Tài liệu Hướng dẫn bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp

MỤC LỤC

1. NỘI DUNG 3

2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 3

2.1. Phạm vi áp dụng 3

2.2. Đối tượng áp dụng 3

2.3. Trách nhiệm 3

3. CHÚ GIẢI 4

4. TÀI LIỆU LIÊN QUAN 4

5. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MBA 4

5.1. MBA PHÂN PHỐI 4

5.2. MBA SỬ DỤNG CHO ĐỘNG CƠ BIẾN TẦN 6/0,69 kV 5

5.3. MBA TĂNG ÁP 6

6. NỘI DUNG 6

6.1. CÔNG TÁC AN TOÀN KHI TIẾN HÀNH VIỆC

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA 6

6.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 7

6.2.1. Công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa trạm điện 7

6.2.2. Yêu cầu đối với nhân viên quản lý, vận hàn và sửa chữa thiết bị 7

7. HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MBA 7

7.1. Các nội dung kiểm tra định kỳ MBA 7

7.2. Xử lý MBA vận hành không bình thường và sự cố 8

7.2.1.Trong khi vận hành, MBA có những hiện tượng khác thường như 8

7.2.2. MBA phải được đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau dây 8

7.2.3. Khi MBA tự động cắt ra khỏi lưới 9

pdf13 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Hướng dẫn bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tra, bảo dưỡng, sửa chữa trạm điện 7 6.2.2. Yêu cầu đối với nhân viên quản lý, vận hàn và sửa chữa thiết bị 7 7. HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MBA 7 7.1. Các nội dung kiểm tra định kỳ MBA 7 7.2. Xử lý MBA vận hành không bình thường và sự cố 8 7.2.1.Trong khi vận hành, MBA có những hiện tượng khác thường như 8 7.2.2. MBA phải được đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau dây 8 7.2.3. Khi MBA tự động cắt ra khỏi lưới 9 HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP Số: KTCĐ – HD.04 Số trang: 2 Lần ban hành: 01 Ngày ban hành: .../ / 2008 7.2.4. Các sự cố cần khắc phục 9 7.2.5. Khi MBA bị cháy 9 7.3. Bảo dưỡng định kỳ MBA 9 7.3.1. Tiểu tu định kỳ MBA 9 7.3.2. Đại tu định kỳ MBA 11 8. TỔNG HỢP MỘT SỐ SỰ CỐ THÔNG THƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP KIỂM TRA, KHẮC PHỤC 12 HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP Số: KTCĐ – HD.04 Số trang: 3 Lần ban hành: 01 Ngày ban hành: .../ / 2008 1. NỘI DUNG Mục đích của hướng dẫn này là làm tài liệu tham khảo, đưa ra hướng dẫn cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa và khắc phục sự cố của các Máy biến áp (MBA) thuộc Nhà máy xi măng Cosevco Sông Gianh. 2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 2.1. Phạm vi áp dụng: Văn bản này quy định một phương pháp thống nhất, mối quan hệ thống nhất giữa các Phòng ban, Phân xưởng về công tác kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng, sửa chữa các MBA. Hướng dẫn này áp dụng cho các MBA có trong dây chuyền sản xuất của Nhà máy xi măng Sông Gianh. 2.2. Đối tượng áp dụng: Hướng dẫn này được áp dụng cho tất cả các cán bộ kỹ thuật viên, công nhân vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thuộc phạm vi trong toàn nhà máy. Những cán bộ, công nhân kỹ thuật được đào tạo đúng nghề nghiệp, nắm chắc các chỉ tiêu kỹ thuật thiết bị, đã qua kiểm tra kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu mới được kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa MBA. Đơn vị quản lý trực tiếp thiết bị có trách nhiệm thực hiện nghiêm chế độ kiểm tra định kỳ bảo dưỡng, tra dầu mỡ theo đúng quy trình kỹ thuật, phải có sự theo dõi thời gian hoạt động và tình trạng làm việc của thiết bị. Cấm không được thay đổi các thông số, đấu tắt các thiết bị giám sát, đo lường khi chưa có lệnh của cấp có thẩm quyền. Trước khi vận hành phải kiểm tra đầy đủ điều kiện kỹ thuật, điều kiện an toàn cho phép. 2.3. Trách nhiệm: Giám đốc, Phó giám đốc: đảm bảo văn bản được tuân thủ. Phòng kỹ thuật Cơ điện – TĐH: phổ biến, cập nhật, theo dõi việc thực hiện. Quản đốc, Phó quản đốc, Trưởng các Phòng ban, Phân xưởng chủ quản: có trách nhiệm đôn đốc, phổ biến cho toàn thể CBCNV đơn vị mình có liên quan đến việc kiểm HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP Số: KTCĐ – HD.04 Số trang: 4 Lần ban hành: 01 Ngày ban hành: .../ / 2008 tra định kỳ, bảo dưỡng sữa chữa, nắm vững và tuân thủ theo hướng dẫn này, ai vi phạm phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty. CBCNV liên quan: thực hiện đúng các yêu cầu quy định. 3. CHÚ GIẢI HD : Hướng dẫn. MBA : Máy biến áp. CBCNV : Cán bộ công nhân viên. 4. TÀI LIỆU LIÊN QUAN - Quy trình kiểm soát tài liệu : SCCC-QT-01. - Quy trình kiểm soát hồ sơ : VPYT-QT-02. - Quy trình quản lý trang thiết bị : KTCĐ-QT-01. - Quy trình ATLĐ và VSLĐ : KTCĐ-QT-02. - Tài liệu nhà cung cấp : ABB. - Các quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tại các đơn vị trong công ty. - Quy trình thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa 5. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MBA MBA là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số. 5.1. MBA PHÂN PHỐI MBA phân phối trong Nhà máy xi măng Sông Gianh thường được sử dụng ở tất cả 14 trạm điện để cấp điện cho các phụ tải sử dụng điện áp 0,4kV. Trong nhà máy có các MBA phân phối sau : Ký hiệu MBA Trạm điện Số Serial Công suất MBA (KVA) 1B1T040 SS01 42587 630 1B2T040 SS12 42590 630 1B3T040 SS07 42588 630 HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP Số: KTCĐ – HD.04 Số trang: 5 Lần ban hành: 01 Ngày ban hành: .../ / 2008 1D1T040 SS02 42592 1000 1E1T040 SS03 42595 1600 1K1T040 SS04 42600 2000 1L1T040 SS05 42601 2000 1L1T041 SS05 42596 1600 1S1T040 SS06 42593 1000 1N1T040 SS08 42597 1600 1R1T040 SS09 42598 1600 1U1T040 SS10 42594 1000 1U2T040 SS11 42589 630 1X1T040 SS13 42591 630 1R2T040 SS14 42599 1600 5.2. MBA SỬ DỤNG CHO ĐỘNG CƠ BIẾN TẦN 6/0,69 kV Thường các MBA sử dụng cho các động cơ biến tần là cho các quạt như: Quạt ID, quạt khí thải, quạt khí dư Trong nhà máy có các MBA cho Động cơ biến tần: Ký hiệu MBA Tên Động cơ Ký hiệu Động cơ Công suất MBA 1K1T045 Quạt ID nhánh phải 1K1M045 1250 1K1T046 Quạt ID nhánh trái 1K1M046 1250 1K1T047 Động cơ Lò nung 1K1M047 800 1K1T048 Quạt khí thải 1K1M048 630 1L1T045 Quạt khí dư 1L1M045 800 1N1T045 Động cơ phân ly nghiền xi 1N1M045 500 HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP Số: KTCĐ – HD.04 Số trang: 6 Lần ban hành: 01 Ngày ban hành: .../ / 2008 5.3. MBA TĂNG ÁP MBA tăng áp thường được sử dụng để cấp điện áp cao thế (hàng trăm kV) cho các thiết bị điện sử dụng điện áp cao như : Lọc bụi tĩnh điện Nghiền liệu, lọc bụi tĩnh điện Làm nguội, lọc bụi tĩnh điện Nghiền xi măng * Ngoài các loại MBA cơ bản như trên trong nhà máy còn có các MBA chuyên dụng khác như: MBA chiếu sáng, MBA xung trong mạch điều khiển 6. NỘI DUNG 6.1. CÔNG TÁC AN TOÀN KHI TIẾN HÀNH VIỆC BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA - Tất cả máy móc và động cơ hay thiết bị phải ngừng vận hành và được bảo vệ ngăn ngừa việc tái khởi động trong thời gian bảo dưỡng. - Đóng bàn kẹp trên bộ phận quay trước khi bắt đầu sửa chữa. - Tất cả các bộ phận đang quay của máy phải ngừng lại trước khi bạn di dời các thiết bị bảo vệ hay mở nắp. - Để máy tránh xa các chất và nguyên liệu dễ cháy. Không được sử dụng xăng, dầu hoặc các chất dễ cháy khác để vệ sinh máy. - Tắt nguồn cấp điện trước khi bắt đầu các công việc bảo dưỡng, sửa chữa. Đặt biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại tủ điều khiển. - Đảm bảo ống dẫn chạy bằng khí đã được khai thông áp suất trước khi ngắt. - Không được sử dụng bơm của hệ thống thủy lực để hút hay bơm bể dầu. - Nếu để dầu thủy lực ở nhiệt độ vận hành, có thể dẫn đến bỏng. - Sau khi bảo dưỡng, rà soát để không có lỗ rò, khe hở ở những điển chắp nối. - Làm theo chỉ dẫn khi hàn. - Nếu thực hiện công việc hàn điện trên bất kỳ bộ phận nào của máy, không được hướng dòng hàn đi qua Plain hay giá chống ma sát, vật nối di động khác và thiết bị đo lường. Luôn hướng trực tiếp dòng hàn đến phần đang được hàn. - Đóng lại tất cả các thiết bị bảo vệ và đóng tất cả nắp khi hoàn thành công việc bảo dưỡng. HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP Số: KTCĐ – HD.04 Số trang: 7 Lần ban hành: 01 Ngày ban hành: .../ / 2008 6.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 6.2.1. Công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa trạm điện: Nhằm mục đích đảm bảo chất lượng các thiết bị điện và nhanh chóng sửa chữa thiết bị sau sự cố để sớm đưa thiết bị và vận hành. - Công tác kiểm tra định kỳ MBA: Với các MBA có công suất từ 1000 kVA trở lên ít nhất 1 tháng 1 lần, những trạm khác ít nhất 2 tháng 1 lần phải kiểm tra tình trạng vận hành toàn bộ các thiết bị nhất thứ, nhị thứ trong trạm. Nếu phát hiện thấy hiện tượng bất thường phải báo cáo ngay cho cấp lãnh đạo và ghi vào sổ kiểm tra quản lý vận hành trạm. - Kiểm tra xử lý sự cố: Khi có sự cố phải nhanh chóng xác định vị trí và tính chất hư hỏng, biện pháp khắc phục và xác định khả năng có thể đóng điện lại lần nữa hay không. - Công tác bảo dưỡng các thiết bị điện: Việc bảo dưỡng các thiết bị điện phải phối hợp với lịch thí nghiệm, bảo dưỡng định kỳ MBA và các thiết bị. Đồng thời phải tuân theo quy định và hướng dẫn của nhà chế tạo. 6.2.2. Yêu cầu đối với nhân viên quản lý, vận hành và sửa chữa thiết bị: Các nhân viên quản lý, vận hành và sửa chữa thiết bị bắt buộc phải hiểu và nắm rõ các quy trình, quy phạm sau: - Quy trình vận hành trạm điện và các thiết bị điện. - Quy trình kỹ thuật an toàn điện. - Quy trình vận hành và xử lý sự cố các Trạm biến áp đã được Công ty xi măng Cosevco Sông Gianh ban hành. - Quy trình đánh số thiết bị trong hệ thống điện của nhà máy. - Tính năng kỹ thuật, quy trình vận hành và bảo dưỡng các thiết bị đang quản lý vận hành. 7 HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MBA 7.1. Các nội dung kiểm tra định kỳ MBA: - Kiểm tra bề mặt sứ cách điện, sứ đầu vào (có rạn, nứt, bẩn, chảy dầu không?). HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP Số: KTCĐ – HD.04 Số trang: 8 Lần ban hành: 01 Ngày ban hành: .../ / 2008 - Kiểm tra vỏ MBA có nguyên vẹn và có bị rỉ dầu không?. - Kiểm tra màu sắc, độ cách điện của dầu và mức dầu trong bình dầu phụ, các sứ có dầu, áp lực dầu trong các sứ áp lực. - Kiểm tra trị số của nhiệt kế, áp kế. - Kiểm tra hệ thống làm mát làm mát và các trang bị tái sinh dầu liên tục. - Kiểm tra sự làm việc của Rơle hơi, van an toàn, mặt kính ống phòng nổ, vị trí của van giữa Rơle và bình dầu phụ. - Kiểm tra các thiết bị báo tín hiệu. - Kiểm tra các đầu cáp, thanh dẫn, điểm nối, xem tiếp xúc có bị phát nóng không?. - Kiểm tra hệ thống tiếp địa vỏ MBA, các bảo vệ. - Kiểm tra tiếng kêu của MBA có bình thường không?. - Kiểm tra màu sắc của hạt hút ẩm (nếu chuyển từ màu hồng sang màu vàng nhạt thì tiến hành thay thế hạt hút ẩm). - Kiểm tra tình trạng phòng biến áp: cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi, đèn chiếu sáng, lưới chắn - Kiểm tra các trang bị phòng chữa cháy. 7.2. Xử lý MBA vận hành không bình thường và sự cố: 7.2.1. Trong khi vận hành, MBA có những hiện tượng khác thường như: Chảy dầu, thiếu dầu, máy bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, phát nóng cục bộ ở đầu cốt sứ, bộ điều áp hoạt động không bình thường phải tìm mọi biện pháp giải quyết, đồng thời báo cáo với cấp trên và ghi những hiện tượng, nguyên nhân đó vào sổ nhật ký vận hành. 7.2.2. MBA phải được đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau dây: - Có tiếng kêu mạnh, không đều và tiếng phóng điện bên cạnh máy. - sự phát nóng của máy tăng lên bất thường trong điều kiện làm mát bình thường và phụ tải định mức. - Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua van an toàn. HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP Số: KTCĐ – HD.04 Số trang: 9 Lần ban hành: 01 Ngày ban hành: .../ / 2008 - Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp. - Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột. - Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằm trong quy định của nhà chế tạo. Đầu cốt bị nóng đỏ. - Khi kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn như trong phụ lục I “Quy trình vận hành và sửa chữa Máy biến áp” của Tổng công ty điện lực Việt Nam – 1998. 7.2.3. Khi MBA tự động cắt ra khỏi lưới: Thì trước hết phải xóa sự cố âm thanh và dựa vào các Rơle tín hiệu để biết bảo vệ nào hoạt động. - Nếu Rơle hơi hoặc Rơle so lệch tác động cắt máy cắt thì không cho phép MBA làm việc trở lại khi chưa có sự thí nghiệm và ý kiến cấp trên. - Nếu MBA cắt do quá tải, ngắn mạch ngoài hoặc bảo vệ làm việc sai thì có thể cho MBA làm việc trở lại sau khi đã xem xét. 7.2.4. Các sự cố cần khắc phục: - Khi MBA quá tải cao hơn định mức quy định, nhân viên trực ca phải tìm biện pháp điều chỉnh và giảm bớt phụ tải. - Khi nhiệt độ dầu trong MBA tăng lên quá mức giới hạn, nhân viên trực ca phải tìm nguyên nhân và biện pháp để giảm bớt nhiệt độ bằng cách: + Kiểm tra phụ tải của MBA và nhiệt độ môi trường làm mát. + Kiểm tra thiết bị làm mát, tình trạng thông gió của buồng đặt máy. + Nếu mức dầu hạ thấp quá quy định thì phải bổ sung dầu. 7.2.5. Khi MBA bị cháy: Cần phải cắt hoàn toàn điện áp khỏi máy, báo cho Công an PCCC, cấp trên và tiến hành dập lửa theo quy trình phòng chóng cháy nổ. 7.3. Bảo dưỡng định kỳ MBA: 7.3.1. Tiểu tu định kỳ MBA: HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP Số: KTCĐ – HD.04 Số trang: 10 Lần ban hành: 01 Ngày ban hành: .../ / 2008 Là bảo dưỡng, sửa chữa MBA có cắt điện nhưng không tháo dầu và không mở ruột máy. • Thời hạn tiểu tu: Đối với MBA lộ vào tổng và MBA có công suất lớn hơn 1000kVA: mỗi năm 1 lần. Đối với MBA khác: 2 năm 1 lần. • Tiểu tu MBA bao gồm các hạng mục sau đây: - Xem xét bên ngoài và sửa chữa các hư hỏng nhỏ có thể khắc phục được ngay. - Vệ sinh toàn bộ phòng MBA, các bộ phận của MBA (cánh tản nhiệt, vỏ máy, sứ cách điện cao áp - hạ áp ). - Kiểm tra và vệ sinh toàn bộ các Bulong liên kết, xiết lại các đai ốc bằng Klê lực với ứng lực thích hợp. - Xả cặn bẩn của bình dầu phụ, bổ sung bình dầu phụ, thông rửa ống thủy, kiểm tra đồng hồ mức dầu. - Kiểm tra màu sắc của hạt hút ẩm (nếu chuyển từ màu hồng sang màu vàng nhạt thì tiến hành thay thế hạt hút ẩm). - Kiểm tra sự làm việc và vệ sinh Rơle hơi, van an toàn, các thiết bị báo tín hiệu. - Kiểm tra và vệ sinh hệ thống làm mát. Kiểm tra, thay thế mỡ các vòng bi động cơ của hệ thống làm mát. - Kiểm tra các đầu dây tiếp địa vỏ MBA, các bảo vệ và chống sét, đảm bảo các liên kết phải chắc chắn không bị lỏng trong quá trình vận hành. - Lấy mẫu dầu máy để thí nghiệm theo các mục từ 1 ÷ 6 và mục 10 của “Quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp” của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam – 1998. - Thí nghiệm MBA. 7.3.2. Đại tu định kỳ MBA: Rút vỏ máy hoặc rút ruột máy ra khỏi vỏ, kiểm tra sửa chữa toàn diện máy, có thể bao gồm cả sấy máy. • Thời hạn đại tu: HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP Số: KTCĐ – HD.04 Số trang: 11 Lần ban hành: 01 Ngày ban hành: .../ / 2008 Đối với tất cả các MBA tùy thuộc vào kết quả thí nghiệm và tình trạng máy. • Đại tu MBA bao gồm các hạng mục sau đây: - Rút vỏ máy hoặc ruột máy ra khỏi vỏ. - Kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng ruột máy và gông từ, kể cả các bộ điều áp. - Vệ sinh, bảo dưỡng vỏ máy, bình dầu phụ, ống phòng nổ, các dàn ống làm mát, các van, sứ đầu vào. - Sửa chữa các thiết bị làm mát, bình hút ẩm. - Vệ sinh và sơn lại vỏ máy (nếu cần). - Kiểm tra các đồng hồ đo lường, trang bị báo hiệu, Rơle bảo vệ các mạch nhị thứ. - Sửa chữa các thiết bị nối với MBA như các lực, máy cắt, dao cách ly - Lọc lại dầu hoặc thay mới dầu (nếu cần). - Sấy lại ruột máy (nếu cần). - Lắp lại MBA. - Thí nghiệm MBA. Nội dung cụ thể các hạng mục xem trong các phụ lục của “Quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp” của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam – 1998. 8. TỔNG HỢP MỘT SỐ SỰ CỐ THÔNG THƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP KIỂM TRA, KHẮC PHỤC Sự cố Nguyên nhân Biện pháp kiểm tra, khắc phục - Quá nhiệt phòng MBA. - Kiểm tra hệ thống thông gió phòng MBA, kiểm tra sự hoạt động của quạt thông gió. - Máy cắt cấp nguồn bị nhảy do quá nhiệt. - Quá nhiệt MBA, Rơle nhiệt tác động. - Kiểm tra nhiệt độ vỏ MBA ở đồng hồ đo nhiệt và súng bắn nhiệt độ. HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BIẾN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_huong_dan_bao_duong_sua_chua_may_bien_ap.pdf