Một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất nuôi thâm canh cá rô phi là
quản lý tốt sức khỏe vật nuôi. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều
kiện khí hậu ấm áp để sản xuất cá rô phi hướng tới mục tiêu xuất khẩu nhưng đồng
thời đó cũng là môi trường cho bệnh tật phát triển. Tuy là loài cá nuôi bị sốc với biến
đổi của môi trường và có khả năng kháng một số bệnh nhưng trong quá trình ương
nuôi cá giống và nuôi cá thương phẩm thường gặp một số bệnh sau:
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4664 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá 20
ngày tuổi , kích thước khoảng 18mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các
tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi
công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô,
bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.Trong
thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m.
Sinh trưởng:
- Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có kết hợp với thức ăn chế biến,
cá rô phi vằn đơn tính lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5-6.
Cách phòng trị bệnh cho cá điêu hồng
Cá rô phi đỏ hay còn gọi là cá điêu hồng (Red Tilapia) hiện đang được nuôi khá phổ
biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, mang lại giá trị kinh tế cao. Những đặc điểm
sinh học cơ bản trong điều kiện thả nuôi được xác định như sau: về dinh dưỡng là
loài cá ăn tạp các chất như: mùn bả hữu cơ, tảo, ấu trùng côn trùng, trong ao nuôi
hoặc bằng bè, cá ăn thức ăn tự chế từ các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn viên (đạm
từ 20 – 25%). Về sinh sản, cá rô phi đỏ là loài nắm đẻ, đẻ quanh năm, ấp trứng trong
miệng. Có thể ương cá con trong ao hoặc trong chậu, lồng. Khi ương trong ao cần
bón phân gây thức ăn tự nhiên để nuôi cá bột, còn khi ương trong lồng, chậu thì
không cần bón phân nhưng phải thường xuyên vệ sinh chập, lồng. Môi trường nuôi
chủ yếu trong ao hoặc lồng bè. Trong ao, sau 1 năm nuôi, cá đạt 200 – 500g/cn; khi
nuôi bè cá lớn nhanh hơn (đạt trọng lượng 200 – 500g/con chỉ 7 – 8 tháng) và tỷ lệ
hao hụt thấp.
Phòng trị một số bệnh thường gặp:
- Bệnh do ký sinh trùng: các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá
con trong quá trình ương. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở ương giống có tỉ lệ hao hụt từ
50 – 70% chủ yếu là do cá con bị bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do
trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh
(Argulus và Ergasilus).
Cách phòng trị: ao ương hoặc nuôi cá phải có sục khí. Khi phát hiện cá bị bệnh cần
bón: Formol nồng độ 25 – 30ml/m3 trị thời gian dài và nồng độ từ 100 – 150ml/m3
nếu trị trong 15-30 phút; CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2-5g/10m3 trị thời gian dài và
từ 20 – 50g/10m3 trị trong 15 – 30 phút, cách ngày trị một lần; muối ăn dùng để
phòng và trị bệnh cho cá, nồng độ 1-3% trị thời gian dài và 1-2% trị trong 10-15 phút.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
25
- Bệnh xuất huyết: bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiellatarda
gây ra. Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có
dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra. Bệnh thường xuất hiện ở cá rô phi
đỏ nuôi bè.
Biện pháp đề phòng: là tránh thả cá nuôi và hạn chế thay nước lúc giao mùa. Nên
định kỳ bón khử trùng nơi cho ăn. cách trị là bón vôi và khử trùng nước, có thể trộn
thuốc kháng sinh vào thức ăn cá, tỷ lệ tuỳ theo tình trạng bệnh.
- Cá trương bụng do thức ăn: thường xảy ra ở các ao, bè cho cá ăn thức ăn tự chế
không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hoá được thức ăn,
bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi. Cá bơi lờ đờ và chết rải rác.
Biện pháp khắc phục: là kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại
cho thích hợp. Nếu trường hợp nặng, thường xuyên có thể thay đổi thức ăn. Trong
thức ăn nên bổ sung men tiêu hóa (các probiotic...)
- Cá chết do mật độ dày: Hiện tượng này thường xảy ra ở các ao, bè nuôi thâm canh
với mật độ quá dày. Cá chết không có dấu hiệu bệnh lý, chỉ nổi lờ đờ và chết hàng
loạt. Tỉ lệ cá chết lệ thuộc vào mật độ và chất lượng nước. Mật độ thích hợp để thả
nuôi cá rô phi thịt là 100-150con/m3. nếu mật độ trên 200 con/m3 có thể gây chết đột
ngột lúc giao nước hoặc sau những cơn mưa lớn.
Web An Giang (11/25/2003 9:20:33 AM) - Báo KHPT
Bệnh của cá rô phi và biện pháp phòng trị
Một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất nuôi thâm canh cá rô phi là
quản lý tốt sức khỏe vật nuôi. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều
kiện khí hậu ấm áp để sản xuất cá rô phi hướng tới mục tiêu xuất khẩu nhưng đồng
thời đó cũng là môi trường cho bệnh tật phát triển. Tuy là loài cá nuôi bị sốc với biến
đổi của môi trường và có khả năng kháng một số bệnh nhưng trong quá trình ương
nuôi cá giống và nuôi cá thương phẩm thường gặp một số bệnh sau:
1.1. Bệnh xuất huyết
Tác nhân gây bênh:
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
26
Cầu khuẩn Streptococcus sp, Gram dương.
Dấu hiệu bệnh lý:
Ðầu tiên cá yếu bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt,
mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng; thận, gan, lá lách mềm nhũn. Cá
bệnh nặng bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to.
Phân bố và lan truyền bệnh:
Bệnh gặp ở nhiều loài cá nước ngọt. Khi nuôi cá rô phi năng suất cao trong hệ tuần
hoàn khép kín, cá dễ phát bệnh. Bệnh có thể lây cho người khi chế biến cá không vệ
sinh an toàn.
Phòng trị bệnh:
Bón vôi (CaO hoặc CaCO3 hoặc CaMg(CO3)2) tùy theo pH môi trường, liều lượng
1-2kg/100m3, 2 - 4 lần/tháng.
Dùng Erythromyxin: trộn vào thức ăn từ 3-7 ngày, dùng 2-5 g/100kg cá/ngày. Có thể
phun xuống ao nồng độ 1-2 ppm, sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4 g/100kg
cá, từ ngày thứ 3-5 giảm còn một nửa. Thuốc KN-04-12 cho ăn 4g/1kg cá/ngày và 3 -
6 ngày liên tục. Vitamin C phòng bệnh xuất huyết, liều dùng thường xuyên 20 -
30mg/1kg cá /ngày, liên tục 7-10 ngày.
1.2. Bệnh viêm ruột
Tác nhân gây bệnh:
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Gram âm.
Dấu hiệu bệnh lý:
Tương tự bệnh xuất huyết do cầu khuẩn Streptococcus sp. Bệnh tích điển hình ruột
trương to,chứa đầy hơi.
Phân bố và lan truyền bệnh
Thường gặp ở cá rô phi nuôi thương phẩm và cá bố mẹ nuôi sinh sản khi môi trường
nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt là thức ăn không đảm bảo chất lượng, tỷ lệ nhiễm bệnh
thấp.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
27
Phòng trị bệnh
Dùng một số kháng sinh cho cá ăn như Erythromyxin hoặc Oxytetramyxin, liều dùng
10 - 12 g/ 100 kg cá/ngày đầu, từ ngày thứ 2-7 liều bằng 1/2 ngày đầu; thuốc KN-04-
12.
1.3. Bệnh trùng bánh xe
Tác nhân gây bệnh:
Một số loài trong họ trùng bánh xe Trichodinidae như : Trichodina centrostrigata, T.
domerguei domerguei, T. heterodentata, T. nigra, T. orientalis, Trichodinella
epizootica, Tripartiella bulbosa, T. clavodonta.
Dấu hiệu bệnh lý:
Khi mới mắc bệnh, trên thân, vây cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước
thấy rõ hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy,
thường nổi từng đàn lên mặt nước. Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao. Khi bệnh
nặng trùng bám dày đặc ở vây, mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở,
những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội mất phương hướng.
Cuối cùng cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.
Phân bố và lan truyền bệnh
Trùng bánh xe gây bệnh chủ yếu ở giai đoạn cá giống, là bệnh ký sinh đơn bào nguy
hiểm nhất của giai đoạn này. Trùng bánh xe ít gây bệnh ở giai đoạn cá thịt. Khi ương
cá trong nhà, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tỷ lệ chết cao 70-100%. Bệnh thường
phát vào mùa xuân, mùa thu, khi nhiệt độ nước 25-300C.
Phòng trị bệnh
Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút, dùng CuSO4 nồng độ 3-5 ppm
tắm cho cá 5-15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5-0,7 ppm (0,5-
0,7g cho 1 m3 nước). Dùng formalin nồng độ 200-250 ppm (200-250 ml/m3) tắm
trong 30-60 phút hoặc nồng độ 20-25 ppm (20-25 ml/m3) phun xuống ao.
1.4. Bệnh trùng quả dưa
Tác nhân gây bệnh: trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
28
Dấu hiệu bệnh lý: Da, mang, vây của cá bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm
tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường (người
nuôi cá còn gọi là bệnh vẩy nhót . Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.
Cá bệnh nổi đầu trên tầng mặt, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có
cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang
làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm
xuống nước.
Phân bố và lan truyền bệnh
Bệnh gặp ở nhiều loài cá nuôi. Cá rô phi lưu qua đông ở miền Bắc hoặc nuôi trong
nhà, thường bị bệnh trùng quả dưa làm cá chết hàng loạt. Bệnh phát vào mùa xuân,
mùa đông.
Phòng trị bệnh
- Dùng xanh malachit phun trực tiếp xuống ao hoặc bể kính với nồng độ 0,1- 0,3 ppm
2 lần/tuần.
- Cá nuôi lồng vào mùa phát bệnh thường xuyên treo xanh malachit trong lồng, liều
lượng 5g/10m3 lồng.
- Dùng formalin nồng độ 200-250 ppm (200-250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc
phun xuống ao với nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3), 2 lần/tuần.
1.5. Bệnh sán lá đơn chủ
Tác nhân gây bệnh: sán lá đơn chủ Cichlidogyrus tilapiae, C. sclerosus,
Gyrodactylus niloticus
Dấu hiệu bệnh lý: Cichlidogyrus, Gyrodactylus ký sinh trên da và mang cá, làm cho
mang và da cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp cá. Tổ chức da và mang
có sán ký sinh bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm
nhập gây bệnh.
Phân bố và lan truyền bệnh
Cá có thể bị bệnh khi ương giống với mật độ dày và có thể gây chết hàng loạt trong
giai hoặc bể ương. Bệnh phát vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
29
Phòng trị bệnh
- Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút
- Dùng KMnO4 nồng độ 20 ppm (20g/m3) tắm cho cá 15 -30 phút
- Dùng formalin nồng độ 200 - 250 ppm (200 - 250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút
hoặc nồng độ 20 - 25 ppm (20 - 25 ml/m3) phun xuống ao.
1.6. Bệnh rận cá
Tác nhân gây bệnh: rận cá Caligus sp.
Dấu hiệu bệnh lý: Rận cá thường ký sinh ở vây, mang cá rô phi, làm cho da cá bị
viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập, vì vậy nên
nó thường cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét nên dẫn đến làm
cá chết hàng loạt. Cá bị Caligus ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên
mặt nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm.
Phân bố và lan truyền bệnh
Rận cá ký sinh ở nhiều loài cá nuôi. Cá rô phi nuôi mật độ dày, rận cá ký sinh đã gây
chết hàng loạt ở các đầm nước lợ hoặc nước ngọt.
Phòng trị bệnh
- Dùng KMnO4 nồng độ 3-5 ppm (3-5g/m3) hoặc chlorin nồng độ 1ppm (1g/m3)
phun xuống ao.
- Dùng formalin nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3) phun xuống ao.
Bùi Quang Tề
Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (Tạp chí thuỷ sản)
Chú ý khi nuôi cá rô phi thương phẩm
NTNN, 11/9/2003
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
30
Khi nuôi quảng canh và bán thâm canh, cá rô phi thường ít bị mắc bệnh do loại cá
này ít sốc với biến đổi của môi trường và khả năng kháng bệnh tốt. Tuy nhiên, khi
nuôi thâm canh, loại cá rô phi có thể gặp một số bệnh:
1. Bệnh xuất huyết
Khi xuất hiện bệnh, cá thường bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn; hậu môn, gốc vây
chuyển màu đỏ; mắt, mang, nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng, thận, gan, lá lách
mềm nhũn. Khi bị bệnh nặng cá bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi
bụng trương to. Bệnh này thường xuất hiện ở cá rô phi nuôi cao sản.
Điều trị bệnh bằng bón vôi, vitamin C, dùng thuốc ertronyxin tắm cho cho cá bệnh
hoặc phun vào nước 10 - 30g/m3 nước trong 1 giờ, KNO4- 12 trộn vào thức ăn cho
cá từ 2- 4g/kg cá/ngày.
2. Bệnh viêm ruột
Bệnh này có triệu trứng như bệnh xuất huyết, ngoài ra ruột thường trương to, chứa
đầy hơi. Khi phát hiện bệnh dùng Oxytetramyxin tắm cho cá bệnh, hoặc phun thuốc
vào nước với liều lượng 20- 50g/m3 nước.
3. Bệnh trùng bánh xe
Khi xuất hiện bệnh, thân và vây cá có màu trắng đục, da cá chuyển màu xám, cá ngứa
ngáy và thường nổi từng đàn lên mặt nước. Nếu bệnh nặng, trùng thường bám dày
đặc ở vây, mang, phá hủy các tơ mang, sau đó cá lật bụng quay đầu mấy vòng và chết
rất nhanh. Bệnh này thường xuất hiện ở cá rô phi giống. Điều trị loại bệnh này bằng
cách dùng nước muối, CuSO4, Formalin tắm cho cá bệnh hoặc dùng các loại thuốc
này phun vào nước với liều lượng 2g/m3 nước trong 5 - 15 phút.
4. Bệnh trùng quả dưa
Khi bệnh xuất hiện, da, mang, vẩy cá thường xuất hiện các hạt lấm tấm nhỏ, màu hơi
trắng đục, có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt, cá bệnh bơi lờ đờ yếu ớt trên mặt nước,
tơ mang bị phá hủy làm cá ngạt thở. Khi yếu, cá chỉ còn ngoi lên mặt nước để thở,
đuôi bất động... Bệnh này thường phát ở cá giống và cá thịt, nhất là cá nuôi trong
lồng. Điều trị bệnh bằng cách tắm các dung dịch Xanhmalachit, Formalin cho cá với
liều lượng 1- 4g/m3 trong thời gian 30- 60 phút.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
31
5. Bệnh sán lá đơn chủ
Sán ký sinh trên da và mang khiến da cá tiết da nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến sự hô
hấp. Da và mang bị sán ký sinh trùng gây ra viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn,
nấm và một số vi sinh vật gây bệnh. Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở cá giống. Điều trị
bệnh bằng cách tắm cho cá bằng nước muối, Formalin, thuốc tím hoặc phun vào nước
với tỷ lệ 10 - 15g/m3 trong 1-2 giờ.
Những điều chú ý
Khi nuôi cá rô phi bằng thức ăn công nghiệp
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới người dân nuôi trồng thủy sản dùng thức ăn công
nghiệp để nuôi cá rô phi. Cũng có rất nhiều hãng thức ăn đã SX những món ăn công
nghiệp riêng cho loại cá này, Trung tâm KN Hà Nội đã nuôi thử nghiệm cá rô phi
trong 40 ngày ở 2 mật độ 2,5 và 4 con/m2, diện tích các ao từ 956 – 962m2, bằng hai
loại thức ăn công nghiệp.
Loại 1:
Thức ăn viên của hãng "Con cò" có thành phần thức ăn ghi trên bao bì hàng hóa là
20% đạm, 5% chất xơ, 12% can xi, 1% phốt pho, 0,8% muối, độ ẩm 12%.
Thức ăn chỉ có 1 cỡ với đường kính 3mm, dài 6 – 8mm.
Loại 2:
Thức ăn viên do Viện Nghiên cứu NTTS I sản xuất, có thành phần đạm 20%, 5%
chất xơ, 1% vitamin tổng hợp, độ ẩm 12%.
Có 2 cỡ thức ăn: – Cỡ đường kính 1 – 2mm, dài 3–5mm để nuôi cá cỡ nhỏ. – Cỡ
đường kính 3 – 4mm, dài 6–10mm để nuôi cá cỡ lớn.
Việc nuôi cá rô phi bằng thức ăn công nghiệp tuy đầu tư tốn kém ban đầu do phải
mua thức ăn, nhưng lại cho năng suất cao hơn, lãi nhiều hơn.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý:
– Phải đảm bảo chất lượng thức ăn tốt, không bị ẩm mốc.
– Nuôi mật độ cá rô phi 4 con/m2 cho kết quả cao hơn so với mật độ 2,5 con/m2
nhưng phải có biện pháp tăng cường oxy cho nước ao bằng cách bơm sục nước mới
cho ao nuôi cá rô phi, chống hiện tượng cá nổi đầu.
– Cần thu tỉa cá thịt cỡ lớn để nâng cao qui cỡ và tỷ lệ đồng đều.
Cách cho ăn:
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
32
Hàng ngày nên cho cá ăn 2 lần (sáng sớm và chiều tối), lượng thức ăn mỗi ngày thay
đổi theo từng tháng nuôi, tháng đầu bằng 7% khối lượng cá trong cao; tháng thứ 2 là
5%, tháng thứ 3 là 3%, những tháng sau là 2%.
Người nuôi phải ghi chép lượng cá giống thả ban đầu và kết quả kiểm tra cá hàng
ngày của những tháng tiếp theo.
Nên cho cá ăn ở những nơi cố định và để thức ăn vào sàn bằng tre, gỗ có đáy bằng
phẳng đặt cách đáy ao 20 – 30cm.
NNVN, 23/12/2003
Kinh nghiệm nuôi cá điêu hồng trong ao đất
Ông Nguyễn Văn Thiền, ngụ ấp Mỹ Khánh, xã Mỹ Hòa Hưng nuôi cá điêu hồng
mang lại thu nhập cao, cải thiện cuốc sống gia đình. Sau đây là những kinh nghiệm
về kỹ thuật nuôi mà anh có được sau một vụ nuôi.
Cá điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ, kỹ thuật nuôi tương tự như nuôi các loài cá
nước ngọt khác, tuy nhiên cần lưu ý các điểm cơ bản sau:
- Về đặc điểm sinh học: cá điêu hồng thích hợp với nguồn nước có độ pH – 6,2 – 7,5,
khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 –
12%o cá sống trong mọi tầng nước.
- Cá điêu hồng ăn tạp thiên về thực vật và có thể ăn mùn bả hữu cơ, do đó nguồn thức
ăn cho cá rất đa dạng, bao gồm các loại cám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc,... ngoài ra
có thể tận dụng các nguyên liệu phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản (nhu vỏ
tôm, râu mực, đầu cá,....) hay các phấn phẩm lò giết mổ gia súc để chế biến thành các
nguồn thức ăn phụ cung cấp cho cá nuôi. Mặt khác có thể chọn loài ốc bươu vàng
làm nguồn thức ăn tươi sống để cho cá ăn.
- Ao nuôi: phải được thực hiện các bước cải tạo theo tuần tự như sau: bơm cạn nước,
vét bùn nền đáy ao, bón vôi khử phèn độc tố tiềm tàng trong ao với liều lượng từ 10 –
15 kg/100m2, phơi ao khoảng 1 tuần rồi tiến hành cấp nước sạch vào ao qua cống có
ngăn lưới ở miệng công không cho cá tạp và cá dữ vào ao nuôi. Chọn ao có diện tích
từ 500 – 1.000m2, độ sâu từ 0,8 – 1,5m và phải chủ động cấp thoát nước khi cần
thiết.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
33
- Mật độ: có thể nuôi đơn cá điêu hồng trong một ao hoặc nuôi ghép với nhiều loại cá
khác như: cá sặc rằn, cá chép, cá hường, cá rô phi vằn... Nếu nuôi cá điều hồng là chủ
yếu: nên nuôi với mật độ từ 5 – 8 con/m2.
- Lượng thức ăn: tùy theo mức độ sử dụng của cá, trung bình bằng 5 – 7% trọng
lượng cá, cần bố trí các sàn ăn trong ao để kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày, sử dụng
nhiều sàn ăn để cá lớn, cá nhỏ đều được ăn. Tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí và ô
nhiễm nguồn nước, lượng thức ăn nên chia làm 2, cho ăn vào buổi sáng sớm và buổi
chiều mát. Theo dõi thường xuyên tình hình nước trong ao (màu sắc, mùi vị ...). Nếu
thấy nước bẩn thì cần phải thay nước sạch cho ao nuôi tránh hiện tượng thiếu oxy.
- Thu hoạch: cá nuôi khoảng 7 – 8 tháng là có thể thu hoạch được, vào thời gian này
cá đạt trọng lượng từ 0,4 – 0,6kg/con, nếu được chăm sóc tốt, trong trường hợp cá lớn
đều thì thu hoạch 1 lần, nếu không đều thì thu hoạch những con lớn trước, con nhỏ để
lại nuôi tiếp 1 - 2 tháng sau sẽ thu hoạch tiếp.
T. Thu
E-An Giang
Kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực
Các loài cá rô phi (Oreochromis sp.) đều thành thục và sinh sản rất sớm (5-7 tháng
tuổi). Chúng lại có khả năng sinh sản nhiều đợt trong năm với điều kiện bình thường
của ao nuôi. Đặc tính đó đã dẫn đến kích cỡ cá thịt khi thu hoạch không đồng đều do
ta không khống chế được mật độ quần đàn, vì vậy hiệu quả kinh tế thấp.
Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng trên là tạo cho được đàn giống cá rô
phi nuôi gần như toàn con đực (trên 95%), bằng hormone tính đực Methyltestosteron
(viết tắt: MT).
Vấn đề này trên thế giới đã thực hiện thành công từ năm 1990. Năm 1995, Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Đình Bảng, Hà Bắc) đã nhập công nghệ và sản xuất
thành công nửa triệu cá rô phi giống đơn tính đực ở giai đoạn cá hương, đạt chỉ tiêu
quy trình kỹ thuật. Từ đó, đã mở ra một thời kỳ mới cho công nghệ nuôi cá rô phi
thương phẩm phát triển ở nước ta.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
34
Chúng tôi xin giới thiệu quy trình kỹ thuật sản xuất cá rô phi đơn tính đực, để bà con
tham khảo, áp dụng.
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Tuổi cá 1-2 năm, khối lượng 100-150g trở lên.
Tỷ lệ đực cái: 1/2-1/3. Cá cái có 3 lỗ ở bụng, cá đực 2 lỗ.
Dụng cụ: Giai có mặt lưới cỡ 1mm, đặt trong ao. Một giai nhốt cá đực, 2-3 giai
nhốt cá cái.
Cũng có thể nuôi vỗ cá bố mẹ trong các ao, bể xây cỡ nhỏ và nhớ nuôi riêng
đực, cái.
Mật độ nuôi: 5-6 con/m2 mặt nước.
Thức ăn: loại tổng hợp có hàm lượng đạm 30-32%. Khẩu phần 2-2,5% khối
lượng cá mỗi ngày.
Có thể bón thêm phân vô cơ để gây nguồn thức ăn tự nhiên là sinh vật phù du,
với liều lượng 40g đạm + 20g lân cho 100m2 ao trong mỗi tuần lễ.
Cho cá đẻ
Dụng cụ: Giai sinh sản cắm trong ao theo từng cụm 3 cái một, mực nước sâu
0,8m. Nên làm 12 giai (4 cụm) cho một đợt sinh sản để thu được trứng thụ tinh
tập trung. Giai sinh sản có kích cỡ 2,7m x 4,2m x 1m (sâu), cỡ mặt lưới 1mm.
Các giai cũng có thể để trong bể xi măng, có nguồn nước lưu thông nhẹ.
Chọn cá: Theo nhóm 6 cái + 3 đực. Mỗi nhóm cho vào 1 giải.
Thu trứng
Cứ 5-7 ngày thu trứng một lần từ miệng cá. Vì cá rô phi ngậm trứng đã thụ tinh trong
miệng và ấp ở đó.
Dụng cụ: Vợt 2 lớp lưới, lớp lưới có mặt dưới dày như vợt vớt cá bột, lớp trên
thưa có mặt lưới 2cm. Đáy lưới lớp dưới thấp hơn đáy trên 8-10cm, để khi vợt
bắt cá, cá quẫy không làm hỏng trứng (được đựng ở đáy dưới lưới).
Cách thu: Một người dùng 1 tay cầm vợt vớt cá, tay kia đi găng bằng vải, giữ
và bóp nhẹ miệng cá để cá nhả trứng ra. Người khác dùng bát nhựa sạch, đựng
một ít nước để hứng trứng.
Trứng được phân ra 4 nhóm: Nhóm chưa rõ mắt phôi; Nhóm đã rõ mắt đen; Nhóm
sắp nở; Nhóm đã nở. Sau đó cho ấp theo các nhóm trong cùng giai đoạn. Cá bố mẹ đã
lấy trứng, thả về nuôi vỗ đực, cái riêng, sau 3 tuần, lại cho sinh sản tiếp.
Ấp trứng
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
35
Dụng cụ: Khay men hoặc nhựa, tôn. Mật độ ấp 3-5 trứng/cm2. Bình thủy tinh
hoặc nhựa trong, hình trụ, thể tích 6 lít, ấp 2,2 kg trứng là vừa.
Điều kiện môi trường: Có dòng nước chảy nhẹ qua ống dẫn từ trên xuống đáy
bình, không cho nước phun từ đáy bình lên. Nhiệt độ nước 27-30oC; 4-5 ngày
cá sẽ nở.
Chuyển giới tính cá bột
Điều kiện: Khi cá bột đã bơi ngang được và bắt đầu biết ăn thì chuyển vào giai
đoạn nuôi, cho ăn bằng thức ăn có trộn hormone tính đực để chuyển giới tính.
Dụng cụ: Giai ương cá bột có kích cỡ 3m x 2m x 1m (cao), mặt lưới cỡ 1mm.
Mật độ ương: 10-12 con/lít.
Bón lót phân vô cơ: 0,6kg đạm + 0,7 kg lân cho 100m2 mặt giai trong một
tuần.
Dùng 50 microgam hormone tính đực trong 1 kg thức ăn cho 100m2 giai.
Cách pha chế:
- Lấy 1g MT cho hòa tan trong 1 lít ethnol 95o.
- Dùng bột cá nhạt (không bỏ muối khi chế biến) hoặc thức ăn tổng hợp có
35% đạm, nghiền mịn, sàng qua mặt lưới cỡ 0,85mm (2).
- Lấy 925g thức ăn (2) đó, cho thêm 14g Prelmix, 1g Vitamin C (hoặc axit
ascobic) trộn đều (3).
- Lấy từ dung dịch (1), cho tiếp vào 940ml ethanol, rồi dùng dung dịch mới này
hòa lẫn với thức ăn (3) đã sàng kỹ. Quấy đều trong 20 phút cho bay hết hơi
ethanol, để khô hẳn rồi sàng lại (4).
- Cho thêm 1,4g Tetramicin, 30ml dầu thực vật và 30g dầu gan cá vào thức ăn
(4). Trộn đều trong 10 phút. Cho vào túi ni lông, bảo quản lạnh cho cá ăn dần.
Cho cá ăn:
- Khẩu phần: 5 ngày đầu, mỗi ngày cho lượng thức ăn bằng 25% khối lượng
cá; 5 ngày tiếp, bằng 20%; 5 ngày sau nữa, bằng 15%. Và 4 ngày cuối cùng,
cho ăn bằng 10% khối lượng cá.
- Cách cho ăn: 4-5 lần mỗi ngày. Vãi đều trong giai nhốt cá.
Ương cá bột đã xử lý MT
Ao ương: Tẩy vôi và diệt khuẩn, trừ chua, diệt tạp và bón lót phân cho ao ương
như khi ương các loại cá khác.
Mật độ: 150-160 con/m2 ao. Nếu ương bằng giai, mật độ 1000 con/m2. Giai
cũng đặt trong ao.
Thức ăn: Giống như các loài cá bình thường khác.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
36
Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh giai để khỏi bí nước lưu thông trong và
ngoài giai (nếu ương trong giai).
Nếu ương trực tiếp vào ao phải bảo vệ, diệt các loại địch hại ăn cá bột (rắn, ếch,
nhái...).
Kiểm tra kết quả chuyển giới tính
Khi cá đã đạt cỡ 2-3 g/con, lấy 100-200 con ngẫu nhiên để xác định giới tính cá cái
dưới bụng có 3 lỗ, cá đực có 2 lỗ. Nếu cá đực chiếm 95% trở lên là được.
Đến lúc cá đạt cỡ chiều dài 4-7cm, dùng làm cá giống để thả vào các ao, đầm nuôi
thành cá thịt.
KS Trần Trọng Thương
(tham khảo từ www.binhthuan.gov.vn)
Kỹ thuật nuôi cá rô phi năng suất cao
(Tạp chí thuỷ sản)
1/ Yêu cầu kỹ thuật xây dựng ao nuôi
Diện tích ao nuôi từ vài trăm m2 đến 1 ha, thích hợp là từ 1.000 đến
5.000m2.
Ðộ sâu hợp lí từ 1,5 2m.
Ðộ dày bùn đáy 15 20cm.
Nguồn nước cấp cho ao phải chủ động, chất nước không nhiễm bẩn,
không có chất độc, hàm lượng ôxy hòa tan 3mg/l, pH : 6,5 8.
Bờ ao phải chắc chắn, không cớm rợp, không bị rò rỉ, đáy ao nghiêng về
cống thoát một góc 3-5o.
Hệ thống cấp thoát nước chủ động.
2/ Chuẩn bị ao nuôi
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
37
Tiến hành tháo cạn nước, củng cố lại bờ ao, lấp chỗ rò rỉ, điều chỉnh lớp
bùn đáy, tu bổ bờ và cống thoát.
Tiến hành tẩy trùng ao : Dùng vôi bột với liều lượng 7-15kg/100m2.
Tiến hành bón lót, gây màu :
+ Phân chuồng ủ kĩ với 2% vôi bột. Lượng bón : 30-
50kg/100m2 ao, rải đều khắp đáy ao.
+ Phân xanh (lá mui, lá lạc, lá đậu tương, lá cây hoa trắng) :
30-50kg/100m2 ao, bó thành bó cho xuống ao, khi nào thấy
lá rữa hết thì vớt các cọng cứng lên.
Tháo nước vào ao : Nước lấy vào ao phải được lọc kĩ qua lưới lọc.
+ Nước sau khi lấy vào ao ngâm từ 5-7 ngày rồi tiến hành
thả cá.
3/ Thả cá giống
Thời vụ thả giống :
+ Vụ xuân : tháng 2-3 (dương lịch).
+ Vụ thu : tháng 7-8 (dương lịch).
Ðối tượng cá giống thả : Cá rô phi đơn tính đực.
Tiêu chuẩn giống thả : Cá giống thả phải khỏe mạnh, không bị bệnh,
không bị dị hình, vây vẩy nguyên vẹn, phát triển cân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_thuat_nuoi_ca_ro_phi_don_tinh_5586.pdf