SÓNG (Xuân Quỳnh)
I. HCST Bài thơ:
- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
II. BÀI THƠ:
*Ýnghĩa hình tượng“sóng”:Bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”.
Nghĩa thực Hình ảnh hiện tượng tự nhiên được miêu tả cụ thể sinh động , với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau.
Biểu tượng h/ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình.
=>Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: “sóng” và “em” (cấu trúc song hành). “Sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc hoà nhập
=> Sự phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu.
1/Hai khổ đầu: Sóng và tâm hồn người phụ nữ khi yêu
+Dữ dội. .lặnglẽà2 mặt đối lập của sóngàTâm trạng người đang yêu nhất là người con gái.NT: Đối lập trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn khao khát yêu đương đang tìm đến một tình yêu rộng lớn với nhiều trạng thái đối cực, khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội.
+ Sông ra tận bểà Đặc tính của sóng và của trái tim người phụ nữ đang yêu: luôn trăn trở, tự tìm hiểu, khát vọng vươn ra khỏi cái nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình quan niệm mới mẻ về tình yêu: người con gái khao khát yêu đương nhưng không nhẫn nhục, cam chịu, từ bỏ nơi chật hẹp để đến với cái cao rộng, bao dung.
+ Ôi .thế àSóng luôn có các đặc điểm như trên, bất biến vĩnh hằngàTình yêu cũng vậy.
+ Nỗi trẻà Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim, là khát vọng muôn đời của nhân loại, nhất là của tuổi trẻ và cũng là khát khao của Xuân Quỳnhà Giọng điệu sôi nổi.
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4038 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn tập Ngữ văn 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu khắc họa tâm tư,…).
- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt ; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng ; kể chuyện ngắn gọn dẫn dắt tình tiết khéo léo.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán của người dân miền núi Tây Bắc.
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và đậm chất thơ,…
* Ý NGHĨA VĂN BẢN:
Tố cáo tội ác của bọn phong kiến thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.
*CÂU HỎI ÔN TẬP
CÂU HỎI 2đ:
1/ Trình bày xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
2/ Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
BÀI LÀM VĂN 5đ.
*Đề 1: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong sách Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008). (Đề thi tốt nghiệp năm 2009- chương trình Chuẩn)
*Đề 2: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (từ khi bị bắt về làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài) trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
VỢ NHẶT (KIM LÂN)
1. Tác giả:
- Kim Lân (1920 - 2007), nhà văn tài năng của văn học hiện đại Việt Nam
- Ông được đánh giá là một cây bút truyện ngắn chuyên nghiệp vững vàng.
- Kim Lân thành công ở đề tài nông thôn và hình tượng người nông dân.
- Tác phẩm: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)
2. Truyện ngắn Vợ Nhặt:
- Là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, in trong tập Con chó xấu xí (1962), có tiền thân là truyện dài Xóm ngụ cư, viết ngay sau CMT8 thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo
- Sau khi hòa bình lập lại (1954), K. Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ, viết lại thành Vợ nhặt.
Tóm tắt cốt truyện:
Truyện kể về những con người trong nạn đói lịch sử 1945. Khi nạn đói kinh hoàng đang diễn ra, một buổi chiều, người ta thấy Tràng dẫn về một cô vợ nhặt. Sự kiện đó làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, người mừng kẻ lo. Tràng là một thanh niên thô, vụng, nhà lại rất nghèo, hàng ngày phải đi kéo thuê xe thóc cho Liên đoàn lên tỉnh. Trong một lần kéo xe qua kho thóc, thấy mấy cô gái “ngồi vêu” ra ở đấy, anh đùa mấy câu cho vui, không ngờ có một cô ra đẩy nhờ xe qua dốc. Mấy hôm sau Tràng gặp lại cô ấy ở chợ, áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, mặt xám xịt, chỉ còn thấy hai con mắt. Anh lại đùa mấy câu, cô ta ăn liền bốn bát bánh đúc rồi sau đó theo Tràng về nhà. Thế là Tràng nhặt được vợ. Trên đường về nhà, anh vừa mừng vừa lo, mặt mày phớn phở khác thường, hình như quên hết cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cảnh đói khát ghê gớm đang đe doạ…Về đến nhà, lúc đầu bà cụ Tứ ( mẹ Tràng ) rất ngạc nhiên, không hiểu, nhưng sau đó bà đã hiểu ra cơ sự. Bà vừa mừng, vừa lo, vừa hờn, vừa tủi. Rồi bà cũng “mừng lòng” và đồng ý cho Tràng và cô gái nên vợ, nên chồng. Sáng hôm sau ngủ dậy, bà cụ Tứ cùng cô con dâu đã dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng từ trong nhà tới ngoài vườn, hai cái ang nước đã được gánh đầy. Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó với ngôi nhà của mình. Một nguồn vui sướng và phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng Tràng. Bà mẹ Tràng tươi tỉnh khác thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bữa cơm đầu tiên mỗi người chỉ có hai lưng chén cháo lõng bõng. Rồi bà cụ Tứ bưng lên một nồi cám luộc mà bà gọi là “chè khoán”. Dẫu vậy, bà vẫn bàn với con về chuyện nuôi một đôi gà, chuyện tương lai. Còn người vợ nhặt, khi nghe tiếng trống thúc thuế, đã kể cho cả nhà biết chuyện trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, Việt Minh đã phá cả kho thóc Nhật chia cho người đói. Nghe chuyện, Tràng vụt nhớ đến hình ảnh người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp, đằng trước có lá cờ đỏ thắm mà anh đã gặp mấy hôm trước.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. NỘI DUNG
1. Tình huống truyện độc đáo:
- Truyện ngắn Vợ nhặt đã xây dựng được một tình huống độc đáo, éo le, vừa bi thảm vừa thấm đẫm tình người. Đó là tình huống “nhặt vợ”. Anh Tràng, một người lao động nghèo, xấu, dân ngụ cư,… trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 bỗng nhặt được vợ dễ dàng chỉ bằng vài câu đùa bâng quơ và bốn bát bánh đúc…
- Tình huống “nhặt vợ” làm cho tác phẩm có giá trị về nhiều phương diện:
+ Nói lên số phận bi thảm, giá trị rẻ rúng của con người trong nạn đói 1945. Ở mặt này tác phẩm có giá trị hiện thực và có ý nghĩa tố cáo tội ác của Pháp + Nhật
+ Tình huống truyện còn bộc lộ một ý nghĩa nhân bản sâu sắc cảm động: Ca ngợi tình người và khát vọng hạnh phúc của người lao động. Trong cái đói quay quắt nhặt vợ là để cưu mang một con người, nhặt vợ là để mưu cầu hạnh phúc, hướng tới tương lai.
2. Bối cảnh câu chuyện: Nạn đói năm 1945.
- “Cái đói đã tràn đến” xóm ngụ cư, gieo rắc chết chóc và xóa mất sinh khí của xóm làng.
Tác giả đã tạo nên hai loại hình ảnh: Con người năm đói và không gian năm đói.
- Hình ảnh con người năm đói được thể hiện qua các chi tiết về: Tràng, đám trẻ con, những đoàn người đói khát từ Nam Định, Thái Bình lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngã rạ. Bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Kim Lân tạo nên hai hình ảnh thương tâm:
+ Người chết thì như ngã rạ
+ Người sống thì vật vờ “dật dờ” “xanh xám” như những bóng ma.
Cách so sánh ấn tượng ấy đã gây ra một ám ảnh khủng khiếp thê lương về con người năm đói.
- Không gian năm đói: được Kim Lân khắc họa cụ thể qua từng đường nét, màu sắc, âm thanh, mùi vị.
+ Không khí xóm làng: tiêu điều, ảm đạm “tối sầm lại vì đói” đầy âm khí chết chóc.
+ Vẳng lên một thứ âm thanh ghê sợ. Ban ngày “tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết”, ban đêm tiếng hờ khóc người chết nghe tỉ tê não nùng.
+ Mùi vị ẩm thối bởi rác rưởi và mùi gây của xác người chết.
- Giữa cảnh đói khát khủng khiếp ấy: Tràng liều lĩnh nhặt vợ; người vợ nhặt liều lĩnh theo về làm vợ Tràng để trốn chạy cái đói. Thật xót xa cảm động.
=> Với nghệ thuật tương phản, so sánh ấn tượng, lối miêu tả sinh động cụ thể, tác giả đã khắc họa được bức tranh ảm đạm tối tăm. Cuộc sống đói nghèo chết chóc đang vây bủa lấy cuộc sống con người. Qua đó tố cáo tội ác của Pháp, Nhật đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945.
3. Tình người, khát vọng hạnh phúc và niềm hy vọng vào cuộc sống được thể hiện qua ba nhân vật: Tràng, cụ Tứ và người vợ nhặt.
a. Tràng:
- Một người lao động nghèo nhưng có tấm lòng nhân hậu thương người:
+ Giữa cảnh đói to, khi thấy “thị” “quần áo tả tơi... hai mắt trũng sâu” vì đói, Tràng sẵn sàng cho người đàn bà xa lạ ăn.
+ Khi thấy thị muốn theo Tràng về nhà, lúc đầu anh cũng thấy lo “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Dù lo sợ cho tương lai nhưng Tràng không nỡ từ chối. Hành động dẫn “thị” về nhà trong cảnh “nuôi thân chưa xong” trước hết xuất phát từ tình người, từ tấm lòng nhân hậu muốn cưu mang đùm bọc một con người, muốn chia sẻ miếng ăn cho người khác ngay cả những khi đói khổ nhất. Nhưng sâu xa hơn nó còn thể hiện khát vọng hạnh phúc muốn có một gia đình, một người vợ để yêu thương của Tràng.
- Tâm trạng của Tràng khi có vợ: vui sướng phấn chấn, hạnh phúc. Ngòi bút dí dỏm và tinh tế của KL đã diễn tả thành công niềm hạnh phúc lớn lao của Tràng khi có vợ.
+ Trên đường dẫn vợ về nhà, “Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác hẳn ngày thường, hắn tủm tỉm cười nụ một mình,… ánh mắt thì sáng lên lấp lánh… Niềm hạnh phúc ấy thật lớn lao. Nó cứ “ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng”. Nó “khiến Tràng quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả đói khát đang đe dọa, quên những ngày tháng trước mắt”. Bây giờ trong hắn chỉ còn lại tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên cạnh, …
+ Buổi sáng đầu tiên khi có vợ. Một cảm giác mới “êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Tràng bỗng cảm nhận được cuộc sống xung quanh mình như đang đổi thay mới lạ. Nhà cửa sân vườn được quét dọn sạch sẽ... Tất cả hiện ra trước mắt Tràng như một thế giới khác hẳn ngày thường.
+ Niềm vui sướng, hạnh phúc của Tràng gắn liền với ý thức về bổn phận trách nhiệm: Hắn thấy yêu thương gắn bó với gia đình “cái nhà như tổ ấm che mưa che nắng”, hắn thấy có bổn phận với mẹ với vợ con sau này.
+ Cuộc sống trước mắt còn gian khổ, thậm chí là đen tối, bữa ăn ngày đói là nồi chè cám đắng chát nhưng chính tình yêu của người vợ, tình mẹ con hòa thuận và đặc biệt là hình ảnh “đám người đói, phía trước là lá cơ đỏ tung bay” đã nhen nhóm trong Tràng ước vọng về hạnh phúc, niềm tin hy vọng ở tương lai.
b. Cụ Tứ: Việc Tràng lấy vợ đã gây ra một chấn động lớn trong tâm hồn người mẹ già nghèo khổ. Tâm trạng bà cụ Tứ diễn biến phức tạp.
- Lúc đầu, khi thấy người đàn bà lạ trong nhà, lại chào mình bằng u, bà ngạc nhiên không hiểu.
- Nhưng khi “hiểu ra biết bao cơ sự”, bà “cúi đầu nín lặng”. Cử chỉ ấy chất chứa bao nỗi niềm tâm trạng. Đó là sự đan xen lẫn lộn giữa buồn, vui, tủi cực, lo âu.
+ Bà “vừa ai oán xót thương” cho số kiếp con mình vừa cảm thông thương xót cho người con dâu tội nghiệp. Bà khóc trong tâm trạng cay đắng tủi hờn.
+ Nhưng bà cũng mừng vì con có đôi có lứa. Một niềm vui sướng dậy lên trong lòng người mẹ già nghèo khổ. Bà đối xử ân cần, dịu dàng với người con dâu tội nghiệp “con ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”…Rồi tâm sự “chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”. Giữa cảnh đói khát, người mẹ già nghèo khổ ấy đã dang tay đón nhận người con dâu xa lạ mà lòng đầy thương xót.
+ Nạn đói đang hoành hành, bà phấp phỏng lo âu “chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”?
+ Nhưng trong bóng tối của đói nghèo, bà lão vẫn động viên khuyên nhủ, gieo vào lòng các con niềm tin về cuộc sống “Ai giàu ba họ. Ai khó ba đời”.
+ Bữa cơm ngày đói thật thảm hại, nhưng bà nói toàn chuyện vui, chuyện tương lai sáng sủa. Bà hào hứng bàn chuyện nuôi gà,…
=> Đến nhân vật bà cụ Tứ, KL đã tỏ rõ một ngòi bút vững vàng già dặn trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Nhà văn đã diễn tả thành công tâm trạng phức tạp của bà cụ Tứ khi biết con trai mình có vợ. Qua đó, tác giả đã làm nổi bật tấm lòng nhân hậu bao dung, tình thương con tha thiết và niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của người mẹ già nghèo khổ.
c. Người vợ nhặt: Là nạn nhân của cái đói. Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh sống đã khiến “thị” ăn nói “chao chát”, táo tợn gợi ý để được ăn và liều lĩnh đi theo về làm vợ Tràng. Tuy nhiên, sâu thẳm trong con người này vẫn khao khát một mái ấm gia đình. Khi trở thành vợ Tràng, chị là một con người hoàn toàn khác: một người con dâu, một người vợ dịu dàng, hiền hậu, đúng mực, đảm đang quán xuyến việc gia đình.
=>Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù cận kề bên cái đói, cái chết, người dân lao động nghèo vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai”.
2. NGHỆ THUẬT:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo: Tình huống nhặt vợ. Anh Tràng nghèo, xấu, dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất đã nhặt được vợ dễ dàng... Tình huống éo le này là đầu mối cho mọi sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
3. Ý NGHĨA VĂN BẢN. Truyện ngắn Vợ nhặt của KL phản ánh tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp1945. Qua đó tố cáo tội ác của bọn thống trị. Đồng thời ca ngợi bản chất tốt đẹp và sức sống diệu kì của người lao động. Ngay bên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
CÂU HỎI ÔN TẬP
CÂU HỎI 2đ:
1.Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
2. Nêu và phân tích ngắn gọn ý nghĩa tình huống độc đáo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
3.Theo anh/chị qua truyện ngắn Vợ nhặt, KL muốn gửi đến người đọc ý tưởng gì?
BÀI LÀM VĂN 5đ.
Đề1: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Đề 2: Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
Đề 3: Phân tích vẻ đẹp của tình người, của khát vọng hạnh phúc và niềm tin vào tương lai của những người lao động nghèo, qua ba nhân vật: Tràng, cụ Tứ, người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
RỪNG XÀ NU
(Nguyễn Trung Thành)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả :
Nguyễn Trung Thành ( bút danh khác là Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.
2. Tác phẩm :
a. Hoàn cảnh ra đời :
+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát, lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối.
+ Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc.
+ Nguyễn Trung Thành và các nhà văn miền Nam lúc đó muốn viết "hịch thời đánh Mĩ". Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ.
Tóm tắt
Tác phẩm được bắt đầu từ thời điểm hiện tại: Ba năm đi đội giải phóng, Tnú được phép về thăm làng. Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn và dẫn anh về. Làng Xô Man đã thay đổi nhiều lắm so với thời anh đi. Khắp núi rừng đâu cũng có cạm bẫy sẵn sang chờ đón quân thù. Đêm ấy, trước đông đủ dân làng, bên bếp lửa, cụ Mết - già làng đã kể cho mọi người nghe về cuộc đời Tnú và những trang lịch sử bi hùng của dân làng Xô Man. Đó là những năm đen tối, cách mạng miền Nam đang từ đấu tranh chính trị chuyển dần sang đấu tranh vũ trang. Thời bí mật, dân làng Xô Man thay nhau đi nuôi cán bộ Đảng trong rừng. Anh Xút bị giặc bắt và bị chúng treo cổ trên thân cây vả đầu làng. Bà Nhan bị bọn Mỹ Diệm chặt đầu. Tnú và Mai vào rừng học chữ và bảo vệ cán bộ ( anh Quyết ).
Tnú là người con ưu tú của dân làng Xô Man, học cái chữ thì chậm nhưng đi liên lạc thì gan dạ và thông minh. Chẳng may bị địch bắt, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của bọn giặc nhưng anh vẫn bất khuất, hiên ngang. Ba năm bị tù ở ngục Kon Tum, Tnú đã vượt ngục trở về. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi dân làng Xô Man. Theo lời dặn trong thư, Tnú đã lên núi Ngọc Linh mang về một gùi đá mài. Đêm đêm cả làng mài giáo, mác, chuẩn bị khởi nghĩa. Tnú trở thành chỉ huy đội du kích, làm cho thằng Dục ác ôn lồng lên. Bọn chúng kéo quân về làng, không bắt được Tnú, chúng đã bắt vợ con anh và tra tấn dã man cho đến chết. Tnú thương vợ con và căm thù quân giặc, với hai bàn tay không, anh đã nhảy vào để cứu Mai và con. Vợ, con anh chết, anh bị địch bắt, bọn chúng dùng dẻ tẩm nhựa xà nu đốt cháy 10 đầu ngón tay Tnú. Máu mặn chát ở đầu lưỡi, anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, trong bụng nhưng kiên quyết không kêu rên. Cụ Mết đã kịp thời chỉ huy thanh niên làng Xô Man cầm giáo, mác, dao, rựa bất ngờ xông ra giết chết cả trung đội giặc, cứu sống Tnú. Rồi tiếng chiêng nổi lên, lửa cháy khắp rừng, suốt đêm cả rừng Xô Man ào ào rung động. Tiếng cụ Mết sang sảng: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Làng Xô Man đã vùng dậy và bắt đầu một cuộc chiến đấu mới.
d. Chủ đề tác phẩm :
Chủ đề tác phẩm được phát biểu trực tiếp qua lời cụ Mết: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!", tức là phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Đó là con đường giải phóng dân tộc của thời đại cách mạng.
II. PHÂN TÍCH
1. Hình tượng cây xà nu
* Nghĩa tả thực : Sự gắn bó với cuộc sống con người TN
- Có mặt trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (củi Xn cháy hồng trong bếp lửa mỗi nhà …đuốc lửa xà nu soi đường rừng đêm, lửa xà nu bập bùng trong nhà ưng, khói xà nu làm đen nhẻm thân hình lũ trẻ, khói xà nu hun đen tấm bảng để anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ....)
- Tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống dân làng XM ( Ngọn đuốc Xn cháy sáng trong tay cụ Mết và những người vào rừng lấy giáo mác …, bọn giặc tẩm nhựa XN vào giẻ để đốt 10 ngón tay Tnú, soi sáng rực đêm cả làng XM nổi dậy khởi nghĩa, những bó đuốc XN soi rõ xác 10 thằng giặc bị giết ngổn ngang …)
* Nghĩa biểu trượng : Cây xà nu biểu tượng cho số phận và phẩm chất của người dân Tây nguyên trong chiến tranh
+ "Làng nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", "Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn" -> Hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.
+ "cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương", "có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão..., có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết...” -> nỗi đau, sự hi sinh, mất mát của người dân.
+ "trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy, Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên” -> sức sống mãnh liệt của cách mạng và các thế hệ làng Xô Man
+ “Ít nó loại cây ham ánh nắng mặt trời đến thế” -> Khát vọng tự do của nhân dân.
+ "Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng"-> tinh thần quả cảm, một sự kiêu hãnh của vị trí đứng đầu trong bão táp chiến tranh.
=> nhà văn đã sử dụng nhân hóa như một phép tu từ chủ đạo. Ông luôn lấy nỗi đau và vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực để nói về xà nu khiến xà nu trở thành một ẩn dụ cho con người, một biểu tượng của Tây Nguyên bất khuất, kiên cường.
2. Hình tượng Tnú
- Là con người gan góc, dũng cảm, mưu trí.
+ dù bị de dọa, khủng bố nhưng Tnú vẫn vào rừng làm liên lạc cho anh Quyết.
+ Học chữ chậm hơn Mai, boe ra bờ suối ngồi, lấy đá đập vào đầu.
+ Đi liên lạc, không đi đường mòn; qua sông suối tránh chỗ nước êm vì chỗ đó có giặc phục kích
+ Khi bị giặc bắt vẫn kiên quyết không khai dù bị tra tấn dã man.
+ Bị giặc tẩm nhựa xà nu đốt 10 đầu ngón tay, anh vẫn không kêu la, van xin, cắn chặt môi đến bật máu.
- Có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
+ Xa làng 3 năm, tuy nhớ nhà, nhớ quê nhưng phải được cấp trên cho phép anh mới về và chỉ về một đêm đúng quy định.
+ Bị giặc tra tấn, anh luon khắc ghi lời cụ Mết “Cán bộ là đảng, đảng còn, núi nước này còn”; anh chỉ vào bụng mình và nói “cộng sản ở đây này”
- Có một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc : sống rất tình nghĩa và luôn mang trong tim ba mối thù : thù của bản thân, thù của gia đình, thù của bản làng.
+ chỉ bằng hai bàn tay không, anh vẫn lao ra cứu hai mẹ con Mai.
+ Gắn bó đầy trách nhiệm với cách mạng : theo dân làng nuôi dấu cán bộ, hết lòng lo lắng đến sự an toàn của cán bộ, nghe lời anh Quyết ráng học...
+ Yêu làng, yêu quê hương sâu nặng : nhớ buôn làng da diết, nhớ âm thanh tiếng chày giã gạo, dòng suối mát lành...
=> Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí thời đại : phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
3. Khuynh hướng sử thi :
- Đề tài nói đến vấn đề sinh tử không chỉ của làng Xô Man mà của cả dân tộc Việt Nam. Đây là thời điểm lịch sử hết sức trọng đại của cách mạng miền Nam .
- Chủ đề tác phẩm mang đậm tính sử thi: Trước sự tàn các của kẻ thù, nhân dân miền Nam chỉ có một con đường duy nhất là cầm vũ khí vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương.
- Những nhân vật trong tác phẩm (cụ Mết, Tnú, Dít, Heng) kết tinh nhiều phẩm chất tiêu biểu của cả cộng đồng (gắn bó với dân làng, trung thành với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, kiên cường bất khuất, dũng cảm chiến đấu hi sinh...).
- Cách trần thuật thể hiện chất sử thi :
+ Cuộc đời Tnú đan được kể đan xen cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, trong đó chuyện kể về cuộc đời T nú là cốt lõi.
+ Ngôn ngữ kể chuyện đậm chất sử thi : giọng kể trang nghiêm, trầm hùng của cụ Mết, không khí trang trọng, thái độ trang nghiêm...
- Nhiều hình ảnh chói lọi, kì vĩ như hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, hai bàn tay của Tnú...
- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm tha thiết, khi trang nghiêm...
III. Tổng kết :
1. Nội dung : ca ngợi tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc TN nói riêng , đất nước, con người VN nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại : để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
2. Nghệ thuật :
- Không khí, màu sắc đậm chất Tây nguyên.
- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có nét các tính sống động vừa có tính khái quá, tiêu biểu.
- Sáng tạo thành công hình tượng cây xà nu – tạo nên chất sử thi, lãng mạn.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
(Nguyễn Thi)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả :
- Cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền nan thời đánh Mĩ.
- Là người miền Bắc nhưng gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam và thực sự trở thành nhà văn của nông dân Nam bộ.
- Là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
- Nhân vật tiêu biểu nhất của Nguyễn Thi là những người nông dân Nam Bộ có lòng căm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc, kiên cường, thuỷ chung, son sắt với quê hương và cách mạng.
2. Tác phẩm :
a. Hoàn cảnh ra đời : “ Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.
b. Tóm tắt :
Việt và Chiến là hai chị cùng sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống cách mạng. Ông nội và bố mẹ Việt đều bị giặc Mĩ giết hại. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, út em, chú Năm và người chị nuôi đi lấy chồng xa. Truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình đã thôi thúc hai chị em Việt hăng hái tòng quân giết giặc. Trong một trận đánh lớn, Việt dùng thủ pháo diệt một xe bọc thép Mĩ, bị thương và lạc đơn vị. Việt ngất đi rồi tỉnh lại nhiều lần. Trong cơn mê sảng, Việt nhớ về những kỉ niệm vui buồn tuổi thơ ấu. Sau ba ngày đêm, anh Tánh, đồng đội của Việt cùng tiểu đội mới tìm thấy Việt trong một lùm cây rậm và đưa Việt về bệnh viện. Sức khoẻ dần hồi phục, anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến kể về chiến công của mình. Việt nhớ chị Chiến muốn viết thư nhưng không muốn kể chiến công vì Việt thấy chưa thấm tháp gì so với chiến công của đơn vị và những ước mong của má.
II. Đọc – hiểu chi tiết :
1. Nêu ý nghĩa nhan đề : Nhan đề tác phẩm không chỉ có giá trị thông báo về vị trí thế hệ của hai nhân vật chính mà còn gợi nhiều ý nghĩa:
+ Đó là những con người được nuôi dưỡng và trưởng thành trong gia đình có truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào.
+ Họ là những con người đã tiếp nối xứng đáng truyền thống cách mạng của gia đình.
- Chủ đề tác phẩm: Khẳng định, ngợi ca mối liên hệ bền chặt, thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia đình, giữa những người con trong một gia đình Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Hệ thống nhân vật :
a. Điểm chung : dòng sông truyền thống.
- Căm thù giặc sâu sắc:
- Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc.
- Giàu tình nghĩa, rất mực thuỷ chung son sắt vời quê hương và cách mạng. Tuy nhiên, trong cái dòng sông truyền thống của gia đình ấy, “mỗi người một khúc”, có nét tính cách riêng, không ai giống ai. Đó chính là điểm nói lên tài năng của Nguyễn Thi.
b. Nét riêng : Mỗi người một khúc sông
b.1. Nhân vật chú Năm
Trong dòng sông truyền thống gia đình này, chú Năm là khúc thượng nguồn, là nơi kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống của gia đình.
- Chú hay kể sự tích gia đình. Chú là tác giả cuốn sổ gia đình ghi chép tội ác của giặc và chiến công của các thành viên trong gia đình.
- Chú Năm là người lao động chất phác nhung giàu tình cảm. Tâm hồn chú Năm bay bổng, đạt dào cảm xúc khi cất lên tiếng hò. Những lúc đó, chú Năm như đặt cả trái tim mình vào trong câu hò, tiếng hát.
b.2. Nhân vật má Việt
Má Việt cũng là một hiện thân của truyền thống-> hình tượng người phụ nữ mang đậm những nét tính cách của nhân vật Nguyễn Thi.
- Rất gan góc, căm thù giặc sâu sắc.
- Rất mực thương chồng, thương con, đảm đang, tháo vát. Cuộc đời lam lũ, vất vả chồng chất đau thương tang tóc, nhưng cắn răng nén chặt nỗi đau thương của mình để nuôi con, đánh giặc.
=>Nguyễn Thi đã khéo chọn những chi tiết điển hình để khắc hoạ hình tượng người phụ nữ này: một tay bồng con, một tay cắp rổ đi theo thằng giặc đòi đầu chồng; hiên ngang đối đáp vời kẻ thù mà “hai bàn tay to bản” vẫn “phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân”; mỗi lần bọn lính bắn doạ “mắt má lại sắc ánh lên nhìn lại bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tài liệu ôn tập ngữ văn 12.doc