Tài liệu hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học (Phần 2)

Dự kiến nội dung. Là việc xác định hướng chủ đề nhiệm vụ

a

Viện Khoa học năng lượng 108

Có 4 căn cứ để cân nhắc lựa chọn khi dự kiến nội dung:

Phân tích về những hoạt động NC&TK đã qua, phân tích tình hình thực

tiễn để rút ra những vấn đề cần nghiên cứu ở thời gian tới. Những chỗ tồn tại,

những chỗ có mâu thuẫn, những chỗ chưa được làm rõ, những chỗ thể hiện

khả năng khai thác tiềm năng cho phát triển,. là những hướng chủ đề có thể

dự kiến nội dung NC&TK.

- Theo nêu nhiệm vụ của các cấp Lãnh đạo. Dựa vào các nghị quyết của

Trung ương Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ, của lãnh đạo bộ ngành, của

Đảng bộ tỉnh - thành phố, của hội nghị Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân

dân tỉnh - thành phố. Trong những nhiệm vụ được đặt ra, chủ đề cho nhiệm vụ

NC&TK thường nhằm vào những nhiệm vụ trọng tâm và đang cần làm rõ khả

năng thực hiện.

- Dựa vào hệ thống các chương trình KT-XH, các nhiệm vụ NC&TK của

Nhà nước đã được quyết định, để lựa chọn những nội dung NC&TK thích

hợp với yêu cầu và điều kiện của ngành, của tỉnh - thành phố.

- Theo những đề xuất từ các cơ sở, lựa chọn trong đó những vấn đề đích

đáng nhất và có khả năng thực hiện, trong đó có thể xác định nội dung thích

hợp với từng cấp nhiệm vụ NC&TK.

pdf59 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp nhận. Bộ Tài chính giải thích rằng nếu sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp thì việc thanh quyết toán vẫn phải theo các qui định hiện hành. Công tác lập dự toán theo nhiệm vụ và theo đơn vị - Đối với đơn vị: thực hiện luật ngân sách Nhà nước Bộ Tài chính đã có thông tư hướng dẫn việc lập và chấp hành ngân sách nhà nước. Trong đó dự toán được lập theo mục lục ngân sách nhà nước. Tất cả các nhiệm vụ chi của đơn vị đều dự toán theo các mục gửi cho cơ quan tài chính cấp trên để tổng hợp gửi Bộ Tài chính. - Đối với từng loại nhiệm vụ lập theo các nội dung chi và từng nội dung chi đó sẽ ứng với các mục chi. Thông thường các đề tài, dự án KHCN được lập theo các nội dung chi sau đây : Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 101  Thuê khoán chuyên môn hoặc thù lao: đây là chi cho công lao động kể cả lao động chân tay và lao động chất xám. Khi !ập dự toán khoản chi này, chủ nhiệm đề tài/dự án phải căn cứ vào khối lượng công việc triển khai của đề tài/dự án đã được duyệt. Tính toán khối lượng, đơn giá (nếu có) hoặc theo hợp đồng công việc.  Nguyên vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, năng lượng: Khoản này tính cho các loại nguyên vật liệu, dụng cụ, phụ tùng cụ thể, tên, số lượng, đơn giá và thành tiền.  Thiết bị, máy móc: ghi tên thiết bị, ký mã hiệu, nước sản xuất, số lượng,đơn giá, thành tiền. Đồng thời tính cả công vận chuyển, lắp đặt, vận hành. Nếu trường hợp không mua mà thuê thì ghi rõ thuê thiết bị gì đơn giá thuê, đơn vị tính thuê theo ngày, giờ hay theo ca máy.... Đối với đơn vị sản xuất hạch toán kinh tế thì phải tính cả khấu 'hao thiết bị.  Sửa chữa, xây dựng nhỏ: trong trường hợp phải sửa chữa nhà xưởng, điện nước, cải tạo vườn ươm, nhà kính, chuồng trại ...phục vụ trực tiếp cho đề tài/dự án phải lập dự toán cụ thể theo khối lượng, đơn giá hiện hành.  Chi khác: - Công tác phí: chỉ ra được địa điểm dự kiến đến công tác, số ngày, lưu trú tiền vé tàu xe. - Quản lý phí của cơ sở: khoản chi này chỉl hạn chế trong mức 5-7 triệu hàng năm cho một đề tài/dự án. Chủ nhiệm đề tài dùng kinh phí này để chi cho những người của cơ sở chủ trì giúp chủ nhiệm triển khai công việc, hoặc đơn vị sử dụng vào công tác. quản lý đề tài, không được trích cho đơn vị làm công tác đời sống. - Chi kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu Chi cho công tác kiểm tra nội đung, tiến độ, kinh phí theo định kỳ hoặc đột xuất. Chi nghiệm thu cấp cơ sở và nghiệm thu chính thức. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 102 - Chi cho công tác in ấn tài liệu, dịch tài liệu của nước ngoài. Nếu dịch phải dự toán dịch tài liệu gì, số trang, mức trả cho 1 trang. - Chi hội nghị, hội thảo khoa học của đề tài. Đối với khoa học xã hội khoản chi này chiếm khá nhiều kinh phí và thực sự rất cần thiết phải tổ chức hội thảo khoa học. - Chi hợp tác quốc tế: mời chuyên gia vào hay cử người đi, nước nào, số ngày, số người. Cơ sở để lập dự toán chi cho đề tài, dự án là Thông tư liên Bộ số 49 giữa Bộ KHCN&MT- 'Bộ Tài chính ban hành ngày 1/7/1995, nay đang được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. 2. Về công tác duyệt đự toán Đơn vị cơ sở duyệt dự toán cho các nhiệm vụ do các chủ nhiệm đề tài/ dự án lập. Cơ sở tổng hợp dự toán gửi cho cơ quan quản lý cấp trên duyệt và tổng hợp vào dự toán chung gửi các cơ quan nhà nước. Bộ chủ quản duyệtt dự tt oán của các nhiiệm vụ và các đơn vịị tt rrực tt huộc Bộ.. Đối với nhiệm vụ thuộc chương trình phải có Ban chỉ đạo chương trình xem xét dự toán phù hợp với nội dung nhiệm vụ. Bộ KHCN&MT duyệt dự toán cho các nhiệm vụ cấp nhà nước: chương trình, đề tài độc lập cấp nhà nước, các dự án SXTN. Sở KHCN&MT duyệt dự toán của các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh do sở quản lý 3. Công tác cấp phát Hiện nay theo Luật ngân sách tất cả các nhiệm vụ sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt đều bố trí vào kế hoạch của các bộ, ngành và các sở. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 103 Bộ Tài chính, Sở Tài chính - Vật giá cấp kinh phí về cho các bộ và các sở theo kinh phí hạn mức. Đối với các tỉnh/thành phố hiện nay đang có 2 phương thức cấp kinh phí tuỳ theo tình hình cụ thể của từng địa phương: - Sở Tài chính - Vật giá cấp toàn bộ kinh phí sự nghiệp khoa học cho sở KHCN&MT, sau đó Sở KHCN&MT cấp kinh phí cho các nhiệm vụ theo phương thức ký hợp đồng. - Sở Tài chính - Vật giá cấp kinh phí cho các sở, ban, ngành trên cơ sở nhiệm vụ được giao và kinh phí được duyệt. Thông thường kinh phí cấp theo nhiều đợt, để được cấp kinh phí đợt sau phải có báo cáo quyết toán hoặc báo cáo tình hình sử dụng kinh phí đợt trước. Tránh tình trạng tạm ứng thì nhanh nhưng quyết toán lại chậm hoặc không báo cáo chi tiêu đã xin tạm ứng tiếp. Giai đoạn 2001-2005 bộ K.HCN&MT đang xây dựng cơ chế quản lý các chương trình trọng điểm cấp nhà nước, trong đó kiến nghị việc cấp phát kinh phí của chương trình nên cấp trực tiếp từ Bộ Tài chính tập trung về văn phòng chương trình, từ đó cấp cho các đề tài theo cơ chế hợp đồng. 4. Công tác quyết toán Đơn vị chi tiêu chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí được cấp theo đúng thời hạn và biểu mẫu qui định hiện hành. Quyết toán của đơn vị gửi cho cơ quan tài chính cấp trên. Cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán gửi cho Bộ Tài chính. Về nguyên tắc dòng kinh phí cấp từ trên xuống như thế nào thì quyết toán từ dưới lên theo đúng như vậy. Nếu đơn vị nhận kinh phí từ Sở KHCN&MT thì quyết toán với Sở KHCN&MT để Sở KHCN&MT quyết toán với Sở Tài chính - Vật giá. Nếu Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 104 đơn vị nhận kinh phí từ sở, ban, ngành chủ quản thì quyết toán với sở, ban, ngành để cơ quan chủ quản quyết toán với Sở Tài chính Vật giá. Đối với ngành khoa học có những đặc thù nên quyết toán thường chậm so với tiến độ chung. Cần lưu ý rằng mỗi đề tài nghiên cứu khoa học thông thường Kéo dài 2-3 năm, không thể khi nghiệm thu kết thúc đề tài mới quyết toán kinh phí. Trong từng giai đoạn khi đã chi tiêu, có chứng từ hợp lệ, có sản phẩm trung gian phái quyết toán kinh phí. Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài phải lưu ý vấn đề này. Trong thực tế các cấp quản lý thường phê duyệt đề tài rất chậm, cá biệt có địa phương mãi đến quý 3 mới phê duyệt xong đề tài. Vì vậy kinh phí được cấp vào quý 4, cả 3 quý không có kinh phí triển khai, cuối năm mới cấp kinh phí lại yêu cầu quyết toán ngay. Nhiều đơn vị cơ sở và chủ nhiệm đề tài rất lúng túng về việc này. Chi vội cho hết tiền thì lãng phí mà không chi hết thì phải trả lại ngân sách hoặc cho tạm ứng hết thì không quyết toán đúng thời hạn. Để khắc phục tình trạng này, cơ quan quản lý KHCN các cấp, cơ quan tài vụ các cấp và chủ nhiệm đề tài phải tuân thủ đúng các thủ tục và tiến độ qui định của nhà nước, kết hợp chặt chẽ ở tất cả các khâu của quá trình lập dự toán phê duyệt - cấp phát - chi tiêu và quyết toán. Trong thời gian đầu thực hiện Luật ngân sách nhà nước, các cơ quan tài vụ phải hướng dẫn kỹ cho các chủ nhiệm đề tài/dự án biết các thủ tục và đáp ứng theo yêu cầu của tài vụ. 5. Kiểm tra Kiểm tra tài chính là một khâu không thể thiếu được trong quá trình quản lý. Kiểm tra tài chính phải kết hợp với việc kiểm tra nội dung và tiến độ thực hiện. Kiểm tra nhằm xem xét việc chi tiêu đúng mục đích, đúng chế độ, theo dự toán được duyệt. Kết hợp với kiểm tra nội đung để tránh tình trạng có chứng từ chi tiêu nhưng lại không có sản phẩm hoặc tiền chi hết những nội Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 105 dung lại chưa hoàn thành. Đồng thời qua kiểm tra cũng phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cấp phát, chi tiêu tài chính để giúp cho chủ nhiệm đề tài và các cơ sở giải quyết, đảm bảo tiến độ thực hiện của nhiệm vụ được giao. Công tác kiểm tra tổ chức theo định kỳ và đột xuất. Mỗi lần kiểm tra cần có biên bản ghi nhận của các bên tham gia. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 106 Phần III QUY TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI Quá trình tổ chức hoạt động của một nhiệm vụ NC&TK thường gồm 4 giai đoạn: - Xây dựng, lựa chọn và xét duyệt nhiệm vụ, nơi chủ trì - Tổ chức chỉ đạo thực hiện. - Đánh giá nghiệm thu kết quả. - Công bố và ứng dụng kết quả. Tuỳ thuộc vào loại hình tổ chức của mỗi hoạt động NC&TK, các việc trong 4 giai đoạn đó không hoàn toàn giống nhau, có những khâu việc có thể được thực hiện đơn giản hơn. Trong các loại hoạt động NC&TK, hoạt động của các Chương trình, Đề tài, Dự án là phức tạp nhất, thực hiện các khâu việc trong 4 giai đoạn của quá trình tổ chức hoạt động có tính hệ thống nhất. Những diễn giải dưới đây chủ yếu dựa vào yêu cầu tổ chức quản lý đối với các Đề tài, Dự án để dễ thấy tính hệ thống trong quá trình tổ chức hoạt động NC&TK. Các hoạt động NC&TK khác có thể theo đó vận dụng linh hoạt thích hợp với yêu cầu và hình thức hoạt động cụ thể. I. XÂY DỰNG, LỰA CHỌN VÀ XÉT DUYỆT NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU & TRIỂN KHAI Yêu cầu của giai đoạn thứ nhất này là: hình thành được các nội dung nhiệm vụ NC&TK, xác định được người và nơi chủ trì thực hiện, tổ chức xét Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 107 duyệt đưa thành nhiệm vụ NC&TK chính thức ghi vào kế hoạch thực hiện của các đơn vị liên quan. Có 4 khâu việc tiến hành trong giai đoạn này: - Dự kiến nhiệm vụ NC&TK. - Lựa chọn và phê duyệt nhiệm vụ NC&TK. - Lựa chọn người và đơn vị chủ trì. - Phê duyệt đề cương chi tiết và bổ nhiệm người và đơn vị chủ trì. I.1. Dự kiến nhiệm vụ NC&TK Việc dự kiến nhiệm vụ NC&TK là khâu mở đầu cho quá trình hoạt động NC&TK. Dự kiến rõ ràng, đúng và hợp lý sẽ quyết định chính xác về quy mô và cách thức tổ chức các hoạt động NC&TK sau đó. Hoạt động NC&TK có phục vụ sát hợp với yêu cầu của thực tiễn hay không, có đáp ứng tốt các yêu cầu của phát triển hay không, chính do khâu dự kiến nhiệm vụ NC&TK có tiến hành tốt và hợp lý không. Những trường hợp lúng túng về tổ chức hoạt động NC&TK, nội dung NC&TK nghèo, nàn, cũng do không biết cách xây dựng dự kiến nhiệm vụ NC&TK. Nhiệm vụ NC&TK được dự kiến do tập hợp từ 4 nguồn:. - Do nêu yêu cầu từ cấp lãnh đạo. - Do cơ quan quản lý lổng hợp cân nhắc xác định. - Do đề xuất từ các cơ sở. - Do đặt hàng của các doanh nghiệp. - Tham khảo thế giới Cơ quan quản lý KH&CN ở từng cấp tổng hợp tất cả các nhiệm vụ NC&TK được dự kiến từ 4 nguồn đó trong phạm vi trách nhiệm của cấp mình, và xác định rõ thêm những dự kiến về 4 vấn đề sau đây: a) Dự kiến nội dung. Là việc xác định hướng chủ đề nhiệm vụ NC&TK. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 108 Có 4 căn cứ để cân nhắc lựa chọn khi dự kiến nội dung: Phân tích về những hoạt động NC&TK đã qua, phân tích tình hình thực tiễn để rút ra những vấn đề cần nghiên cứu ở thời gian tới. Những chỗ tồn tại, những chỗ có mâu thuẫn, những chỗ chưa được làm rõ, những chỗ thể hiện khả năng khai thác tiềm năng cho phát triển,... là những hướng chủ đề có thể dự kiến nội dung NC&TK. - Theo nêu nhiệm vụ của các cấp Lãnh đạo. Dựa vào các nghị quyết của Trung ương Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ, của lãnh đạo bộ ngành, của Đảng bộ tỉnh - thành phố, của hội nghị Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân tỉnh - thành phố. Trong những nhiệm vụ được đặt ra, chủ đề cho nhiệm vụ NC&TK thường nhằm vào những nhiệm vụ trọng tâm và đang cần làm rõ khả năng thực hiện. - Dựa vào hệ thống các chương trình KT-XH, các nhiệm vụ NC&TK của Nhà nước đã được quyết định, để lựa chọn những nội dung NC&TK thích hợp với yêu cầu và điều kiện của ngành, của tỉnh - thành phố. - Theo những đề xuất từ các cơ sở, lựa chọn trong đó những vấn đề đích đáng nhất và có khả năng thực hiện, trong đó có thể xác định nội dung thích hợp với từng cấp nhiệm vụ NC&TK. b) Dự kiến hình thức thực hiện. Đối với những nội dung NC&TK có thể lựa chọn, cần được xác định cụ thể hơn về: - Mục tiêu nhằm cái gì; yêu cầu giải quyết cụ thể những gì; mức độ giải quyết đến đâu. - Thời gian cho phép tiến hành trong bao lâu. - Khả năng kinh phí có thể đáp ứng. - Hình thức thực hiện thích hợp (là Đề tài NCKH, hay là Dự án, hay chỉ Điều tra khảo sát, hoặc là Hội tháo khoa học,...). Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 109 c) Dự kiến người và nơi chủ trì. Thực tế mỗi hoạt động NC&TK cần tập hợp lực lượng nhiều người ở nhiều nơi để thực hiện, song cần xác định người chủ trì và nơi chủ trì tổ chức thực hiện. Tiêu chuẩn để lựa chọn người chủ trì thực hiện nhiệm vụ NC&TK là: - Có trình độ kiến thức chuyên môn thích hợp với nhiệm vụ NC&TK được nêu, hiểu rõ vấn đề đặt ra, nắm được những yêu cầu và phương pháp có thể thực hiện có hiệu quả. - Có năng lực thực hiện, trong đó chú ý cần có thời gian thoả đáng giành cho việc thực hiện nhiệm vụ này (không dưới 30% thời gian vật chất thường xuyên có thể huy động). - Có khả năng tổ chức thực hiện trong phân công và liên kết lực lượng trong điều hành hoạt động. Biết mặt mạnh của từng người, từng bộ phận để phân công vấn đề sát hợp và khai thác được tối đa mặt mạnh đó; biết bố trí lực lượng để thuận tiện nhất trong hỗ trợ nhau thực hiện nội dung nhiệm vụ được giao. Người chủ trì nhiệm vụ NC&TK chủ yếu xét trên góc độ là nhà khoa học, không nhất thiết phải là người lãnh đạo đơn vị. Nhưng nếu người chủ trì vừa là nhà khoa học, vừa là người lãnh đạo đơn vị, sẽ có nhiều thuận lợi trong tổ chức hoạt động. Rất hạn chế việc một người đồng thời chủ trì nhiều nhiệm vụ NC&TK, vì thời gian vật chất không cho phép giao việc như vậy. Nơi có thể chọn chủ trì nhiệm vụ NC&TK phải có nhiều thuận lợi nhất trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ dó, có lực lượng chủ chốt về các chuyên môn chính trong thực hiện nhiệm vụ NC&TK, có phương tiện kỹ thuật cần thiết, có bộ máy tổ chức thừa hành thạo việc,.... Tuỳ theo nội dung nhiệm vụ NC&TK thích hợp nhiều hơn với nơi nào mà lựa chọn dự kiến, có thể là một tổ chức KH&CN hoặc một cơ sở giảng dạy, có thể là cơ quan quản lý của nội dung hoạt động đó, có thể là một cơ sở sản xuất có nhiều tiềm năng nhất. Đối với các nhiệm vụ NC&TK cấp Nhà nước, việc dự kiến lựa chọn nơi chủ trì có phần thuận lợi, bởi có nhiều tổ chức KH&CN và các trường đại học có khả Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 110 năng thực hiện. Song trong dự kiến chọn nơi chủ trì các nhiệm vụ NC&TK không nên để tình trạng dồn việc vào một nơi, mà có sự cân nhắc phân bố nhiệm vụ tương đối đều giữa các nơi khác nhau. d) Dự kiến nhu cầu kinh phí. Bao gồm số kinh phí cho các hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ NC&TK, số kinh phí cho quản lý để kiểm tra, đánh giá và tổng kết nhiệm vụ. Dự kiến nhu cầu kinh phí được xác định căn cứ vào khối lượng công việc cụ thể dự kiến có thể phải làm, và căn cứ vào định mức chi tiêu cho NC&TK đang áp dụng. I.2. Lựa chọn và phê duyệt nhiệm vụ NC&TK Từ các nhiệm vụ NC&TK được dự kiến như trên, cơ quan quản lý KH&CN ở từng cấp tập hợp thành tài liệu chuẩn bị cho kế hoạch NC&TK của cấp mình để đưa ra xem xét lựa chọn, phê duyệt. Có 2 bước công việc phải làm: a) Đưa ra xem xét tại Hội đồng Tư vấn lựa chọn nhiệm vụ NC&TK. Trong thời gian chuẩn bị kế hoạch KH&CN 5 năm và hàng năm, cơ quan quản lý KH&CN ở từng cấp phải thành lập Hội đồng 'Tư vấn lựa chọn nhiệm vụ NC&TK (gọi tắt là HĐTV) để giúp xem xét xác định những nhiệm vụ NC&TK cần đưa vào kế hoạch KH&CN. Ngoài số nhiệm vụ NC&TK đã dự kiến và tập hợp được, các thành viên HĐTV có thể đề xuất thêm các nhiệm vụ NC&TK khác để cân nhắc lựa chọn. HĐTV bao gồm các nhà khoa học có trình độ cao thuộc các lĩnh vực chuyên môn cần thiết và nắm vững nhất những yêu cầu phát triển KT-XH và KH&CN, một số nhà quản lý KH&CN giỏi, đại diện một số doanh nghiệp lớn đang có nhu cầu cần KH&CN trợ giúp. HĐTV thảo luận dân chủ và biểu quyết theo hình thức bỏ phiếu kín về từng nhiệm vụ được đưa ra xem xét. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 111 Trong trường hợp cần thiết, HĐTV có thể phân công trong các thành viên chuẩn bị thêm các diễn giải về mục tiêu yêu cầu nội dung nghiên cứu của từng nhiệm vụ NC&TK để việc thảo luận được rõ ràng hơn. Đối với việc xây dựng Chương trình KH&CN, cũng áp dụng thành lập HĐTV để giúp xác định lựa chọn các đề tài NCKH và dự án SXTN được tổ chức trong Chương trình. b) Phê duyệt kế hoạch NC&TK. Trên cơ sở ý kiến của HĐTV, cơ quan quản lý KH&CN lựa chọn các nhiệm vụ NC&TK được đa số thành viên HĐTV bỏ phiếu đồng ý, lập thành bản dự thảo kế hoạch NC&TK để tổng hợp vào kế hoạch KH&CN, sẽ đưa trình cấp lãnh đạo xem xét. Thủ trưởng ở đơn vị cơ sở (Viện trưởng, Hiệu trưởng, Giám đốc) xem xét và quyết định phê duyệt kế hoạch NC&TK của đơn vị. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh - thành phố, sau khi đã được Tỉnh uỷ - Thành uỷ thông qua về chủ trương, xem xét phê duyệt kế hoạch NC&TK được tổng.hợp trong kế hoạch KH&CN của tỉnh - thành phố. Bộ trưởng Thủ trưởng ban ngành xem xét phê duyệt kế hoạch NC&TK được tổng hợp trong kế hoạch KH&CN của Bộ ngành. Thủ tướng Chính phủ, sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị hoặc Thường vụ Bộ Chính trị đối với các nhiệm vụ NCKH XH-NV, sẽ xem xét và phê duyệt kế hoạch KH&CN của Nhà nước, trong đó có kế hoạch NC&TK. I.3. Lựa chọn người và đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ NC&TK a) Thông báo nhiệm vụ NC&TK. Sau khi kế hoạch NC&TK đã được cấp lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan quản lý KH&CN phải thông báo công khai các nhiệm vụ NC&TK trong kế hoạch đã duyệt cho các nơi có liên quan biết. Đây là một yêu cầu của thiết chế dân chủ trong hoạt động NC&TK, bảo đảm quyền được nhận các thông tin cần thiết và bảo đảm quyền công bằng trong đăng ký tham gia thực hiện các nhiệm vụ NC&TK. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 112 Các việc phải làm trong thông báo nhiệm vụ NC&TK là: - Thông báo công khai nhiệm vụ NC&TK chính thức sẽ được triển khai thực hiện, để các tổ chức KH&CN và các tập thể nhà khoa học xác định khả năng đăng ký xin chủ trì hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ NC&TK thích hợp. Hình thức thông báo có thể là: gửi bản danh mục nhiệm vụ NC&KT được duyệt cho các nơi, đưa tin trên báo hàng ngày, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Các thủ tục của đăng ký, hồ sơ xin đăng ký, thời hạn đăng ký, trình tự xem xét, đều thực hiện theo đúng quy chế quản lý NC&TK do cơ quan quản lý KH&CN hướng dẫn.. - Cơ quan quản lý KH&CN nhận các hồ sơ xin đăng ký và chuẩn bị cho việc xem xét lựa chọn chính thức người và đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ NC&TK. Những đơn xin tham gia phối hợp sẽ được chuyển tới người và đơn vị được chọn chủ trì để xem xét bố trí phân công phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ cơ quan quản lý KH&CN có trách nhiệm bảo vệ bí mật của tổng hồ sơ đăng ký dự tuyển chọn. b) Việc lựa chọn người và đơn vị chủ trì có thể được thực hiện theo 1 trong 2 phương thức sau đây: - Thông qua tuyển chọn ở một HĐKHCN. (Gọi là phương thức tuyển chọn. Không thể gọi là “đấu thầu”, bởi sau khi tuyển chọn còn có sự liên kết hợp tác với nhau cùng thực hiện, không phải là chọn nơi duy nhất thực hiện như đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng). Cách lựa chọn này mang tính công khai, dân chủ, bình đẳng. Phần lớn các nhiệm vụ NC&TK sẽ được thực hiện việc lựa chọn người và nơi chủ trì thông qua phương thức này. Người và nơi được chọn chủ trì là xứng đáng, sẽ mời những người khác và đơn vị khác cùng dự tuyển chọn làm lực lượng tham gia liên kết phối hợp. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không thực hiện được quan hệ phối hợp này, gây nên hạn chế và thiếu thoải mái trong trao đổi hợp tác với nhau. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 113 - Thông qua chỉ định giao nhiệm vụ NC&TK cho một tổ chức KH&CN cụ thể và một cá nhân nhà khoa học xác định trên cơ sở cân nhắc về chức năng của tổ chức KH&CN đó và về năng lực của nhà khoa học được chỉ định. Phương thức này chỉ áp dụng đối với các nhiệm vụ NC&TK có những yêu cầu đặc biệt do những nơi được chỉ định thực hiện (các nhiệm vụ liên quan đến an ninh, quốc phòng, nhiệm vụ đặc biệt), với các nhiệm vụ NC&TK đích xác chỉ có 1 nơi có thể thực hiện. c) Xét duyệt đề cương chi tiết và kế hoạch triển khai thực hiện, được tiến hành thông qua HĐKHCN tuyển chọn và xét duyệt đề cương do cơ quan quản lý KH&CN thành lập. Trường hợp thực hiện việc tuyển chọn, thì HĐKHCN này sẽ giúp cho cơ quan quản lý KH&CN lựa chọn được người và nơi đủ điều kiện nhất để chủ trì thực hiện nhiệm vụ NC&TK. đồng thời cũng xét duyệt và góp ý nội dung của đề cương chi tiết và kế hoạch triển khai thực hiện. Còn đối với nhiệm vụ NC&TK được giao theo chỉ định, thì HĐKHCN sẽ tiến hành xét duyệt góp ý đề cương chi tiết và kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ NC&TK do người và tổ chức được giao trình bầy. Những yêu cầu đối với hoạt động của HĐKHCN tuyển chọn và xét duyệt đề cương : - Việc thành lập HĐKHCN tuyển chọn và xét duyệt đề cương do lãnh đạo cấp quản lý nhiệm vụ NC&TK ra quyết định: ở cấp nhà nước là Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; ở cấp bộ ngành là Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng ngành; ở cấp tỉnh - thành phố là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh - thành phố hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường; ở cấp cơ sở là Viện trưởng, Hiệu trưởng, Giám đốc. - Thành phần HĐKHCN tuyển chọn và xét duyệt đề cương gồm chủ yếu là các nhà khoa thuộc các lĩnh vực khoa học liên quan đến nội dung nhiệm vụ NC&TK, ở các cơ quan có liên quan đến nội dung nghiên cứu đó; số cán bộ quản lý KH&CN tham gia trong Hội đồng (HĐ) không được quá Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 114 1/3 số thành viên HĐ; có thể một vài nhà doanh nghiệp giỏi là thành viên tham gia HĐ. Những người đứng tên trong lực lượng thực hiện nhiệm vụ NC&TK không được tham gia HĐ. Chủ tịch HĐ là nhà khoa học có trình độ và am hiểu về các nội dung trong nhiệm vụ NC&TK. Thư ký HĐ là thành viên chính thức nếu có tên trong danh sách HĐ; nếu không có tên trong danh sách HĐ sẽ chỉ giúp việc HĐ các khâu thủ tục làm việc. - Cơ chế làm việc của HĐ là làm việc và thảo luận công khai dân chủ, biểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau sẽ do Chủ tịch HĐ quyết định. Nói chung, các kiến nghị của HĐKHCN chỉ để tư vấn cho lãnh đạo cơ quan quản lý KH&CN xem xét cân nhắc để quyết định được sát hợp. - Điều kiện làm việc của HĐ là: HĐ chỉ họp khi số lượng thành viên có mặt quá 2/3 số thành viên theo quyết định. Những thành viên vắng mặt nhưng có ý kiến nhận xét gửi đến cũng chỉ để tham khảo, không tính trong số phiếu đánh giá. Tất cả thành viên HĐ đều phải nhận được đủ các tài liệu hồ sơ cho xem xét trước ngày họp của HĐ, để bảo đảm có đủ thời gian đọc và nhận xét đánh giá được. Việc trình bầy đề cương chi tiết và kế hoạch triển khai thực hiện được tiến hành lần lượt với các đối tượng có đơn đăng ký xin tuyển chọn. Thứ tự trình bầy tốt nhất là qua bắt thăm. Các đối tượng cùng tham dự tuyển chọn ở một nhiệm vụ NC&TK không được dự nghe lẫn của nhau, để bảo đảm cho HĐ đánh giá đúng theo nội dung hồ sơ đã gửi đến HĐ trước đó. - Hồ sơ trình bầy tại HĐ gồm có: đơn đăng ký xin chủ trì nhiệm vụ NC&TK, đề cương chi tiết, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ NC&T'K. Ngoài các tài liệu đó, có thể thêm những diễn giải để HĐ hiểu rõ về năng lực và trình độ của đối tượng dự tuyển. - Tiêu chuẩn đánh giá theo quy định của cơ quan quản lý KH&CN. Có thể đánh giá về từng chỉ tiêu (cho điểm), sau đó đánh giá xếp loại theo tổng số điểm; hoặc có thể nhận xét chi tiết về từng mặt, và chỉ đánh giá xếp loại tổng hợp chung. Nghe hết các đối tượng xin đăng ký dự tuyển chọn xong HĐ mới Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Viện Khoa học năng lượng 115 tiến hành cho điểm đánh giá. Kết quả đánh giá của HĐ được công bố công khai ngay cuối buổi làm việc của HĐ và ghi vào Biên bản họp HĐ. - Việc tổng hợp kết quả đánh giá của HĐ có thể theo cách: + Nếu đánh giá theo cách xếp loại, sẽ chọn đối tượng dự tuyển có số phiếu xếp loại tốt nhất. + Nếu đánh giá theo điểm, sẽ chọn đối tượng dự tuyển có số điểm cao nhất. + Tuy nhiên, trong trường hợp số phiếu hoặc số điểm xấp xỉ nhau, việc hơn kém nhau về phiếu hoặc điểm khó thuyết phục, cần xem xét thêm cơ cấu xếp loại từng mặt hoặc cơ cấu điểm đánh giá từng chỉ tiêu, có khi đối tượng đứng thứ hai có nhiều mặt và nhiều chỉ tiêu nổi trội hơn lại là đối tượng được kiến nghị lựa chọn. - Biên bản xét duyệt của HĐ phải được hoàn chỉnh, gửi về cơ quan quản lý KH&CN, kèm theo các phiếu đánh giá của các thành viên HĐ, và các hồ sơ trình bầy của đối tượng dự tuyển. I.4. Phê duyệt đề cương chi tiết, bổ nhiệm người chủ trì và đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ NC&TK Khâu việc này do cơ quan quản lý KH&CN thực hiện, bao gồm 3 việc: a) Bổ nhiệm người chủ trì và đơn vị chủ trì, do lãnh đạo cơ quan quản lý nhiệm vụ NC&TK ra quyết định. Thông thường việc này chỉ thực hiện đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_huong_dan_ve_cong_tac_nghien_cuu_khoa_hoc_phan_2.pdf