PHẦN 1 NHÂN GIỐNG, TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI . 1
I. Nhân giống cây có múi bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ . 1
1.1. Khái niệm . 1
1.2. Dụng cụ . 1
1.3. Những ưu điểm của phương pháp ghép . 1
1.4. Cây làm gốc ghép . 1
1.5. Thời vụ ghép . 3
1.6. Các bước tiến hành ghép . 3
II. Quy trình trồng và chăm sóc . 5
2.1. Thiết kế vườn trồng . 5
2.2. Kỹ thuật trồng . 5
2.3. Kỹ thuật chăm sóc . 6
III. Phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính . 9
3.1. Sâu hại . 9
3.2. Bệnh hại . 21
PHẦN II KHAI THÁC GỖ BẰNG CƯA MÁY . 28
I. Đo tính trữ lượng rừng trồng bằng phương pháp cây bình quân . 28
1.1. Giới thiệu một số chỉ tiêu trong đo tính trữ lượng rừng . 28
1.2. Các bước đo tính trữ lượng rừng bằng phương pháp cây bình quân . 29
II. Sử dụng cưa xăng trong khai thác rừng . 33
2.1. Cấu tạo cưa xăng . 33
2.2. Bảo dưỡng cưa xăng . 35
2.3. Chặt hạ gỗ. . 38
PHẦN III TIẾP THỊ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NÔNG SẢN HÀNG HÓA . 48
I . Marketing/ tiếp thị sản phẩm . 48
1.1. Marketing là gì? . 48
1.2. Marketing gồm những nội dung gì? . 48
1.3. Lập kế hoạch marketing . 51II. Hợp đồng mua bán nông sản hang hóa . 52
2.1. Hợp đồng là gì? .53
2.2. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm là gì? . 53
2.3. Đối tượng ký hợp đồng . 53
2.4.Tải sao phải ký hợp đồng?. 54
2.5. Văn bản điều chỉnh quá trình ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hang hóa . 55
2.6. Quy trình các bước ký kết hợp đồng . 55
2.7. Một số lỗi thường gặp trong quá trình ký kết hợp đồng . 59
PHỤ LỤC
17 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu được chuẩn bị bởi trường Cao đẳng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ (Phần 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU HỌC VIÊN
DỰ ÁN THÊM CÂY – DDS VIỆT NAM
ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
TÀI LIỆU ĐƯỢC CHUẨN BỊ BỞI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC BỘ
HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2015
KHÓA ĐÀO TẠO
CHO GIẢNG VIÊN NÔNG DÂN
VỀ CÂY CÓ MÚI, KHAI THÁC &
TIẾP THỊ SẢN PHẨM LÂM NGHIỆP
MỤC LỤC
PHẦN 1 NHÂN GIỐNG, TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI .................. 1
I. Nhân giống cây có múi bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ ...................... 1
1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 1
1.2. Dụng cụ .......................................................................................................... 1
1.3. Những ưu điểm của phương pháp ghép ........................................................ 1
1.4. Cây làm gốc ghép ........................................................................................... 1
1.5. Thời vụ ghép .................................................................................................. 3
1.6. Các bước tiến hành ghép ................................................................................ 3
II. Quy trình trồng và chăm sóc ............................................................................ 5
2.1. Thiết kế vườn trồng ........................................................................................ 5
2.2. Kỹ thuật trồng ................................................................................................. 5
2.3. Kỹ thuật chăm sóc ......................................................................................... 6
III. Phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính .............................................. 9
3.1. Sâu hại ............................................................................................................ 9
3.2. Bệnh hại ....................................................................................................... 21
PHẦN II KHAI THÁC GỖ BẰNG CƯA MÁY ............................................. 28
I. Đo tính trữ lượng rừng trồng bằng phương pháp cây bình quân ..................... 28
1.1. Giới thiệu một số chỉ tiêu trong đo tính trữ lượng rừng .............................. 28
1.2. Các bước đo tính trữ lượng rừng bằng phương pháp cây bình quân ........... 29
II. Sử dụng cưa xăng trong khai thác rừng .......................................................... 33
2.1. Cấu tạo cưa xăng .......................................................................................... 33
2.2. Bảo dưỡng cưa xăng ..................................................................................... 35
2.3. Chặt hạ gỗ. .................................................................................................... 38
PHẦN III TIẾP THỊ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NÔNG SẢN HÀNG HÓA .... 48
I . Marketing/ tiếp thị sản phẩm .......................................................................... 48
1.1. Marketing là gì? ........................................................................................... 48
1.2. Marketing gồm những nội dung gì? ............................................................. 48
1.3. Lập kế hoạch marketing ............................................................................... 51
II. Hợp đồng mua bán nông sản hang hóa ........................................................... 52
2.1. Hợp đồng là gì? ............................................................................................ 53
2.2. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm là gì? ............................................................... 53
2.3. Đối tượng ký hợp đồng ................................................................................ 53
2.4.Tải sao phải ký hợp đồng?............................................................................. 54
2.5. Văn bản điều chỉnh quá trình ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hang hóa ....... 55
2.6. Quy trình các bước ký kết hợp đồng ............................................................ 55
2.7. Một số lỗi thường gặp trong quá trình ký kết hợp đồng .............................. 59
PHỤ LỤC
48
PHẦN III
TIẾP THỊ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NÔNG SẢN HÀNG HÓA
I . Marketing/ tiếp thị sản phẩm
1.1. Marketing là gì?
Là những việc mà người sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ làm để:
• Tìm hiểu khách hàng của mình là những ai?
• Họ cần gì và muốn gì?
• Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ?
• Tạo ra lợi nhuận cho mình
1.2. Marketing gồm những nội dung gì?
1.2.1. Với marketing căn bản (truyền thống)
ChiÕn l−îc marketing
S¶n phÈm ®Þa ®iÓm
Gi¸ c¶
KhuÕch
tr−¬ng
1.2.2. Với marketing hiện đại
Các nhà sản xuất, các doanh nghiệp muốn bán được hàng, muốn thành công,
chiến lược tiếp thị hỗn hợp - 4P ngày nay cần gắn liền với một chữ C
49
(Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”, lấy
khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương
trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp
thị.
Marketing là chiến lược tiếp thị hỗn hợp, thường được gọi tắt là 4P: Product
(sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối) và Promotion (khuyến mãi, truyền
thông). Đây cũng là bốn yếu tố cơ bản và quan trọng bậc nhất mà các nhà sản
xuất và các doanh nghiệp không thể bỏ qua khi xây dựng các chiến lược tiếp thị
để đưa bất kỳ loại hình sản phẩm, dịch vụ nào ra thị trường.
Góc nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường
những sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng, bán với mức giá mà
khách hàng chấp nhận được, phân phối ở nơi thuận tiện cho khách hàng, và làm
công tác truyền thông theo cách mà khách hàng thích.
Chính vì vậy, các chuyên gia marketing đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các
C này với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên
xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-
C được “phối ngẫu” một cách có dụng ý này được thể hiện trong hình vẽ dưới
đây:
Chữ C đầu tiên - Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được
gắn với chữ P - Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra
thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằm giải
quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải
pháp kiếm lời” của nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp. Muốn làm tốt chữ C này,
nhà sản xuất, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích
thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này.
50
Chữ C thứ hai - Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với
chữ P - Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn
nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chi phí này không chỉ bao gồm chi
phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành, và cả hủy bỏ sản phẩm.
Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua.
Chữ C thứ ba - Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P - Place
(phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của nhà sản xuất, doanh
nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Điển hình của khía cạnh thuận
tiện trong phân phối có thể kể đến mạng lưới máy ATM của các ngân hàng.
Ngân hàng nào có nhiều máy, bố trí nhiều nơi, máy ít bị trục trặc khi rút tiền,
ngân hàng đó sẽ có nhiều khách hàng mở thẻ.
Chữ C cuối cùng - Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P -
Promotion (khuyến mãi, truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự
tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nhà sản xuất,
doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng và “nói” cho khách
hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào.
51
Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp,
tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng để đạt được sự thông hiểu
và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu.
1.3. Lập kế hoạch marketing
1.3.1. Khung của 1 bản kế hoạch marketinh gồm những phần gì?
Một bản kế hoạch marketinh đầy đủ sẽ phải bao gồm những thành phần sau:
• Mục tiêu
Trả lời câu hỏi: Để làm gì? Đạt được cái gì? Ở mức độ nào?
Một mục tiêu tốt cần phải bao gồm các tiêu chí sau:
- Có thời gian cụ thể
- Có số lượng, chất lượng cụ thể (đạt được cái gì? Số lượng bao nhiêu? Chất
lượng như thế nào?) có thể cân, đo, đong đếm hoặc cảm nhận được
- Có tính khả thi
Ví dụ: Đến tháng 6 năm 2010 bán được 600kg cà chua với chất lượng loại 1
• Kết quả mong đợi
Trả lời câu hỏi: Có những gì để chứng minh cho việc đạt được mục tiêu?
Ví dụ: Có 3 hợp đồng tiêu thụ tổng số 600kg cà chua đã được thực hiện và bên
mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
• Các hoạt động cụ thể
Trả lời câu hỏi: Cần làm những việc gì để đạt được mục tiêu và kết quả mong
đợi đã đề ra?
Ví dụ:
- Hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng như: Làm nhãn mác, bao bì cho sản
phẩm; Viết nội dung gửi các cơ quan thông tin đại chúng để quản cáo sản
phẩm...
- Tìm khách hàng, ký kết các hợp đồng...
- ....
Tất cả những hoạt động đề đưa vào 1 khung kế hoạch có mẫu như sau:
52
Stt Các hoạt động Thời
gian
Người
phụ
trách
Tham gia Các điều
kiện hỗ trợ
1
2
1.3.2. Những lưu ý khi lập kế hoạch marketing
- Khi xác định mục tiêu cần xác định đúng với khả năng và điều kiện thực
tế của nhà sản xuất, doanh nghiệp, tránh tình trạng đưa ra mục tiêu quá khả năng
của mình hoặc ngược lại
- Chú ý nên tiếp cận từ mục tiêu nghĩa là: từ mục tiêu để xác định các
hoạt động chứ không từ hoạt động để đến mục tiêu.
- Khi xác định các hoạt động cần chú ý xác định đầy đủ và chính xác các
hoạt động để đảm bảo đạt được mục tiêu. Luôn có câu hỏi kiểm tra: Liệu bằng
này hoạt động đã đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra hay chưa?
II. Hợp đồng mua bán nông sản hang hóa
Nội dung này được biên soạn dựa trên chính sách khuyến khích tiêu thụ
nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg
ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ; và Thông tư 77/2002/BNN-TT ngày
28 tháng 08 năm 2002 về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá.
53
2.1. Hợp đồng là gì?
Các nhu cầu và lợi ích của các cá nhân, tổ chức được xác lập thông qua sự
trao đổi, thỏa thuận làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên thì sự trao
đổi, thỏa thuận được coi là “Giao dịch”.
Dưới góc độ pháp lý thì giao dịch nói trên luôn được thể hiện bằng hình
thức “Hợp đồng”.
2.2. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm là gì?
Các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với người
sản xuất (HTX, HND, trang trại, đại diện HND) nhằm gắn sản xuất với chế biến
và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững.
Hợp đồng sau khi đã ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa
vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên
liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các
quy định của hợp đồng.
2.3. Đối tượng ký hợp đồng
Đối tượng hợp đông mua bán nông sản, vật tư nông nghiệp
54
2.4.Tải sao phải ký hợp đồng?
55
2.5. Văn bản điều chỉnh quá trình ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hang hóa
2.6. Quy trình các bước ký kết hợp đồng
56
2.6.1. Dự thảo soạn thảo hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa
- Hợp đồng phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
+ Những căn cứ để xây dựng hợp đồng và một số thông tin cần thiết về
các bên tham gia ký hợp đồng;
+ Nội dung thoả thuận: số lượng các loại hàng hoá, tiêu chuẩn chất lượng,
quy cách sản phẩm của hàng hoá, phương thức, thời gian, địa điểm giao nhận
hàng;
+ Điều kiện cho các bên (nếu có) để tạo sự gắn bó trong hợp đồng;
+ Phương thức thanh toán hợp đồng;
+ Cách xử lý các rủi ro bất khả kháng trong quá trình thực hiện hợp đồng;
+ Trách nhiệm về vật chất trong thực hiện hợp đồng;
+ Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
+ Hiệu lực của hợp đồng;
+ Chữ ký, con dấu hợp pháp của các bên ký hợp đồng và các đơn vị xác
nhận hoặc công chứng.
- Các điều khoản phải rõ ràng, chặt chẽ, dễ hiểu. Trường hợp DN ký hợp
đồng với đại diện các hộ, thì đại diện phải thảo luận với hộ để có sự thống nhất.
- Hợp đồng được ký kết phải có xác nhận của UBND xã hoặc chứng thực
của Phòng công chứng huyện nơi sản xuất nông sản hàng hoá theo hợp đồng.
Trong mọi trường hợp, cần thông báo hợp đồng đã ký kết cho UBND xã, Hội
Nông dân Việt Nam xã trong vùng dự án để phối hợp theo dõi, hỗ trợ thực hiện.
2.6.2. Đàm phán, ký kết hợp đồng
Các hình thức ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa?
Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải được ký với người sản xuất
ngay từ đầu vụ sản xuất, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất. Hợp đồng tiêu thụ
nông sản hàng hoá ký giữa các doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình
thức:
+ Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản
hàng hoá;
57
+ Bán vật tư mua lại nông sản hàng hoá;
+ Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá,
+ Liên kết sản xuất: Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất
để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh
nghiệp thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên
doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn
kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp.
Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải bảo đảm nội dung và hình thức
theo quy định của pháp luật.
2.6.3. Thực hiện hợp đồng
Yêu cầu các bên trong thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa
Việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá giữa người
sản xuất với doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp
luật về hợp đồng.
+ Doanh nghiệp và người sản xuất có trách nhiệm thực hiện đúng các cam
kết trong hợp đồng; bên nào không thực hiện đúng nội dung đã ký mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.
+ Các bên ký kết hợp đồng cùng nhau thoả thuận xử lý các rủi ro do về
thiên tai, đột biến về giá cả thị trường và các nguyên nhân bất khả kháng khác
theo nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro và được Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần
thiệt hại theo quy định của pháp luật.
+ Các doanh nghiệp không được tranh mua nông sản hàng hoá của nông
dân mà doanh nghiệp khác đã đầu tư phát triển sản xuất. Không được ký hợp
đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá mà người sản xuất đã ký hợp đồng với doanh
nghiệp khác.
+ Người sản xuất chỉ được bán nông sản hàng hoá sản xuất theo hợp đồng
cho doanh nghiệp khác khi doanh nghiệp đã đầu tư hoặc ký hợp đồng tiêu thụ
nông sản hàng hoá từ chối không mua hoặc mua không hết nông sản hàng hoá
của mình.
58
+ Khi có tranh chấp về hợp đồng thì UBND xã có trách nhiệm phối hợp
với Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và Hiệp hội ngành hàng tổ chức và tạo
điều kiện để hai bên giải quyết bằng thương lượng, hoà giải. Trường hợp việc
thương lượng, hoà giải không đạt được kết quả thì các bên đưa vụ tranh chấp ra
toà án để giải quyết theo pháp luật.
Xử lý vi phạm hợp đồng
Đối với phía doanh nghiệp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu doanh nghiệp vi phạm một trong
những nội dung:
+ Không mua hết nông sản hàng hoá;
+ Mua không đúng thời gian, không đúng địa điểm như đã cam kết trong
hợp đồng;
+ Gian lận thương mại trong việc định tiêu chuẩn chất lượng, số lượng
nông sản hàng hoá;
+ Lợi dụng tính độc quyền của hợp đồng tiêu thụ để mua dưới giá đã ký
kết trong hợp đồng hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho người sản xuất thì tuỳ
theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà phải chịu các biện pháp xử lý
như sau:
1/ Bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất do hành vi vi phạm gây ra theo
quy định của pháp luật về hợp đồng;
2/ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoặc tạm đình chỉ quyền
kinh doanh đối với các mặt hàng nông sản mà doanh nghiệp vi phạm và thông
báo trên phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm hợp đồng của
doanh nghiệp.
Đối với người sản xuất
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu người sản xuất nhận tiền vốn,
vật tư ứng trước của doanh nghiệp đã ký hợp đồng mà cố ý không bán nông sản
hàng hoá hoặc bán nông sản hàng hoá cho doanh nghiệp khác không ký hợp
đồng đầu tư sản xuất;
59
- Bán thiếu số lượng, không đúng thời gian, không đảm bảo tiêu chuẩn,
chất lượng hàng hoá quy định trong hợp đồng;
- Không thanh toán đúng thời hạn hoặc có hành vi vi phạm khác thì tuỳ
theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà phải chịu các hình thức xử lý
như sau:
1/ Phải thanh toán lại cho doanh nghiệp các khoản nợ: vật tư, vốn (bao
gồm cả lãi suất vốn vay ngân hàng trong thời gian tạm ứng) đã nhận tạm ứng;
2/ Phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật về hợp đồng.
2.6.4. Thanh lý hợp đồng
Thanh lý hợp đồng dựa theo kết quả thực hiện và thống nhất của các bên.
Có những trường hợp làm đúng theo hợp đồng và cũng có những trường hợp
không theo đúng hợp đồng nhưng đã được các bên tham gia ký kết thống nhất.
2.7. Một số lỗi thường gặp trong quá trình ký kết hợp đồng
Thứ nhất, lỗi về hình thức hợp đồng
Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa là hợp đồng phải được thể hiện
bằng văn bản. Hợp đồng được ký kết phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã
hoặc chứng thực của Phòng công chứng huyện nơi sản xuất nông sản hàng hoá
theo hợp đồng.
Thứ hai, về ký kết hợp đồng và việc uỷ quyền ký kết hợp đồng
Hợp đồng được xem như là đã giao kết trong những trường hợp sau:
- Vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết của bên
được đề nghị.
- Hết thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu các bên có
thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
- Pháp luật quy định cụ thể đối với từng trường hợp: ví dụ, hợp đồng giao
kết bằng lời nói thì thời điểm giao kết là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội
60
dung của hợp đồng; hợp đồng được giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết
hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản1.
Thứ ba, về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự2
Theo quy định hiện hành, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu toà án giải quyết
tranh chấp hợp đồng là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, pháp nhân và các chủ thể khác bị xâm phạm.
Ví dụ, A và B ký hợp đồng mua bán hàng hoá vào ngày 1/1/2007, sau đó
có tranh chấp xảy ra, quyền lợi của A bị vi phạm vào ngày 1/3/2007. A chỉ có
thể khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết trong khoảng thời gian kể từ khi quyền
lợi bị xâm phạm là từ ngày 1/3/2007 đến hết ngày 1/3/2009 (là 2 năm kể từ ngày
quyền lợi của A bị vi phạm). Thực tế nhiều doanh nghiệp trong hoạt động kinh
doanh thường không biết về quy định này dẫn đến việc hết thời hạn khởi kiện,
khi nộp đơn ra Tòa án trả lại đơn kiện do hết thời hạn khởi kiện mới biết thì đã
muộn.
Thứ 4, Về nguồn pháp luật điều chỉnh và có liên quan đến nội dung của
hợp đồng
+ Đảm bảo đối tượng của hợp đồng là những hàng hoá mà pháp luật
không cấm, không trái đạo đức xã hội.
+ Đảm bảo người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện
+ Đảm bảo người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự.
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: căn cứ vào các Điều 17, 18 và 19
của BLDS thì người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, có quyền tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Những
trường hợp khác chưa đủ 18 tuổi (từ 6 đến dưới 18 tuổi) thì khi giao kết, xác lập,
thực hiện một giao dịch dân sự nào đó phải được người đại diện theo pháp luật
đồng ý.
1
Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005
2
Điều 427 BLDS 2005
61
Trong trường hợp người đã đủ 18 tuổi nhưng lại mắc bệnh như bệnh tâm
thần hoặc mắc các bệnh khác gây ra tình trạng mất năng lực hành vi thì cũng
không được tự mình giao kết hợp đồng mà phải có đại diện pháp luật.
- Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân:
Theo quy định của bộ luật dân sự thì năng lực dân sự của pháp nhân phát
sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt
pháp nhân. Như vậy, sự hình thành pháp nhân và được pháp luật công nhận thì
pháp nhân đó có năng lực dân sự đầy đủ, có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp
với mục đích hoạt động của mình.
- Đại diện cho tổ chức/ pháp nhân và đại diện uỷ quyền
Khi tham gia soạn thảo, ký kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng phải hết
sức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện uỷ quyền, phạm vi được uỷ
quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng
không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại
diện uỷ quyền.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_duoc_chuan_bi_boi_truong_cao_dang_nong_nghiep_va_ph.pdf