Chương 2: CẦU, CUNG, VÀ CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
1- Cầu, cung và thị trường:
- Cầu: Cầu là số lượng HH, DV mà người mua sẵn lòng mua tương ứng với các
mức gía khác nhau. Thuật ngữ cầu dùng để chỉ hành vi của người mua. Người mua đại
diện cho cầu
- Cung: Cung là số lượng HH, DV mà người bán sẵn lòng bán tương ứng với các
mức gía khác nhau. Thuật ngữ cung dùng để chỉ hành vi của người bán. Người bán đại
diện cho cung.
- Thị trường: Thị trường là một tập hợp những người mua và những người bán,
tương tác với nhau, dẫn đến khả năng trao đổi HH, DV. Thuật ngữ thị trường dùng để
chỉ nơi cầu và cung tương tác với nhau. Cầu và cung là hai nhân tố chính để thị trường
hoạt động.
2- Cầu và lượng cầu:
2.1. Cầu (Demand, D): được sử dụng để diễn tả hành vi của người mua thông qua
mối quan hệ giữa giá cả (Price, P) và lượng cầu (QD).
2.2. Lượng cầu (Quantity Demand, QD): số lượng một loại HH, DV mà người
mua sẵn lòng mua ở mỗi mức giá khác nhau, trong một thời kỳ nhất định.
2.3. Qui luật cầu:
* Với giả thiết các yếu tố khác không đổi: Khi giá giảm thì lượng cầu tăng lên; khi
giá tăng thì lượng cầu giảm xuống (Mối quan hệ giữa P và QD là nghịch biến).
* Hàm số cầu: QD = aP + b ; Với a = ΔQD / ΔP
24 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 68 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn tập môn Kinh tế vi mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ trừ tiền trợ cấp vào giá
bán → giá bán giảm xuống → đường cung dịch chuyển sang phải → số lượng HH, DV
giao dịch trên thị trường sẽ lớn hơn và gía cân bằng sẽ thấp hơn khi không có trợ cấp.
- Người mua và người bán cùng chia hưởng khoản trợ cấp:
+ Khoản trợ cấp người mua hưởng = Giá CB trước khi có trợ cấp - Giá CB sau
khi có trợ cấp;
+ Khoản trợ cấp người bán hưởng = Giá bán sau khi có trợ cấp – (Giá CB trước
khi có trợ cấp - trợ cấp).
7Chương 3: SỰ CO GIÃN CỦA CẦU VÀ CUNG
1- Độ co giãn của cầu theo giá:
1.1. Các mức độ co giãn của cầu theo giá:
Đo lường sự phản ứng của người mua, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu, khi
giá của một loại hàng hóa thay đổi.
Hàm số cầu có dạng:
QD = b + aP
Trong đó: a = ΔQD/ΔP
|ED| > 1: Cầu co giãn nhiều.
Phần trăm thay đổi của QD lớn hơn phần trăm
thay đổi của P → người mua phản ứng mạnh →
gọi là cầu co giãn nhiều → khi đó, đường cầu
dốc ít.
|ED| < 1: Cầu co giãn ít.
Phần trăm thay đổi của QD nhỏ hơn phần trăm
thay đổi của P → người mua phản ứng yếu →
gọi là cầu co giãn ít → khi đó, đường cầu dốc
nhiều.
|ED| = 1: Cầu co giãn đơn vị.
Phần trăm thay đổi của QD bằng phần trăm thay
đổi của P → người mua phản ứng bình thường
→ gọi là cầu co giãn đơn vị → khi đó, đường
cầu dốc đường dốc 450.
|ED| = 0: Cầu hoàn toàn không co giãn.
QD không thay đổi khi P thay đổi → người mua
không có phản ứng → gọi là cầu hoàn toàn
không co giãn → khi đó đường cầu thẳng đứng.
Lưu ý: - Vì P và QD thay đổi dọc
theo đường cầu nên ED sẽ thay đổi
dọc theo đường cầu.
- Ý nghĩa của ED : lượng cầu hàng
hóa X tăng (giảm) |ED| % khi giá X
giảm (tăng) 1%.
|ED| = ∞: Cầu hoàn toàn co giãn.
QD thay đổi khi P không thay đổi → người mua
có phản ứng không nhất quán → gọi là cầu hoàn
toàn co giãn → khi đó đường cầu nằm ngang.
1.2. Tác động của ED đến doanh thu của người bán (hoặc chi tiêu của người mua):
Doanh thu: TR = P x Q
%∆QD
%∆P
∆QD/QD
∆P/P
=ED =
(Q2 - Q1)/Q1
(P2 - P1)/P1
ED =
∆QD
∆PED = x
P
QD
= a x PQD
8Khi cầu co giãn nhiều:
→ |%ΔQD | > |%ΔP|
→ P và TR nghịch biến
Khi cầu co giãn ít:
→ |%ΔQD |< |%ΔP|
→ P và TR đồng biến
1.3. Các yếu tố tác động đến ED:
1.3.1. Cầu có xu hướng ít co giãn khi: 1.3.2. Cầu có xu hướng co giãn nhiều khi:
• Đó là hàng hóa thiết yếu
• Hàng hóa ít có khả năng thay thế
• Chi tiêu cho hàng hóa chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng thu nhập của người mua
• Thời gian để người mua điều chỉnh hành
vi là ngắn.
• Đó là hàng hóa xa xỉ
• Hàng hóa có nhiều khả năng thay thế
• Chi tiêu cho hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng thu nhập của người mua
• Thời gian để người mua điều chỉnh hành
vi là dài.
1.4. Độ co giãn của cầu theo giá chéo:
Đo lường phản ứng của người mua, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi giá
các loại hàng hóa liên quan thay đổi.
(D)
P
Q
A
B
|ED| > 1
(D)
P
Q
A
B |ED| = 1
(D)
P
Q
A B
|ED| = ∞
(D)
P
Q
A
B
|ED| = 0
(D)
P
Q
A
B |ED| < 1
9Mối quan hệ giữa các loại hàng hóa Ý nghĩa của EXY:
- EXY < 0 → X và Y là hàng hóa bổ sung.
Lượng cầu hàng hóa X thay đổi % khi
giá của Y thay đổi 1%
- EXY > 0 → X và Y là hàng hóa thay thế.
- EXY = 0 → X và Y là hàng hóa không liên
quan nhau (hoặc HH độc lập với nhau).
1.5. Độ co giãn của cầu theo thu nhập:
Đo lường phản ứng của người mua, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi thu
nhập của họ thay đổi.
EI và phân loại hàng hóa Ý nghĩa của EI:
- EI < 0 → X là hàng hóa thứ cấp.
Lượng cầu hàng hóa X thay đổi %
khi thu nhập của người tiêu dùng
thay đổi 1%.
- EI > 0 → X là hàng hóa thông thường.
+ 0 < EI < 1 → X là hàng hóa thiết yếu.
+ EI > 1 → X là hàng hóa xa xỉ (cao cấp).
2- Độ co giãn của cung theo giá:
Đo lường phản ứng của người bán, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cung khi giá
của hàng hóa thay đổi.
Hàm số cung có dạng:
QS = d + cP
Trong đó: c = ΔQS/ΔP
|ES| > 1: Cung co giãn nhiều.
Phần trăm thay đổi của QS lớn hơn phần trăm
thay đổi của P → người bán phản ứng mạnh →
gọi là cung co giãn nhiều → khi đó, đường cung
dốc ít.
Phần trăm thay đổi lượng cầu của X
Phần trăm thay đổi giá của Y
EXY =
%∆QD(X)
%∆PY
∆QD(X) / QD(X)
∆PY / PY
=EXY =
Phần trăm thay đổi của lượng cầu
Phần trăm thay đổi của thu nhập
EI =
%∆QD
%∆I
∆QD / QD
∆I / I
=EI =
10
|ES| < 1: Cung co giãn ít.
Phần trăm thay đổi của QS nhỏ hơn phần trăm
thay đổi của P → người bán phản ứng yếu →
gọi là cung co giãn ít → khi đó, đường cung dốc
nhiều.
|ES| = 1: Cung co giãn đơn vị.
Phần trăm thay đổi của QS bằng phần trăm thay
đổi của P → người bán phản ứng bình thường →
gọi là cung co giãn đơn vị → khi đó, đường cung
dốc đường dốc 450.
|ES| = 0: Cung hoàn toàn không co giãn.
QS không thay đổi khi P thay đổi → người bán
không có phản ứng → gọi là cung hoàn toàn
không co giãn → khi đó đường cung thẳng đứng.
Lưu ý: - Vì P và QS thay đổi dọc theo
đường cung nên ES sẽ thay đổi dọc
theo đường cung.
- Ý nghĩa của ES: lượng cung hàng
hóa X tăng (giảm) ES% khi giá của X
tăng (giảm) 1%.
|ES| = ∞: Cung hoàn toàn co giãn.
QS thay đổi khi P không thay đổi → người bán có
phản ứng không nhất quán → gọi là cung hoàn
toàn co giãn → khi đó đường cung nằm ngang.
%∆QS
%∆P
∆QS/QS
∆P/P
=ES =
(Q2 - Q1)/Q1
(P2 - P1)/P1
ES =
∆QS
∆P
ES = x
P
QS
= C x
P
QS
(S)
P
Q
A
B
ES > 1
(S)P
Q
A
B
ES < 1
Q
(S)
P
A B
ES = ∞
(S)
P
Q
A
B
ES = 0
Q
(S)
P
B
ES = 1
A
11
3- Gánh nặng thuế:
- Khi cầu co giãn ít hơn so với cung thì người
mua sẽ gánh chịu phần lớn khoản thuế.
- Khi cầu co giãn nhiều hơn so với cung thì
người bán sẽ gánh chịu phần lớn khoản thuế.
- Khi cầu hoàn toàn không co giãn, người tiêu
dùng chịu toàn bộ thuế.
- Khi cung hoàn toàn không co giãn, người bán
chịu toàn bộ thuế.
(S1)
P
Q
p1
(S2)
p0
(D)
Q0
Thuế
(S1)
P
Q
p1
(S2)
p2
p0
Q1 Q0
(D)
(S2)P
Q
P1
(S1)
P0
P2
Q1 Q0
(D)
(S)P
Q
P1
P0
Q1 Q0
(D)
Thuế
12
Chương 4: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng
1- Một số khái niệm cơ bản:
- Hữu dụng:
+ Là sự thỏa mãn mà NTD cảm nhận được khi tiêu dùng HH, DV
+ Hữu dụng mang tính chủ quan
- Tổng hữu dụng (ký hiệu là TU):
+ Là tổng mức thỏa mãn mà NTD đạt được khi tiêu dùng một số lượng sản phẩm
nào đó trong một đơn vị thời gian.
+ TU = f(Q)
- Hữu dụng biên (Ký hiệu là MUX):
+ Là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi NTD tiêu dùng thêm một đơn vị sản
phẩm trong một đơn vị thời gian
+ Công thức:
• Nếu TU là số liệu rời rạc: MUX = ΔTU/ ΔQX
• Nếu TU là 01 hàm số: MUX = dTU/dQX
• MU là độ dốc của đường TU
2- Quy luật hữu dụng biên giảm dần:
- Nếu giả định các yếu tố khác không đổi thì khi sử dụng ngày càng nhiều một sản phẩm
thì hữu dụng biên của sản phẩm đó giảm dần;
- Nói ngược lại, nếu giả định các yếu tố khác không đổi thì khi từ bỏ ngày càng nhiều
một sản phẩm thì hữu dụng biên của sản phẩm đó tăng dần;
- Vì MU là độ dốc của đường TU nên:
+ MU > 0 → TU tăng dần.
+ MU < 0 → TU giảm dần.
+ MU = 0 → TU cực đại.
3- Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng:
- I: Giới hạn ngân sách;
- PX , PY : Giá tương ứng của sản phẩm X, Y;
- Để tối đa hóa mức hữu dụng trong giới hạn ngân sách I, thì
NTD sẽ chọn mua số lượng các sản phẩm X và Y sao cho
hữu dụng biên trên một đơn vị tiền tệ cuối cùng của các sản
phẩm phải bằng nhau, nghĩa là đồng thời thỏa 2 điều kiện:
+ Điểm đó nằm trên đường ngân sách;
+ Điểm đó nằm trên đường đẳng dụng cao nhất có thể.
Lưu ý:
• Điểm kết hợp đó chính là tiếp điểm của đường ngân sách và đường đẳng dụng
cao nhất.
• Điểm kết hợp này gọi là điểm phối hợp tối ưu.
4- Đường ngân sách:
XPX + YPY = I
MUX
PX
=
MUY
PY
13
XPX + YPY = I → Y = - (PX/PY)*X + I/PY
- Đường ngân sách là đường thẳng, dốc xuống về phía phải, có độ dốc là: - PX/PY.
- Dịch chuyển đường ngân sách:
+ Thu nhập tăng: Đường NS dịch chuyển sang phải;
+ Thu nhập giảm: Đường NS dịch chuyển sang trái.
- Thay đổi độ dốc đường ngân sách:
+ Khi giá Y (PY) tăng: Đường NS xoay hướng vào trong;
+ Khi giá Y (PY) giảm: Đường NS xoay hướng ra ngoài.
5- Đường đẳng dụng:
- Đường đẳng dụng (đường đẳng ích, đường bàng quan): Là tập hợp những phối hợp
hàng hóa, dịch vụ khác nhau nhưng đem lại cho NTD mức độ hữu dụng như nhau.
- Đặc điểm đường đẳng dụng:
+ Vì độ dốc của đường đẳng dụng là ΔY/ ΔX, có gía trị là một số âm → Đường
đẳng dụng dốc xuống.
+ Vì tỉ lệ thay thế biên (MRS = ΔY/ ΔX) giảm dần → Đường đẳng dụng lồi về
gốc tọa độ.
+ Vì NTD thích có nhiều HH hơn là có ít → Đường đẳng dụng càng xa gốc tọa độ
càng có mức hữu dụng lớn hơn.
+ Các đường đẳng dụng không cắt nhau.
- Các dạng đặc biệt của đường đẳng dụng:
+ Khi MRS là hằng số → đường đẳng dụng là 1 đường thẳng dốc xuống. Khi đó,
X và Y được gọi là 2 HH thay thế hoàn hảo.
+ Khi MRS bằng 0 hoặc ∞ → đường đẳng dụng là 1 đường chữ L vuông góc. Khi
đó, X và Y được gọi là 2 HH bổ sung hoàn hảo.
6- Tỷ lệ thay thế biên:
- Định nghĩa: Tỉ lệ thay thế biên (MRS) của SP X cho SP Y là số lượng hàng hóa Y mà
NTD phải giảm bớt để có thêm một đơn vị hàng hóa X mà tổng mức hữu dụng không
đổi.
- Công thức: MRSXY = ΔY/ ΔX → MRSXY là một số âm.
- Vì quy luật hữu dụng biên giảm dần → MRS cũng giảm dần.
- Độ dốc của đường đẳng dụng là ΔY/ΔX nên MRSXY cũng là độ dốc của đường đẳng
dụng
- MRSXY = ΔY/ ΔX = - MUX/MUY : Tỷ lệ thay thế biên cũng là tỉ lệ hữu dụng biên của 2
SP.
14
Chương 5: Lý thuyết sản xuất
1- Hàm sản xuất:
- Hàm sản xuất tổng quát: Q = f(x1, x2, , xn)
+ Q: Số lượng sản phẩm đầu ra;
+ Xi: số lượng yếu tố sản xuất I.
- Hàm sản xuất đơn giản: Q = f(L, K)
+ Q: số lượng sản phẩm đầu ra;
+ K: số lượng vốn;
+ L: số lượng lao động.
- Đặc điểm hàm sản xuất:
+ Hàm sản xuất diễn tả số lượng tối đa sản phẩm được SX;
+ Khi một trong các yếu tố SX thay đổi thì Sản lượng sẽ thay đổi theo;
+ Kỹ thuật, công nghệ SX thay đổi thì hàm SX sẽ thay đổi.
- Hiệu suất theo quy mô: Thể hiện mối quan hệ giữa sự thay đổi sản lượng và sự thay
đổi của đầu vào:
+ Hiệu suất tăng dần theo quy mô: sản lượng tăng cao hơn mức tăng của đầu vào;
+ Hiệu suất không đổi theo quy mô: sản lượng tăng bằng với mức tăng của đầu
vào;
+ Hiệu suất giảm dần theo quy mô: sản lượng tăng cao hơn mức tăng của đầu vào.
2- Sản xuất trong ngắn hạn:
- Ngắn hạn, dài hạn:
+ Ngắn hạn: Là khoản thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất không thay đổi.
Q = f (L, K )
+ Dài hạn: là khoản thời gian đủ dài để tất cả các yếu tố sản xuất thay đổi.
Q = f (L,K)
- Sản xuất trong ngắn hạn:
+ Tổng sản phẩm (TP: Total product)
+ Năng suất trung bình của lao động
(APL): là số sản phẩm SX tính trung bình
trên 1 đơn vị lao động.
+ Năng suất biên của lao động (MPL): là
phần thay đổi trong tổng sản phẩm khi sử
dụng thêm một đơn vị lao động.
+ MPL là độ dốc của đường TPL.
APL =
TP
MPL =
ΔTP
=
dTP
L ΔL dL
- Quy luật năng suất biên giảm dần:
+ Nếu các yếu tố khác không đổi, th. khi gia tăng sử dụng một yếu tố sản xuất,
năng suất biên của yếu tố sản xuất này lúc đầu tăng lên nhưng sau đó giảm dần.
+ Vì MPL là độ dốc của đường TPL nên:
MPL > 0 → TPL tăng dần.
MPL < 0 → TPL giảm dần
15
MPL = 0 → TPL cực đại.
- Quan hệ giữa năng suất biên (MP) và năng suất trung bình (AP):
MPL = dTPL/dL = d(APL x L)/dL (Từ định nghĩa của MPL)
MPL = APL x dL/dL + L x dAPL/dL
MPL = APL + L x dAPL/dL → MPL – APL = L x d APL/dL
+ MPL > APL → dAPL/dL > 0 → APL tăng.
+ MPL < APL → dAPL/dL < 0 → APL giảm.
+ MPL = APL → d APL/dL = 0 → APL cực đại.
- Phối hợp tối ưu theo phương pháp cổ điển:
+ Có 2 yếu tố SX là L và K, gía tương ứng là PL và PK.
+ Tổng chi phí cho trước là TC (total cost).
+ Để tối đa hóa tổng sản phẩm, nhà sản xuất sẽ
phân phối chi phí sản xuất cho các yếu tố sản xuất sao
cho năng suất biên trên một đơn vị tiền tệ của các yếu
tố sản xuất phải bằng nhau, nghĩa là đồng thời thỏa 2
điều kiện sau:
3- Đường đẳng phí:
- Đường đẳng phí: Là tập hợp những kết hợp các yếu tố sản xuất mà người sản xuất có
thể sử dụng được với mức chi phí và giá cả yếu tố sản xuất cho trước.
- Phương trình đường đẳng phí:
LPL + KPK = TC → K = TC/PK – PL/PK * L
- Đường đẳng phí là đường thẳng, dốc xuống về phía phải, có độ dốc là: - PL/PK
- Dịch chuyển đường đẳng phí:
+ Tổng CP tăng, đường đẳng phí dịch chuyển sang phải.
+ Tổng CP giảm, đường đẳng phí dịch chuyển sang trái.
- Thay đổi độ dốc đường đẳng phí:
+ Khi giá K (PK) tăng, đường đẳng phí xoay hướng vào trong.
+ Khi giá K (PK) giảm, đường đẳng phí xoay hướng ra ngoài.
4- Đường đẳng lượng: Tập hợp những sự phối hợp khác nhau của các yếu tố sản xuất
nhưng mang lại cho người sản xuất cùng một mức sản lượng.
- Đặc điểm đường đẳng lượng:
+ Vì độ dốc của đường đẳng lượng là ΔK/ΔL, có gía trị là một số âm → Đường
đẳng lượng dốc xuống.
+ Vì tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS = ΔK/ΔL) giảm dần → Đường đẳng lượng
lồi về gốc tọa độ.
+ Vì càng có nhiều K và L thì sản lượng càng cao → Đường đẳng lượng càng xa
gốc tọa độ càng có mức hữu dụng lớn hơn.
+ Các đường đẳng lượng không cắt nhau.
LPL + KPK = TC
MPL
PL
=
MPK
PK
16
- Các dạng đặc biệt của đường đẳng lượng:
+ Khi MRTS là hằng số → đường đẳng lượng là 1 đường thẳng dốc xuống. Khi
đó, K và L được gọi là 2 yếu tố thay thế hoàn hảo.
+ Khi MRTS bằng 0 hoặc ∞ → đường đẳng lượng là 1 đường chữ L vuông góc.
Khi đó, K và L được gọi là 2 yếu tố bổ sung hoàn hảo.
5- Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên:
- Tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) của K cho L là số lượng vốn K giảm xuống để sử
dụng thêm 1 lao động L mà mức sản lượng không đổi.
MRTSLK = ΔK/ΔL
- Vì độ dốc của đường đẳng dụng là ΔK/ΔL nên MRTS cũng là độ dốc của đường đẳng
lượng.
6- Nguyên tắc tối đa hóa sản lượng:
Tại điểm phối hợp tối ưu thì:
- Nằm trên đường đẳng phí, nghĩa là: LPL + KPK = TC
- Độ dốc của hai đường bằng nhau:
+ Độ đốc đường đẳng phí là: - PL/PK
+ Độ đốc đường đẳng lượng là: MRTS = - MPL/MPK
+ Hai độ dốc bằng nhau, nghĩa là:
- PL/PK = - MPL/MPK → MPL/PL = MPK/PK
- Như vậy, để tối đa hóa tổng sản lượng th. NSX phải phối hợp các yếu tố sản xuất sao
cho thỏa mãn 2 điều kiện sau:
LPL + KPK = TC (1)
MPL/PL = MPK/PK (2)
Sự tương đồng giữa lý thuyết tiêu dùng và lý thuyết sản xuất
Chủ thể Người tiêu dùng Người sản xuất
Đối tượng Hai sản phẩm X và Y Hai yếu tố sản xuất L và K
Mục tiêu tối đa hóa Tổng hữu dụng Tổng sản lượng
Khái niệm chính Hữu dụng biên Năng suất biên
Quy luật QL hữu dụng biên giảm dần QL năng suất biên giảm dần
Ràng buộc Giới hạn ngân sách Giới hạn chi phí
Tỉ lệ thay thế Tỉ lệ thay thế biên MRS Tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên MRTS
Công cụ phân tích Đường ngân sách và đường đẳngdụng
Đường đẳng phí và đường đẳng
lượng
Nguyên tắc tối đa hóa • XPX + YPY = I• MUX/PX = MUY/PY
• LPL + KPK = TC
• MPL/PL = MPK/PK
17
Chương 6: Chi phí sản xuất
1- Các loại chi phí và lợi nhuận:
- Chi phí kinh tế của việc sản xuất một HH là giá trị cao nhất của tất cả các nguồn lực
được sử dụng để sản xuất ra HH đó.
- CP kinh tế gồm CP kế toán và CP ẩn
- CP kế toán là CP được trả trực
tiếp bằng tiền để mua các yếu tố
sản xuất, được ghi vào sổ sách kế
toán.
- CP ẩn là CP ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_on_tap_mon_kinh_te_vi_mo.pdf