Trường hợp như An và bạn của anh trong câu chuyện
dưới đây có lẽ không nhiều nhưng điều đáng nói là việc anh
kể lại mà không lo ngại sự đánh giá tiêu cực từ phía chúng
tôi. Một mặt, điều đó phản ánh sự tin tưởng đối với chúng
tôi nhưng điều quan trọng hơn là nó chỉ ra sự thay đổi lớn
trong quan niệm và hành vi tình dục của đàn ông Việt Nam
trong thời kỳ này. Những gì bị coi là tuyệt đối không thể
chấp nhận được về mặt đạo đức trong thời kỳ trước Đổi mới
nay đã được nhìn nhận khoan dung hơn, “là bình thường” và
theo một góc độ khác. Từng trải trong tình dục, có nhiều bạn
tình nay dường như đang được một số đàn ông nhìn nhận
như biểu hiện của nam tính:
Cái gần như là một cái tiêu chí bọn em thường hay đặt
ra tức là đi đến đâu phải biết phụ nữ ở đó như thế nào,
kể cả là đi sang Trung Quốc. Bọn em cũng đã từng đi ba
lô sang Trung Quốc, đi các tỉnh. Đi đến đâu cũng có ngủ
với gái ở đấy
218 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Chuyện dễ đùa khó nói, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tion
and gay men of color. Bài trình bày tại: MSM of color Summit; 5/2003, Los
Angeles, USA.
209 Dowsett G, Grierson J. and McNally S. 2006, A review of knowledge
about the sexual networks and behaviors of men who have sex with men
in Asia.
CHUYỆN DỄ ĐÙA KHĨ NĨI 297
Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi hầu như không
ai sử dụng khái niệm MSM, có lẽ vì cụm từ này chỉ quen
thuộc trong giới những người làm việc về HIV. Do đó khi sử
dụng khái niệm đồng tính, tình dục đồng giới hay đồng tính
luyến ái họ muốn nói đến tình dục đồng giới như một khuynh
hướng tình dục hay một nhân dạng hơn là hành vi tình dục
đơn thuần.
Tóm tắt lịch sử của tình dục đồng giới ở Việt Nam
Tình dục đồng giới không được biết nhiều ở Việt Nam cho
đến mãi gần đây. Thậm chí mười năm trước cũng không mấy
người hiểu được khái niệm này210. Có thể Marie-Eve Blanc
đã đúng khi nhận định rằng khái niệm tình dục đồng giới
ở Việt Nam chưa tồn tại một cách rõ ràng vì các thực hành
tình dục thay đổi rất nhanh trong vòng một thế kỷ qua và
tiếng Việt vẫn còn đang thích ứng với thực tế của các dạng
tình dục đồng giới211.
Marie-Eve Blanc cho rằng sở dĩ tình dục đồng giới ít được
biết đến vì nó bị coi là vô đạo đức trong hệ tư tưởng Nho
giáo và đối với các giá trị của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên,
chúng tôi lại cho rằng một trong những lý do quan trọng để
tình dục đồng giới ít được biết đến ở Việt Nam vì nó không
được chú ý bởi các tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt
Nam là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Cả ba tôn giáo này
không nói gì đến tình dục đồng giới, khác hẳn với sự lên án
quyết liệt của đạo Thiên chúa và Đạo Hồi ở các quốc gia khác.
210 Khuất Thu Hồng (1998). Nghiên cứu tình dục ở Việt Nam: Những điều
đã biết và chưa biết. Tài liệu làm việc số 11, Khu vực Nam và Đông Nam
Á, Hội đồng Dân số, Hà Nội: Hội đồng Dân số.
211 Blanc, M. (20050. Social Construction of male homosexualities in
Vietnam. Some keys to understanding discrimination and implication for
HIV prevention strategy. Oxford: Blackwell Publishing.
TÌNH DỤC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI298
Trong nghiên cứu của mình về văn hóa Việt Nam, Frank
Proschan cho rằng tình dục đồng giới chưa bao giờ bị coi là
phạm pháp ở đây212. Ông dẫn chứng rằng các bộ luật Hồng
Đức (nhà Lê 1428-1787) và Gia Long (nhà Nguyễn 1802-
1945) có các hình phạt đối với tội hiếp dâm, cưỡng dâm,
ngoại tình và loạn luân (giữa hai người khác giới) nhưng
không hề nhắc đến tình dục đồng giới. Tuy nhiên, nếu hiếp
dâm và ngoại tình xảy ra giữa hai người đàn ông mà cả hai
hoặc một trong hai đã có vợ thì cũng bị trừng phạt tương tự
như trường hợp khi những sự việc đó xảy ra giữa hai người
khác giới. Việc đàn ông ăn mặc quần áo phụ nữ, thiến và
tự thiến bị coi là phạm pháp. Trong thời thuộc địa Pháp kê
gian (giao hợp hậu môn) và đồng dâm nam cũng không hề bị
cấm. Chính quyền thực dân Pháp cũng không cấm đoán các
hành vi đồng tính trong các thuộc địa213. Cho đến năm 2000
không có một văn bản luật pháp nào của Việt Nam chính
thức đề cập đến tình dục đồng giới.
Đại dịch HIV/AIDS khiến tình dục đồng giới trở thành
tâm điểm chú ý ở nhiều nơi trên thế giới vì nó bị gán cho là
nguyên nhân gây ra và làm lan tràn HIV. Tuy nhiên cho đến
năm 1995, tình dục đồng giới vẫn không là mối quan tâm đối
với chương trình phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Bằng
chứng là trong Kế hoạch Trung hạn của Ủy ban Quốc gia
Phòng chống HIV/AIDS nhóm nam quan hệ tình dục đồng
giới không hề được nhắc đến như một trong những đối tượng
cần có sự can thiệp đặc biệt.
212 Proschan, F. (2002). Eunuch mandarins, soldats mamzelles, effeminate
boys, and graceless women: French colonial constructions of Vietnamese
genders. Gay and Lesbian Quarterly, 8, 435-467.
213 Được cho là nhằm mục đích giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường
tình dục từ gái mại dâm.
CHUYỆN DỄ ĐÙA KHĨ NĨI 299
Đám cưới đồng tính đầu tiên được biết đến ở Việt Nam
được tổ chức vào ngày 7 tháng 4 năm 1997 tại thành phố
Hồ Chí Minh giữa hai người nam. Tiệc cưới diễn ra tại một
khách sạn với 100 khách mời nhưng bị nhiều người dân
phản đối. Gần một năm sau, vào ngày 7 tháng 3 năm 1998,
một đám cưới giữa hai người đồng tính nữ diễn ra tại Vĩnh
Long, nhưng giấy xin phép kết hôn của họ không được chính
quyền sở tại chấp nhận. Báo chí đặc biệt quan tâm đến hai
sự kiện này và hầu hết các bài báo tỏ thái độ phản đối kịch
liệt.
Có thể các đám cưới này là lý do để Quốc hội thông qua
điều khoản cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính
trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm ban hành tháng 6
năm 2000214 nhằm thay thế Luật Hôn nhân và Gia đình năm
1986 vốn không hề có điều khoản tương tự215.
Có lẽ chỉ đến những năm gần đây khi tình dục đồng giới
được biết đến nhiều hơn thì thái độ xã hội mới trở nên rõ rệt
hơn và lúc đó nó mới bị một số người quy về phạm trù đạo đức
Nho giáo và giá trị của gia đình như nhận định của Marie-
Eve Blanc. Các tài liệu lịch sử của Việt Nam gần như không
hề nhắc đến hiện tượng này, có lẽ không phải vì những e
ngại đạo đức mà vì bản thân nó không được biết đến.
Với sự khuyến khích của các tổ chức quốc tế từ đầu
những năm 2000 chương trình phòng chống HIV/AIDS của
Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến nhóm nam tình dục đồng
214 Chương II, Điều 10, khoản 5, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
do Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày
9/6/2000, quy định rõ trong số những trường hợp cấm kết hôn có những
người cùng giới tính.
215 Luật Hôn nhân và Gia đình do Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/12/1986.
TÌNH DỤC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI300
giới. Chiến lược Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS năm 2004
đã coi nhóm này là một trong những nhóm cần được quan
tâm đặc biệt và đưa nó vào danh sách các nhóm được giám
sát trọng điểm.
Chỉ thị 54 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống
HIV/AIDS trong tình hình mới ban hành ngày 30 tháng 11
năm 2004 là tài liệu đầu tiên của Đảng nhắc đến quan hệ
tình dục đồng giới. Chỉ thị này kêu gọi đẩy mạnh hoạt động
giáo dục truyền thông đối với xã hội nói chung và các nhóm
có nguy cơ cao đối với lây nhiễm HIV trong đó có nam tình
dục đồng giới “nhằm xây dựng nhận thức đúng về nguy cơ và
hiểm họa của dịch HIV”216. Việc tuyên truyền cho những văn
bản chính sách mới về HIV/AIDS như vậy trên các phương
tiện truyền thông đại chúng một mặt mở rộng nhận thức và
hiểu biết của công chúng về tình dục đồng giới nam nhưng
mặt khác, ở mức độ nhất định, do sự thiếu thận trọng của
một số bài báo, đã góp phần vào việc làm gia tăng nỗi ám
ảnh lo sợ đối với tình dục đồng giới khi mà nó được coi như
là một trong những nguy cơ làm lây nhiễm HIV.
Một văn bản pháp lý khác tuy chỉ liên quan đến người
chuyển giới tính nhưng được công chúng, nhất là báo chí cho
là có liên quan đến tình dục đồng giới là Nghị định số 88/
NĐ-CP ban hành ngày 5 tháng 8 năm 2008. Nghị định này
được những người chuyển giới hết sức mong chờ như một cơ
hội để họ làm rõ nhân dạng giới của mình nhưng họ đã bị
thất vọng rất nhanh chóng vì nghị định chỉ áp dụng cho việc
xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh về
216 Chỉ thị 54-CT/TW của Ban bí thư về tăng cường lãnh đạo phòng,
chống HIV/AIDS trong tình hình mới.
php?option=com_content&task=view&id=83&Itemid=36.
CHUYỆN DỄ ĐÙA KHĨ NĨI 301
giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Ngày
7 tháng 8 năm 2008, trả lời câu hỏi của phóng viên báo điện
tử VnExpress217 rằng đối với những trường hợp đồng tính
mà không có các khuyết tật bẩm sinh ở bộ phận sinh dục,
một quan chức của Bộ Y tế đã khẳng định: “Họ bị cấm xác
định lại giới tính bởi còn liên quan đến vấn đề đạo đức. Nghị
định chỉ quy định là xác định lại giới tính cho những người
khuyết tật về giới hay chưa phân biệt được là nam hay nữ
chứ không phải là chuyển đổi giới tính cho những người đã
hoàn thiện về giới bởi có thể đó là những trường hợp có sự
lệch lạc về tâm lý. Mặt khác, việc xác định lại giới tính cũng
có thể bị lạm dụng vì nhu cầu thương mại, trốn tránh trách
nhiệm pháp lý hoặc trong thi đấu thể thao”. Trả lời tiếp câu
hỏi của phóng viên thế nào là những người đã hoàn thiện
về giới, quan chức này nói rõ: “Đó là những người hoàn toàn
bình thường, có bộ phận sinh dục xác định là nam hay nữ,
có các cặp nhiễm sắc thể giới tính rõ ràng là XX hay XY”.
Ông đồng thời cũng nhấn mạnh “Riêng những người không
có khuyết tật về giới tính nhưng đã chuyển giới ở nước ngoài
sẽ không được công nhận”. Ví dụ này tiếp tục chỉ ra sự bối
rối không chỉ của giới làm báo về các khái niệm giới tính,
giới và khuynh hướng tình dục. Những bài báo như thế này
củng cố thêm quan niệm rằng tất cả những người đồng tính
đều là người chuyển giới và mong muốn được làm phẫu thuật
để trở thành giới mà họ mơ ước.
Trong nhiều sản phẩm truyền thông, kể cả phim ảnh và
sân khấu của Việt Nam, người đồng tính nam thường được
khắc họa như một người nam đầy nữ tính và ngược lại, người
đồng tính nữ thì sẽ được hình dung như một người phụ nữ
217 VnExpress ngày 7/8/2008 “Người đồng tính chuyển giới sẽ không được
thừa nhận” của Minh Thùy
TÌNH DỤC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI302
đầy nam tính. Một số bộ phim hoặc các tác phẩm sân khấu
thường miêu tả những nhân vật đồng tính nam với hình
dáng và điệu bộ nữ tính hoặc ẻo lả, điệu đà quá mức hoặc lòe
loẹt và thô lỗ.
Lần đầu tiên người đồng tính nam được đưa vào văn học
Việt Nam vào năm 2000 trong tác phẩm Một thế giới không
đàn bà của Bùi Anh Tấn. Sau đó năm năm, vào tháng 7 năm
2005, nhà văn này lại là người đầu tiên đưa đề tài đồng tính
nữ lên văn đàn với tác phẩm Les-Vòng tay không đàn ông.
Cuốn tự truyện đầu tiên của một người đồng tính với nhan đề
Bóng218 được xuất bản vào năm 2008 đã được đón nhận khá
nồng nhiệt. Bằng chứng là 2000 bản in đã nhanh chóng được
bán hết và cuốn sách đã được tái bản vào tháng 7 năm 2009
với con số 10,000 bản. Bóng đã mở đầu cho một phong trào
viết cuốn tự truyện hoặc mang dáng dấp tự truyện của những
người đồng tính khác trong một thời gian ngắn sau đó.
Với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức
quốc tế và các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, một số
nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đã được hình thành
dưới hình thức câu lạc bộ. Ở Hà Nội, câu lạc bộ đầu tiên của
những người nam quan hệ tình dục đồng giới được thành lập
năm 2006 dưới sự đỡ đầu của Trung tâm Phòng chống các
bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Khi mới
thành lập Hải Đăng - tên của câu lạc bộ, có 25 thành viên,
hầu hết là trẻ tuổi219. Hoạt động chủ yếu của các câu lạc bộ
như thế này là cung cấp thông tin và giáo dục kỹ năng phòng
chống lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục.
218 Bóng là tự truyện của Nguyễn Văn Dũng do Hoàng Nguyên Đoan Trang
ghi lại và biên tập. Nhà xuất bản văn học: Hà Nội, 2009.
219 Bài báo “Câu lạc bộ đầu tiên của người đồng tính”. Trích lại từ trang
web Vietbao:
CHUYỆN DỄ ĐÙA KHĨ NĨI 303
Một trong những lý do chủ yếu khiến người dân Việt
Nam ít biết đến tình dục đồng giới hoặc sử dụng lẫn lộn các
thuật ngữ như đã thảo luận ở trên có lẽ là do sự vắng mặt
của các nghiên cứu khoa học về tình dục đồng giới ở đây
và không có các hoạt động tuyên truyền vận động để công
chúng hiểu rõ về hiện tượng này. Cho đến mãi đầu những
năm 2000 nhờ những cố gắng lồng ghép nhóm này vào các
chương trình phòng chống HIV/AIDS, những nghiên cứu đầu
tiên liên quan đến tình dục đồng giới mà chủ yếu là về nam
quan hệ tình dục với nam220 mới bắt đầu được thực hiện. Tuy
nhiên, trong các nghiên cứu đó, tình dục đồng giới mới cũng
chỉ được xem xét từ khía cạnh sức khỏe nhiều hơn chứ chưa
được tìm hiểu vì chính bản thân nó. Nghiên cứu này vì vậy
không tập trung vào khía cạnh sức khỏe mà hướng vào tìm
hiểu thái độ và nhận thức chung của xã hội đối với tình dục
đồng giới.
Ở nhiều nước ám ảnh lo sợ tình dục đồng giới (homophobia)
thể hiện khá rõ qua sự kỳ thị đối với hành vi tình dục giữa
đàn ông với nhau (hoặc giữa phụ nữ với nhau) thông qua sự
căm ghét, không chấp nhận và có thể bị coi là bất hợp pháp.
Ám ảnh lo sợ tình dục đồng giới được cho là bắt nguồn từ
luật pháp, tôn giáo và dư luận xã hội. Dư luận xã hội phần
nào phản ánh và ảnh hưởng đến luật pháp và tôn giáo.
Ngay cả ở phương Tây nơi được cho là nơi xuất phát của
“ám ảnh lo sợ tình dục đồng giới” cũng không phải là đã có
cách hiểu thống nhất về khái niệm này. Có quan điểm cho
rằng nó bắt nguồn từ cảm giác bất an của một số đàn ông
220 Ví dụ như các nghiên cứu của St. Pierre M. năm 1997, Cao Hữu Nghĩa
và cộng sự năm 2002, Donn Colby năm 2003, Donn Colby và cộng sự năm
2004, Vũ Ngọc Bảo năm 2005.
TÌNH DỤC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI304
(đặc biệt là những người không có quan hệ tình dục với đàn
ông) về nhân dạng tình dục của chính mình. Theo một quan
điểm khác thì ám ảnh lo sợ tình dục đồng giới liên quan đến
quyền lực của đàn ông đối với phụ nữ, những người đàn ông
quan hệ tình dục đồng giới hoặc những người nam chuyển
giới đã thách thức quyền lực đó.
Dưới áp lực của luật pháp, tôn giáo và dư luận xã hội, ở
nhiều nơi trên thế giới, những người đàn ông có quan hệ tình
dục đồng giới luôn có nguy cơ bị bắt và bỏ tù, mất việc hoặc
bị gia đình từ bỏ, làm nhục, thậm chí bị giết221. Ở Việt Nam
sự kỳ thị đến mức cực đoan như vậy không xẩy ra nhưng một
số nghiên cứu gần đây ở Việt Nam cũng cho thấy ám ảnh lo
sợ tình dục đồng giới đã buộc nhiều người đàn ông đồng tính
phải che giấu sở thích tình dục thực sự của mình đối với gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp. Thậm chí có người không muốn
thừa nhận với chính bản thân mình và thường xuyên tự giầy
vò vì điều đó 222,223. Một số người tự lừa dối bản thân hoặc cố
gắng kiềm chế nhu cầu thực sự của mình bằng cách lấy vợ,
sinh con để không thách thức các chuẩn mực xã hội về giới.
Những nghiên cứu này cũng chứng minh rằng sự kỳ thị đã
hạn chế tiếp cận đến thông tin về sức khỏe tình dục và do
221 Theo báo cáo của International Lesbian, Gay, Bisexual, Trans and
Intersex Association công bố ngày 13 tháng 5 năm 2009, trên thế giới
có 80 quốc giacoi tình dục đồng giới là phạm pháp, trong đó 5 nước khép
hành vi tình dục đồng giới vào tội tử hình (theo
results.asp?LanguageID=1&FileID=1251&FileCategory=9&ZoneID=7.
222 Vũ Ngọc Bảo (2005). “Đối mặt với sự thật: Tình dục đồng giới nam
(MSM) và HIV/AIDS”. Chuyên san Giới, Tình dục và Sức khỏe Tình dục,
số 5/2005, Dự án ENCOURAGE, Công ty Tư vấn Đầu tư Y tế, Hà Nội: Nhà
xuất bản Y học.
223 Khuất Thu Hồng và cộng sự (2005). Nam quan hệ tình dục đồng giới ở
Hà Nội: Chân dung xã hội và một số vấn đề sức khỏe tình dục.
CHUYỆN DỄ ĐÙA KHĨ NĨI 305
đó làm tăng nguy cơ của nhóm nam quan hệ tình dục đồng
giới đối với lây nhiễm HIV và các bệnh dễ lây qua đường
tình dục khác.
Cho đến thời điểm cuộc nghiên cứu của chúng tôi được
tiến hành vào năm 2003, tình dục đồng giới đã không còn
xa lạ với xã hội Việt Nam. Nhiều người được phỏng vấn hiểu
một cách cơ bản thế nào là tình dục đồng giới, kể cả những
người sống ở nông thôn. Sự quen thuộc và quan điểm rõ ràng
hơn của công chúng Việt Nam đối với tình dục đồng giới có lẽ
là kết quả của những thay đổi văn hóa xã hội từ khi Đổi mới.
Quá trình dân chủ hóa và những thay đổi trong quan điểm về
tự do cá nhân, sự cởi mở trong nhận thức xã hội về các vấn
đề tình dục đã khiến cho khuynh hướng tình dục đồng giới
trở nên rõ nét hơn trong đời sống xã hội. Những cố gắng của
các can thiệp liên quan đến phòng chống HIV/AIDS cũng tạo
cơ hội để hình thành các nhóm nam tình dục đồng giới, góp
phần nâng cao sự hiểu biết và thay đổi thái độ của cộng đồng
đối với thành viên của các nhóm này. Mặt khác, truyền thông
đại chúng cũng đóng vai trò đáng kể trong việc phổ biến khái
niệm và tạo ra dư luận xã hội về tình dục đồng giới.
Từ diễn ngôn đạo đức sang diễn ngôn bệnh lý
Trong nghiên cứu về lịch sử tình dục phương Tây, Foucault
cho rằng quyền lực, diễn ngôn và tri thức gắn liền với nhau.
Theo ông, tri thức không bao giờ là sự tổng hợp các bằng
chứng một cách trung tính. Luôn luôn có cái gọi là “khao
khát đối với tri thức”, một động cơ để nắm bắt kiến thức về
sự vật và nắm bắt theo một cách nhất định. Chúng ta càng
hiểu biết về một sự vật chúng ta càng có quyền lực đối với
nó. Mặt khác, để nắm bắt những điều mới chúng ta phải sử
dụng các kiến thức đã biết vì thế tìm hiểu cũng là một cách
TÌNH DỤC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI306
thể hiện quyền lực. Ví dụ, khi tìm hiểu chi tiết và phân loại
các dạng biến thái tình dục chúng ta sử dụng quyền lực có
được từ những chuẩn mực đạo đức đã được thừa nhận hoặc
kiến thức khoa học trước đó để nắm bắt được kiến thức mới
và cùng với nó là quyền lực mới. Diễn ngôn mới về sự vật
hay cách chúng ta nói về sự vật đó như thế nào bắt nguồn
từ chỗ chúng ta biết về sự vật và cách chúng ta biết về nó
như thế nào.
Theo Foucault, diễn ngôn về tình dục ở phương Tây được
hình thành từ thế kỷ 17, bắt nguồn từ các cuộc xưng tội khi
mà các tín đồ được khuyến cáo là phải trình bày không chỉ
về hành vi, lời nói mà cả suy nghĩ, tưởng tượng và mơ ước
liên quan đến tình dục. Lúc này diễn ngôn về tình dục chỉ
xoay quanh hôn nhân và nhằm kiểm soát các thực hành tình
dục ngoài hôn nhân. Bước sang thế kỷ 18, với sự xuất hiện
ngày càng tăng của các nghiên cứu khoa học về các vấn đề
dân số và sức khỏe, diễn ngôn về tình dục đã trở nên đa
dạng hơn. Trong khi diễn ngôn về tình dục vẫn chú trọng
đến hôn nhân và sinh đẻ thì nó đã ngày càng quan tâm hơn
đến những “vấn đề” tình dục ngoài hôn nhân như tình dục
của trẻ em, tình dục đồng giới, tình dục của người tâm thần...
Xuất hiện sự phân biệt giữa việc vi phạm mối ràng buộc hôn
nhân mà đồng thời cũng là vi phạm luật pháp và vi phạm
những gì được coi là tự nhiên.
Bắt đầu từ thế kỷ 18 ở phương Tây đã có nhiều cố gắng
để tìm hiểu về các thực hành tình dục ngoài hôn nhân. Theo
Foucault, những cố gắng này không đơn giản chỉ nhằm hạn
chế các thực hành đó mà chủ yếu là nhằm bóp méo tình dục.
Trong trường hợp thực hành tình dục đồng giới, trước thế
kỷ 19, kê gian chỉ đơn giản được coi là hành vi phạm tội. Từ
thế kỷ 19 trở đi, kê gian được coi là sự thể hiện của tình dục
CHUYỆN DỄ ĐÙA KHĨ NĨI 307
đồng giới. Lúc này thực hành tình dục đồng giới không còn
là một hành vi mà đã gắn liền với nhân dạng của cá nhân,
với linh hồn của anh ta. Tình dục của một người đã trở thành
điểm quy chiếu để đánh giá về nhân cách và hành vi của một
người đó. Foucault phê phán rằng hơn cả việc cố gắng để loại
bỏ thực hành tình dục đồng giới, diễn ngôn tình dục lúc đó
lại coi những hành vi này như yếu tố cốt lõi của nhân dạng.
Hay nói cách khác, hành vi tình dục đồng giới vốn được coi
là sai trái, vô đạo đức giờ đây được quy về bản chất của con
người. Những người thực hành tình dục đồng giới, trong một
diễn ngôn như vậy, là những người sai trái, vô đạo đức.
Những nghiên cứu khoa học về tình dục đồng giới từ thế
kỷ 18 và suốt trong gần hai thế kỷ tiếp theo đã cố chứng
minh rằng đó là hậu quả của sự bất bình thường của cơ thể.
Những cái gọi là phát hiện của các nghiên cứu đó đã trở
thành cơ sở cho một diễn ngôn mới. Tình dục đồng giới trong
diễn ngôn mới này gắn liền với sự bất bình thường, phi tự
nhiên và bệnh hoạn. Ở phương Tây, diễn ngôn này là bá chủ
mãi cho đến năm 1972 khi Hiệp hội Tâm lý học Hoa kỳ loại
bỏ tình dục đồng giới ra khỏi danh sách các bệnh tâm thần.
Chỉ chưa đầy một thập kỷ sau, tình dục đồng giới bị gán
cho tội danh làm lây lan HIV. Tuy nhiên, nó không chỉ bị
lên án ở phương Tây, nơi những ca HIV dương tính đầu tiên
giữa những người đồng tính nam được phát hiện. Diễn ngôn
về tình dục đồng giới như nguyên nhân làm lây lan HIV đã
tràn sang các lục địa khác với một tốc độ nhanh chẳng kém
sự lây lan của loại virut này.
Lịch sử của tình dục đồng giới ở phương Tây dường như
lặp lại ở Việt Nam nhưng với một phiên bản rút gọn và đơn
giản hơn nhiều. Đúng vậy, nếu trước những năm 1990, tình
dục đồng giới không có được dù chỉ một chỗ đứng nhỏ nhoi
TÌNH DỤC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI308
trong tri thức về tình dục ở Việt Nam thì thời kỳ tiếp theo
đó, với sự xuất hiện và phát triển của HIV/AIDS ở Việt Nam
nó đã được giành cho một vị trí trong diễn ngôn chính thống
về tệ nạn xã hội và diễn ngôn sức khỏe cộng đồng. Tuy
nhiên, vị trí mà tình dục đồng giới được giành cho ấy không
có gì đáng để tự hào. Nó được đặt vào đó để kiểm soát. Hay
nói cách khác, tình dục đồng giới được đề cập đến trong diễn
ngôn về tệ nạn xã hội và diễn ngôn về sức khỏe cộng đồng
là thứ tình dục cần phải được kiểm soát và phải bị phê phán.
Báo chí và các chuyên gia tư vấn đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phổ biến các diễn ngôn đó.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những diễn ngôn nói
trên về tình dục đồng giới đang phổ biến trong xã hội Việt
Nam đương đại. Tuy nhiên các diễn ngôn đó đồng thời cũng
gây ra sự lo ngại ám ảnh về tình dục đồng giới. Sự chuyển
đổi từ diễn ngôn đạo đức sang diễn ngôn bệnh lý cũng được
thể hiện khá rõ qua câu chuyện của những người tham gia
nghiên cứu.
Báo chí luôn gắn liền với quyền lực về tri thức vì báo chí
cung cấp thông tin. Trong bối cảnh Việt Nam, báo chí gần
như chiếm được quyền lực tuyệt đối vì được kiểm soát chặt
chẽ với mục đích phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Điều đó cũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_chuyen_de_dua_kho_noi.pdf