Tài liệu Lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương

MỤC LỤC

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 5

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 7

CHƯƠNG I: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 8

I.1. BẢN CHẤT CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 8

I.2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 16

I.2.1. Điều tiết, phối hợp ổn định kinh tế vĩ mô ở các cấp địa phương 16

I.2.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 16

I.2.3. Kiểm tra, theo dõi hoạt động kinh tế - xã hội 17

I.3. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 17

I.3.1. Các nguyên tắc chung 17

I.3.2. Các nguyên tắc đặc thù cho giai đoạn hiện nay 19

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 24

II.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG? 24

II.1.1. Khái niệm 24

II.1.2. Những đặc trưng của lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương 26

II.1.3. Sự cần thiết chuyển đổi từ lập kế hoạch truyền thống sang lập kế hoạch chiến lược 28

II.1.4. Những lợi ích và khó khăn trong lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương hiện nay ở Việt Nam 29

II.2. QUY TRÌNH TỔNG QUÁT LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 32

II.2.1. Sơ đồ quy trình lập kế hoạch chiến lược 32

II.2.2. Mô tả các bước trong quy trình 34

II.2.3. Mối quan hệ giữa các bước trong quy trình lập kế hoạch chiến lược 38

PHẦN II: CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 40

CHƯƠNG III KHỞI ĐỘNG: CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN CHO LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 41

III.1. VAI TRÒ CỦA KHỞI ĐỘNG CHO LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 41

III.1.1. Sự cần thiết của bước Khởi động 41

III.1.2. Tác dụng 41

III.2. NỘI DUNG CỦA BƯỚC KHỞI ĐỘNG 42

III.2.1. Thành lập nhóm lập kế hoạch chủ chốt và xác định các thành phần tham gia 42

III.2.2. Phác thảo một quy trình lập kế hoạch 46

CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 49

III.1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PTKTĐP 49

III.1.1. Khái niệm: 49

III.1.2. Sự cần thiết cùa phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng PTKTĐP 49

III.1.3. Các yêu cầu cơ bản: 50

III.1.4. Các nội dung phân tích, đánh giá 50

III.2. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PTKTĐP 51

III.2.1. Các nội dung phân tích tiềm năng phát triển địa phương 51

III.2.2. Các nội dung đánh giá thực trạng phát triển KTXH địa phương 54

III.2.3. Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của địa phương 60

III.2.4. Đánh giá triển vọng PTKTĐP 61

III.2.5. Tổng hợp các vấn đề chiến lược then chốt. 65

III.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PTKTĐP 67

III.3.1. Phương pháp thống kê, mô tả 67

III.3.2. Phân tích, đánh giá theo cách so sánh chuỗi 68

III.3.3. Phương pháp phân tích, đánh giá thông qua so sánh chéo 69

III.3.4. So sánh với mục tiêu đặt ra 71

III.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN CHO PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PTKTĐP 72

III.4.1. Thu thập các tài liệu thứ cấp 72

III.4.2. Thu thập các dữ liệu trực tiếp thông qua điều tra, khảo sát 73

CHƯƠNG V XÁC ĐỊNH TẦM NHÌN 76

V.1. TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 76

V.1.1. Khái niệm 76

V.1.2. Ý nghĩa 76

V.1.3. Nội dung 77

V.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TẦM NHÌN 80

V.2.1. Khung thời gian để xác định Tầm nhìn 80

V.2.2. Các bước xác định Tầm nhìn 80

CHƯƠNG VI XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 82

VI.1. KHÁI NIỆM VỀ MỤC TIÊU KẾ HOẠCH 83

VI.1.1. Khái niệm 83

VI.1.2. Ý nghĩa của việc xác định các cấp mục tiêu kế hoạch 85

VI.1.3. Nội dung của các cấp mục tiêu 86

VI.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KẾ HOẠCH 91

VI.2.1. Xác định các vấn đề then chốt 91

VI.2.2. Đánh giá các vấn đề 94

VI.2.3. Hoán chuyển các vấn đề thành các câu phát biểu về mục tiêu 96

VI.2.4. Hình thành các cấp mục tiêu 97

VI.2.5. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu 99

VI.2.6. Xây dựng các chỉ tiêu SMART 99

CHƯƠNG VII XÁC ĐỊNH PHƯƠNG ÁN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 101

VII.1. PHƯƠNG ÁN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 101

VII.1.1. Khái niệm phương án kế hoạch chiến lược 101

VII.1.2. Ý nghĩa của việc xác định phương án kế hoạch chiến lược 101

VII.1. HÌNH THÀNH CÁC PHƯƠNG ÁN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 102

VII.1.1. Rà soát lại phân tích SWOT và những mục tiêu ưu tiên 102

VII.1.2. Hình thành các phương án kế hoạch chiến lược 102

VII.2. ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC 103

VII.2.1. Đánh giá sơ bộ 103

VII.2.2. Đánh giá sâu 104

VII.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC 105

CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 108

VIII.1. SỰ CẦN THIẾT LẬP KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 108

VIII.1.1. Các khái niệm 108

VIII.1.2. Sự cần thiết 109

VIII.2. LẬP KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 110

VIII.2.1. Sơ đồ qui trình lập kế hoạch hành động 110

VIII.2.2. Nội dung của các bước lập kế hoạch hành động 111

VIII.3. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN 113

VIII.3.1. Thiết lập hệ thống tổ chức nhân sự theo dõi quản lý thực hiện kế hoạch. 114

VIII.3.2. Tổ chức và liên kết các công cụ chính sách để thực hiện kế hoạch. 116

CHƯƠNG IX LẬP KẾ HOẠCH THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 117

IX.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GÍA 117

IX.1. 1. Khái niệm về theo dõi và đánh giá 117

IX.1.3. Các hình thức TDĐG 118

IX.1.4. Các phương thức theo dõi và đánh giá 119

IX.2. CHỈ SỐ THEO DÕI ĐÁNH GIÁ 120

IX.2.1. Khái niệm chỉ số 120

IX.2.2. Lựa chọn chỉ số theo dõi, đánh giá 121

IX.3. LẬP KẾ HOẠCH THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ 123

IX.3.1. Lập kế hoạch theo dõi 124

IX.3.2. Lập kế hoạch Đánh giá 126

IX.3.3. Sử dụng những phát hiện trong quá trình TDĐG 128

PHẦN III: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 163

CHƯƠNG X CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG 163

X.1. MỘT SỐ CÔNG CỤ LẬP KẾ HOẠCH CÓ SỰ THAM GIA 163

X.1.1. Sơ đồ VENN 163

X.1.2. So sánh cặp đôi 164

X.1.3. Sắp xếp ưu tiên bằng phương pháp cho điểm theo tiêu chí 166

X.2. PHÂN TÍCH MA TRÂN SWOT TRONG LẬP KẾ HOẠCH ĐỊA PHƯƠNG 168

X.2.1. Khái niệm và đặc điểm của ma trận SWOT 168

X.2.2. Qui trình phân tích SWOT sử dụng trong lập kế hoạch có sự tham gia 170

X.2.3. Vận dụng SWOT trong lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương 173

X.3. SỬ DỤNG CÂY VẤN ĐỀ VÀ CÂY MỤC TIÊU TRONG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KẾ HOẠCH 179

X.3.1. Phương pháp xây dựng Cây vấn đề 179

X.3.2. Phương pháp xây dựng “Cây mục tiêu” 182

X.4. CÁC CÔNG CỤ XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC 185

X.4.1. Xây dựng các Phương án Chiến lược 185

X.4.2. Sắp xếp các Phương án chiến lược 186

X.4.3. Đánh giá các PACL – Phân tích Kỹ thuật 187

X.4.4. Đánh giá các PACL sử dụng trọng số 188

 

 

doc161 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8038 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so sánh chuỗi, so sánh chéo và so sánh với mục tiêu? Trong phân tích và đánh giá tiềm năng, thực trạng PTKTĐP, khi nào nên sử dụng phương pháp so sánh chuỗi, khi nào sử dụng phương pháp so sánh chéo? Nêu một số trường hợp cụ thể của địa phương. III.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN CHO PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PTKTĐP Để có căn cứ cho việc phân tích, đánh giá phát triển kinh tế địa phương chúng ta cần phát huy tối đa việc kế thừa từ các nghiên cứu và phân tích hiện có. Trong trường hợp không có đủ tài liệu cần thiết cho phân tích và đánh giá thì phải tiến hành các điều tra để có các thông tin. Điều này cũng đồng nghĩa với hai yêu cầu đặt ra là: Việc thu thập và tổng hợp các tài liệu thứ cấp sẽ bảo đảm rằng chúng ta không phải làm lại những cái mà trước đó đã làm rất tốt. III.4.1. Thu thập các tài liệu thứ cấp Trên thực tế có thể phần lớn các nội dung cần phân tích về môi trường KTXH của địa phương đều có sẵn trong các nghiên cứu và công bố của các cơ quan, tổ chức ở cả cấp trung ương và địa phương hay các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế trên địa bàn. Thông qua việc thu thập và tổng hợp tài liệu sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được rất nhiều nội dung cần điều tra, bảo đảm rằng chúng ta không phải làm lại những cái mà trước đó đã làm rất tốt, rằng bạn sẽ không “phát minh lại chiếc bánh xe”. Theo đó, trước khi bắt đầu phân tích tình hình, cần bảo đảm rằng tất cả các nghiên cứu qúa khứ và hiện tại về phát triển kinh tế xã hội của khu vực địa phương đã được thu thập. Điều này giúp giảm thiểu được các chi phí về thời gian và tiền bạc cho việc điều tra các nội dung cần thiết. Chúng ta có thể tiếp cận rất nhiều nguồn thông tin sẵn có như: Điều tra Mức sống dân cư (VLSS) các đợt năm: 1997 – 1998; 2002 – 2003; 2006 – 2007. Số liệu qua các cuộc điều tra lớn của Tổng cục Thống kê trên nhiều lĩnh vực như: Lâm nghiệp, ngư nghiệp, lực lượng lao động, dân số và kế hoạch hóa gia đình, số lượng và quy mô doanh nghiệp… Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (2005, 2006) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Các chính sách về tài chính như: thuế (bao gồm cả các loại thu liên quan đến đất), số liệu và khả năng thu hút nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), tín dụng, bảo hiểm, phí của địa phương cũng như thu đóng góp của người dân. Các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Điều tra dân số, Các ấn phẩm sách, tạp chí Các tài liệu, thông tin trên internet... Trong trường hợp Phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng PTKTĐP, với từng nội dung cụ thể, chúng ta cần tham khảo và tìm kiếm các tài liệu thứ cấp sẵn có như được nêu trong cột 3, các bảng từ 4.1 đến 4.4 ở phần IV.2 chương này. < Lưu ý: Các lưu ý khi thu thập và sử dụng số liệu thứ cấp: Cần tận dụng tất cả những lợi thế của các thông tin tốt nhất có sẵn trong điều kiện các nguồn lực hạn chế. Cũng cần phải thận trọng khi sử dụng số liệu, thông tin thứ cấp vì trong nhiều trường hợp các số liệu này có thể không chính xác, lạc hậu. Do vậy, cần tránh sử dụng một cách thiếu cân nhắc những số liệu sẵn có đó để ra quyết định. Ngoài ra, những thông tin này thường có sẵn đối với hoạt động kinh tế chính thức, mà ít khi tính đến các khu vực không chính thức và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Trong trường hợp không có số liệu cứng (ví dụ: số chỗ làm việc tăng thêm hàng năm), có thể sử dụng các số liệu định tính, hoặc các mô tả để thay thế cho các thông tin khó lượng hoá một cách chính xác hay khó tiếp cận. Đối với các số liệu về tài chính, ngân sách ngoài các nguồn thông tin cơ bản từ các cơ quan Tài chính và kế hoạch địa phương cần lưu ý thu thập ở các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn như: thống kế, thuế, Hải quan, các ngân hàng thương mại, các tổ chức bảo hiểm. Chính quyền địa phương cần xây dựng qui chế trao đổi thông tin, đảm bảo việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan ban ngành đóng trên địa bàn một cách đều đặn, chính thống, tránh tình trạng “xin” và “cho” số liệu. Khả năng thu thập thông tin cũng bị hạn chế bởi nguồn lực dành cho thu thập nó. Khi sử dụng các thông tin thứ cấp cho phân tích đánh giá, phải chỉ rõ các thông tin đó có xuất xứ ở đâu, bằng nhiều cách: Trích dẫn trực tiếp; ghi chú trên lề dưới (footnote) của báo cáo… Ngay cả trong trường hợp không thể có được một bộ số liệu đầy đủ và toàn diện thì cũng không nên dừng quá trình thu thập. Cần sử dụng thông tin có sẵn một cách tốt nhất, thậm chí đó là thông tin mang tính chất định tính. Khi sử dụng các thông tin thứ cấp cho phân tích đánh giá, điều quan trọng là phải chỉ rõ các phân tích, đánh giá hoặc số liệu đó có xuất xứ ở đâu? (ví dụ: trong báo cáo về tình hình thực hiện KH PTKTĐP năm 2006 hay kết quả đánh giá về môi trường đầu tư các tỉnh – PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…). Có thể sử dụng nhiều cách: Trích dẫn trực tiếp; ghi chú trên lề dưới (footnote) của báo cáo… III.4.2. Thu thập các dữ liệu trực tiếp thông qua điều tra, khảo sát Để công tác điều tra, khảo sát được thực hiện có hiệu quả, chúng ta cần xác định được các nhóm đối tượng trọng tâm cần nghiên cứu; từ đó xây dựng các phiếu điều tra/bảng hỏi để tiến hành điều tra. Các nội dung và trình tự cần thực hiện là: Việc phỏng vấn sâu luôn mang lại kết quả cao hơn và thường đạt được các kết quả ngoài dự kiến so với mục tiêu ban đầu. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí tài chính. Nội dung điều tra: đây là vấn đề quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của mục tiêu thu thập dữ liệu đặt ra. Do vậy, trước khi xây dựng nội dung điều tra (các bảng hỏi), chúng ta cần làm rõ mục tiêu: điều tra lĩnh vực nào, đối tượng điều tra là ai (các doanh nghiệp, các hộ gia đình...). Phạm vi, qui mô, địa điểm điều tra: Tùy theo ngân sách dành cho điều tra và yêu cầu chọn mẫu, chúng ta cần dự kiến được phạm vi điều tra phù hợp, có tính đến tính đại diện (số lượng các huyện, xã, thôn cần tiến hành điều tra), từ đó xác định số lượng mẫu điều tra (bao nhiều người, hộ, doanh nghiệp...) và địa điểm điều tra. Phương pháp tổ chức điều tra: có nhiều phương pháp điều tra có thể được đề xuất để từ đó xác định phương pháp phù hợp. Thông thường việc điều tra trực tiếp cho kết quả cao hơn nhưng cũng tốn kém hơn: Điều tra trực tiếp: Chủ yếu được thực hiện thông qua các biện pháp: (i) hẹn và trực tiếp gặp đối tượng để phỏng vấn sâu về các vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế địa phương; (ii) gặp, phỏng vấn trực tiếp đối tượng theo nội dung chuẩn bị trước hoặc (iii) phỏng vấn qua điện thoại theo các nội dung trong phiếu điều tra. Trên thực tế việc phỏng vấn sâu luôn mang lại các kết quả cao hơn và thường đạt được các kết quả ngoài dự kiến so với mục tiêu ban đầu. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí tài chính. Điều tra gián tiếp: có nhiều phương pháp điều tra gián tiếp, bao gồm: (i) gửi phiếu điều tra cho đối tượng cần điều tra qua thư và đề nghị họ chuyển lại qua thư theo địa chỉ yêu cầu; (ii) gửi phiếu điều tra cho đối tượng điều tra sau đó đôn đốc và quay trở lại nhận phiếu sau khi đã được hoàn thiện... Thông thường với phương án điều tra qua thư ít mang lại hiệu quả vì tỷ lệ phiếu điều tra được hoàn thiện và gửi lại thấp; chất lượng thường không đạt so với mục tiêu đặt ra ban đầu. Tổ chức điều tra: Chúng ta có sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng, thành phần tham gia quá trình điều tra, thời gian điều tra phù hợp. Tiến hành tập huấn cán bộ điều tra chủ yếu theo các nội dung trong phiếu điều tra và các vấn đề khác có thể phát sinh trong quá trình điều tra. Kinh phí điều tra, phỏng vấn: Nội dung này cần được lên phương án dự trù cụ thể, tùy thuộc vào qui mô, nội dung, địa bàn điều tra, các chi phí điều tra bao gồm: Chi phí thù lao cho cán bộ điều tra (ăn, nghỉ,...), Chi phí phương tiện đi lại, điện thoại, Chi phí về in ấn, văn phòng phẩm phục vụ điều tra Chi phí dành cho cán bộ địa phương, người trả lời phỏng vấn (nếu có)... < Lưu ý: Nội dung phiếu khảo sát cần được soạn thảo kỹ tùy theo yêu cầu đánh giá thực tế, tránh việc quá ôm đồm nhiều nội dung mà không thể xử lý hoặc khó phân tích. Cho dù bạn có thể thu thập được rất nhiều thông tin nhưng thông tin thu thập được cũng vô giá trị nếu không được phân tích hoặc sử dụng. Do vậy, tốt nhất là chuẩn bị nhưng câu hỏi dễ trả lời và có thể nhập và xử lý một cách dễ dành bằng các phần mềm phổ biến, tùy theo qui mô điều tra và yêu cầu việc phân tích (ví dụ: phần mềm SPSS, microsoft Access, Excel). Để tăng tối đa độ linh hoạt của thông tin thu thập được, khi thiết kế và thực hiện khảo sát, cần phải hiểu rõ những cơ hội và hạn chế của những hệ thống quản lý dữ liệu đó về mặt tổ chức, chuẩn hóa và phân tích thông tin. Riêng đối với các thông tin về tài chính không cần tổ chức điều tra riêng mà nên kết hợp với các cuộc điều tra của cơ quan thuế trên địa bàn trừ trường hợp có yêu cầu của UBND. Các kết quả thu thập được cần được tổng hợp thành các bảng, biểu mẫu, đồ thị (tùy theo mục đích phân tích) nhằm hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng đạt kết quả. Các nội dung cụ thể, chúng ta tham khảo trong phụ lục tài liệu này. s Câu hỏi tự kiểm tra Các ưu và nhược điểm cơ bản của phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp là gì? Khi thu thập tài liệu cần phải làm gì để khắc phục các nhược điểm đó? Hãy rà soát lại bản KHPT KTXH của địa phương mình và kiểm tra xem đã sử dụng phương pháp điều tra hay chưa? Nếu có thì hình thức điều tra được thực hiện như thế nào? CHƯƠNG V XÁC ĐỊNH TẦM NHÌN Mục đích của chương: Chương này bắt đầu cho việc trả lời câu hỏi chiến lược thứ hai: Chúng ta muốn đi đến đâu? Để trả lời câu hỏi này, cần xuất phát từ việc xác định một định hướng có tính chất dài hạn nhất, đó là tầm nhìn trong phát triển của địa phương. Chương này nhằm giúp người đọc nắm vững được khái niệm, ý nghĩa của việc xác định Tầm nhìn và những bước đi chủ yếu để xác định Tầm nhìn đó. V.1. TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG Tầm nhìn là bức tranh mà địa phương hình dung về tương lai mơ ước của chính mình. Tuyên bố về Tầm nhìn trả lời câu hỏi “Chúng ta muốn diện mạo của địa phương sẽ ra sao trong tương lai?” V.1.1. Khái niệm Xác định Tầm nhìn của địa phương chính là điểm khởi đầu để trả lời câu hỏi “Chúng ta muốn đi đến đâu?” Đó là một bức tranh mà địa phương hình dung về tương lai mơ ước của chính mình. Do đó, đọc tuyên bố về Tầm nhìn của một địa phương, người ta sẽ hiểu được những giá trị nào là cốt lõi và những nguyên tắc nào là cơ bản nhất được địa phương nhấn mạnh nhất, coi đó là biểu hiện về bản sắc riêng và một hướng đích mà địa phương muốn phấn đấu đạt đến trong tương lai. Tuyên bố về Tầm nhìn phải trả lời được câu hỏi “CHÚNG TA MUỐN DIỆN MẠO CỦA ĐỊA PHƯƠNG SẼ RA SAO TRONG TƯƠNG LAI?” V.1.2. Ý nghĩa Xây dựng Tầm nhìn là một cách quan trọng để khai thác sức mạnh của trí tuệ, phát huy sự sáng tạo của người dân và chính quyền địa phương trong việc tìm cách khắc phục những trở ngại hiện tại để phấn đấu đạt được tương lai tươi sáng đã đặt ra. Nó cổ vũ và hỗ trợ cho các sáng kiến về phát triển kinh tế của mọi thành phần kinh tế tại địa phương. Là ngọn đèn hải đăng, Tầm nhìn là một dấu mốc quan trọng định hướng cho mọi hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế, các bên hữu quan trong cộng đồng địa phương vì một mục tiêu chung. Nó không những định hướng cho các quyết định của lãnh đạo địa phương mà còn là căn cứ để người dân địa phương theo dõi, kiểm chứng các quyết định của lãnh đạo có phù hợp với Tầm nhìn chung đã được địa phương nhất trí hay không. Tầm nhìn được sự đồng thuận của người dân địa phương sẽ là công cụ để củng cố sự đoàn kết và niềm tự hào của địa phương, gắn kết mọi người và các tổ chức ở địa phương trong việc lập kế hoạch trong tương lai, giúp họ hiểu được và tôn trọng các giá trị và các ưu tiên của nhau. V.1.3. Nội dung V.1.3.1. Yêu cầu về nội dung của Tầm nhìn Mỗi địa phương có thể có những cách xác định nội dung Tầm nhìn của mình khác nhau, nhưng một Tầm nhìn tốt cần đảm bảo ít nhất các đặc điểm như sau (Xem Hộp 5.1). Hộp 5.1. Đặc điểm cần có của một tuyên bố về tầm nhìn Chỉ mô tả hình ảnh tương lai của địa phương, không bao gồm các bước hay hành động cần tiến hành để đi đến tương lai đó; Hình ảnh tương lai phải khả quan (tích cực) và gây cảm hứng; Thực tế, đáng tin cậy và hấp dẫn (không phải là một mơ ước viển vông mà là một tầm nhìn có khả năng đạt được); Chú trọng đến thành quả sẽ đạt được, chứ không chỉ đơn thuần là giải quyết những trở ngại trước mắt; Dựa trên những chuẩn mực, giá trị của địa phương, phản ánh được điểm mạnh và tính đa dạng của địa phương; và Tạo được sự đồng thuận, chia sẻ của đại bộ phận người dân của địa phương Ví dụ: Để minh họa cho những đặc điểm trên, dưới đây là một ví dụ về cách phát biểu sai về một Tầm nhìn của Thành phố X. Qua đó, người đọc có thể hình dung rõ hơn về thế nào là một Tầm nhìn thích hợp. Bảng 5.1. Ví dụ về các sai lầm dễ mắc phải trong nội dung Tầm nhìn Đặc điểm cần có Tầm nhìn xác định sai Lý do Chỉ mô tả hình ảnh tương lai của địa phương Thành phố sẽ phát triển mạnh về du lịch để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố vào năm 2015. Câu phát biểu mang tính chất một hành động (“phát triển mạnh ngành du lịch”). Chỉ mô tả hình ảnh tương lai khả quan Ô nhiễm môi trường sẽ không còn là vấn đề nan giải làm phá vỡ cảnh quan và hạn chế việc thu hút khách du lịch như hiện nay. Tầm nhìn đề cập đến việc khắc phục hình ảnh bi quan hiện tại của Thành phố nên không gây cảm hứng cho người dân. Thực tế, đáng tin cậy và hấp dẫn Đến năm 2015, Thành phố trở thành điểm đến hấp dẫn nhất về du lịch trên toàn cầu Tầm nhìn quá viển vông hoặc xa vời, nếu hiện tại Thành phố còn đang chưa giải quyết xong những vấn đề nan giải của một thành phố kém phát triển. Khi tầm nhìn quá viển vông, sẽ không còn tác dụng khích lệ sự phấn đấu của cộng đồng Chú trọng đến thành quả sẽ đạt được Đến năm 2015, thành phố sẽ không còn tình trạng trẻ lang thang bám đuổi du khách Tầm nhìn quá hạn hẹp vì chỉ quan tâm đến việc giải quyết một trở ngại trước mắt. s Câu hỏi tự kiểm tra Anh (chị) hãy tìm cách hoán chuyển hoặc thay đổi những câu phát biểu sai về tầm nhìn như trên thành các câu phát biểu đúng, dựa trên hiểu biết của anh (chị) về các đặc điểm cần có của tầm nhìn. Ví dụ: Dưới đây là một ví dụ về tầm nhìn của một số thành phố ở Việt Nam đã được xây dựng hoặc dự thảo. Hộp 5.2: Tầm nhìn của một số thành phố đã và đang xây dựng Thành phố Nam Định đến năm 2020 Thành phố Nam Định phát triển đến năm 2020 là trung tâm kinh tế, giáo dục và văn hóa của vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Nam Định có nền kinh tế địa phương đa dạng, tăng cường bền vững và là nơi có điều kiện sống, làm vịêc tốt cho mọi người. Nam Định liên kết và chia sẻ thành công về kinh tế, xã hội và văn hóa với các thành phố khác và khu vực nông thôn trong vùng. Nguồn: Chiến lược Phát triển Thành phố Nam Định đến năm 2002 Thành phố Hạ Long sau năm 2020 Ngoài năm 2020, Hạ Long sẽ là thành phố du lịch, công nghiệp–cảng biển, thương mại dịch vụ, đóng vai trò của đô thị hạt nhân trong Vùng phía Bắc Việt Nam, một điểm hấp dẫn đầu tư và du lịch trên thế giới với nền kinh tế tăng trưởng, năng động, ổn định và thân thiện với môi trường. Thành phố Hạ Long sẽ trở thành một đô thị phát triển hài hòa trong lòng di sản thế giới Vịnh Hạ Long có môi trường sống với cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội đạt tiêu chuẩn quốc tế, một đô thị sinh thái mang hình mẫu về những hình ảnh một đô thị văn hóa – di sản đặc sắc và đảm bảo chất lượng sống cao cho mọi người dân. Nguồn: Chiến lược Phát triển Thành phố Hạ Long (Dự thảo) Thành phố Cần Thơ sau 20 năm Trong 20 năm tới, Thành phố Cần Thơ là động lực phát triển của Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, khu vực phía Nam Việt Nam và khu vực quốc tế lân cận. Cần Thơ sẽ là đô thị đặc trưng sông nước với hệ thống đa trung tâm: trung tâm công nghiệp – công nghệ cao; trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch; trung tâm khoa học kỹ thuật; trung tâm y tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo; trung tâm giao lưu của Vùng; nơi có môi trường và chất lượng sống cao. Nguồn: Chiến lược Phát triển Thành phố Cần Thơ, tầm nhìn 20 năm (Dự thảo) Tầm nhìn là viễn cảnh chung, không nhất thiết phải đạt được nếu điều kiện thực tiễn không cho phép. Mục tiêu là định hướng trong một giai đoạn cụ thể cần hoàn thành toàn bộ hoặc phần lớn nội dung. Còn nhiệm vụ kế hoạch là định hướng cụ thể thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng. V.1.3.2. Phân biệt giữa Tầm nhìn và mục tiêu kế hoạch Cần phân biệt giữa Tầm nhìn với mục tiêu hay nhiệm vụ của kế hoạch. Tầm nhìn là ý tưởng chung, là viễn cảnh mà địa phương có thể đạt được nhưng không nhất thiết phải đạt được nếu như thực tế những điều kiện thực hiện không diễn ra như mong muốn. Mục tiêu kế hoạch là định hướng chung hoạt động của địa phương, trong một giai đoạn nhất định mục tiêu cần được hoàn thành hoàn toàn hoặc phần lớn nội dung của nó. Còn nhiệm vụ là định hướng cụ thể và là chỉ tiêu định lượng, mô tả một loạt chức năng, mà với chức năng này, nó định dạng và chỉ rõ thời gian thực hiện mục tiêu. Như vậy, có thể hình dung phát triển địa phương như một người lái tàu ngoài biển. Tầm nhìn là ngọn đèn hải đăng chỉ hướng đích để người lái tàu điều khiển con tàu đến đích. Còn lựa chọn hải trình nào là quyết định của người lái tàu, và mỗi hải trình, người lái tàu phải tự đặt cho mình phải đi qua những điểm nào và vào thời gian nào (mục tiêu). Muốn vậy, ở mỗi đoạn hải trình, tàu cần đi với vận tốc bao nhiêu (nhiệm vụ). V.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TẦM NHÌN Khung thời gian để xác định Tầm nhìn thay đổi tùy theo từng địa phương, nhưng phải được xây dựng trên cơ sở sự đồng thuận của địa phương và không phụ thuộc vào nhiệm kỳ chính trị của lãnh đạo địa phương. V.2.1. Khung thời gian để xác định Tầm nhìn Tầm nhìn thường được xác định cho khung thời gian khoảng 5-10-20 năm, tùy theo qui mô của từng địa phương. Thông thường, Tầm nhìn của một tỉnh thì dài hơn so với huyện. Khung thời gian đó đủ dài để có tính thực tiễn và cho phép đo đếm sự thành công. Đôi khi, khung thời gian của Tầm nhìn có thể được xác định phù hợp với khung thời gian để lập KHCL PTKTĐP. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Tầm nhìn của địa phương cần được xây dựng dựa trên cơ sở tham vấn tìm kiếm sự đồng thuận của người dân và các tổ chức sống và sinh hoạt tại địa phương. Nó không nên phụ thuộc vào các nhiệm kỳ của UBND hay Hội đồng nhân dân (HĐND). Sự tồn tại của tầm nhìn có tính bất biến tương đối, cho đến khi tầm nhìn đạt được thì địa phương mới thay đổi bằng tầm nhìn mới. Do đó, nó không phụ thuộc vào sự thay đổi cán bộ, nhân sự trong bộ máy lãnh đạo của địa phương. V.2.2. Các bước xác định Tầm nhìn Phương pháp tham gia và phân tích ma trận SWOT là hai công cụ cơ bản để xác định Tầm nhìn. Hội nghị Xác định Tầm nhìn là phương thức chính để tổ chức sự tham gia. V.2.2.1. Phương pháp cơ bản Phương pháp tham gia và phân tích ma trận SWOT là phương pháp chính để xác định Tầm nhìn. (Cụ thể, xem Chương X về Công cụ SWOT). Thông thường, việc xác định Tầm nhìn được thực hiện thông qua một Hội nghị Xác định Tầm nhìn. Thành viên tham gia hội nghị này là đại diện các bên liên quan (lãnh đạo địa phương, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đại diện cho cộng đồng người dân và doanh nghiệp...). Chủ tịch UBND địa phương sẽ chủ trì hội nghị này. Để hỗ trợ cho quá trình thảo luận trong hội nghị, cần một nhóm các hỗ trợ viên. Đó có thể là cán bộ tư vấn được thuê (đối với các địa phương chưa quen công việc này) hoặc chuyên viên của cơ quan kế hoạch của địa phương (đối với những địa phương đã qua các đợt tập huấn và cán bộ địa phưnơg đã có thể đảm nhận tốt vai trò này). Hỗ trợ viên sẽ giúp đỡ các nhóm thảo luận về mặt kỹ thuật (dẫn dắt, gợi ý nội dung thảo luận, cách ghi chép ý kiến thảo luận...) nhưng không can thiệp vào nội dung cụ thể của nhóm thảo luận. (Xem Chương III về chức năng của hỗ trợ viên). Trong khi xác định Tầm nhìn, cần chú trọng đến tiếng nói của các nhóm yếu thế như người nghèo, dân tộc ít người, phụ nữ, trẻ em… V.2.2.2. Các bước tiến hành cụ thể Để có thể xác định tầm nhìn đúng cho phát triển kinh tế địa phương, chúng ta cần thận trọng thực hiện các bước sau đây: Rà soát lại những nội dung của bảng phân tích thực trạng (phân tích SWOT và các phân tích khác như tiềm năng, các yếu tố tác động hiện tại và tương lai). Những nội dung này đã được phân tích kỹ trong Bước 2 của qui trình lập KHCL PTKTĐP (Xem Chương IV). Cách tiến hành: Các thành viên tham gia hội nghị Xác định Tầm nhìn được nghe một bài trình bày về Đánh giá thực trạng KTXH địa phương trong khoảng 1 giờ. Bài trình bày này nên kết thúc bằng một phân tích SWOT cho cả địa phương. Tổ chức hội thảo và sử dụng phương pháp cùng tham gia để để tập hợp quan điểm của nhiều bên về ý tưởng xây dựng mô hình phát triển của địa phương trong tương lai. Trong qua trình hội thảo hoặc lấy ý tưởng, nên hướng sự chú ý của các bên vào những vấn đề quan trọng có liên quan đến viễn cảnh tương lai của địa phương như: (i) tương lai của địa phương sẽ như thế nào? (ii) So sánh giữa mô hình tương lai với hiện tại? (iii) những điểm nhấn cho mô hình tương lai? Cách tiến hành: Giới thiệu chung với hội nghị về những câu hỏi trên để mọi người giành thời gian suy nghĩ cá nhân về cách trả lời các câu hỏi đó. Thời gian dành cho việc suy nghĩ cá nhân có thể từ 15 đến 30 phút. Thu thập tổng hợp các ý tưởng: Cần tập hợp được một số phương án về Tầm nhìn để hội thảo, trao đổi, xin ý kiến tham vấn, tiến hành phân tích, đánh giá từng phương án xác đinh Tầm nhìn từ các đối tượng khác nhau. Tiến hành phân loại các nhóm ý tưởng, tìm ra những nội dung đồng nhất trong các phương án xác định Tầm nhìn, phân tích sự khác nhau của những nhóm ý tưởng, tìm hiểu lại nguyên nhân của sự khác nhau này. Cách tiến hành: Chia nhóm nhỏ thảo luận trong khoảng 1,5 giờ. Mỗi cá nhân được phát các mẩu giấy để ghi ý kiến của mình về từng câu hỏi. Mỗi cá nhân trong nhóm được yêu cầu hình dung một bức tranh về khía cạnh mà họ mong muốn về tương lai của địa phương. Sau đó, các mẩu giấy này được ghép lại theo các lĩnh vực khác nhau, và từng nhóm sẽ cử người đại diện mô tả “bức tranh” ghép từ các mẩu giấy đó. Những lời mô tả này sẽ được ghi chép lại và được coi như “bản thảo” về các Tầm nhìn được xác định từ các nhóm khác nhau. Khi chia nhóm, cần chú trọng đến tiếng nói của các nhóm yếu thế như người nghèo, dân tộc ít người, phụ nữ và trẻ em. Lựa chọn Tầm nhìn trên cơ sở các phương án khác nhau. Quan điểm chung là có một Tầm nhìn tích cực nhất trong điều kiện của địa phương. Tầm nhìn tích cực sẽ có cơ hội cho xác định những mục tiêu tiến bộ trong quá trình phân tích tiếp sau. Cách tiến hành: Hỗ trợ viên của từng nhóm sẽ giúp các thành viên của nhóm trau chuốt lại cách diễn đạt bức tranh, lấy ý kiến của nhóm để hoàn chỉnh rồi trình bày trước hội nghị. Tuyên bố nào về Tầm nhìn được đánh giá phù hợp nhất sẽ là tuyên bố được chọn. < Lưu ý: Không nên sử dụng quá nhiều công sức, kinh phí và thời gian của những người tham gia vào bước này, vì nếu không sẽ có nguy cơ không còn đủ nguồn lực và sự nhiệt tình của người tham gia cho các bước sau có tính chất quyết định hơn. Ở các bước sau, nếu thấy Tầm nhìn chưa thật phù hợp, có thể quay lại vấn đề hiệu chỉnh Tầm nhìn cho phù hợp, nhằm đảm bảo các mục tiêu kế hoạch, phương án chiến lược và kế hoạch hành động xây dựng ở các bước sau có khả năng đưa đến việc thực hiện Tầm nhìn trong thực tế. s Câu hỏi tự kiểm tra Anh (chị) đã bao giờ suy nghĩ về mục tiêu phấn đấu trong công việc của mình trong tương lai như thế nào chưa? Anh (chị) có thấy một người có thể định hình rõ nét mình muốn trở thành người như thế nào trong tương lai có những quyết định công việc ngày hôm nay vững vàng và nhất quán hơn so với những người thiếu một định hình như vậy hay không? Nếu anh (chị) thấy rõ điều đó, tức là chúng ta đã ghi nhận tác dụng của việc có được một Tầm nhìn. CHƯƠNG VI XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU Mục đích của chương: Nhằm trang bị cho người đọc kỹ năng, phương pháp xác định mục tiêu và các chỉ tiêu kế hoạch trong bản kế hoạch chiến lược phát triển địa phương. Đây là bước tiếp nối trong quá trình trả lời câu hỏi “Chúng ta muốn đi đến đâu?”, nhưng nó đòi hỏi tính thực tiễn cao hơn và phải cân nhắc nhiều hơn với khả năng nguồn lực sẵn có của địa phương. Chương này cũng trang bị cho người đọc một tư duy mới về xác định mục tiêu kế hoạch theo các cấp độ khác nhau, tương ứng với chuỗi kết quả trong chu trình quản lý dựa vào kết quả. VI.1. KHÁI NIỆM VỀ MỤC TIÊU KẾ HOẠCH Mục tiêu kế hoạch trả lời câu hỏi “TẠI SAO cần xây dựng KHPT địa phương?” Theo cách tiếp cận quản lý dựa vào kết quả, có bốn cấp mục tiêu cơ bản là Mục tiêu cuối cùng (tác động), mục tiêu trung gian (kết quả), đầu ra (sản phẩm trực tiếp) và các hoạt động. VI.1.1. Khái niệm VI.1.1.1. Từ Tầm nhìn đến Mục tiêu kế hoạch Xác định mục tiêu chính là một bước cụ thể hơn để trả lời câu hỏi “Chúng ta muốn đi đến đâu?” Thực chất, đây là việc xác định điểm mốc cần đạt được trong từng khoảng thời gian nhất định để từng bước biến Tầm nhìn thành hiện thực. So với Tầm nhìn, nó sát với thực trạng hơn và trực tiếp nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc nổi cộm tại địa phương. Đọc Mục tiêu Kế hoạch, người ta sẽ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclap KH mang tinh chien luoc.doc
Tài liệu liên quan