Tài liệu Nguyên tố Urani

Dùng trong lò phản ứng hạt nhân

Four light bulbs lit with electricity generated from the first artificial electricityproducing nuclear reactor, EBR-I (1951)

Lò phản ứng hạt nhân than chì X-10 ở Phòng thí nghiệm Oak Ridge (ORNL) ở

Oak Ridge, Tennessee, trước đây còn gọi là Clinton Pile và X-10 Pile, là lò phản

ứng hạt nhân thứ 2 trên thế giới (sau lò phản ứng Chicago Pile của Enrico Fermi)

và là lò phản ứng hạt nhân đầu tiên được thiết kế và xây dựng để vận hành liên

tục. Experimental Breeder Reactor I ở Phòng thí nghiệm quốc gia Hoa Kỳ Idaho

gần Arco, Idaho là lò phản ứng hạt nhân đầu tiên sản xuất điện vào ngày 20 tháng

12 năm 1951. Ban đầu, bốn bóng đến 150W được thấp sáng từ lò phản ứng, đến

cuối cùng những cải tiến đã nâng sản lượng điện lên hết công suất thiết kế (sau đó,

thị trấn Arco trở thành thị trấn đầu tiên trên thế giới sử dụng toàn bộ điện phát ra

từ năng lượng hạt nhân).[22] Nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên trên thếgiới, Obninsk ở Liên Xô bắt đầu phát điện bằng lò phản ứng AM-1 vào ngày 27

tháng 6 năm 1954. Các nhà máy điện hạt nhân khác vào thời đó gồm: Calder Hall

ở Anh phát điện ngày 17 tháng 10 năm 1956[23] và nhà máy điễn hạt nhân

Shippingport ở Pennsylvania phát điện ngày 26 tháng 5 năm 1958. Năng lượng hạt

nhân được dùng đầu tiên cho tàu ngầm năm 1954, thuộc USS Nautilus.

pdf24 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Nguyên tố Urani, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đó nó được sử dụng để xác định tuổi của Trái Đất. Một số ứng dụng hiện tại của urani chỉ dựa trên các đặc điểm hạt nhân của nó. Urani 235 có điểm khác biệt là đồng vị chỉ phân hạch một cách tự nhiên. Urani 238 có thể phân hạch bằng neotron nhanh, và là fertile, có nghĩa là nó có thể được chuyển đổi thành plutoni 239 có thể phân hạch được trong lò phản ứng hạt nhân. Một đồng vị có thể phân hạch khác, urani 233, có thể được tạo ra từ thori tự nhiên và cũng là vật liệu quan trong trong công nghệ hạt nhân. Trong khi urani 238 có khả năng phân hạch tự phát thấp hoặc thậm chí bao gồm cả sự phân hạch bằng neutron nhanh, thì urani 235 và mức độ thấp hơn là urani 233 có mặt cắt phân hạch cao hơn nhiều đối với các neutron chậm. Khi nồng độ đủ, các đồng vị này duy trì một chuỗi phản ứng hạt nhân ổn định. Quá trình này tạo ra nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân và tạo ra vật liệu phân hạch dùng làm các vũ khí hạt nhâ. Urani nghèo (U-238) được dùng trong các kích động năng và vỏ xe bọc thép.[4] Urani được dùng làm chất nhuộm màu có sắc đỏ-cam đến vàng chanh cho thủy tinh urani. Nó cũng được dùng làm thuốc nhuộm màu và sắc bóng trong phim ảnh. Năm 1789, người ta công nhận việc phát hiện ra urani trong khoáng vật pitchblend là Martin Heinrich Klaproth, ông đã đặt tên nguyên tố mới theo tên hành tinh Uranus. Trong khi đó, Eugène-Melchior Péligot là người đầu tiên tách kim loại này và các tính chất phóng xạ của nó đã được Antoine Becquerel phát hiện năm 1896. Nghiên cứu của Enrico Fermi và các tác giả khác đã bắt đầu thực hiện năm 1934 đã đưa nó vào ứng dụng trong công nghiệp năng lượng hạt nhân và trong quả bom nguyên tử mang tên Little Boy, quả bom này là vũ khí hạt nhân đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh. Từ cuộc chạy đua vũ trang trong thời chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô đã cho ra hàng chục ngàn vũ khí hạt nhân sử dụng urani được làm giàu và plutoni có nguồn gốc từ urani. Việc an toàn của các vũ khí này và các vật liệu phân hạch của chúng sau sự tan rã của Liên Xô năm 1991 là một mối quan tâm đối với sức khỏe và an toàn của cộng đồng.[5] Lịch sử Phân hạch tự nhiên thời tiền sử Năm 1972, nhà vật lý người Pháp, Francis Perrin, phát hiện ra 15 lò phản ứng phân hạch hạt nhân tự nhiên cổ không còn hoạt động trong 3 mỏ quặng riêng biệt ở mỏ Oklo, Gabon, tây Phi, hay còn gọi là các lò phản ứng hạt nhân hóa thạch Oklo. Mỏ có tuổi 1,7 tỉ năm; lúc đó, urani-235 chiếm khoảng 3% tổng lượng urani trên Trái Đất.[6] Hàm lượng này lớn đủ để cho phép tạo ra một chuỗi phản ứng phân hạch hạt nhân diễn ra liên tục, là yếu tố chứng minh cho các điều kiện tồn tại của chúng. Khả năng các trầm tích xung quanh chứa các chất thải hạt nhân đã được chính quyền liên bang Hoa Kỳ trích dẫn để chứng minh cho các điều kiện bảo quản của kho chứa chất thải hạt nhân núi Yucca.[6] Sử dụng trước khi được phát hiện Việc sử dụng urani ở dạng ôxit tự nhiên được xác định vào khoảng năm 79 TCN, khi đó nó được dùng để tạo màu vàng cho men gốm.[7] Thủy tinh màu vàng có hàm lượng 1% urani ôxit được R. T. Gunther, Đại học Oxford tìm thấy năm 1912 trong một biệt thự La Mã thuộc mũi Posillipo, iịnh Napoli, Ý bởi by .[8] Từ cuối thời Trung cổ, pitchblend được tách từ các mỏ bạc Habsburg ở Joachimsthal, Bohemia (nay là Jáchymov thuộc cộng hòa Czech) và được dùng làm chất tạo màu trong công nghiệp chế tạo thủy tinh ở địa phương.[9] Vào đầu thế kỷ 19, nguồn quặng urani duy nhất trên thế giới là các mỏ này. Phát hiện Antoine Henri Becquerel discovered the phenomenon of radioactivity by exposing a photographic plate to uranium (1896). Việc phát hiện ra nguyên tố này được ghi công cho nhà hóa học Đức Martin Heinrich Klaproth. Trong khi đang làm các thí nghiệm trong phòng ở Berlin năm 1789, Klaproth đã tạo ra hợp chất kết tủa màu vàng (giống natri diuranat) bằng cách hòa tan pitchblend trong axit nitric và sau đó trung hòa dung dịch bằng natri hydroxit.[9] Klaproth cho rằng chất màu vàng đó là ôxit của một nguyên tố chưa được phát hiện và nung nó với than gỗ để thu một loại bột màu đen mà ông nghĩ rằng nó là một kim loại mới được phát hiện (nhưng thực chất là bột của một ôxit urani).[9][10] Ông đặt tên nguyên tố mới theo tên hành tinh Uranus, một hành tinh vừa được William Herschel phát hiện trước đó 8 năm.[11] Năm 1841, Eugène-Melchior Péligot, Giáo sư hóa phân tích thuộc Conservatoire National des Arts et Métiers ở Paris đã tách ra được mẫu urani kim loại đầu tiên bằng cách nung urani tetraclorua với kali.[9][12] Antoine Henri Becquerel phát hiện ra tính phóng xạ khi sử dụng urani vào năm 1896.[13] Becquerel phát hiện ra tính chất này tại Paris bằng cách cho một mẫu muối urani K2UO2(SO4)2 trên một tấm phim để trong ngăn kéo và sau đó ông thấy tấm phim bị mờ giống như 'bị phủ sương mù'.[14] Ông cho rằng có một dạng ánh sáng không nhìn thấy được hoặc các tia phát ra từ urani tiếp xúc với tấm phim. Nghiên cứu phân hạch Enrico Fermi (bottom left) and the rest of the team that initiated the first artificial self-sustaining nuclear chain reaction (1942). Tập tin:UraniumCubesLarge.jpg Cubes of uranium produced during the Manhattan project Năm 1934, Enrico Fermi dẫn đầu nhóm nghiên cứu bắn phá urani bằng dòng neutron tạo ra các tia beta (electron hoặc positron sinh ra từ các nguyên tố; xem hạt beta).[15] Các sản phẩm phân hạch đầu tiên bị nhầm lẫn là các nguyên tố mới có số nguyên tử là 93 và 94, theo đó Trưởng khoa của Rome, Orso Mario Corbino, tin rằng đó là ausoni và hesperi.[16][17][18][19] Các thí nghiệm của Otto Hahn và Fritz Strassmann đã đưa đến việc phát hiện ra khả năng mà urani phân hạch thành các các nguyên tố nhẹ hơn và giải phóng năng lượng liên kết,[15] trong phòng thí nghiệm của Hahn ở Berlin. Lise Meitner và cháu bà ta, nhà vật lý Otto Robert Frisch, đã công bố các giải thích về mặt vật lý vào tháng 2 năm 1939 và đặt tên quá trình này là 'phản ứng phân hạch hạt nhân'.[20] Không lâu sau đó, Fermi giả thuyết rằng sự phân hạch của urani có thể giải phóng đủ số neutron để duy trì một phản ứng phân hạch. Năm 1939, giả thuyết này được xác nhận, và công trình sau đó phát hiện rằng trung bình có khoảng 2,5 neutron được giải phóng từ mỗi lần phân hạch của đồng vị urani hiếm 235.[15] Công trình tiếp theo phát hiện rằng đồng vị phổ biến hơn là urani-238 có thể bị chuyển đổi thành plutoni, và đồng vị này, giống như urani235, cũng có khả năng phân hạch bằng các neutron nhiệt. Các phát hiện này đã thúc đểy việc chế tạo các vũ khí hạt nhân và điện hạt nhân ở một số quốc gia. Ngày 2 tháng 12 năm 1942, trong một phần của dự án Manhattan, một nhóm nghiên cứu khác do Enrico Fermi dẫn đầu đã có thể bắt đầu thực hiện phản ứng hạt nhân dây chuyền nhân tạo đầu tiên, Chicago Pile-1. Công việc trong phòng thí nghiệm dưới sự phụ trách của Stagg Field ở Đại học Chicago, nhóm này đã tao ra các điều kiện cần thế để một phản ứng xảy ra bằng cách lấp 360 tấn than thỏi, 53 tấn urani ôxit, và 5,5 tấn urani kim loại.[15] Chế tạo bom Đám mây nấm trên bầu trời Hiroshima sau vụ nổ quả bom nguyên tử nguồn gốc urani mang tên 'Little Boy' (1945) Hai loại bom nguyên tử chính được Hoa Kỳ chế tạo trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 là: loại dựa trên nguyên liệu urani (tên "Little Boy") mà vật liệu phân hạch của nó là urani làm giàu rất cao, và loại dựa trên nguyên liệu plutoni (xem thử nghiệm Trinity và "Fat Man") theo đó plutoni được sản xuất từ urani-238. Loại dùng urani là vũ khí hạt nhân đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh khi nó được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản ngày 6 tháng 8 năm 1945. Vụ nổ tương đươong với 12.500 tấn TNT, sức công phá và làn sóng nhiệt của quả bom phá hủy gần 50.000 tòa nhà và gây thiệt mạng gần 75.000 người (xem Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki).[14] Ban đầu người ta tin rằng urani khá hiếm, và sự phổ biến vũ khí hạt nhân có thể tránh được bằng cách đơn giản là mua tất cả urani trên thị trường, nhưng trong vòng một thập kỷ qua có nhiều mỏ urani được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới.[21] Dùng trong lò phản ứng hạt nhân Four light bulbs lit with electricity generated from the first artificial electricity- producing nuclear reactor, EBR-I (1951) Lò phản ứng hạt nhân than chì X-10 ở Phòng thí nghiệm Oak Ridge (ORNL) ở Oak Ridge, Tennessee, trước đây còn gọi là Clinton Pile và X-10 Pile, là lò phản ứng hạt nhân thứ 2 trên thế giới (sau lò phản ứng Chicago Pile của Enrico Fermi) và là lò phản ứng hạt nhân đầu tiên được thiết kế và xây dựng để vận hành liên tục. Experimental Breeder Reactor I ở Phòng thí nghiệm quốc gia Hoa Kỳ Idaho gần Arco, Idaho là lò phản ứng hạt nhân đầu tiên sản xuất điện vào ngày 20 tháng 12 năm 1951. Ban đầu, bốn bóng đến 150W được thấp sáng từ lò phản ứng, đến cuối cùng những cải tiến đã nâng sản lượng điện lên hết công suất thiết kế (sau đó, thị trấn Arco trở thành thị trấn đầu tiên trên thế giới sử dụng toàn bộ điện phát ra từ năng lượng hạt nhân).[22] Nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên trên thế giới, Obninsk ở Liên Xô bắt đầu phát điện bằng lò phản ứng AM-1 vào ngày 27 tháng 6 năm 1954. Các nhà máy điện hạt nhân khác vào thời đó gồm: Calder Hall ở Anh phát điện ngày 17 tháng 10 năm 1956[23] và nhà máy điễn hạt nhân Shippingport ở Pennsylvania phát điện ngày 26 tháng 5 năm 1958. Năng lượng hạt nhân được dùng đầu tiên cho tàu ngầm năm 1954, thuộc USS Nautilus.[15][24] Ô nhiễm và di sản từ thời chiến tranh lạnh U.S. and USSR/Russian nuclear weapons stockpiles, 1945–2005 Các vụ thử hạt nhân trên mặt đất do Liên Xô và Hoa Kỳ thực hiện vào thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, và Pháp thực hiện vào thập niên 1979 và 1980[25] đã làm gia tăng đáng kể lượng bụi hạt nhân, gồm các đồng vị con của urani, trên thế giới.[26] Thêm vào đó là bụi và ô nhiễm gây ra từ các vụ tai nạn hạt nhân.[27][28] Những người khai thác mỏ urani có khả năng bị ung thư cao hơn. Ví dụ, nguy cơ ung thư phổ vượt trội ở những thợ mỏ urani người Navajo đã được ghi nhận và liên hệ với nghề nghiệp của họ.[29] Đạo luật bồi thường khi tiếp xúc với phóng xạ của Hoa Kỳ (Radiation Exposure Compensation Act) năm 1990, yêu cầu trả tiền bồi thường 100.000 USD cho các thợ mỏ urani được chuẩn đón bị ung thư hoặc các bệnh đường hô hấp khác.[30] Trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Lên Xô, những kho dự trữ urani khổng lồ chứa hàng chục ngàn vũ khí hạt nhân dùng urani làm giàu và plutoni sản xuất từ urani. Từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, ước tính 540 tấn vũ khí dùng urani được làm giàu cao (đủ để sản xuất khoảng 40.000 đầu đạn hạt nhân) được cất giữ trong các cơ sở thiếu an toàn ở Nga và một số nước thuộc Liên Xô trước kia.[31] Từ năm 1993 đến 2005, cảnh sát ở châu Á, châu Âu, và Nam Mỹ đã có ít nhất 16 lần have ngăn chặn các chuyến hàng cung cấp urani hay plutoni nhập lậu, đa số trong đó có nguồn gốc từ các nước thuộc Liên Xô cũ.[31] Từ năm 1993 đến 2005, chương trình kiểm toán, kiểm soát và bảo vệ vật liệu (Material Protection, Control, and Accounting Program) do chính phủ liêng bang Hòa Kỳ điều phối đã tiêu tốn khoảng 550 triệu USD để giúp an toàn cho các kho vũ khí urani và plutoni ở Nga.[31] Tính chất Phân hạch hạt nhân của urani-235 Khi được tách ra, urani là kim loại có màu trắng bạc, phóng xạ yếu, mềm hơn thép một chút,[7] độ dương điện mạnh và độ dẫn diện kém.[32] Nó dẻo, dễ uốn và có tính thuận từ.[7] Kim loại urani có mật độ rất lớn, đặc hơn chì khoảng 70%, nhưng nhẹ hơn vàng. Urani kim loại phản ứng với hầu hết các nguyên tố phi kim loại và các hợp chất của chúng, với độ hoạt động tăng theo nhiệt độ.[13] Axit clohidric và axit nitric hòa tan urani, nhưng các axit không có khả năng ôxy hóa phản ứng với nguyên tố này rất chậm.[32] Khi chia nhỏ, nó có thể phản ứng với nước lạnh; khi tiếp xúc với không khí, kim loại urani bị phủ một lớp ôxit urani màu đen.[7] Urani trong quặng được tách bằng phương pháp hóa học và chuyển đổi thành urani ôxit hoặc các dạng khác có thể dùng trong công nghiệp. Urani-235 là đồng vị đầu tiên được tìm thấy có thể tự phân hạch. Các đồng vị khác có mặt trong tự nhiên có thể phân hạch nhưng không thể tự phân hạch. Tùy thuộc vào việc bắn phá bằng các neutron chậm, đồng vị urani-235 sẽ luôn phân chia thành 2 hạt nhân nhỏ hơn, giả phóng năng lượng liên kết hạt nhân và sinh nhiều neutron hơn. Nếu các neutron này được hấp thụ bởi các hạt nhân urani-235 khác, thì chuỗi phân hạch hạt nhân sẽ diễn ra và có thể gây nổ trừ khi phản ứng được làm chậm lại bởi việc điều hòa neutron, bằng cách hấp thụ chúng.[31] Kim loại urani có 3 dạng thù hình:[33]  α (trực thoi) bền với nhiệt độ lên đến 660 °C  β (bốn phương) bền ở nhiệt độ từ 660 °C đến 760 °C  γ (lập phương tâm khối) bền từ 760 °C đến điểm nóng chảy đây là trạng thái dẻo và dễ uốn nhất. Các hợp chất Trạng thái ôxi hóa và ôxit Ôxit Triuranium octaoxide (diagram pictured) and uranium dioxide are the two most common uranium oxides. Bánh urani vàng Calcined là sản phẩm được sản xuất công nghiệp chứa các nhóm urani có trạng thái ôxi hóa khác nhau từ thấp nhất đến cao nhất. Các hạt có thời gian lưu giữ ngắn trong lò nung sẽ ít bị ôxi hóa hơn những hạt có thời gian lưu giữ dài hơn. Hàm lượng urani thường được tính theo U3O8, kể từ những ngày thực hiện dự án Manhattan, khi đó U3O8 đã được sử dụng làm tiêu chuẩn báo cáo trong hóa phân tích. Các mối quan hệ pha trong tổ hợp urani-ôxi là phức tạp. Các trạng thái ôxi hóa quan trọng nhất của urani là urani(IV) và urani(VI), và hai ôxi tương ứng của chúng là urani điôxit (UO2) và urani triôxit (UO3).[34] Các urani ôxit khác gồm urani monoxit (UO), diurani pentoxit (U2O5), và urani peroxit (UO4·2H2O)cũng tồn tại. Các dạng urani ôxit phổ biến nhất là triurani octaoxit (U3O8) và UO2.[35] Cả hai ôxit nay đều ở dạng rắn, ít hoàn tan trong nước, và tương đối bền trong nhiều kiểu môi trường. Triurani octaoxit là hợp chất (tùy thuộc vào các điều kiện) uranii ổn định nhất và là dạng thường gặp trong tự nhiên. Urani điôxit là dạng được dùng làm nhiên liệu hạt nhân phổ biến.[35] Ở nhiệt độ thường, UO2 sẽ chuyển một cách từ từ thành U3O8. Do tính ổn định của chúng, các urani ôxit thường được xem là dạng hợp chất dùng để lưu trữ hoặc thải.[35] Dịch hóa học Uranium in its oxidation states III, IV, V, VI Các muối của tất cả bốn trạng thái ôxi hóa là dung dịch hòa tan trong nước và có thể được nghiên cứu ở dạng dung dịch nước. Các trạng thái ôxi hóa U3+ (đỏ), U4+ (lục), UO2+ (không bền), và UO22+ (vàng).[36] Một vài hợp chất bán kim loại và rắn như UO và US, urani ở trạng thái ôxi hóa (II), nhưng không có các ion đơn giản được biết là tồn tại trong dung dịch ở trạng thái đó. Các ion U3+ giải phóng hydro từ nước và được xem là trạng thái không bền. Ion UO22+ đặc trưng cho trạng thái ôxi hóa (VI) và tạo thành các hợp chất như uranyl cacbonat, uranyl clorua và uranyl sulfat. UO22+ cũng tạo phức với các chất tạo phức hữu cơ, chất thường gặp nhất là uranyl axetat.[36] Cacbonat The Pourbaix diagram for uranium in a non-complexing aqueous medium (e.g. perchloric acid / sodium hydroxide).[37] The Pourbaix diagram for uranium in carbonate solution[37] Các tương tác của các ion cacbonat với urani(VI) làm cho biểu đồ Pourbaix thay đổi mạnh khi giá trị trung bình bị thay đổi từ nước sang dung dịch chứa cacbonat. Trong khi một lượng lớn cacbonat không hòa tan trong nước, urani cacbonat thỉnh thoảng hòa tan trong nước. Điều này xả ra là so cation U(VI) có thể liên kết hai ôxit và 3 hoặc nhiều hơn cacbonat tạo thành các phức anion. Ảnh hưởng của pH A diagram showing the relative concentrations of the different chemical forms of uranium in a non-complexing aqueous medium (e.g. perchloric acid / sodium hydroxide).[37] A diagram showing the relative concentrations of the different chemical forms of uranium in an aqueous carbonate solution.[37] Các biểu đồ thành phần của urani minh họa cho đặc điểm này: khi pH của dung dịch urani(VI)tăng thì urnai bị chuyển thành urani ôxit ngậm nước và với giá trị pH cao nó chuyển thành phức hydroxit anion. Khi cho thêm cacbonat vao, urani bị chuyển thành một dãi các phức cacbonat nếu pH tăng. Một hảnh hưởng của các phản ứng này là tăng độ hòa tan của urani khi giá trị pH nằm trong khoảng 6 đến 8, một thực tế là có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định lâu dài của các nhiên liệu hạt nhân urani ôxit đã qua sử dụng. Hydrua, cacbic và nitrit Kim loại urani nung ở nhiệt độ 250 đến 300 °C (482 đến 572 °F) phản ứng với hydro tạo thành urani hydrua. Thậm chí ở nhiệt độ cao hơn có thể loại bỏ hydro. Tính chất này làm cho urani hydrua là vật liệu tiện lợi để tạo ra các bột urani hoạt động cùng với các hợp chất khác như cacbic, nitrit, và halua.[38] Hai dạng tinh thể của urani hydrua tồn tại là: dạng α tồn tại ở nhiệt độ thấp còn dạng β được tạo ra ở nhiệt độ trên 250 °C.[38] Urani cacbic và urani nitrit là các hợp chất bán kim loại tương đối trơ, tan rất ít trong các axit, phản ứng với nước, và có thể đốt cháy trong không khí tạo thành U3O8.[38] Các cabic của urani gồm urani monocacbic (UC), urani đicacbic (UC2), và điurani tricacbic (U2C3). Cả hai hợp chất UC và UC2 được tạo thành bằng cách thêm cacbon vào urani nóng chảy hoặc urani kim loại tiếp xúc với cacbon monoxit ở nhiệt độ cao. Tính ổn định dưới 1800 °C, U2C3 được điều chế bằng cách pha trộn hỗp hợp nóng của UC và UC2 dưới áp lực cơ học.[39] Urani nitrit được điều chế bằng cách cho kim loại tác dụng với nitơ bao gồm urani mononitrit (UN), urani đinitrit (UN2), và điurani trinitrit (U2N3).[39] Halua Uranium hexafluoride is the feedstock used to separate uranium-235 from natural uranium. Tất cả urani florua được tạo ra từ urani tetraflorua (UF4); bản thân UF4 được điều chế bằng cách hydroclorua hóa urani điôxit.[38] UF4 được khử bằng hydro ở 1000 °C tạo ra urani triflorua (UF3). Trong các điều kiện nhiệt độ và sáp suất thích hợp, phản ứng của UF4 rắn với urani hexaflorua (UF6) khí có thể tạo thành các florua trung gian nhử U2F9, U4F17, và UF5.[38] Ở nhiệt độ phòng, UF6 có áp suất hơi cao, nên nó được dùng vào quá trình khuếch tán khí để tách urani-235 từ đồng vị urani-238. Hợp chất này có thể được điều chế từ urani đoxit và urani hydrua theo phản ứng:[38] UO2 + 4 HF → UF4 + 2 H2O (500 °C, thu nhiệt) UF4 + F2 → UF6 (350 °C, thu nhiệt) Kết quả tạo ra UF6, là chất rắn màu trắng, có tính hoạt động cao (bởi quá trình florua hóa), dễ thăng hoa (gần như ở dạng hơi lý tưởng), và là hợp chất dễ bay hơi nhất của urani.[38] Một phương pháp điều chế urani tetraclorua (UCl4) là kết hợp trực tiếp clo với hoặc là kim loại urani hoặc urani hydrua. Sự khử UCl4 bởi hydro tạo ra urani triclorua (UCl3) trong khi các urani chứa số clo cao hơn được điều chế bởi phản ứng với clo bổ sung.[38] Tất cả urani clorua phản ứng với nước và không khí. Các muối urani bromua và iôtua đươc tạo ra từ phản ứng trực tiếp của brom và iot với urani hoặc bằng cách thêm UH3 vào các axit của nguyên tố này.[38] Ví dụ như: UBr3, UBr4, UI3, và UI4. Urani oxyhalua có thể hòa tan trong nước, gồm UO2F2, UOCl2, UO2Cl2, và UO2Br2. Sự ổn định của các oxyhalua này giảm khi khối lượng nguyên tử của thành phần halua tăng.[38] Đồng vị Nồng độ trong tự nhiên Urani tự nhiên bao gồm ba đồng vị chính: urani-238 (99,28%), urani-235 (0,71%), và urani 234 (0,0054%). Tất cả 3 đồng vị này đều phóng xạ, phát ra các hạt anpha với ngoại lệ là tất cả chúng đều có ít sác xuất nhỏ phân hạch tự nhiên hơn là phát xạ anpha. Urani-238 là đồng vị ổn định nhất của urani, có chu kỳ bán rã khoảng 4,468 tỉ năm, gần bằng tuổi của Trái Đất. Urani-235 có chu kỳ bán rã khoảng 7,13 triệu năm, và urani-234 có chu kỳ bán rã khoảng 2,48×105 năm.[40] Đối với urani tự nhiên, khoảng 49% tia anpha được phát ra từ mỗi U-238, và cũng như 49% bởi U- 234U (do sản phẩm sau được tạo thành từ sản phẩm trước) và khoảng 2,0% trong số đó từ U-235. Khi Trái Đất còn trẻ, có thể 1/5 urani của nó là urani 235, nhưng tỷ lệ U-234 có thể thấp hơn nhiều so với hiện nay. Urani-238 thường phát hạt α - trừ khi nó trải qua phân hạch tự nhiên - phân rã theo phân rã hạt nhân urani có 18 nguyên tố, tất cả chúng cuối cùng đều phân rã thành chì-206, theo nhiều cách phân rã khác nhau.[13] Chuỗi phân rã phóng xạ của U-235 có 15 thành viên, tất cả chúng phân rã đến cuối cùng đều tạo ra chì-207.[13] Các hằng số phân rã trong các chuỗi này có ích khi so sánh về các tỉ số của hạt nhân mẹ và hạt nhân con trong việc định tuổi bằng đồng vị phóng xạ. Urani-234 là thành viên trong chuỗi phóng xạ Urani, và nó phân rã thành chì-206 thông qua một chuỗi phân rã của các đồng vị có thời gian sống tương đối ngắn. Urani-233 được tạo ra từ thori-232 khi bị bắn phá bằng neutron, thường trong các lò phản ứng hạt nhâ, và U-233 cũng có thể phân hạch.[7] Chuỗi phân rã của nó kết thúc bằng tali-205. Urani-235 là một đồng vị quan trọng được dùng trong các lò phản ứng hạt nhân và trong vũ khí hạt nhân, do nó là đồng vị urani duy nhất tồn tại ở dạng tự nhiên trên Trái Đất có khả năng tự phân hạch tạo ra các sản phẩm phân hạch bằng các neutron nhiệt.[13] Urani-238 không có thể phân hạch nhưng nó là một fertile isotope, bởi vì sau khi kích hoạt neutron nó có thể tạo ra plutoni-239, là một đồng vị có thể phân hạch khác. Do đó, các hạt nhân U-238 có thể hấp thụ một neutron để tại ra đồng vị phóng xạ urani-239. U-239 phân rã beta tạo ra neptuni-239, đồng vị này cũng phân rã beta, sau đó nó phân rã thành plutoni-239 chỉ trong vài ngày. Pu-239 được dùng làm vật liệu phân hạch trong quả bom nguyên tử đầu tiên trong vụ thử Trinity ngày 15 tháng 7 năm 1945 ở New Mexico.[15] Làm giàu Cascades of gas centrifuges are used to enrich uranium ore to concentrate its fissionable isotopes. Tách đồng vị là cách thức làm giàu urani-235, loại được dùng trong các vũ khí hạt nhân và trong hầu hết các nhà máy điện hạt nhân, ngoại trừ các lò phản ứng hạt nhân được làm lạnh bằng khí và các lò phản ứng hạt nhân nước nặng được điều áp. Trong các ứng dụng nói trên, việc làm giàu là để cho hầu hết các neutron được giải phóng từ sự phân hạch nguyên tử urani-235 phải ảnh hưởng đến các nguyên tử urani-235 khác để duy trì chuỗi phản ứng hạt nhân. Nồng độ và số lượng urani- 235 cần thiết để đạt được yêu cầu này được gọi là khối lượng tới hạn ('critical mass'). Khi đề cập đến urani được làm giàu, thì tỉ lệ urani-235 thường nằm trong khoảng 3% đến 5%.[41] Quá trình làm giàu tạo ra một lượng rất lớn urani nghèo (depleted urani) do đã tách hết urani-235, tức tỷ lệ urani-238 được gia tăng tương ứng. Khi đề cập đến việc làm nghèo urani, tức nồng độ đồng vị urani-235 không quá 0,3%.[42] Giá của urani đã tăng kể từ năm 2001, vì thế các sản phẩm đuôi (sản phẩm thải ra sau quá trình làm giàu) được giàm giàu chứa hơn 0,35% urani-235 cũng được chú ý đến cho quá trình tái làm giàu, đều này đã làm giá của urani hexaforit-nghèo trên ngưỡng 130 USD/kg vào thời điểm tháng 7 năm 2007 so với 5 USD vào năm 2001.[42] Urani hexaflorua (UF6) khí được tách ra có khối lượng phân tử khác nhau giữa 235UF6 và 238UF6 dùng máy ly tâm vận tốc lớn được gọi là quá trình xử lý ly tâm khí. Quá trình này là rẻ nhất và được sử dụng rộng rãi cho việc làm giàu.[14] Quá trình khuếch tán khí là phương pháp hàng đầu làm giàm urani và được sử dụng trong dự án Manhattan. Trong quá trình này, urnai hexaforua được khuếch tán một cách riêng biệt thông qua chất điệm là bạc-kẽm, và các đồng vị khác nhau của urani được tách ra theo tốc độ khuếch tán (vì urani-238 nặng hơn nên nó khuếch tán chậm hơn urani-235).[14] Phương pháp tách đồng vị laser phân tử ứng dụng tia laser có năng lượng nhất định để cắt liên kết giữa urani-235 và flo. Quá trinh này làm cho urani-238 liên kết với flo và cho phép kim loại urani-235 kết tủa từ dung dịch.[4] Một phương pháp làm giàu bằng laser khác là tách đồng vị hơi nguyên tử bằng laser (atomic vapor laser isotope separation) và ứng dụng các tia laser điều hưởng được như laser màu nhuộm.[43] Một phương pháp khác được sử dụng là khuếch tán nhiệt chất lỏng.[32] Thực trạng ô nhiễm phóng xạ Urani Theo uỷ ban năng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ urani ở các nhà máy điện hạt nhân, kho vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực trước kia có xảy ra nổ hạt nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl v.v hằng năm làm nhiễm độc 2.500 tỉ lít nước ngầm của thế giới. Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ ngấm vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hoà tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và cuối cùng tích luỹ vào cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây nên những đột biến dị dạng, bệnh tật, cho các cơ thể sống tự nhiên. Cũng theo điều tra của uỷ ban này, thực chất, lượng phóng xạ rò rỉ trong không khí, không gây nguy hiểm nhi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_nguyen_to_urani.pdf