẫn
điện theo các kênh dẫn, nên mỗi loại đều có ởdạng kênh dẫn bằng bán dẫn nhoặc p, gọi là
MOSFET kênh n (gọi tắt là NMOS), MOSFET kênh p(gọi tắt là PMOS) và JFET kênh nvà
JFET kênh ptương ứng. Ngoài ra, đối với MOSFET dựa theo nguyên tắc hình thành kênh dẫn
mà có MOSFET cảm ứng kênh hay tăng cường kênh; giàu kênh (kênh không có sẵn) và
MOSFET nghèo kênh (kênh có sẵn)
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2791 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Cấu kiện điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trong cuộn điện cảm không thể thay đổi tức thời, iL(0+) sẽ bằng với
mức dòng ngay trước khi chuyển mạch thay đổi trạng thái.
Chuyển mạch S hở mạch
Khi chuyển mạch hở mạch, diode sẽ dẫn, tạo đường dẫn cho dòng điện cảm chảy qua diode,
điện trở tải R và tụ lọc C như thể hiện ở hình 2.44b. Để đơn giản trong việc phân tích, giả sử
rằng điện áp gợn ở tín hiệu ra là đủ nhỏ để điện áp ra phải gần bằng mức điện áp dc, tức là vo ≈
VO. Với giả thiết trên, điện áp trên cuộn điện cảm sẽ không đổi như trước và bằng với VS – VO.
Dòng chảy qua cuộn cảm tại thời điểm kết thúc của khoảng thời gian Toff (tức là: t = Ton + Toff =
T) là:
offon
on
offon
on
OS
onL
OS
onLL )()()(
TT
T
TT
T
t
L
VVTi dt
L
VVTiTi +
+ −+=−+= ∫ (2.70)
off
OS
on
S
LL )0()( TL
VVT
L
ViTi −++= + (2.71)
Khi VO vượt quá VS, dòng cuộn cảm sẽ giảm theo thời gian trong suốt khoảng thời gian Toff – lặp
lại như thể hiện ở hình 2.45. Ngoài ra, do mạch hoạt động tuần hoàn với chu kỳ T, nên dòng điện
cảm tại các thời điểm t = 0+ và t = T cần phải đồng nhất. Vì vậy,
)0()( LL
+= iTi nên: offSOonS TL
VVT
L
V −= (2.72)
Quan hệ cơ bản giữa điện áp ra và vào của mạch biến đổi tăng là:
offOoffonS )( TVTTV =+ hay: δ
V
T
T
V
T
TVV −=−
==
11
S
on
S
off
SO (2.73)
trong đó: δ = Ton / T được gọi là hệ số đầy xung [duty cycle] của dạng sóng chuyển mạch. Điện
áp ra có thể thay đổi được bằng cách biến đổi hệ số đầy xung của chuyển mạch. Do 0 ≤ δ ≤ 1,
nên điện áp ra VO ≥ VS; bộ biến đổi “sẽ làm tăng” mức điện áp ra cao hơn mức điện áp vào.
Tính mạch lọc
Lưu ý rằng, biểu thức của điện áp ra ở phương trình (2.73) là độc lập với L. Thông số thiết kế
cần bổ sung để chọn giá trị điện cảm L là dòng gợn trong cuộn điện cảm. Bởi vì điện áp trên
cuộn điện cảm là không đổi trong suốt cả hai khoảng thời gian Ton và Toff, dòng điện cảm có
dạng sóng răng cưa như mô tả ở hình 2.45 [xem phương trình (2.69) và (2.70)]. Biên độ của
dòng gợn Ir được tính theo hai cách:
on
S
r TL
VI = hoặc offSOr TL
VVI −= (2.74)
Mức dòng gợn ở hai cách tính cần phải như nhau. Từ phương trình (2.74), rút ra biểu thức cho
trị số của cuộn cảm:
δ
fI
V
T
T
I
TVT
I
VL
r
Son
r
S
on
r
S =⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛== (2.75)
trong đó, f = 1/T là tần số của chuyển mạch. Từ phương trình (2.75), ta thấy rằng việc chọn tần
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ
BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 2: TIẾP GIÁP PN & DIODE BÁN DẪN
48
số làm việc cao hơn thì sẽ có trị số điện cảm cần thiết nhỏ hơn. Các bộ biến đổi điện áp dc sang
dc có thể hoạt động tại các tần số trên 60Hz để giảm kích thước của L và f thường được chọn cao
hơn dãi tần số tín hiệu tai người nghe được (tần số âm tần). Thông thường dãi tần số từ 25kHz
đến 100kHz.
Dòng vào dc
Trong mạch tăng điện áp, dòng điện cảm trung bình IL lớn hơn so với dòng tải dc. Đối với bộ
biến đổi lý tưởng, không có cơ chế suy hao trong mạch. Do vậy, công suất được phân bố đến
đầu vào của bộ biến đổi cần phải bằng công suất phân chia ở điện trở tải R:
OOSS IVIV = hoặc: δ-
I
T
TII
V
VI
1
O
off
OO
S
O
S === (2.76)
Từ phương trình (2.76), ta thấy rằng dòng dc trong cuộn điện cảm là lớn hơn so với dòng tải một
chiều bằng cùng hệ số khi tăng ở điện áp ra. Lưu ý rằng cuộn điện cảm cần phải được thiết kế
chính xác để có khả năng hoạt động với giá trị lớn của dòng trung bình.
Điện áp gợn và điện dung của mạch lọc
Ở bộ biến đổi tăng áp, tụ lọc C được thiết kế để điều chỉnh mức điện áp gợn Vr theo cách tương
tự như tụ lọc trong mạch nắn. Trong suốt khoảng thời gian Ton, diode D ngưng dẫn, như ở mạch
hình 2.44a, nên tụ cần phải cung cấp toàn bộ dòng tải. Nếu điện áp gợn được thiết kế có biên độ
nhỏ, thì dòng xã gần như không đổi (hằng số) và được tính theo IO ≈ VO/R. Dựa vào mức gần
đúng này, điện áp gợn có thể được tính theo:
δ
RC
TV
T
T
RC
TV
RC
TVT
C
IV OonOonOonOr =⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛==≈ (2.77)
Bảng 2.1, tóm tắt các công thức thiết kế cho bộ biến đổi tăng điện áp dc – dc
BẢNG 2.1: Thiết kế bộ biến đổi tăng điện áp
Điện áp ra δ
V
T
T
V
T
TVV −=−
==
11
S
on
S
off
SO
Dòng điện nguồn cung cấp δ-
I
T
T-
I
T
TII
11
O
on
O
off
OS ===
Cuộn điện cảm δfI
V
T
T
I
TVT
I
VL
r
Son
r
S
on
r
S =⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛==
Tụ lọc δRC
TV
T
T
RV
TVC Oon
r
O =⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛=
b) Bộ biến đổi giảm áp
Mạch biến đổi giảm áp [buck converter] như ở hình 2.46, được thiết kế để tạo ra điện áp đầu ra
là thấp hơn so với điện áp đầu vào. Nguyên lý hoạt động của bộ biến đổi giảm áp ở hình 2.46,
tương tự hoạt động của bộ biến đổi tăng áp, và chuyển mạch S sẽ hoạt động một cách tuần hoàn
với cùng kiểu định thời như ở hình 2.43a.
Chuyển mạch S kín mạch
Trong khoảng thời gian Ton, chuyển mạch S kín mạch, nên diode D sẽ được phân cực ngược theo
điện áp vào dương dẫn đến mạch tương đương ở hình 2.46b. Giả sử điện áp gợn tại đầu ra khá
nhỏ để điện áp đầu ra có thể xem gần đúng mức điện áp hằng vO ≈ VO, suy ra mức điện áp trên
cuộn điện cảm sẽ bằng VS – VO, và mức dòng điện cảm tại thời điểm kết thúc của khoảng thời
gian Ton sẽ là:
on
OS
L0
OS
LonL )(0)(0)(
on T
L
VVi dt
L
VViTi
T −+=−+= ++ ∫ (2.78)
Vì dòng chảy trong cuộn điện cảm không thay đổi tức thời, nên iL(0+) sẽ bằng với mức dòng
ngay trước khi chuyển mạch thay đổi trạng thái.
Chuyển mạch S hở mạch
Khi chuyển mạch S chuyển sang hở mạch, diode sẽ chuyển sang dẫn, tạo đường dẫn liên tục cho
dòng điện cảm từ điểm đất qua diode đến điện trở tải R và tụ lọc C như mô tả ở hình 3.72c. Điện
áp trên điện cảm lúc này bằng với – VO. Dòng điện cảm tại thời điểm kết thúc của Toff là:
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ
BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 2: TIẾP GIÁP PN & DIODE BÁN DẪN
49
off
O
on
OS
L
O
onLL )(0)()(
offon
on
T
L
VT
L
VVi dt
L
VTiTi
TT
T
−−+=−+= ++∫ (2.79)
Tuy nhiên, mạch hoạt động tuần hoàn với chu kỳ T. Do đó, dòng điện cảm tại các thời điểm t =
0+ và t = T cần phải đồng nhất, nên ta có:
)(0)( LL
+= iTi và: offOonSO TL
VT
L
VV =− (2.80)
Rút gọn phương trình sẽ có quan hệ cơ bản giữa điện áp đầu ra và điện áp đầu vào của bộ biến
đổi giảm áp:
δSonSO VT
TVV == (2.81)
Trong đó, δ là hệ số đầy xung của chuyển mạch. Do Ton ≤ T, điện áp ra VO ≤ VS. Ở bộ biến đổi
giảm áp điện áp cuộn điện cảm sẽ “làm giảm” điện áp vào, nên điện áp đầu ra là thấp hơn so với
điện áp đầu vào. Điện áp ra của bộ biến đổi giảm áp tỷ lệ thuận với hệ số đầy xung δ.
Tính điện cảm
Quan hệ giữa điện áp vào và ra được biểu diễn theo phương trình (2.81) lại độc lập với L, nên
việc tính trị số điện cảm sẽ được quyết định bởi thông số dòng gợn.
Dạng sóng dòng điện cảm của mạch biến đổi giảm áp là rất giống với dạng sóng dòng điện ở
mạch biến đổi tăng áp như ở hình 3.73. Biên độ dòng gợn Ir được tính bởi:
off
O
on
OS
r TL
VT
L
VVI =−= (2.82)
Từ phương trình (3.93) suy ra biểu thức cho giá trị của cuộn điện cảm:
( )δ−=⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ −=⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛== 11
r
Oon
r
Ooff
r
O
off
r
O
fI
V
T
T
I
TV
T
T
I
TVT
I
VL (2.83)
Trong mạch biến đổi giảm áp, dòng dc IL bằng với dòng tải IO. Dòng cần phải được cung cấp từ
nguồn VS sẽ được tính theo:
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ
BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 2: TIẾP GIÁP PN & DIODE BÁN DẪN
50
OOSS IVIV = hoặc: δOonO
S
O
OS IT
TI
V
VII === (2.84)
Từ phương trình (2.84), ta thấy rằng dòng vào dc đến bộ biến đổi là thấp hơn mức dòng tải.
Điện áp gợn và điện dung của tụ lọc
Ở mạch biến đổi giảm áp, chỉ dòng gợn cần phải được hấp thụ bởi tụ lọc C. Điện áp thay đổi
theo chiều dương trên tụ cần phải cân bằng với điện áp thay đổi theo chiều âm, bằng với điện áp
gợn Vr:
C
Q dti
C
V
TT
/T
∆1 )/2(
2 rr
offon
on
∫ + == trong đó: 82221∆ roffonr TITTIQ =⎟⎠⎞⎜⎝⎛
+=⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛= (2.85)
Tích phân của dòng điện trên tụ là kết quả của tổng thay đổi về điện tích ∆Q trên tụ lọc nên sẽ
tương ứng với diện tích vùng tam giác tô đậm ở hình 2.47. Biểu thức của trị số điện dung có thể
xác định bằng các phương trình (2.83) và (2.85):
( )δ
L
T
V
V
V
TIC −== 1
88
2
r
O
r
r (2.86)
Bảng 2.2 tóm tắt các công thức cần thiết để thiết kế bộ biến đổi giảm áp.
BẢNG 2.2: Thiết kế bộ biến đổi giảm áp
Điện áp ra δV
T
TVV SonSO ==
Dòng điện nguồn cung cấp δOonOS IT
TII ==
Cuộn điện cảm ( )δ−=⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛= 1
r
Ooff
r
O
fI
V
T
T
I
TVL
Tụ lọc ( )δ−== 1
88
2
r
O
r
r
L
T
V
V
V
TIC
2.9 CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA DIODE
Có rất nhiều loại diode, và tất cả các loại diode chỉ cho phép dòng điện chảy qua khi được phân
cực thuận, và chặn dòng chảy khi được phân cực ngược. Sự khác nhau ở các diode có thể thấy ở
các thông số điện được liệt kê ở các trang số liệu về diode. Điện áp ngược lặp lại đỉnh hay đôi
khi gọi là điện áp ngược đỉnh (PIV), và dòng thuận trung bình là hai thông số quan trọng nhất
khi sử dụng diode. Sáu thông số điển hình thường có ở các trang số liệu về diode.
1. Điện áp ngược lặp lại đỉnh ( RRMV ) là điện áp ngược lớn nhất có thể được áp đặt lặp lại trên
diode. Lưu ý rằng thông số này cũng chính là thông số định mức PIV. Thông số điện áp ngược
có thể có ở các loại diode trong khoảng từ 5V đến 2000V.
2. Dòng thuận trung bình ( 0I ) là giá trị dòng điện có thể chảy qua diode liên tục lớn nhất khi
diode được phân cực thuận. Mức dòng thuận lớn nhất có thể trong khoảng từ vài mA đến trên
1000A.
3. Dòng thuận xung đỉnh ( FSMI ) là biên độ lớn nhất của xung dòng thuận mà diode có thể chịu
đựng được. Giá trị điển hình là từ 10 ÷ 30 lần lớn hơn thông số dòng thuận trung bình. Ví dụ,
một diode có mức dòng thuận trung bình là 12A thì có thể có mức xung dòng thuận đỉnh là
250A.
4. Sụt áp thuận ( FV ) là mức sụt áp lớn nhất ngang qua diode khi được phân cực thuận. Mức sụt
áp điển hình ngang qua diode silicon khi được phân cực thuận là 0,7V; tuy nhiên, ở các trạng
thái dòng cao hơn, mức sụt áp có thể cao hơn đáng kể. Thông thường, sụt áp thuận lớn nhất cho
theo mức dòng thuận trung bình lớn nhất ( 0I ).
5. Dòng ngược ( RI ) là mức dòng rò lớn nhất chảy qua diode khi được phân cực ngược. Dòng
ngược bị ảnh hưởng lớn do nhiệt độ làm việc của diode.
6. Thời gian hồi phục ngược ( rrt ) là khoảng thời gian cần thiết để diode ngưng dẫn khi diode
được chuyển sang phân cực ngược. Thời gian hồi phục ngược là thông số quan trọng đặc biệt
đối với các diode chuyển mạch tốc độ cao.
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ
BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 2: TIẾP GIÁP PN & DIODE BÁN DẪN
51
Cấu tạo của diode sẽ quyết định mức dòng làm việc, mức công suất có thể tiêu tán, và mức điện
áp ngược lớn nhất mà diode có thể chịu được không bị hỏng. Mỗi hãng sản xuất cho tiêu chuẩn
theo các trang số liệu về cấu kiện. Các thông số chính có ở trang số liệu của hãng sản xuất đối
với một diode chỉnh lưu như sau:
1. Loại cấu kiện với chữ số thông thường hay các số của hãng sản xuất.
2. Điện áp ngược đỉnh (PIV).
3. Dòng ngược lớn nhất tại PIV.
4. Điện áp thuận dc lớn nhất.
5. Mức dòng thuận chỉnh lưu bán kỳ trung bình.
6. Nhiệt độ tiếp giáp lớn nhất.
7. Các đặc tuyến suy giảm mức dòng.
8. Họ đặc tuyến cho các thay đổi về nhiệt độ để cấu kiện có thể bị suy giảm ở các nhiệt độ
cao hơn.
Trong trường hợp diode zener, các thông số sau thường có ở các trang số liệu:
1. Loại cấu kiện theo chữ số thông thường hay số của nhà sản xuất.
2. Điện áp zener bình thường (điện áp đánh thủng thác).
3. Mức sai số của điện áp.
4. Mức tiêu tán công suất lớn nhất (ở 25oC).
5. Dòng đo thử IZT.
6. Trở kháng động tại mức IZT.
7. Mức dòng khuỷu.
8. Nhiệt độ tiếp giáp lớn nhất.
9. Hệ số nhiệt độ.
10. Họ đặc tuyến suy giảm đối với các nhiệt độ cao hơn.
Chọn thông số kỹ thuật ví dụ và xem thông tin cho ở trang số liệu. Sử dụng diode chỉnh lưu
1N4001 thể hiện ở phụ lục D, có các thông số như sau:
1. PIV = 50V.
2. Dòng ngược lớn nhất (tại điện áp dc định
mức) ở 25oC là 10µA. Ở 100oC có mức
dòng lớn nhất là 50µA.
3. Sụt áp thuận tức thời lớn nhất tại 25oC là
1,1V.
4. Dòng thuận chỉnh lưu trung bình tại 25oC
là 1A.
5. Khoảng nhiệt độ làm việc chịu trong thời
gian dài của tiếp giáp (TJ) là – 65oC đến +
175oC.
Hình 1.49, là đặc tuyến suy giảm dòng điện điển
hình, cho biết cần phải điều chỉnh mức dòng định
mức khi nhiệt độ tăng vượt qua nhiệt độ môi
trường xung quanh. Đặc tuyến tương tự thường
cho theo thông số suy giảm công suất.
2.10 CÁC LOẠI DIODE BÁN DẪN ĐẶC BIỆT
a) Diode biến dung
Diode biến dung hay varactor, là loại cấu kiện bán dẫn có chức năng như một tụ điện có thể thay
đổi. Nhắc lại rằng, tụ điện là một linh kiện gồm hai bản cực dẫn điện được cách ly bằng một lớp
điện môi (vật liệu cách điện). Trị số điện dung của tụ phụ thuộc vào ba yếu tố: diện tích của hai
bản cực, khoảng cách giữa hai bản cực, và loại vật liệu làm điện môi cách ly giữa hai bản cực.
Điện dung tỷ lệ thuận với diện tích của hai bản cực (A) và hệ số diện môi ε, tỷ lệ nghịch với
khoảng cách (d) giữa hai bản cực:
d/AC ε=
Hình 2.49a, là cấu trúc bên trong của diode khi được phân cực ngược, bao gồm hai vùng có các
hạt tải điện (vùng p và vùng n) được cách ly bởi vùng nghèo không có các hạt tải điện. Diode
khi được phân cực ngược đóng vai trò tương tự một tụ điện. Hai vùng p và n có chức năng như
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ
BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 2: TIẾP GIÁP PN & DIODE BÁN DẪN
52
hai bản cực dẫn điện, còn vùng nghèo có chức năng như một lớp điện môi. Hình 2.49b, cho thấy
khi điện áp phân cực ngược tăng lên, thì vùng nghèo sẽ rộng ra. Tụ vẫn có điện dung nhưng vì
hai vùng dẫn cách xa hơn nên điện dung đã bị giảm xuống.
Varactor là một diode được chế tạo để có điện dung tiếp giáp cao. Trị số điện dung của varactor
được điều khiển bằng độ lớn của điện áp phân cực ngược đặt vào varactor. Điện áp phân cực
ngược lớn hơn thì điện dung của varactor sẽ nhỏ hơn. Hình 2.50, là ký hiệu và đặc tuyến điện
dung theo điện áp phân cực ngược của diode biến dung mang số hiệu MVAM 108.
Mạch hình 2.51, là mạch điều chỉnh để chọn tần số của tín hiệu từ antenna sử dụng diode biến
dung. Khi cộng hưởng, mạch điều hưởng song song có trở kháng cao. Tín hiệu từ antenna tại tần
số cộng hưởng của mạch điều hưởng sẽ tạo ra một sụt áp trên trở kháng cao của mạch điều
hưởng nên tín hiệu sẽ được khuyếch đại. Các tần số tín hiệu tại các tần số khác sẽ xem mạch
điều hưởng như mạch có trở kháng thấp so với đất nên sẽ không được đưa đến mạch khuyếch
đại. Giá trị điện dung tương đương của mạch cộng hưởng bằng 500pF mắc song song với nhánh
2 tụ có điện dung 0,1µF và điện dung của diode biến dung. Ví dụ 2.5, là mạch điều hưởng sử
dụng diode biến dung MVAM108 để điều chỉnh tần số cộng hưởng.
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ
BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 2: TIẾP GIÁP PN & DIODE BÁN DẪN
53
Ví dụ 2.5: Hãy tính tần số cộng hưởng của mạch điều hưởng [tuner] ở hình 2.51, theo hai mức
điện áp đặt vào là (a) 1V và (b) 7V.
- Từ đặc tuyến điện dung theo điện áp ngược ở hình 2.50, ta xác định được trị số điện dung của
diode biến dung tại điện áp phân cực ngược 1V và 7V: (a) 500pF @ 1V; (b) 55pF @ 7V.
- Tính điện dung tương đương của mạch điều hưởng. Vì điện dung tương đương của diode biến
dung là nhỏ hơn nhiều so với 0,1µF, nên điện dung của mạch nối tiếp sẽ bằng trị số điện dung
của varactor. Tổng điện dung tương đương của mạch cộng hưởng bằng giá trị điện dung của
varactor song song với 500 pF.
(a) Ceq @ 1V = 500pF + 500pF = 1000pF
(b) Ceq @ 7V = 55pF + 500pF = 555pF
- Tính tần số cộng hưởng tại cả hai mức điện áp đặt vào diode biến dung:
LC
FR π= 2
1
(a) 504kHz
1000pFH1002
1 =×µπ=RF (b) kHz766pF555H1002
1 =×µπ=RF
b) Các diode chuyển mạch tần số cao.
Giới thiệu.
Diode biến dung là một ví dụ ứng dụng giá trị điện dung có trong diode tiếp giáp pn khi được
phân cực ngược. Tất cả các diode tiếp giáp pn đều có một giá trị điện dung nào đó; điện dung
của tiếp giáp pn không đáng kể khi sử dụng diode tiếp giáp ở mạch tần số thấp, nhưng mạch làm
việc ở dãi tần số cao, thì dung kháng (XC) của tiếp giáp pn có thể làm giảm đến mức không còn
dòng ngược.
Thời gian hồi phục ngược (trr) là thời gian cần thiết để diode ngưng dẫn khi diode đã được phân
cực ngược. Thông số thời gian hồi phục ngược trở thành yếu tố quan trọng tại tốc độ chuyển
mạch cao. Các diode chỉnh lưu tần số thấp có thông số thời gian hồi phục ngược định mức vào
khoảng vài microsecond, ngược lại các diode chuyển mạch tốc độ cao có thời gian hồi phục
ngược vào khoảng vài nanosecond. Các nhà sản xuất đã chế tạo các diode chuyển mạch tần số
cao có thể làm việc tại các tần số trên 3000MHz.
Diode hồi phục bậc thang.
Diode hồi phục bậc là diode tiếp giáp pn. Vật liệu p và n gần tiếp giáp được pha tạp loãng. Sự
pha tạp ở vật liệu bán dẫn sẽ được tăng dần theo khoảng cách tăng lên từ tiếp giáp. Diode hồi
phục bậc sẽ làm giảm điện dung tiếp giáp nên cho phép diode hồi phục bậc làm việc ở tần số
cao. Ký hiệu mạch của diode hồi phục bậc như với diode thông thường.
Diode PIN.
Hình 2.52, là cấu tạo của diode PIN, với vùng vật liệu bán dẫn P và N được pha tạp đậm đặc
cách ly bằng một vùng không pha tạp hay vật liệu bán dẫn thuần. Tên gọi diode PIN bắt nguồn
từ loại vật liệu bán dẫn được sử dụng trong cấu trúc của diode. Vật liệu thuần đóng vai trò như
chất điện môi phân cách hai vùng dẫn. Sự ngăn cách hai vùng dẫn sẽ làm giảm điện dung tiếp
giáp của diode nên diode PIN có thể được sử dụng ở tần số cao. Ký hiệu mạch của diode PIN
như ký hiệu của diode thông thường.
Diode Schottky.
Diode Schottky còn được gọi là diode hạt tải nóng [hot - carrier diode] không có tiếp giáp pn,
mà tiếp giáp của diode Shottky được tạo thành bằng một tấm chắn kim loại (vàng, platinum,
bạc) và vật liệu bán dẫn - n (hình 2.53). Diode Schottky có đặc tuyến dòng – áp tương tự như
diode tiếp giáp pn, ngoại trừ điện áp mở thuận Vγ trong khoảng từ 0,3V đến 0,6V. Điện dung
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ
BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 2: TIẾP GIÁP PN & DIODE BÁN DẪN
54
liên quan với diode Schottky là cực nhỏ. Khi diode Schottky làm việc ở chế độ phân cực thuận,
dòng điện được tạo ra bởi sự di chuyển của các điện tử từ silicon dạng n thông qua rào chắn và
lớp kim loại. Do các điện tử tái hợp tương đối nhanh khi qua lớp kim loại, thời gian tái hợp ngắn
vào khoảng 10ps, nhanh hơn nhiều so với ở diode tiếp giáp pn thông thường, nên diode Schottky
có ý nghĩa lớn trong các ứng dụng chuyển mạch tốc độ cao.
Diode Schottky được sử dụng nhiều trong công nghệ mạch tích hợp do dễ chế tạo và có thể sản
xuất đồng thời các cấu kiện khác trên một chip. Việc chế tạo một diode tiếp giáp pn đòi hỏi
khuyếch tán bán dẫn dạng p nhiều hơn so với diode Schottky, nhưng việc chế tạo diode Schottky
có thể yêu cầu bổ sung bước phủ kim loại. Các đặc tính tạp âm thấp của diode Schottky tạo cho
diode lý tưởng đối với ứng dụng trong việc giám sát công suất của dãi tần radio mức thấp, các
mạch tách sóng ở tần số cao, và các bộ trộn trong radar Doppler.
Lợi thể của diode Schottky là mức sụt áp thuận của nó thấp và tốc độ chuyển mạch của diode.
Các diode Schottky có thể được chế tạo để có thời gian đóng mở vào khoảng 10nS. Do tốc độ
chuyển mạch cao và sụt áp thuận thấp, các diode Schottky thường được sử dụng trong các bộ
nguồn cung cấp kiểu chuyển mạch. Ký hiệu mạch của diode Schottky như ở hình 2.53.
c) Diode phát quang - LED [light - emitting diode]
Một số loại diode khác có khả năng biến đổi năng lượng điện thành năng lượng sáng. Diode
phát quang sẽ chuyển đổi dòng điện thành ánh sáng rất hiệu quả trong các loại hiển thị khác
nhau và đôi khi có thể sử dụng làm nguồn phát sáng cho các ứng dụng thông tin bằng cáp sợi
quang.
Một điện tử có thể rơi từ dãi dẫn vào một lỗ trống và phát ra năng lượng dưới dạng một photon
của ánh sáng. Các liên quan của xung lượng và năng lượng trong silicon và germanium như vậy
làm cho điện tử phát ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng khi điện tử trở lại từ dãi dẫn xuống dãi
hóa trị. Tuy nhiên, điện tử trong tinh thể gallium arsenide sẽ tạo ra photon khi điện tử rơi trở lại
từ dãi dẫn xuống dãi hóa trị. Mặc dù không có đủ điện tử trong tinh thể để tạo ra ánh sáng có thể
nhìn thấy khi áp đặt phân cực thuận, một số lượng lớn điện tử sẽ được phóng thích từ vật liệu n
vào vùng vật liệu p. Các điện tử đó sẽ kết hợp với các lỗ trống trong vùng vật liệu p tại mức
năng lượng của dãi hóa trị, nên các photon sẽ được bức xạ. Cường độ sáng tỷ lệ với tốc độ tái
hợp của các điện tử và do đó tỷ lệ với dòng điện của diode. Diode bằng gallium arsenide sẽ phát
ra sóng ánh sáng tại bước sóng gần dãi hồng ngoại. Để tạo ra ánh sáng ở dãi có thể nhìn thấy cần
phải trộn gallium phosphide với gallium arsenide.
Khi LED đang dẫn, mức sụt áp thuận vào khoảng 1,7V. Lượng ánh sáng phát ra bởi LED tùy
thuộc vào mức dòng chảy qua diode; mức dòng lớn hơn sẽ phát ra ánh sáng rõ rệt hơn. Cần phải
lắp nối tiếp với LED một điện trở hạn dòng để tránh làm hỏng diode. Trị số của điện trở hạn
dòng dễ dàng tính bằng mức dòng dẫn giới hạn của LED vào khoảng 10mA, với điện áp dẫn của
diode vào khoảng 1,7V. Ví dụ cần phải chọn điện trở hạn dòng để LED phát ra ánh sáng thích
hợp khi đặt mức nguồn 5Vdc đến LED như mạch ở hình 2.54a. Với mức dòng giới hạn chảy qua
LED vào khoảng 10mA khi LED dẫn và mức điện áp dẫn là 1,7V, sụt áp trên RCL là: 5V – 1,7V
= 3,3V. Với mức dòng lớn nhất khoảng 10mA, thì trị số điện trở của RCL = 330Ω. Chính là trị số
điện trở thông dụng cho việc sử dụng nguồn 5V để có LED hiển thị.
d) Photodiode
Photodiode hay Quang diode có chức năng ngược lại so với LED, tức là photodiode sẽ biến đổi
năng lượng sáng thành dòng điện. Áp dụng phân cực ngược cho photodiode nên dòng bảo hòa
ngược sẽ được điều chỉnh bằng cường độ ánh sáng chiếu vào diode. Ánh sáng sẽ tạo ra các cặp
điện tử - lỗ trống, tức là gây ra dòng điện. Kết quả là mức dòng quang ở mạch ngoài sẽ tỷ lệ theo
cường độ ánh sáng chiếu vào cấu kiện. Diode hoạt động như bộ tạo dòng hằng với điều kiện
điện áp không vượt quá điện áp đánh thủng thác lũ. Thời gian đáp ứng nhỏ hơn 1µs. Độ nhạy
của diode có thể tăng lên nếu vùng tiếp giáp được chế tạo lớn hơn khi thu nhận nhiều photon
hơn, nhưng điều này cũng sẽ làm tăng thời gian đáp ứng do điện dung tiếp giáp (và do hằng số
thời gian RC) tăng.
Cấu tạo của photodiode gồm một mẫu vật liệu bán dẫn tạp - p được khuyếch tán vào đế bằng vật
liệu bán dẫn tạp - n để hình thành tiếp giáp pn. Vật liệu tạp - n được để lộ sáng thông qua một
cửa sổ. Photodiode được chế tạo làm việc ở chế độ phân cực ngược như ở hình 2.54b, Ở chế độ
phân cực ngược dòng chảy qua diode phụ thuộc vào dòng các hạt tải thiểu số. Trong photodiode,
lượng các hạt tải thiểu số tỷ lệ thuận với lượng ánh sáng chiếu vào qua cửa sổ. Vể cơ bản một
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ
BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 2: TIẾP GIÁP PN & DIODE BÁN DẪN
55
photodiode là một điện trở nhạy sáng, cường độ sáng lớn hơn sẽ làm cho giá trị điện trở phân
cực ngược thấp hơn. Photodiode có đáp ứng thay đổi theo cường độ sáng nhanh hơn so với tất cả
các dụng cụ quang. Nếu bổ sung một lớp bán dẫn thuần vào cấu tạo của photodiode giữa lớp bán
dẫn tạp loại - p và n thì có thể cải thiện hiệu suất của photodiode, do vùng không pha tạp bổ
sung có tác dụng làm cho vùng nghèo rộng ra. Bởi vì vùng nghèo rộng hơn nên các photon vào
cửa sổ của diode có khả năng tạo ra cặp điện tử / lỗ trống nhiều hơn nên làm cho diode có hiệu
suất cao trên một dãi tần số ánh sáng rộng hơn. Hơn nữa, vùng nghèo rộng hơn sẽ làm giảm điện
dung của diode nên cho thời gian đáp ứng nhanh hơn. Các photodiode có bổ sung lớp bán dẫn
thuần thường gọi là photodiode PIN.
Hình 2.54b, là mạch photodiode. Hình 2.54c, là đặc tuyến theo các cường độ ánh sáng H khác
nhau. Dòng photodiode IP có thể tính từ phương trình sau:
ηqHI =P
trong đó, η là hiệu suất lượng tử; q điện tích của điện tử, 1,6 x 10- 19C; H = Φ x A là cường độ
ánh sáng (số lượng photon trong một giây); Φ là mật độ thông lượng photon (số lượng photon
trong một giây trong một cm vuông); A là diện tích tiếp giáp (tính theo cm2).
Phần lớn các bộ tách sóng ánh sáng bằng bán dẫn gồm một tiếp giáp photodiode và một mạch
khuyếch đại, thường là đặt trên một chip đơn.
e) Bộ bảo vệ quá điện áp.
Hình 2.55, là mạch hai diode zener mắc đối đầu nhau nối ngang qua đường dây nguồn cung cấp
ac để bảo vệ thiết bị điện tử không bị quá điện áp nguồn cung cấp ac. Điện áp đĩnh của đường
dây 220Vac là khoảng 310VP . Thiết bị điện tử có mạch nguồn cung cấp được thiết kế với điện
áp đường dây ac đầu vào và biến đổi điện áp ac thành các mức điện áp dc cần thiết. Đôi khi có
các thăng giáng điện áp nguồn cung cấp xuất hiện trên đường dây điện ac làm cho điện áp đỉnh
lên đến hàng ngàn volt do sấm sét chẳng hạn, hoặc do các việc đóng cắt các tải điện cảm cũng có
thể gây quá áp trên đường dây.
Nếu hai diode zener ở hình 2.55, có thông số điện áp đánh thủng là 320V, thì ở trạng thái bình
thường, diode zener sẽ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cau_kien_dien_tu_.pdf