Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây tiêu

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

Bài 1: Giới thiệu chung về cây Hồ tiêu . 3

Bài 2: Chuẩn bị trước khi trồng. 12

Bài 3: Trồng trụ tiêu. 17

Bài 4: Nhân giống Hồ tiêu. 30

Bài 5: Kỹ thuật trồng Hồ tiêu. 39

Bài 6: Chăm sóc cây Hồ tiêu. 49

Bài 7: Bảo vệ thực vật trên cây Hồ tiêu. 73

Bài 8: Thu hoạch, sơ chế và bảo quản hồ tiêu. 91

Tài liệu tham khảo. 98

pdf54 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây tiêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị thiếu nước nghiêm trọng. - Trước khi lập vườn, cần xác định rõ sẽ sử dụng nguồn nước nào để tưới cho vườn tiêu, nguồn nước tưới có được dồi dào, lâu dài và đảm bảo chất lượng không? - Nguồn nước để tưới cho vườn tiêu không bị ô nhiễm do nguồn nước thải công nghiệp, do tồn dư chất bảo vệ thực vật. - Nếu không đáp ứng được các yêu cầu về nước tưới thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây tiêu. - Chuẩn bị nguồn nước tưới là một trong những yêu cầu quan trọng khi người nông dân muốn phát triển cây hồ tiêu trên diện tích đất đai của mình, sẽ phải sử dụng nguồn nước nào để tưới cho vườn tiêu: nước sông, suối, ao hồ, nước giếng đào hay giếng khoan và người trồng tiêu phải tự xác định chính xác. II. CHỌN TRỤ Hiện nay trồng tiêu chủ yếu là dùng trụ sống. - Việc trồng hồ tiêu trên cây trụ sống mặc dù vẫn còn một số nhược điểm nhất định nhưng xét trên quan điểm canh tác bền vững thì đây là một biện pháp đang được các nhà khoa học khuyến cáo vì: + Đảm bảo tính ổn định của vườn cây về môi trường sinh thái. + Rất thuận lợi cho những người muốn phát triển mở rộng diện tích hồ tiêu với quy mô lớn. - Ngoài ra việc trồng xen hồ tiêu trong vườn cây cà phê, vườn cây ăn quả bằng cách Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 16 dùng hệ thống cây che bóng, đai rừng chắn gió để làm trụ cho tiêu leo cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1. Tiêu chuẩn trụ Cây trồng làm trụ sống cho hồ tiêu leo cần thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: - Cây sinh trưởng nhanh, khỏe, có tuổi thọ lâu, thân cứng, ít bị sâu bệnh, cây ít phân cành hoặc vị trí phân cành cao. - Cây có vỏ tương đối nhám để tiêu dễ leo và ít bị tróc vỏ hàng năm. - Cây có bộ rễ ăn sâu để ít cạnh tranh về dinh dưỡng với cây tiêu ở lớp đất mặt. Nếu dùng cây trụ sống thuộc bộ đậu còn có tác dụng bổ sung thêm đạm cho đất. 2. Các loại cây thường sử dụng làm trụ sống: keo dậu, lồng mức, cây gòn, mít, muồng đen,... Cây hồ tiêu trồng trên trụ keo dậu Hồ tiêu trồng trên trụ gòn 3. Ưu nhược điểm - Ưu điểm: + Tuổi thọ cao + Chi phí cây trụ thấp Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 17 + Điều hòa được tiểu khí hậu vườn cây + Cung cấp thêm dinh dưỡng cho vườn tiêu qua tàn dư thực vật cành, lá cây trụ sống rơi rụng và quá trình cố định đạm của các loại trụ thuộc bộ đậu. - Nhược điểm: + Cạnh tranh về dinh dưỡng, nước, ánh sáng đối với cây tiêu. + Tốn công rong tỉa: vào mùa mưa cần tạo hình và xén tỉa thường xuyên và kịp thời cho cây trụ sống. III. THIẾT KẾ LÔ TRỒNG TIÊU 1. Yêu cầu kỹ thuật thiết kế lô trồng tiêu - Vườn tiêu phải được thiết kế hoàn chỉnh ngay từ đầu. - Hạn chế được các yếu tố bất thuận của tự nhiên như gió, rét, nắng, hạn - Vườn phải thông thoáng. 2. Cơ sở khoa học để thiết kế lô trồng tiêu - Đặc tính của từng giống tiêu - Điều kiện đất đai - Trình độ thâm canh 3. Một số mật độ khoảng cách trồng phổ biến + Trụ là cây keo dậu, cây lồng mức gòn, gạo khoảng cách trồng 2,5 x 2,5m, mật độ 1600 trụ/ha. + Trụ là cây muồng đen: khoảng cách trồng 3 x 3m, mật độ 1100 trụ/ha. 4. Kỹ thuật thiết kế lô a) Thiết kế chống xói mòn - Trên đất có độ dốc > 150 không nên trồng tiêu. - Khi trồng tiêu trên đất dốc cần chú ý đến công tác chống xói mòn như: + Bố trí các hàng trụ tiêu vuông góc với hướng dốc + Chừa rừng chỏm đồi + Cứ cách 100 m thì trồng một băng cây phân xanh + Ngoài ra vào mùa mưa khi vườn tiêu còn nhỏ, nên tiến hành trồng xen, trồng cây che phủ đất cũng có tác dụng rất tốt nhằm hạn chế xói mòn, rửa trôi. b) Thiết kế chống úng - Đào mương và rãnh thoát nước: + Khoảng 10-15m tiến hành đào một rãnh thoát nước vuông góc với hướng đốc chính Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 18 + Rãnh sâu 15-20cm so với mặt bồn, rộng 20cm, giữa hai hàng trụ tiêu. + Dọc theo hướng dốc chính, khoảng 30-40m, thiết kế một mương sâu 30-40cm, rộng 40cm, giữa hai hàng trụ tiêu, mương thẳng góc với rãnh thoát nước. - Trong mùa mưa cần kiểm tra và tu sửa kịp thời hệ thống mương rãnh thoát nước. Rãnh thoát nước trong vườn tiêu c) Thiết kế hệ thống tưới Trên các vườn tiêu quy mô lớn, hệ thống ống tưới chính nên bố trí ngầm trong đất để chủ động tưới và tránh làm tổn thương dây tiêu khi kéo ống. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 19 Bài 3: TRỒNG TRỤ TIÊU I. Ươm cây trụ sống 1. Chọn loại cây làm trụ sống: Cây dùng làm trụ sống cho cây Hồ tiêu phải đảm bảo các yêu cầu sau: Cây lâu năm, sinh trưởng nhanh, khỏe, thân mọc thẳng và cứng, ít bị sâu bệnh, cây ít phân cành hoặc có vị trí phân cành cao. Cây có vỏ tương đối nhám để tiêu dễ bám và không bị bóc vỏ hàng năm. Bộ rễ ăn sâu để ít cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu ở lớp đất mặt và để khỏi bị ngã đổ. Cây có bộ tán lá vừa phải để tránh cạnh tranh ánh sáng với cây tiêu. Khi cần thiết cắt trụi lá cũng không chết, thân lá có thể làm phân xanh, lá nhỏ, ít đỗ ngã, tuổi thọ cao hơn tiêu, đầu tư thấp, Nếu là cây bộ đậu càng tốt chúng còn bổ sung được đạm cho đất. Các loại cây thường dùng làm trụ sống: Cây Keo dậu, cây Lồng mức, cây Mít, cây Xoan (Sầu đông), cây Muồng cườm Trong thực tế trồng tiêu của người nông, nhận thấy cây keo dậu có ưu thế hơn các cây khác. Ngoài những ưu thế trên, trồng tiêu trên cây keo dậu có thể sản suất được với quy mô lớn và đại trà, cành lá có thể làm thức ăn gia súc rất tốt Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 20 Cây Keo dậu làm cây trụ sống Cây Lồng mức làm cây trụ sống Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 21 Cây Mít làm cây trụ sống 2. Thu hái và chọn hạt làm giống Thu hái: chọn những cây mẹ tốt, hái quả hoặc cả chùm quả đã chín trên cây. Có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất thu hái vào tháng 1-2 dương lịch. Chùm quả Keo dậu Tách vỏ lấy hạt. Chọn hạt to, chắc, mẩy. Loại bỏ hạt lép, hạt nhỏ, hạt bị sâu bệnh. Phơi hạt ngay là tốt nhất, nên phơi trên nong, nia, tuyệt đối không phơi trên nền xi măng, mái tôn hoặc các dụng cụ hấp nhiệt mạnh. Khi hạt đã khô thì đem cất trữ cẩn thận. Định kì kiểm tra trong quá trình cất trữ, nếu thấy hạt bị ẩm thì nên phơi lại hạt. Trong quá trình phơi và bảo quản, cần chú ý tránh lẫn tạp hạt. Một số loại hạt khi thu hái chúng đã khô trên cây, không cần phơi hạt. Nếu hái vào vụ gieo ươm thì có thể xử lý hạt ngay để gieo ươm. 3. Xử lý, ngâm, ủ hạt Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 22 Mỗi loại cây cần xử lý và ngâm ủ theo qui trình khác nhau. Trong phần này chúng tôi giới thiệu kỹ thuật xử lý, ngâm, ủ hạt keo dậu. Xử lý hạt bằng nước nóng: Làm ướt hạt bằng nước lã, để cho ráo nước rồi cho vào nước sôi 90-100oC ( lượng nước gấp 2 lần hạt). Giữ cho nhiệt độ ổn định ở 70 – 750C (nóng rát tay) trong 15 phút. Gạn hết nước, đổ thêm nước lã ngập hạt, ngâm tiếp 6-10 giờ, vớt ra để khô đem gieo. Ủ hạt: Cho vào túi vải hoặc bao tải ẩm ủ ở nhiệt độ 32 -340 C để vào chỗ thoáng mát đến khi thấy nhú mầm (nứt nanh) là có thể gieo được. 4. Làm đất lên luống hoặc làm túi bầu Làm đất lên luống: Đất được dọn sạch cỏ dại, cuốc sâu, phơi khô và đập tơi nhỏ. Trộn đều phân hữu cơ hoai mục. Sau đó lên luống rộng 1- 1,2m, rãnh rộng 25- 30cm, chiều dài luống tùy theo chiều dài lô đất. Luống nên làm theo hướng Đông- Tây để tiếp thu được nhiều ánh sáng. Chú ý: Luống đất phải đảm bảo thoát nước tốt. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 23 Luống Keo dậu mọc mầm Ươm trong túi bầu: Chuẩn bị túi bầu: túi ni lon có kích thước 12cm x 8cm, dưới đáy và hông túi bầu có đục 6 lỗ để thoát nước. Tính toán lượng cây ươm cần thiết và dự phòng thêm 15% để trồng dặm. Chuẩn bị đất đóng bầu: Đất phải được phơi khô, đập nhỏ, loại hết rễ cây, đá sỏi. Hỗn hợp gồm: 90% đất đã phơi + 7- 8 % phân hữu cơ hoai mục + 1-2% phân lân nung chảy + 1% vôi bột. Đóng bầu: cho đất vào bầu vừa tay, bầu không bị gãy. Xếp túi bầu thành luống từ 20- 25 hàng bầu (luống rộng 1,0- 1,2m). Giữa các luống chừa đường đi 30 - 40cm. 5. Làm rào bảo vệ Dùng các nguyên liệu có sẵn của địa phương như tre, nứa hoặc dùng bao bì, lưới để làm rào khu vực vườn ươm, chắn gia súc, gia cầm, ngăn cản chúng đi vào làm hư hỏng vườn ươm. 6. Gieo hạt Gieo trên luống đất: gieo hạt với khoảng cách hàng cách hàng 5cm và hạt cách hạt 2- 3cm, dùng cào có khoảng cách các răng cào 5cm, cào thành các đường rãnh nhỏ, gieo theo khoảng cách 2- 3cm, mỗi vị trí gieo 1 hạt, sau đó phủ nhẹ 1 lớp đất mỏng, có thể cho thêm 1 lớp vỏ trấu lúa trên mặt luống để giữ ẩm. Có thể gieo hạt đã qua ngâm hoặc hạt đã ủ nứt nanh. Sau khi gieo xong phải tưới nước ngay và tưới ngày 3 lần. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 24 Hạt Keo dậu trên luống đất mọc mầm Gieo trong túi bầu: tưới nước đủ ẩm cho bầu đất trước 3 ngày và bổ sung đất trước khi gieo. Gieo 1 hạt/ túi, phủ lớp đất 0,5- 1cm, chỉ gieo hạt đã ủ nứt nanh. Sau khi gieo xong phải tưới nước ngay và 1 ngày 3 lần. Cấy cây vào bầu: chọn cây gieo ngoài luống cao 5cm, nếu rễ cái quá dài thì cắt bớt. Dùng que chọc vào túi bầu, cắm cây vào bầu và giữ thẳng rễ cái, lấp đất, ấn nhẹ đất quanh gốc. Tưới nước ngay ngày 3 lần và cần phải che nắng đến khi cây bén rễ hồi xanh có thể dỡ dần giàn che và tưới ngày 1 lần. Cây con cấy vào bầu Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 25 Cấy vào bầu 7. Tưới nước Sau khi gieo hạt tưới ngay để hạt dễ lên mầm. Tưới nước thường xuyên để đủ ẩm cho cây trong giai đoạn đầu (khoảng 10 ngày). Nên tưới bằng ô doa hoặc bét phun để tránh trồi hạt và xói rễ. Ngừng tưới nước trước khi trồng 20 ngày. 8. Đảo bầu, dặm hạt Sau 10 ngày kiểm tra vườn ươm, gieo dặm những chỗ hạt không mọc. Đối với cây ươm bầu, khi cây cao 10cm, đảo bầu. Dỡ bầu ra khỏi luống, bóp nhẹ bầu đất để cho bầu thoáng khí, xếp lại bầu theo luống mới và phân loại cây theo luống (cây xấu thành 1 luống, cây tốt thành 1 luống) mỗi luống 5 hàng bầu. Những bầu không có cây hoặc cây không đảm bảo thì gieo dặm hạt lại. 9. Làm cỏ Nhổ cỏ sạch cho luống ươm hoặc bầu đất. 10. Bón phân Trong thực tế sản xuất người ta ít bón phân khi ươm cây làm trụ sống. Nhưng để cây sinh trưởng tốt và đạt tiêu chuẩn trồng nên bón phân cho vườn ươm như sau: Sau khi cây có 3 lá thật nên tưới phân cho cây, để cây nhanh lớn, khỏe. Pha 100g ure + 50g laki clorua hoà với 18 lít nước, tưới đều trên luống, sau đó tưới ngay lại bằng nước lã để rửa sạch lá. Trong thời gian ươm có thể tưới 2-3 lần phân, từ 1- 1,5 tháng/1lần. 11. Phòng trừ sâu bệnh cho cây ươm. Thường xuyên kiển tra vườn, nếu có dấu hiệu sâu bệnh cần phòng trừ kịp thời. Trong vườn ươm thường xuất hiện các loại sâu bệnh sau: - Sâu đất cắn đứt thân cây - Bệnh mấm phấn trắng - Rầy chính hút dịch thân lá non Trên cây ươm thường xuất hiện loại rệp muội, chúng chích hút phần non của lá và mầm làm cho đọt cây cong queo, cây phát triển chậm. 12. Điều khiển sinh trưởng Trong vườn ươm trường hợp cây phát triển quá tốt chúng ta nên ngừng tưới nước cho cây để cây khỏi bị vống, yếu. Những cây xấu nên tập trung chăm sóc riêng như: bón phân, tưới nước, xới xáo mặt bầu. 13. Lựa chọn cây đi trồng Chọn cây đạt tiêu chuẩn: Cây cao từ 50cm trở lên, không bị sâu, bệnh hại. Cây trên luống đất: trước khi nhổ cây đem trồng tưới đẫm nước, vừa tưới, vừa nhổ. Nhổ cây là đưa đi trồng ngay. Nên nhổ cây vào những ngày mưa dầm để khi trồng cây dễ sống. Chọn cây đạt tiêu chuẩn: cao từ 1,0m trở lên, không bị sâu, bệnh hại. Xử lý cây trước khi trồng: Cắt bớt rễ cái của những cây có rễ cái quá dài, chừa lại khoảng 25cm. Cắt bỏ toàn bộ phần lá non, ngọn non, nhánh non. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 26 Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 27 Cây trong bầu: cây trong bầu thường được gieo trước mùa mưa 3- 4 tháng. Cây được chăm sóc tốt hơn, mọc nhanh hơn nên phần lớn cây đạt tiêu chuẩn. Chỉ loại bỏ những cây còi cọc, phát triển kém hoặc bị sâu, bệnh. Cây bầu Keo dậu II. Trồng cây trụ sống 1. Thời vụ trồng Tùy theo từng vùng mà trồng vào các tháng khác nhau. Nên trồng vào đầu mùa mưa đối với cây trụ sống trong bầu. Cây ươm từ luống trồng vào những ngày mưa dầm và mưa nhiều. 2. Xác định mật độ và khoảng cách Tùy theo khả năng sinh trưởng phát triển của bộ tán, cây trụ sống được trồng với mật độ khoảng cách khác nhau. Đa số trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m, mật độ 1680 trụ/ha. Cách xác định khoảng cách như sau: Dùng sợi dây dài có đánh dấu khoảng cách buộc 2 đầu dây vào cọc, rồi đóng cọc theo vị trí đánh dấu. 3. Đào hố Kích thước hố trồng trụ sống: 40 cm x 40cm x 40cm Cách đào: - Dọn vệ sinh quanh khu vực hố - Xác định và đào ở vị trí trung tâm - Mở rộng hố và đào sâu, đo hoặc ước lượng theo đúng kích thước hố đã qui định - Khi đào để riêng lớp đất mặt về một bên, lớp đất phía dưới về một bên. 4. Bón lót Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 28 Các loại phân bón lót: hữu cơ, lân, vôi Nên sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục từ 1- 3 tháng. Khi ủ phân hữu cơ nên trộn lân super hoặc lân thiên nhiên 2% ủ cùng, để làm tăng chất lượng phân hữu cơ. Lượng phân bón: 2 kg phân hữu cơ ủ hoai mục + 0,2 kg lân nung chảy + 0,1 kg vôi cho 1 hố. 5. Trộn phân, lấp hố Sau khi bón phân lót, trộn đều phân với lớp đất mặt sau đó lấp lên một lớp đất trên mặt, để phân tiếp tục phân hủy và giảm mất đạm. 6. Trồng cây Chọn những ngày có mưa nhiều, nên chọn vào những ngày mưa dầm, áp thấp nhiệt đới trồng là tốt nhất. Chọn những cây con đạt tiêu chuẩn để đem trồng. Đối với cây bầu: móc lổ kích thước lớn hơn túi bầu về độ sâu và rộng. Đặt cây thẳng đứng, lấp đất và nện chặt đất vào quanh bầu, không làm vỡ bầu. Nên trồng mặt bầu thấp hơn mặt hố 20cm để dễ dàng tưới nước cho cây. Đối với cây từ luống: dùng que chọc lỗ lớn hơn gốc cây, đặt cây thẳng đứng, nện chặt đất và dậm chặt gốc. Trồng xong phải cắm cọc định vị và buộc ngay. Trồng cây trụ sống 7. Cắm cọc định vị Chọn cây làm cọc tương đối cứng chắc, dài khoảng 2m. Cắm cây theo chiều thẳng Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 29 đứng, dùng dây nilon buột cây trụ sống vào cọc, buột khoảng 2-3 nút trên cọc. Đối với cây bầu thì có thể cắm cọc định vị sau, khi cây cao khoảng 1m. Cây mọc cao đến đâu buộc dây đến đó. Buộc cây trụ sống vào cọc định vị Cây trụ sống không được buộc định vị 8. Trồng dặm Cây trồng dặm là cây dự phòng trong vườn ươm: Sau khi trồng 10 ngày, kiểm tra trồng dặm những vị trí cây bị chết. Sau đó định kì kiểm tra 15 ngày 1 lần để kịp thời trồng dặm. Ưu tiên chăm sóc cây dặm để vườn cây đồng đều. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 30 9. Tưới nước Sau khi trồng nếu mưa ít hoặc gặp hạn phải tưới nước ngay cho cây trụ sống. III. Chăm sóc cây trụ sống 1. Làm cỏ Trong những năm đầu, cây trụ sống còn nhỏ vườn thường có nhiều cỏ, nên định kỳ làm sạch cỏ dại trong hố cho vườn cây để cây nhanh lớn. Có thể làm cỏ bằng phương pháp thủ công hoặc phun thuốc hóa học. Trong trường hợp vườn cây trụ sống đã trồng tiêu ta nên làm cỏ thủ công để đảm bảo an toàn cho tiêu. Nên tận dụng trồng xen cây họ đậu để đỡ công làm cỏ trong những năm đầu. Không nên trồng sắn, bắp, khoai lang các cây này cần lượng dinh dưỡng lớn ảnh hưởng đến cây trụ và cây tiêu. 2. Bón thúc Thông thường trong sản xuất người ta ít sử dụng phân bón cho cây trụ sống, nhưng để cây nhanh lớn ta nên bón thúc cho cây hàng năm vào mùa mưa. Các loại phân dùng bón thúc là: Phân đạm, Phân lân, Phân kali. Nếu cây trụ sống là cây họ đậu (như keo dậu) thì ta nên ưu tiên sử dụng phân lân để bón thúc. Vì phân lân rẻ tiền, cây họ đậu lại đồng hóa tốt phân lân, làm cho rễ cây phát triển tốt sẽ cố định được nhiều đạm cho cây và cho đất. Có thể sử dụng lượng phân bón sau: 100g ure + 200 g lân nung chảy + 50g kali clorua/ 1 gốc cây trụ sống Nên chia lượng phân trên làm 3 lần vào đầu mùa mưa và giữa cuối mùa mưa. Phân bón phải được lấp đất cẩn thận để tránh bay hơi mất phân. Không trộn phân lân với phân ure. 3. Tưới nước Sau khi trồng cần tưới nước 2 lần trong 1 tháng trong mùa khô đầu tiên. Năm sau có thể tưới ít hơn 1 tháng 1 lần. Nếu vườn trụ đã trồng tiêu thì không cần tưới cho cây trụ sống nữa vì khi tưới cho tiêu thì cũng là tưới cho trụ sống. 4. Phòng trừ sâu bệnh hại Vườn cây trụ sống cần được theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu bệnh. Trong trường hợp cần thiết thì phải dùng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu hoặc bệnh cho cây. 5. Tỉa cành và hãm ngọn Từ năm 2 trở đi, tỉa cành có nguy cơ cạnh tranh với thân chính (cành to lớn và có thể vượt thân chính). Sau đó, khi tiêu leo lên đến đâu thì ta tỉa cành đến đó. Nếu phần trên cây trụ sống phát triển rậm rạp cần tỉa bớt để đảm bảo ánh sáng cho tiêu. Khi cây trụ đạt đường kính gốc 7-10cm, tiến hành hãm ngọn. Hãm ngọn ở độ cao 4m. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 31 Tỉa cành cây trụ sống Vườn trụ sống cây Keo dậu đã được tỉa cành 6. Giữ cho cây trụ sống mọc thẳng Để cây trụ sống mọc thẳng đạt tiêu chuẩn làm trụ thì ta phải thường xuyên buộc cây trụ vào cọc định vị. Nút buộc cách nhau 30 cm. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 32 Buộc trụ sống vào cọc định vị 7. Buộc dây chống đổ ngã Chôn neo với một hòn đá kích thước 20 x30 cm, sâu khoảng 1m, nện chặt và buộc vào đầu dây thép. Nơi chôn neo cách trụ 1,5- 2m. Cũng có thể neo dây vào gốc cây Neo dây thép vào gốc cây chống ngã đổ cho vườn trụ sống Kéo dây thép rải theo hàng một, buộc dây vào trụ đầu tiên ở độ cao 3-3,5m. Định vị cho cây thẳng đứng, buộc từng đầu trụ bằng cách gấp đôi dây, cuốn 1 vòng vào trụ và xoắn cố định vào phần dây căng và tiếp làm đến cuối hàng và neo tiếp ở cuối hàng với đá như trên. Khi buộc dây thép vào trụ nên buộc lỏng để cây còn tăng trưởng đường kính. Nên dùng dây thép tráng kẽm, đường kính từ 2,7-3mm và để nguyên cuộn. Neo dây chống ngã đổ IV. Làm giàn che 1. Chuẩn bị vật liệu - Vật liệu làm giàn che nên sử dụng các vật liệu có sẵn tại địa phương như tre nứa, lá dừa, rơm rạ, thân cây ngô khô. Nếu không có những vật liệu trên thì có thể dùng lưới che Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 33 và dây thép. Trong thực tế sản xuất, người trồng tiêu thường dùng thân ngô để lợp giàn che vì chúng dễ tìm với lượng lớn, thân bền, không để lại hạt. - Vật liệu lợp mái có thể chọn 1 trong số các loại vật liệu sau: thân ngô, rơm rạ, tàu dừa, lưới - Vật liệu để buộc: dây thép nhỏ - Làm khung giàn: Khung giàn làm gần giáp với đỉnh trụ (cách đỉnh trụ 30cm). Dùng thân tre chẻ thành từng mảnh buộc chắc vào trụ. Buộc theo hàng dọc bằng 3 cây chính cách nhau 0,8m. - Lợp mái che: Chọn một trong số những vật liệu trên để lợp mái. Rải đều vật liệu lên giàn, nhưng phải có khe hở để ánh sáng chiếu xuống, buộc nệp chắc phía trên. Giàn che bằng thân ngô Giàn che bằng lưới Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 34 2. Phòng chống cháy Các vật liệu làm giàn che và rào chắn rất dễ bị cháy. Nên cần phải cẩn thận với nguồn lửa như hút thuốc, đốt cỏ rác gần với khu vực vườn tiêu. Nếu có nguồn lửa gần khu vực phải canh vườn để kịp thời dập lửa. Bài 4: NHÂN GIỐNG HỒ TIÊU I. Chuẩn bị luống giâm hom tiêu 1. Chuẩn bị luống ươm: - Chiều rộng luống: 1 – 1,2m. - Chiều dài luống tùy thuộc vào chiều rộng của vườn ươm (thường chiều dài khoảng 10m để dễ chăm sóc). - Diện tích luống: 10 – 12m2. - Lối đi giữa 2 luống 0,5m. - Khoảng cách giữa 2 đầu luống 0,6m (3 gang tay) 2. Các loại nguyên vật liệu cần chuẩn bị: - Cuốc: 20 cái - Cào: 10 cái - Cọc tre/gỗ (dài 2m, đường kính 5cm hoặc to bằng cổ tay): 10 - 12 cọc. - Lưới che (lưới nhựa nilon xanh, đen hoặc lá dừa.): phụ thuộc vào diện tích luống. - Cọc tre/gỗ: dài 0,6 - 0,8m; đường kính 2 - 3cm: 80 - 100 cọc/luống. Hoặc cót che rộng 1m. - Dây kẽm chỉ: 20m. - Vôi bột: 8 - 10kg/luống 10 - 12m2. 3. Làm giàn che tạm thời và rào bảo vệ Làm giàn che tạm thời: - Đóng cọc/trụ lớn (dài 2m, to bằng cổ tay) xung quanh luống, cọc này cách cọc kia 2m, sâu 2 gang tay. - Cột dây kẽm vào đầu cọc, nối dây giữa các cọc gần nhau và nối các cọc ngang (vẽ hình minh họa) để tạo thành giàn. - Phủ lưới nilon che (hoặc lá dừa) lên giàn che tạm thời. Chú ý cột mí lưới vào giàn che. - Làm rào bảo vệ: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 35 + Đóng cọc nhỏ (cao nửa mét, to bằng ngón tay cái hoặc ngón chân cái), cọc này cách cọc kia khoảng nửa gang tay. + Nếu dùng cót thì dựng cót xung quanh luống và cột cót vào trụ/cọc của giàn che. II. Chuẩn bị bầu đất giâm hom tiêu 1. Vệ sinh vườn ươm, chuẩn bị mặt bằng - Dọn sạch cỏ, rễ cây, rác,gom tất cả ra bìa vườn ươm rồi đốt. - San bằng mặt đất. 2. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên vật liệu: - Bì nilon, kích thước: 17c x 30cm - Mỗi bì đục 8 lỗ (04 lỗ cách đáy bì 02 cm, 04 lỗ giữa bì. - Đất tốt lớp mặt: 80%. - Phân chuồng hoai mục: 17% - Phân lân vi sinh hoặc Lân Văn Điển hoặc tro: 3%. - Vôi và Furadan dạng hạt. - Cuốc. - Cào. - Xẻng. Lưu ý: không sử dụng nền xi măng vì không thoát nước. 3. Làm luống: - Luống rộng 1,2 – 1,4m; dài 20 – 25m tùy địa thế vườn ươm. - Luống này cách luông kia 0,5m. - Xung quanh luống có rãnh thoát nước. - Làm giàn che. 4. Trộn hỗn hợp bầu: Toàn bộ hỗn hợp trên trộn đều, nhỏ. Loại bỏ sạn, lá khô, cành tăm nhỏ, 5. Đóng và xếp bầu vào luống: - Đóng bầu đất: đóng chặt chân bầu, đóng đất đầy bầu. - Đóng bầu đất tới đâu, xếp bầu vào luống tới đó. - Xếp bầu vào luống theo kiểu “nanh sấu”. - Xếp bầu vào kín luống tới đâu, lấp đất xung quanh hàng bầu ngoài bìa để chống ngã bầu. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 36 - Lấp đất cao nửa bầu. Đóng và xếp bầu đất vào luống III. Chuẩn bị và giâm hom giống tiêu 1. Chọn vườn tiêu để lấy dây hom: - Trên vườn tiêu 1,5 – 3 năm. - Vườn tiêu sạch bệnh. - Vườn tiêu khỏe mạnh. - Vườn tiêu sinh trưởng đồng đều. 2. Chọn dây tiêu tốt: - Sinh trưởng khỏe mạnh, đồng đều. - Dây tiêu không bị vống (lóng dài). - Dây cao cách mặt đất 2m, không dị dạng. 3. Thời điểm lấy giống: - Rễ thằn lằn phát triển mạnh(rễ có màu trắng). - Ngừng bón phân ít nhất 30 ngày trước khi lấy giống. Rễ thằn lằn đang phát triển mạnh Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 37 4. Cắt và lấy dây hom ra khỏi trụ: − Dụng cụ: dao sắc (bén), thúng, cồn 90 độ để khử trùng dao cắt. Dao dùng để cắt dây và hom tiêu giống − Cách thực hiện: + Dùng dao cắt ngang hom thân, chừa gốc một đoạn 50 – 60cm. + Gỡ dây tiêu từ dưới gốc lên ngọn. + Chú ý, dây tiêu gỡ xong không bị xoắn dập. + Nhẹ nhàng cho dây hom vào thúng Chú ý: khử trùng dao bằng cồn trước khi cắt sang cây tiêu khác. 5. Cắt tỉa và chọn hom tốt − Dùng dao cắt bỏ phần ngọn dây, lá non. − Cắt một hom giống: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 38 Hom tiêu giống sau khi cắt + Gồm 5 đốt, các đốt trên hom phải có rễ bám (rễ thằn lằn) tốt. + Hom có mang ít nhất một cành quả (hình hom thân). + Phần dưới hom cắt xéo cách mắt (đốt) dưới cùng 1-2cm (khoảng 1 lóng tay). + Cắt tỉa bỏ các lá, cành trên hom ở các mắt (đốt) vùi vào đất, chỉ để lại 1-2 cành ở các đốt trên mặt đất. 6. Xử lí hom tiêu: Hom tiêu cắt xong, cần xử lý bằng một trong hai cách sau: - Cách 1: Nhúng trong dung dịch NAA 500-1.000mg/lít nước hoặc IBA 50 – 55mg/1 lít nước hoặc Bốc đô 1%, nhúng xong lấy ra ngay. - Cách 2: Ngâm toàn bộ hom trong dung dịch thuốc chưa hoạt chất Benomyl như: Benotigi 50WP, Viben-C50BTN, Benlate 50WP, Bemyl 50WP, Ben 50WP, từ 1-2 phút. 7. Giâm hom tiêu vào luống - Xẻ rãnh sâu gần gang tay. - Đặt hom vào rãnh nghiêng 450so với mặt luống, hom này cách hom kia 7cm (bằng ngón tay). - Khoảng cách hom (10 x 7)cm, (hom này giâm cách hom kia nữa gang tay). - Lấp đất 3 mắt (đốt) nếu hom 5 mắt (đốt); lấp 4 mắt (đốt) nếu hom 6 đốt. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 39 - Tưới nước sau khi giâm. Luống tiêu giâm hom 8. Giâm hom tiêu vào bầu đất a) Xử lí bầu đất trước khi cắm hom giống − Tưới đẫm nước trước khi cắm hom 1 ngày hoặc 1 đêm. − Có thể phun thuốc Bốc đô lên bầu đất trước khi cắm hom từ 1-2 ngày. b) Giâm hom tiêu vào bầu − Dùng chiếc đũa hoặc que bằng chiếc đũa cắm sâu 2/3 giữa tâm bầu. − Cắm 3 đốt dưới mặt bầu, chừa 2 đốt (mắt) trên mặt bầu. − Dùng đầu đũa chèn (lấp) đất chặt hom. IV. Chăm sóc và bứng chọn hom giống ra rễ đem trồng. 1. Tưới nước: - Tuần thứ nhất tưới 3 lần/ngày. - Tuần thứ hai tưới 2 lần/ngày. - Tuần tiếp theo tưới 1 lần/ngày. 2. Bứng và chọn cây con: a) Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: - Hom được ươm trong luống từ 10 – 20 ngày. - Hom không sâu bệnh và dị dạng. - Hom phải nhú rễ từ 1-2 cm. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 40 Hom tiêu trước khi giâm (trái) và sau khi giâm (phải) b) Thời gian bứng chọn cây con: - Tốt nhất bứng vào sáng sớm và đem trồng ngay. - Bứng đến đâu trồng tới đó. c) Kỹ thuật bứng chọn cây: - Một tay cầm vào đầu hom tiêu, một tay dùng dụng cụ bứng cắm xuống không được sát vào hom. - Vừa bẩy vừa nâng hom tiêu lên. Sau đó đặt hom tiêu vào thúng và chuyển đi trồng. - Có thể dùng lá hoặc bao để lót thúng. V. Chăm sóc cây con trong bầu và chọn cây xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_dao_tao_nghe_ky_thuat_trong_cham_soc_va_thu_hoach_c.pdf