Bài 1 : Một canô chạy thẳng đều xuôi dòng từ bến A đến bến B cách nhau 36 km mất 1 giờ 30 phút. Vận tốc dòng chảy là 6 km/h.
a) Tính vận tốc của canô đối với dòng nước.
b) Tính thời gian canô chạy ngược dòng từ bến B trở về bến A.
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4697 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập học kỳ 1 môn vật lý 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lò xo.
Khi ôtô đang chạy với vận tốc 12 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ôtô chạy nhanh dần đều. Sau 15 s , ôtô đạt vận tốc 15 m/s. Gia tốc của ôtô là:
A. 0,2 m/s2. B. 0,4 m/s2. C. 0,1 m/s2. D. 0,3 m/s2.
Một người có khối lượng 55kg đứng trên sàn thang máy. Khi thang máy đi lên chậm dần đều với gia tốc 1,2 m/s2 và lấy g=9,8 m/s2 thì áp lực của người lên sàn thang máy nhận giá trị :
A. 546 N. B. 473 N. C. 605 N. D. 539 N.
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm. Mô men ngẫu lực có độ lớn là :
A. 1 N.m B. 2 N.m C. 100 N.m D. 0,5 N.m
Hai người dùng chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000 N. Điểm treo cỗ máy cách vai người đi trước 60cm và cách vai người đi sau 40 cm. Người đi trước chịu một lực bằng :
A. 500 N. B. 300 N. C. 600 N. D. 400 N.
Tác dụng vào vật rắn có trục quay cố định một lực F thì gây ra momen quay là 20Nm, khoảng cách từ trục quay đến giá của lực F là 20cm. Độ lớn của lực F là :
A. 200 N. B. 1 N. C. 100 N. D. 4 N.
Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lỗ trên mặt đất, dạng cân bằng của viên bi lúc đó là
A. cân bằng phiếm định.
B. lúc đầu cân bằng bền, sau đó chuyển thành cân bằng phiếm định.
C. cân bằng không bền.
D. cân bằng bền.
Khi vật rắn treo bằng sợi dây và ở trạng thái cân bằng thì :
A. không có lực nào tác dụng lên vật.
B. các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều.
C. lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật.
D. dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.
Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với
A. điểm chính giữa vật. B. điểm đặt trọng lực tác dụng lên vật.
C. tâm hình học của vật. D. điểm bất kì trên vật.
Điều kiện cân bằng của một chất điểm chịu tác dụng của ba lực không song song là :
A. ba lực đó phải đồng phẳng và đồng qui.
B. ba lực có độ lớn bằng nhau.
C. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
D. ba lực đó phải có giá vuông góc với nhau từng đôi một.
Vật rắn dưới tác dụng 2 lực cân bằng thì hai lực tác dụng :
A. song song ngược chiều. B. trực đối.
C. bằng nhau, ngược chiều. D. bằng nhau.
Một tấm ván nặng 360N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là :
A. 120 N. B. 240 N. C. 80 N. D. 180 N.
Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong số các giá trị sau đây giá trị nào là độ lớn của hợp lực?
A. 15 N. B. 25 N. C. 2 N. D. 1 N.
B. Tự luận :
Một vật rơi tự do không vận tốc đầu khi chạm đất có vận tốc 70 m/s. Lấy g=10 m/s2.
a) Xác định độ cao thả vật và thời gian rơi của vật.
b) Tính vận tốc , quãng đường rơi và độ cao của vật sau 5 s đầu tiên.
c) Tính quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng.
d) Tính vận tốc trung binh trong cả quá trình rơi.
Một lò xo có khối lượng không đáng kể được treo thẳng đứng. Khi treo vật nặng 200 g vào lò xo thì lò xo dài 25 cm , nếu treo một vật khác nặng 300 g vào lò xo thì lò xo dài 27 cm. Hãy tính độ cứng và chiều dài ban đầu của lò xo. Lấy g=10 m/s2.
Một vật khối lượng 2 kg trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực F có phương nằm ngang, có độ lớn là 10 N.
a) Tính gia tốc chuyển động không vận tốc đầu. Xem lực ma sát là không đáng kể.
b) Thật ra , sau khi đi được 2 m kể từ lúc đứng yên, vật đạt được vận tốc 4 m/s. Tính gia tốc chuyển động , lực ma sát và hệ số ma sát. Lấy g = 10 m/s2.
Thanh BC đồng chất tiết diện đều , gắn vào tường bởi bản lề C , đầu B treo một vật nặng khối lượng M=2,5 kg và giữ cân bằng nhờ dây AB. Cho AB=AC. Xác định các lực tác dụng lên thanh BC (hình vẽ) trong các trường hợp :
a) Thanh BC nhẹ , khối lượng không đáng kể.
b) Thanh BC nặng 2,5 kg và có trọng tâm là trung điểm BC.
Xe lăn có khối lượng 500 kg dưới tác dụng của lực F chuyển động trên một đoạn đường s=400 m mất thời gian 20 s. Nếu chất lên xe một lượng hàng thì xe chuyển động trên quãng đường s mất 40 s.Tính khối lượng hàng chất lên xe.
ĐỀ SỐ 3.
A. Trắc nghiệm :
Các công thức sau đây công thức nào không biểu diễn gia tốc hướng tâm?
A. a=4π2f2R. B. a=v2/R. C. a=ω2R. D. a=ωR.
Cho biết hằng số hấp dẫn G=6,67.10-11 Nm2/kg2. Lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng m1=m2=2 tấn đặt cách nhau 1 m là :
A. 13,34.10-5 N. B. 26,68.10-5 N.
C. 26,68.10-8 N. D. 13,34.10-8 N.
Chọn câu đúng.
A. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt.
B. Lực ma sát trượt luôn cân bằng với ngoại lực.
C. Lực ma sát nghỉ chỉ tồn tại khi vật đứng yên.
D. Khi vật trượt thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang thì lực ma sát trượt bằng lực ma sát nghỉ.
Một vật có khối lượng 20 g đặt ở mép một chiếc bàn quay hình tròn có bán kính 1 m , tốc độ góc của bàn là 2 vòng/s. Lực hướng tâm tác dụng vào vật có độ lớn :
A. 3,16 N. B. 0,08 N. C. 3155 N. D. 80 N.
Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Đột nhiên tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi, vật sẽ chuyển động như thế nào?
A. Vật sẽ đổi hướng chuyển động.
B. Vật tiếp tục chuyển động với vận tốc v không đổi.
C. Vật chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại.
D. Vật dừng lại ngay lập tức.
Một người ném quả bóng theo phương ngang với vận tốc đầu 15 m/s và rơi xuống cách mình một khoảng 45 m theo phương ngang. Thời gian quả bóng rơi là : A. 5 s. B. 2 s. C. 3 s. D. 4 s.
Khoảng thời gian trong đó một điểm chuyển động tròn được một vòng gọi là : A. tốc độ góc. B. tần số quay.
C. chu kì quay. D. gia tốc hướng tâm.
Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox, theo phương trình x = 5 + 6t – 0,2t2, ( x : mét , t : giây). Gia tốc và vận tốc ban đầu của chất điểm là :
A. a = 0,4m/s2 ; v0 = 6m/s. B. a = 0,2m/s2 ; v0 = 5m/s.
C. a = -0,2m/s2 ; v0 = 6m/s. D. a = -0,4m/s2 ; v0 = 6m/s.
Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng 100 N/m để lò xo giãn ra 10 cm?
A. 10 kg. B. 1 kg. C. 2 kg. D. 0,1 kg.
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm, độ cứng của lò xo 100 N/m. Khi bị kéo, lò xo dài 24 cm. Lực đàn hồi của lò xo là :
A. 40 N. B. 4 N. C. 24 N. D. 0,4 N.
Chọn câu sai :
A. Những lực tương tác giữa hai vật gọi là hai lực trực đối.
B. Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
C. Lực và phản lực là hai lực trực đối nên cân bằng nhau.
D. Lực và phản lực luôn cùng loại.
Gia tốc đặc trưng cho :
A. sự tăng nhanh hay chậm của vận tốc của chuyển động.
B. sự nhanh hay chậm của vận tốc chuyển động.
C. sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc của chuyển động.
D. sự tăng nhanh hay chậm của chuyển động.
Một xe đang chạy với vận tốc 36 km/h thì bị hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt trên đường ray. Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường là 0,2 và g=10 m/s2. Kể từ lúc hãm xe còn đi được bao xa thì dừng hẳn :
A. 22,6 m. B. 25 m. C. 35,25 m. D. 28,7 m.
Một xe máy đang đi với vận tốc 36 km/h bỗng người lái xe thấy một cái hố trước mặt, cách xe 20 m. Người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại. Gia tốc của xe là :
A. 2,5 m/s2. B. -2,5m/s2. C. 4,1 m/s2. D. 5,09 m/s2.
Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20 m. Hỏi thời gian để vật chạm đất là bao nhiêu ? Lấy g=10m/s2.
A. 4 s. B. 1,41 s. C. 2,82 s. D. 2 s.
Khi khối lượng mỗi vật và khoảng cách giữa hai vật đều tăng đều tăng gấp 3 thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
A. không đổi. B. giảm ba lần.
C. tăng 9 lần. D. tăng ba lần.
Một con ngựa kéo một xe chở hàng nặng 6000 N chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang. Biết lực kéo F của con ngựa là 600 N và hợp với mặt đường một góc 30o. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường : A. 0,12. B. 0,24. C. 0,06. D. 0,09.
Đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động là :
A. vận tốc của vật. B. gia tốc của vật.
C. quãng đường đi được của vật. D. tọa độ của vật.
Một vật được xem là chất điểm khi kích thước của vật :
A. nhỏ, khối lượng của vật không đáng kể.
B. rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo.
C. nhỏ, chuyển động so với vật được chọn làm mốc.
D. rất nhỏ so với con người..
Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900km theo chiều gió mất 2 h 30 phút với vận tốc khi không có gió 300km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu? Giả sử các vận tốc đều không đổi.
A. 60 km/h. B. 420 km/h. C. 360 km/h. D. 180 km/h.
Trường hợp nào dưới có thể coi vật là chất điểm?
A. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
B. Trái Đất trong chuyển động tự quanh trục của nó.
C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.
D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
Một quả bóng, khối lượng 0,5 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào quả bóng là 0,02 s. Quả bóng bay đi với tốc độ :
A. 0,1 m/s. B. 10 m/s. C. 0,01 m/s. D. 2,5 m/s.
Người ta kéo 100 kg than từ hầm lò lên bằng thang máy, thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 25 cm/s2, lấy g = 10m/s2. Lực ép của than lên sàn thang máy là :
A. 1000 N. B. 1205 N. C. 975 N. D. 1025 N.
Một ô tô có khối lượng 1,8 tấn (coi như là chất điểm) chuyển động với vận tốc 36 km/h trên chiếc cầu vồng được coi như là cung tròn có bán kính 50 m. Lấy g=10m/s2. Áp lực của ô tô vào mặt cầu tại điểm cao nhất là :
A. 18000 N. B. 17640 N. C. 21600 N. D. 14400N
So sánh trọng lượng của nhà du hành trong con tàu vũ trụ đang bay quanh Trái Đất trên quỹ đạo có bán kính 2R (R là bán kính Trái Đất) với trọng lượng của người ấy khi còn ở mặt đất :
A. Lớn hơn 2 lần. B. Như nhau.
C. Nhỏ hơn 4 lần. D. Nhỏ hơn 2 lần.
Điều nào sau đây đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?
A. Hợp lực tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm.
B. Vật không chịu tác dụng của lực nào ngoài lực hướng tâm.
C. Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm.
D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát.
B. Tự luận :
Một vật chuyển động tròn đều với bán kính quỹ đạo 12,5 cm , vận tốc dài là 0,5 m/s.
a) Tính gia tốc hướng tâm , tần số góc , tần số và chu kì của vật.
b) Tính góc quay , số vòng quay và quãng đường dài mà vật đi được trong 5 phút.
Một ôtô chạy với vận tốc 72 km/h thì tắt máy chuyển động chậm dần đều chạy thêm 200 m thì dừng lại.
a) Tính gia tốc của xe.
b) Tính thời gian để xe chạy thêm được 150 m kể từ lúc tắt máy.
c) Tính thời gian để xe đạt vận tốc 54 km/h kể từ lúc tắt máy.
Cho gia tốc rơi tự do trên mặt đất là go=9,8 m/s2 và bán kính Trái Đất là 6400 km.
a) Tính lại khối lượng của Trái Đất .
b) Tính gia tốc ở độ cao bằng 1/5 bán kính Trái Đất so với mặt đất.
c) Tính trọng lượng của vật có khối lượng 10 kg ở độ cao bằng 1/8 bán kính Trái Đất so với mặt đất.
Treo vật nặng có khối lượng 300 g vào một lò xo thì khi cân bằng lò xo dài 43 cm. Treo thêm quả cân 200 g thì lò xo dài 45 cm. Lấy g=10 m/s2. Tính chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo.
Một canô chạy thẳng đều xuôi dòng từ bến A đến bến B cách nhau 36 km mất 1 giờ 30 phút. Vận tốc dòng chảy là 6 km/h.
a) Tính vận tốc của canô đối với dòng nước.
b) Tính thời gian canô chạy ngược dòng từ bến B trở về bến A.
Một thanh chắn đường dài 8 m có trọng lượng 2100 N và trọng tâm cách đầu bên trái 2 m .Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 3,5 m. Để giữ thanh ấy nằm ngang thì phải tác dụng lực vào đầu bên phải có giá trị là bao nhiêu?
Một người dùng dây kéo một vật có khối lượng 5 kg trượt đều trên sàn nằm ngang. Dây kéo nghiêng một góc 30o so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt 0,3. Tính độ lớn của lực kéo và áp lực của vật lên sàn nhà.
*Một thanh AB đồng chất khối lượng 2 kg tựa lên mặt phẳng nghiêng không ma sát , với cá góc nghiêng a=30o và b=60o (hình 8). Biết giá của trọng lực của thanh đi qua giao tuyến O của 2 mặt phẳng nghiêng. Lấy g=10 m/s2. Xác định áp lực của thanh lên mỗi mặt phẳng nghiêng.
ĐỀ SỐ 4.
A. Trắc nghiệm :
Một viên bi A được ném ngang từ một điểm.Cùng lúc đó, tại cùng độ cao, một viên bi B có cùng kích thước nhưng có khối lượng gấp đôi được thả rơi tự do. Bỏ qua sức cản của không khí, điều gì sau đây sẽ xảy ra?
A. A chạm sàn trước B.
B. B chạm sàn trước A.
C. A mới đi được nữa đường trong khi B chạm sàn.
D. A và B chạm sàn cùng một lúc.
Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 12 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe làm gốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai xe làm chiều dương. PTCĐ của hai ô tô trên có dạng :
A. Ô tô chạy từ A: xA= 54.t ; Ô tô chạy từ B: xB= 12 + 48.t
B. Ô tô chạy từ A: xA= 54.t +12 ; Ô tô chạy từ B: xB= 48.t
C. Ô tô chạy từ A: xA= 54.t ; Ô tô chạy từ B: xB= 48.t – 12.
D. Ô tô chạy từ A: xA= – 54.t ; Ô tô chạy từ B: xB= – 48.t.
Chọn câu sai trong các câu sau :
A. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
B. Mômen của lực khác không khi giá của lực đi qua trục quay.
C. Đơn vị của mômen là N.m
D. Quy tắc mômen lực có thể áp dụng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định.
Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = vo + a.t thì :
A. v luôn luôn dương. B. a luôn luôn dương.
C. a luôn luôn cùng dấu với v. D. a luôn luôn ngược dấu với v.
Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính :
A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
B. Hòn đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
D. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
Hai tàu thuỷ, mỗi chiếc có khối lượng 40 000 tấn ở cách nhau 1 km.Lấy g = 10 m/s2 , so sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một vật có khối lượng 30g :
A. Chưa thể biết. B. Nhỏ hơn C. Lớn hơn. D. Bằng nhau.
Chuyển động nào có thể coi như là chuyển động rơi tự do :
A. Chuyển động của 1 hòn sỏi được ném lên cao.
B. Chuyển động của 1 hòn sỏi được ném theo phương xiên góc.
C. Chuyển động của 1 hòn sỏi được ném theo phương nằm ngang.
D. Chuyển động của 1 hòn sỏi được thả rơi xuống.
Một vật có khối lượng 7 kg trượt không ma sát xuống một mặt phẳng nghiêng với gia tốc 2 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng :
A. 6 N. B. 14 N. C. 1,6 N. D. 1,4 N.
Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy?
A. Cả hai tàu đều chạy. B. Tàu N đứng yên, tàu H chạy.
C. Tàu H đứng yên, tàu N chạy. D. Cả A, B, C đều không đúng.
Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N , làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Cho biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35, g =10 m/s2 , gia tốc chuyển động của thùng có giá trị :
A. 0,4 m/s2. B. 0,5 m/s2. C. 0,7 m/s2. D. 0,6 m/s2.
Một vật có khối lượng 8 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ.Vật đi được 320 cm trong 2 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là : A. 6,4 m/s2 ; 12,8 N. B. 640 m/s2 ; 1280 N.
C. 1,6 m/s2 ; 12,8 N. D. 0,64 m/s2 ; 1,2 N.
Một ô tô đi qua điểm A trên một quốc lộ với vận tốc 36 km/h chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Cùng lúc đó tại một điểm B trên quốc lộ cách A một đoạn 560 m một ô tô khác bắt đầu khởi hành theo hướng ngược chiều với xe thứ nhất, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 40 cm/s2. Thời điểm hai xe gặp nhau là :
A. 40 s. B. 45 s. C. 25 s. D. 15 s.
Một vật đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc 20 m/s thì trượt lên cái dốc dài 100 m, cao 10 m. Bỏ qua ma sát giữa vật với mặt phẳng. Gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng có giá trị :
A. 1 m/s2. B. –1 m/s2. C. –0,5 m/s2. D. 0,5 m/s2.
Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 10 kg làm vận tốc của nó tăng từ 4 m/s đến 16 m/s trong 4 s. Lực tác dụng vào vật là : A. 45 N. B. 30 N. C. 20 N. D. 55 N.
Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu , vật chuyển động chậm dần vì có :
A. Quán tính. B. Phản lực.
C. Lực tác dụng ban đầu. D. Lực ma sát.
Trong chuyển động thẳng đều :
A. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t
B. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với vận tốc v.
C. Toạ độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
D. Toạ độ x tỉ lệ thuận với vận tốc v.
Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn nằm ngang cao 0,8 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn x max=2,5 m (theo phương ngang). Lấy g = 10m/s2. Thời gian rơi của hòn bi là : A. 0,3 s. B. 0,4 s. C. 0,2 s. D. 0,5 s.
Chuyển động của vật nào là chuyển động tròn đều :
A. Chuyển động của mắt xích xe đạp.
B. Chuyển động của đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.
C. Chuyển động của con lắc đồng hồ.
D. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.
Chuyển động nào không thể là chuyển động rơi tự do :
A. Một lông chim rơi trong ống thuỷ tinh thẳng đứng đã được hút chân không.
B. Một chiếc lá rụng từ trên cao xuống đất.
C. Một viên chì rơi trong ống thuỷ tinh thẳng đứng đã được hút chân không.
D. Một viên đá được thả rơi từ trên cao xuống đất.
Cặp “ lực và phản lực ” trong định luật III Newton :
A. Không cần phải bằng nhau về độ lớn.
B. Tác dụng voà cùng một vật.
C. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.
D. Tác dụng vào hai vật khác nhau.
Khi một xe khách tăng tốc đột ngột thì các hành khách :
A. Chúi người về phia trước. B. Ngã người về phía sau.
C. Dừng lại ngay. D. Ngã người sang bên cạnh.
Phương trình chuyển động của một chất điểm theo trục Ox có dạng x = 3 + 30.t (x : km ; t: h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm A cách O là 3km, với vận tốc 30km/h.
B. Từ điểm A cách O là 3m, với vận tốc 30m/s.
C. Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h.
D. Từ điểm O, với vận tốc 30 km/h.
Một đĩa tròn có bán kính 10 cm, quay đều mỗi vòng hết 0,2 s.Vận tốc góc của một điểm trên vành đĩa có giá trị là :
A. 10p rad/s. B. 8p rad/s. C. 9p rad/s. D. 7p rad/s.
Câu nào sau đây là đúng :
A. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
B. Không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được.
C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật.
D. Không cần lực tác dụng thì vật vẫn chuyển động tròn đều được.
Câu nào sau đây là đúng :
A. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm theo thời gian.
C. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.
D. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn.
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm, khi bị kéo thì lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng : A. 28 cm. B. 40 cm. C. 48 cm. D. 22 cm.
Một vật đang chuyển động với vận tốc 5 m/s, nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì :
A. Vật đổi hướng chuyển động.
B. Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
C. Vật dừng lại ngay.
D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 5 m/s.
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm và có độ cứng 40 N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1 N để nén lò xo. Khi ấy chiều dài của nó là :
A. 7,5cm. B. 12,5cm. C. 2,5cm. D. 9,75cm.
B. Tự luận :
Đặt một thanh đồng chất AB dài 2 m , khối lượng 2 kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A ,B của thanh hai vật có m1=4,5 kg và m2=6 kg. Xác định vị trí điểm O đặt giá đỡ để thanh nằm ngang cân bằng .
Một vật khối lượng 5 kg nằm cân bằng trên mặt phẳng nghiêng 30o so với mặt đất (hình vẽ). Bỏ qua ma sát , lấy g=10 m/s2. Xác định lực căng dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng.
Một xe tải đang chạy trên đoạn đường nghiêng. Xe cao 4 m , rộng 2,4 m và có trọng tâm cách mặt đường 2,2 m. Hỏi độ nghiêng tối đa của mặt đường để xe không bị đổ.
Một ôtô chạy với vận tốc 54 km/h thì tắt máy chuyển động chậm dần đều chạy thêm 150 m thì dừng lại.
a) Tính gia tốc của xe và thời gian từ lúc xe tắt máy đến lúc dừng lại.
b) Tính thời gian để xe chạy thêm được 100 m kể từ lúc tắt máy và vận tốc tại thời điểm đó.
c) Tính vận tốc và quãng đường xe đi sau khi hãm phanh 10 s.
d) Tính thời gian để xe đi được 50 m cuối cùng.
ĐỀ SỐ 5.
A. Trắc nghiệm :
Một vật được ném ngang với vận tốc v=30 m/s. Chọn hệ Oxy sao cho O trùng với vị trí ném. Ox nằm ngang theo chiều ném, Oy thẳng đứng từ trên xuống. Phương trình nào sau đây đúng với phương trình quỹ đạo của vật, lấy g = 10 m/s2.
A. y = x2/90. B. y = x2/180. C. y = x2/120 . D. y = x2/45.
Lực ma sát xuất hiện khi vật chuyển động là :
A. lực ma sát lăn. B. lực ma sát trượt.
C. lực ma sát nghỉ. D. lực ma sát trượt hoặc lực ma sát lăn.
Một vật có khối lượng 200 g chuyển động tròn đều trên đường tròn có bán kính 50 cm, với tốc độ dài 5 m/s. Tính lực hướng tâm tác dụng vào vật.
A. 50 N. B. 100 N. C. 20 N . D. 10 N.
Một vật được ném ngang với vận tốc là 5 m/s ở độ cao 80 m. Lấy g = 10 m/s2. Tầm xa của vật là:
A. 20 m. B. 80 m. C. 40m. D. Một giá trị khác.
Lấy tay ép quyển sách vào tường , khi sách đứng yên , nó chịu tác dụng của :
A. 5 lực, trong đó có 2 lực ma sát nghỉ.
B. 5 lực, trong đó có 1 lực ma sát nghỉ.
C. 6 lực, trong đó có 1 lực ma sát nghỉ.
D. 6 lực, trong đó có 2 lực ma sát nghỉ.
Phương trình của một vật chuyển động được mô tả : x = t2 + 2t + 7 là phương trình chuyển động của chuyển động thẳng :
A. Nhanh dần đều với xo = 7 m, vo= 2 m/s, a = 2 m/s2.
B. Chậm dần đều với xo = 7 m, vo = 2 m/s, a = 2 m/s2.
C. Nhanh dần đều với xo = 7 m, vo = 2 m/s, a = 1 m/s2.
D. Chậm dần đều với xo = 7 m, vo = 2 m/s, a = 1 m/s2.
Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực?
A. Trọng lực xác định bởi biểu thức P = mg.
B. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của chúng.
C. Trọng lực tác dụng lên vật thay đổi theo vị trí của vật trên Trái Đất.
D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5 km/h. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông là
A. 8 km/h. B. 5 km/h. C. 6,7 km/h. D. 6,3 km/h.
Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1, h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua sức cản của không khí. Tỉ số độ cao h1/h2 là :
A. 2. B. 4. C. 3 . D. 5.
Trong đồ thị vận tốc–thời gian sau, đoạn nào ứng với chuyển động thẳng chậm dần đều?
A. Đoạn BC.
B. Đoạn AB.
C. Đoạn DE.
D. Đoạn CD.
Dưới tác dụng của một lực 20 N, một vật chuyển động với gia tốc 0,4 m/s2. Hỏi vật đó chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50 N?
A. 4 m/s2. B. 0,5 m/s2. C. 2 m/s2. D. 1 m/s2.
Một người đẩy một chiếc hộp chuyển động ngang trên sàn nhà với một lực nằm ngang có độ lớn 100 N. Chiếc hộp chuyển động thẳng đều. Độ lớn của lực ma sát bằng bao nhiêu?
A. 100 N. B. 98 N. C. >100 N. D. <100 N.
Nếu chọn gốc thời gian là thời điểm ban đầu và vận tốc lúc đầu của vật bằng không thì công thức vận tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều là: (vo và to ¹ 0).
A. vt = vo + at. B. vt = a(t - to).
C. vt = vo + a(t - to). D. vt = at.
Một giọt nước mưa rơi tự do từ độ cao 45 m xuống đất. Cho g= 10 m/s2. Thời gian vật rơi tới mặt đất là :
A. 9s. B. 4,5s. C. 3s. D. 2,1s.
Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 250 N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,020 s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng :
A. 2,5 m/s. B. 0,01 m/s. C. 10 m/s. D. 0,1 m/s.
Khi một con ngựa kéo xe , lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là :
A. lực mà ngựa tác dụng vào xe.
B. lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.
C. lực mà xe tác dụng vào ngựa.
D. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
Một ôtô đang chạy với tốc độ 36 km/h thì bắt đầu xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 xuống hết đoạn dốc có độ dài 960 m. Hỏi vận tốc của ôtô cuối đoạn dốc?
A. 79,2 m/s. B. 7,92 m/s. C. 79,2 km/h. D. 7,92 km/h.
Một vật có khối lượng 1 kg , chuyển động với gia tốc 0,05 m/s2. Lực tác dụng vào vật có thể nhận giá trị nào sau đây:
A. 0,05 N. B. 0,5 N. C. 5 N. D. 20 N.
Trong chuyển động thẳng chậm dần đều , vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn : A. cùng hướng. B. ngược hướng .
C. có độ lớn bằng nhau. D. cùng chiều.
Lực của gió tác dụng vào cánh buồm của một chiếc thuyền là F1=30 N hướng về phía Bắc. Nước tác dụng vào thuyền một lực F2=40 N hướng về phía Đông. Thuyền có khối lượng 200 kg. Độ lớn của gia tốc : A. 2,5 m/s2. B. 0,5 m/s2. C. 0,025 m/s2. D. 0,25 m/s2.
Hợp lực để giữ cho vật chuyền động với vận tốc không đổi là:
A. Bằng 0 . B. Tỷ lệ với khối lượng của vật .
C. Tỷ lệ với vận tốc của vật. D. Tỷ lệ với trọng lượng của vật .
Phát biểu nào là sai khi nói về tính chất của khối lượng?
A. Khối lượng có tính chất cộng được.
B. Khối lượng đo bằng đơn vị kilôgam.
C. Vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính của vật càng nhỏ và ngược lại.
D. Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không thay đổi đối với mỗi vật.
Công thức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- On_tap_HK1Vat_ly_10.doc