Tài liệu ôn thi môn Ngữ Văn 12 - Văn học nước ngoài

 

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ

HÊ-MINH-UÊ

1.Theo em, tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hê-minh-uê có những điểm gì đáng lưu ý?

- Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. Người thanh niên ấy bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.

- Hê-minh- uê sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức. Cha ông là bác sĩ, mẹ là giáo viên dạy nhạc. Thuở nhỏ, Hê-minh-uê có năng khiếu âm nhạc nhưng lòng yêu thích thiên nhiên và tính hiếu động đã khiến ông gần gũi với những chuyến săn bắn, câu cá, đấm bốc.

- Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên. Mười 19 tuổi, ông tham gia đội lái xe cứu thương của Hội Chữ thập đỏ trong chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường I-ta-li-a, sau đó ông bị thương và trở về Hoa Kì. Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc “thế hệ mất mát”, không hòa nhập với cuộc sống đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu. Hê-minh-uê sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. Năm 1962, ông cho ra đời tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và trở nên thật sự nổi tiếng trên văn đàn.

- Trong sự nghiệp sáng tác ông để lại số lượng tác phẩm khá đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết như: Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả (1952) song truyện ngắn của ông lại cũng được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy.

- Hê-minh-uê là một trong hai nhà văn vĩ đại nhất nước Mĩ thế kĩ XX, ông là một trong những người khai sinh lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc ông đề ra nguyên lí sáng tác: coi tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”, người đọc tự khám phá phần chìm để thấy được ý nghĩa và giá trị của tác phẩm. Hê-minh –uê dù viết về đề tài gì, châu Phi hay châu Mĩ, ông cũng điều nhằm mục đích “ viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4502 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi môn Ngữ Văn 12 - Văn học nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhìn thấy vòng hoa, người mẹ đã khóc cho là con mình “ chết oan”; nhưng khi đã có một vòng hoa trên mộ như thế, thì đó là cái chết của một con người đáng được ngưỡng mộ, đáng được nhớ đến. Vòng hoa là tấm lòng của nhân dân đối với người cách mạng khi họ đã hiểu rõ, hiểu đúng bản chất của người cách mạng. - Cần nhớ rằng vòng hoa xuất hiện trên một người cách mạng vào Tiết Thanh minh năm sau. Như vậy là cần phải có thời gian thì quần chúng mới dần hiểu về người cách mạng. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân Thanh minh đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. Vòng hoa cho thấy quần chúng đã xích gần lại với người cách mạng hơn, quần chúng đã bắt đầu có sự giác ngộ cách mạng và cách mạng cũng bước đầu có sự gắn bó với quần chúng. Với vòng hoa này, nhà văn đã bày tỏ niềm tin vào tương lai, nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và làm cách mạng-> Vòng hoa trên mộ người cách mạng, đó là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Lỗ Tấn trong truyện ngắn Thuốc. 6. Anh/ chị cảm nhận được gì qua câu hỏi của bà mẹ người tử tù khi đứng trước vòng hoa ấy: “Thế này là thế nào?” * Ý nghĩa câu hỏi của bà mẹ tử tù khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình: a. Trước chi tiết này, cần chú ý đến hai chi tiết về bà mẹ người tử tù để càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa câu hỏi của bà: - Tâm lí mặc cảm của người mẹ tử tù: thấy bà mẹ thằng Thuyên đang nhìn mình, bà “ ngập ngừng không dám bước tới nữa, sắc mặt xanh xao bổng hơi đỏ lên vì xấu hổ, nhưng rồi cũng đánh liều đi tới trước nấm mộ bên trái đường mòn, đặt chiếc giỏ xuống”. - Hốt hoảng khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình: “ Bà kia nhìn vớ vẩn xung quanh một lát, bổng tay chân hơi run lên, rồi loạng choạng lùi lại mấy bước, mắt trợn trừng, ngơ ngác”. b.Đứng trước vòng hoa bất ngờ xuất hiện, bà mẹ người tử tù cứ lẩm bẩm một câu hỏi; “Thế này là thế nào?” trong tâm lí mặc cảm của bà và hốt hoảng nói trên, càng thấy rõ ý nghĩa sâu xa câu hỏi của bà: - Vừa nói lên sự bàng hoàng, sửng sốt vì đó là điều tưởng như không thể có được, ngoài sự tưởng tượng của bà. - Vừa ẩn giấu một niềm vui vì có người đã hiểu con mình ( chứng cớ là liền sau đó bà mới gào khóc “ Du ơi! Trời có mắt, thật tôi nghiệp, chúng nó giết con thì chúng nó sẽ bị báo ứng thôi!”. Lời khóc sau đó của bà góp phần hé mở nguyên nhân của sự xuất hiện vòng hoa trên mộ Hạ Du . Tiếng khóc như bộc lộ dấu hiệu thức tỉnh, giác ngộ. Trước đây bà không hiểu con, và trong thâm tâm, bà vẫn cho rằng con mình làm giặc nên khi gặp bà Hoa ở nghĩa địa, bà ngập ngừng vì xấu hổ. Còn từ giời phút này, bà đã hiểu con mình, hiểu đường đi của con mình là đúng, được người khác đồng tình và bà khẩn cầu cho con quạ chứng nghiệm). - Nhưng quan trọng nhất là nó hàm chứa một đòi hỏi phải có câu trả lời. “Thế này là thế nào?”, câu hỏi đó được bà nhắc đến hai lần, vì chính bà lúc ấy cũng bức xúc, trăn trở khi chưa hiểu được sự xuất vòng hoa trên mộ con mình. Nhà văn Nguyễn Tuân viết : “Người đọc yên sao được trước những câu hỏi như thế…Hình như nhân vật truyện hỏi thẳng vào chính mình” Câu hỏi đó tồn tại mãi trong đầu nhà văn cho đến kho ông được đọc bài thơ Mồ anh hoa nở của Thanh Hải từ miền Nam gửi ra, và ông thấy đó chính là lời giải đáp trực tiếp cho người mẹ tử tù TQ: vòng hoa trên mộ tử tù là bằng chứng nói lên quần chúng đã hiểu, đã tìm đến cách mạng, và lí tưởng cách mạng bắt đầu bén rễ trong lòng quần chúng. 7. Ý nghĩa chi tiết : “ Nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù ở phía tay trái, và nghĩa địa những người chết nghèo ở phía tay phải.Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác”. Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa; - Thứ nhất, Nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù ở phía tay trái nghĩa là: người ta không hề có sự phân biệt giữa người làm cách mạng, làm chính trị hi sinh vì đất nước và đâu là kẻ trộm cướp giết người. Như vây tất cả đều “làm giặc”. - Thứ hai, cả hai nơi, mộ dày khít như nhau nghĩa là: số người bị chính quyền tù tội, giết chết cũng nhiều như số người bị chết nghèo đói.Một con số cân bằng diễn tả một thực trạng một xã hội vừa đen tối vừa tàn bạo của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ. 8. Ý nghĩa không gian trong truyện? Trong truyện tồn tại 3 không gian đời sống, những khoản không tối tăm, u ám, lạnh lẽo. - Đó là một pháp trường như thế giới của những âm hồn quỷ sứ và địa ngục: ánh mắt cú vọ ngời lên, bao nhiêu người kì dị hết sức, đi đi lại lại như những bóng ma, một người quần áo đen ngòm mắt sắc như hai lưỡi dao. - Đó là không gian của một quán trà, nơi sinh hoạt, thông tin về mọi sự kiện thời sự xảy ra trong hàng phố, chốn ồn ào đông đúc với rất nhiều nhận xét, quan điểm, tình cảm, bộc lộ trình độ dân trí của đa số quần chúng nhân dân. - Cuối cùng là một nghĩa địa mênh mông, lạnh lẽo: trời lạnh lắm, gió thì tắt, những ngọn cỏ khô đứng thẳng tắp, một tiếng rên rỉ, run run đưa lên giữa không trung nhỏ dần rồi tắt hẳn, một con quạ đen đâu trên cành khô trụi lá… => Tất cả mang bóng dáng của một không gian đen tối, ngột ngạt của xã hội TQ thời trung cổ. Tuy nhiên, đến cuối câu chuyện, tác đã đưa con người hướng tới một kkhông gian rộng cao rộng hơn. Hai bà mẹ đã vượt ra khỏi tầm không gian chật hẹp của quán trà, không gian đen tối, ma quái của pháp trường, không gian buồn thảm, lạnh lùng của nghĩa địa mà cùng vươn tới một không gian rộng mở theo cánh chim bay vút thẳng về phía chân trời xa. 9. Ý nghĩa thời gian trong truyện? - Thời gian của câu chuyện diễn ra trong hai mùa: thu và xuân. Không hiểu vì sao cứ đến mùa thu người ta mới xử chém người, gọi là thu quyết. Phải chăng là vàng mùa thu rụng gợi hình ảnh con người đi vào cõi chết. Hai cái chết của hai người trai trẻ cũng diễn ra vào mùa thu. Nhưng đến mùa xuân, hai bà mẹ đã cùng chung nỗi đau khổ đã đồng cảm, thông hiểu nhau. - Diễn ra hai mùa khác nhau, một mùa chuẩn bị khép lại, một mùa mở ra một năm mới, dường như tác giả tỏ bày một niềm hi vọng: lá vàng rụng xuống để tích nhựa cho chồi non. Sự sống sẽ được hồi sinh. Cùng với không gian mở cuối câu chuyện, khoảng thời gian mùa xuân này với những cây dương liễu mới đâm ra được những mầm non bằng nửa hạt gạo, đã gieo vào lòng người đọc một niềm hi vọng về một cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận đau khổ trong thiên truyện. 9. Ý nghĩa hình ảnh con đường mòn? - Hình ảnh con đường mòn thường được nhắc đến trong văn Lỗ Tấn diễn tả một thói quen, một nếp nghĩa, một kiểu ứng xử. Vì thế con đường mòn tại nghĩa địa này đâu chỉ đơn thuần là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới vô hình của lòng người, của định kiến lâu đời trong xã hội. Con đường mòn là biểu tượng cho một tập quán xấu trở thành thói quen. Hai bà mẹ của hạ Du và Hoa Thuyên dù cùng chung nỗi đau mất con những giữa họ giường như bị ngăn cách bởi một không gian vô hình khó vượt qua. - Với lòng cảm thông, bà Hoa bước qua con đường mòn để đồng cảm chia sẻ với mẹ Hạ Du. Phá bỏ khoảng cách vô hình ấy đâu có dễ dàng vì bà Hoa phải vượt qua một định kiến cố hữu, ghê sợ, và khinh bỉ những kẻ tù tội: chỉ có kẻ xấu xa, làm giặc mới bị tù bị chết chém, loại người ấy đáng bị người đời nguyền rủa xa lánh. SỐ PHẬN CON NGƯỜI SÔLÔKHỐP- 1.Nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Sôlôkhốp? - Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc. Ông sinh trưởng trong một gia đìnhn ông dân, tại một thị trấn thuộc vùng thảo nguyên Sông Đông. - Ông sớm tham gia cách mạng. Năm 1922, ông lên Mát-xcơ-va, vừa đi làm vừa đi học. Năm 1924, ông cho ra đời những truyện ngắn đầu tiên. - Năm 1925, ông trở về quê và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” (được hoàn thành vào năm 1940, gồm 4 tập). - Trong thời gian chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, ông theo sát Hồng quân trên nhiều chiến trường với tư cách là phóng viên báo Sự thật. - Năm 1965, ông được tặng giải Nô-ben về văn học. - Tác phẩm tiêu biểu: + Truyện ngắn: Truyện Sông Đông, Số phận con người... + Tiểu thuyết: Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang... w Sô-lô-khốp được liệt vào hàng các nhà văn lớn nhất thế kỷ XX. Tác phẩm của ông có phạm vi bao quát sâu rộng, hoành tráng, vĩ đại, và toát lên tư tưởng nhân đạo sâu sắc. 2. Tóm tắt nội dung tác phẩm Người kể chuyện (tác giả) tình cờ gặp anh lái xe An-đrây Xô-cô-lốp và cậu bé Va-ni-a trên vùng sông Đông. An-đrây đã kể lại cho tác giả nghe về cuộc đời mình. - Năm 1922 cả nhà chết đói, chỉ mình anh đi làm thuê nên sống sót; sau đó, anh đã có được một tổ ấm gia đình. Khi chiến tranh bùng nổ, Xô-cô-lốp lên đường ra mặt trận, chiến đấu được một năm thì bị bắt làm tù binh. - Sau hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh của phát xít Đức, anh vượt trại tù, trở về với Hồng quân và tiếp tục chiến đấu. Thời gian sau, anh nhận được tin vợ và hai con gái của mình bị bom của quân Đức giết hại. Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, bất hạnh lại ập đến với Xô-cô-lốp khi anh nhận được tin con trai của mình đã hy sinh. - Chiến tranh kết thúc, vượt lên trên nỗi bất hạnh, Xô-cô-lốp đã nhận nuôi cậu bé mồ côi Va-ni-a với hy vọng hai tâm hồn cô đơn sẽ nương tựa vào nhau, sưởi ấm cho nhau để chiến thắng số phận. 3.Phân tích hình tượng nhân vật Xô-cô-lốp trong truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp. Cuộc đời của nhân vật Xô-cô-lốp phản chiếu một trang sử hào hùng, bất khuất mà cũng thấm đẫm nước mắt đau thương của đất nước và con người Xô Viết khi viết về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại kết thúc. Số phận bình thường của nhân vật không tách rời số phận lịch sử của đất nước và nhân dân với tất cả hào quang chiến thắng cũng như những nỗi đau của sự mất mát, đau thương. - Xô- cô-lốp là biểu tượng của nhũng con người đau khổ vì chiến tranh: số phận đầy bi kịch với những nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần dường như kgông vượt qua nổi. + Mất nhà cửa, mất quê hương và mất tất cả những người thân yêu. +Phải chịu những dằn vặt trong hầu hết quãng đời còn lại: nhiều đêm Xôcôlốp mơ thấy vợ con nhưng anh không thể đến bên họ. Anh tỉnh dậy trong đêm, gối đẫm nước mắt. + Bị chiến tranh vùi dập nhưng không mất niềm tin vào tương lai. - Xô-cô-lốp là một người giàu lòng nhân ái và đầy nghị lực. + Anh gặp cháu Va-ni-a, nhận cháu làm con, yêu thương và chắm sóc cháu rất chân thành. + Ngoài việc gánh lấy những trách nhiệm nặng nề, anh còn phải tập làm quen với việc học cách quên đi quá khứ, giấu đi những đau thương để làm vui cho bé Va-ni-a. Ẩn sâu trong con người Xô-cô-lốp là một tính cách Nga khiêm nhường mà quảng đại, dũng cảm mà nhân ái, bao dung. 4. Số phận con người được thể hiện qua hai nhân vật Xôcôlốp và bé Vania Với ý đồ viết về số phận con người nên tác giả tập trung vào hai số phận: - Xô-cô-lốp 46 tuổi từng trải nghiệm dường như hết thảy mọi sự khủng khiếp của chiến tranh với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể vượt qua nổi: đi lính, bị thương, bị bắt, bị đày đọatrong trại tập trung, bị mất hết người thân. Sau chiến tranh anh không biết đi đâu, về đâu. Nhưng anh vẫn gắng gượng vượt qua tất cả. - Va-ni-a, một em bé mới tập làm người nhưng chiến tranh đã cướp đi của em tất cả những điểm tựa: cha chết trận, mẹ chết bom, không biết quê hương, không người thân thích…Em sống trong một niềm tin cháy bỏng tìm bố của mình. Hai số phận đến với nhau như hai mảnh vở cuộc đời ghép lại thành điều kì diệu:Hai bố con, Xô-cô-lốp đau đớn hàn gắn vết thương lòng của mình bằng một hành động cao cả. Còn Va-ni-a hồn nhiên đón nhận niềm hạnh phúc bất ngờ. Cả hai đều tìm thấy hạnh phúc. 5. Vì sao Xô-cô-lốp lại quyết định nhận bé Va-ni-a làm con nuôi ngay lần đầu tiên gặp bé? - Trước hết, đó là vì số phận của Va-ni-a cũng giống như số phận của mình: bố chết ở mặt trận,mẹ chết vì bom giặc, không còn bà con thân thuộc, không nơi nương tựa, ai cho gì thì ăn nấy, bạ đâu ngủ đó. Số phận bất hạnh của Va-ni-a đã tạo nên sự đồng cảm, xót thương sâu sắc trong anh: “Những giọit nước mắt nóng hổi sôi lên ở mặt tôi, và lập tức tôi quyết định:” không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được! Mình sẽ nhận nó làm con” Và khi quyết định như thế, tâm hòn anh “ Bỗng nhẹ nhõm và bừng sáng lên”. - Nhưng ý nghĩ của Xô-cô-lốp còn mang một ý nghĩa nhân văn mới cao đẹp hơn: không chỉ có xót thương, đồng cảm mà còn vun đắp, đùm bọc nhau. Hai con người này nếu sống cô đơn thì có thể bị chìm nghỉm. Khi gặp chú bé, tâm hồn Xô-cô-lốp nặng trĩu và u ám, đầy lo âu sầu não. Nhưng khi quyết định nhận chú làm con, tâm hồn anh “ bỗng nhẹ nhõm và bừng sáng lên”. Họ sẽ nương tựa nhau, sưởi ấm tâm hồn nhau, giúp nhau nghị lực để sống. - Và khi đến với nhau thì họ sẽ có một niềm vui mới, một cuộc sống mới có ý nghĩa hơn. Hai trái tim cô đơn lạnh giá bất chợt ấm lên vì được chụm lại bên nhau. Tình người ấm áp khiến cả hai điều choáng váng: “Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió. Còn mắt tôi thì cứ mờ đi, cả người run lên, hai bàn tay lẩy bẩy…”Đây là đoạn văn đầy tính nhân văn của Sô-lô-khốp. 6. Ý nghĩa của việc Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi? Điều này nói phẩm chất gì của người lính Xô Viết? * Đối với cuộc đời của Xô –cô-lốp: - Sau chiến tranh, anh đau khổ mất mát nhiều, lại sống cô đơn một mình, nương nhờ người bạn thân. Việc anh nhận Va-ni-a làm con nuôi là một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời còn lại của anh, vì từ nay anh đã có một tổ ấm gia đình do chính anh tự tạo nên và vun đắp. - Có bé Va-ni-a, cuộc sống của anh sẽ có nhiều niềm vui mới và ý nghĩa mới: được chăm sóc con, chia sẻ vui buồn với nó, tạo dựng cuộc đời cho nó và hi vọng về một tương lại của nó…Tóm lại,có Va-ni-a anh sẽ không cô đơn nữa, cuộc đời sẽ đáng sống, vì bên anh đã có một người thân, một đứa con, nó sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc đời anh. * Phẩm chất của người lính Xô Viết: - Ở đây là lòng nhân ái cao cả của người lính Xô Viết, biểu hiện ở sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bất hạnh của bé Va-ni-a, và nhất là ở thái độ và hành động cưu mang, cứu giúp bé thoát ra khỏi số phận đó. - Cần nhớ rằng hoàn cảnh của Xô-cô-lốp cũng không hơn vì số phận cảu Va-ni-a, nhưng anh vẫn quyết định nhận bé làm con nuôi ngay lập tức, có nghĩa là anh dám đối mặt với thách thức mới, vượt lên khó khăn để cưu mang bé. Lòng nhân ái, vì thế, có thêm nét cao đẹp riêng, và ở đây nó gắn với bản lĩnh kiên cường của người lính Xô viết trong cuộc sống. Ở đây, lòng nhân ái đã chiến thắng hoàn cảnh khó khăn và giúp anh có thêm nghị lực để sống. - Phẩm chất cảu Xô-cô-lốp tiêu biểu cho tính cách Nga mà Sô-lô-khốp đã khám phá, ca ngợi qua truyện ngắn này. Tính cách đó hòa hợp trong nó hai phẩm chất tưởng chừng trái ngược nhau nhưng thống nhất với nhau: đó là sự cứng rắn và mềm dịu của tâm hồn, ý chí kiên cường và lòng nhân ái. ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ HÊ-MINH-UÊ 1.Theo em, tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hê-minh-uê có những điểm gì đáng lưu ý? - Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. Người thanh niên ấy bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. - Hê-minh- uê sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức. Cha ông là bác sĩ, mẹ là giáo viên dạy nhạc. Thuở nhỏ, Hê-minh-uê có năng khiếu âm nhạc nhưng lòng yêu thích thiên nhiên và tính hiếu động đã khiến ông gần gũi với những chuyến săn bắn, câu cá, đấm bốc. - Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên. Mười 19 tuổi, ông tham gia đội lái xe cứu thương của Hội Chữ thập đỏ trong chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường I-ta-li-a, sau đó ông bị thương và trở về Hoa Kì. Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc “thế hệ mất mát”, không hòa nhập với cuộc sống đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu. Hê-minh-uê sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. Năm 1962, ông cho ra đời tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và trở nên thật sự nổi tiếng trên văn đàn. - Trong sự nghiệp sáng tác ông để lại số lượng tác phẩm khá đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết như: Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả (1952)…song truyện ngắn của ông lại cũng được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. - Hê-minh-uê là một trong hai nhà văn vĩ đại nhất nước Mĩ thế kĩ XX, ông là một trong những người khai sinh lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc…ông đề ra nguyên lí sáng tác: coi tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”, người đọc tự khám phá phần chìm để thấy được ý nghĩa và giá trị của tác phẩm. Hê-minh –uê dù viết về đề tài gì, châu Phi hay châu Mĩ, ông cũng điều nhằm mục đích “ viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. - Ông được nhận giải thưởng Pu-lít-dơ (1953), giải thưởng báo chí cao quí nhất của Hoa Kì và Giải thưởng Nô-ben văn học (1954). 2. Hê-minh-uê có nét phong cách nghệ thuật đặc trưng nào? - Hê-minh-uê được xem là một trong những người đã khai sinh ra nền văn xuôi hiện đại hoa kì. - Nhiều tác giả Hoa Kì đương đại suy tôn ông làm người khai sinh ra trường phái chủ nghĩa cực hạnh, một trường phái văn học xuất hiện ở Hoa Kì từ những năm 1920 với phương châm sáng tạo là tinh giảm hư cấu văn chương đến mức tối đa, kiệm lời và kiệm cảm xúc.. - Nét nổi bật trong thế giới ngôn từ của kiệt tác là khả năng kiệm lời. Đặc biệt, ông rất hạn chế việc sử dụng tính từ. Còn động từ được dùng để diễn tả hành vi giao tiếp của con người hầu như ông chỉ dùng mỗi nói hoặc hành vi tự giao tiếp với chính bản thân nhân vật thì gần như chĩ là nghĩ. 3. Em hiểu như thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi’? Dựa vào hiện tượng thiên nhiên trong thực tế, tảng băng trên mặt nước chỉ có một phần nổi, bảy phần chìm, Hê-minh-uê sáng tạo nên nguyên lí “ tảng băng trôi” - Nhà văn nhấn mạnh vào yếu tố hàm súc, ngụ ý trong mạch ngầm văn bản, và khẳng định hiệu quả của cách viết ấy. Tác giả phải hiểu biết cặn kẽ những điều mình muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc khi tiếp xúc với chúng vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược đi. - Nhiệm vụ của người đọc là phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “ bảy phần chìm”, những hình tượng, những hình ảnh…giàu tính tượng trưng, đa tầng ý nghĩa; phải vận dụng kinh nghiệm và những hiểu biết để lấp đầy những khoảng trống mà nhà văn cố tình tạo ra trong tác phẩm. 4.Nguyên lí “tảng băng trôi” trong đoạn trích. * Phần nổi thể hiện trong đoạn trích: hành trình theo đuổi, chiến đấu để bắt được con cá kiếm của lão Xantiagô. * Phần chìm trong đoạn trích :( biểu tượng, ẩn dụ) - Ông lão là người lao động có khát vọng cao đẹp, lớn lao, một con người đau khổ nhưng kiêu hãnh, biểu tượng cho ý chí, nghị lực, sự dũng cảm, mưu trí của con người trước những thử thách của cuộc sống. - Biển cả là khung cảnh kì vĩ tương ứng với môi trường hoạt động sáng tạo của con người. - Cuộc đi câu là hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ngoài giới hạn của con người. -> Lí giải: + Hành trình và theo đuổi ước mơ giản dị mà lớn lao của con người. + Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên. + Hành trình vượt qua thử thách dẫn đến thành công. Những điều mà con người đạt được luôn là kết quả của sự cố gắng, bền bỉ không ngừng nghỉ. + Cần chinh phục thiên nhiên, nhưng không được coi thường thiên nhiên. Thiên nhiên là kẻ thù số một nhưng đồng thời nó là người bạn thân. + Niềm tin vào chiến thắng và tin vào bản thân, vào khả năng tồn tại của con người. 5. Tóm tắt nội dung tác phẩm Tác phẩm “Ông già và biển cả” miêu tả ông lão Xan-ti-a-gô, người theo đuổi khát vọng chinh phục được con cá lớn xứng đáng với tài nghệ mình, nhằm khẳng định ý nghĩa của tồn tại. Xan-ti-a-gô kiên trì liên tục ra khơi suốt tám mươi tư ngày mà không bắt được con cá nào. Không tuyệt vọng, vững tin vào tay nghề và nghị lực, ngày thứ tám mươi lăm ông lão đi thật xa và câu được con cá kiếm khổng lồ. Nhưng bi đát thay, con cá lại kéo ông lão ra khơi xa. Dũng cảm chịu đựng và đương đầu với con cá suốt ba ngày hai đêm, cuối cùng Xan-ti-a-gô cũng giết được nó. Ý chí, nghị lực cùng với tay nghề điêu luyện đã góp phần làm nên chiến thắng ấy. Trên đường trở về, đàn cá mập xông đến tấn công con cá kiếm. Xan-ti-a-gô kiên cường chống trả, nhưng khi về đến đất liền, ông lão chỉ còn lại bộ xương con cá khổng lồ. 6.Tóm lược trận chiến của ông lão với con cá kiếm. * Con cá kiếm trong tác phẩm được nhà văn tập trung miêu tả như một “nhân vật đặc biệt”, bởi những nét rất khác thường : rất lớn và đẹp,sức mạnh và sự khôn ngoan: - Ở đầu đoạn trích, con cá chưa xuất hiện ngay mà chỉ tạo ấn tượng bằng những vòng lượn tròn rất lớn -> nhà văn có dụng ý để ông lão và độc giả cảm nhận về con cá qua ấn tượng và cảm giác về những vòng lượn ấy. Điều này làm cho mỗi người có một hình dung khác nhau về nó. Phải đến khi cái bóng của nó xuất hiện, thì lão Xan-ta-a-gô, một người lâu năm trong nghề câu cá cũng không khỏi kinh ngạc: “ Một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó…cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm…thân hình đồ sộ”. Lão không tin ở mắt mình vì con cá quá lớn, phải “hơn nữa tấn” và người đọc thì trầm trồ vì sức mạnh ghê gớm, sự oai phong đĩnh đạc, nét kì vĩ và cả sự duyên dáng này. Nó báo hiệu cuộc chiến giữa ông lão và con cá sẽ vô cùng ác liệt. - Khi đã ăn mồi, con cá bắt đầu bơi chậm, lượn vòng hai giờ đồng hồ làm ông lão mệt nhoài, người đẫm mồ hôi. - Khi tưởng như đã “ru ngủ” được ông lão, chỗ lưỡi câu đã rộng và đau đớn hơn, nó đột ngột quật, nhảy lên để hít không khí. - Khi đã mệt, không quật nữa, nó lại “ bắt đầu lượn vòng chầm chậm …cái đuôi nhô khỏi mặt nước. Cái đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm..Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”. - Khi ông lão chuẩn bị mũi lao và đâm, con cá “ khẽ nghiêng mình. Rồi trở mình thẳng dậy và bắt đầu lượn vòng nữa”. Như trêu người, làm dáng với ông già, nó “ chao mình tránh ra rồi lật thẳng người lên bơi đi”như đoán được việc ông lão chuẩn bị phóng lao để tiêu diệt nó. -Thời điểm quyết định đã tới, ông lão” vận hết sức bình sinh phóng xuống sườn con cá”, con cá” phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trên không trung nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời”=> Cái chết của nó cũng rất khác thường. Nó dường như không chấp nhận cái chết. Đó là dáng vẻ của sức mạnh phi thường và đầy kiêu hùng. Khi lực kiệt, sức cùng, con cá vẫn có phong cách cao thượng và đầy uy dũng.Sự kiêu hùng đó chứng tỏ một tình cảm trân trọng đặc biệt của nhà văn và góp phần nâng cao tầm vóc của Xan-ti-a-gô. * Những hành động của ông lão - Lúc đầu ông thu dây để con cá không thể quay vòng. Ông còn sức để “ lách vai và đầu ra khỏi sợi dây liên tục kéo nhẹ nhàng” - Nhưng rồi cứ phải ra sức kéo sợi dây để buộc cho con cá khỏi quay vòng, ông thấy sức lực suy kiệt nhanh chóng. Ống thấy “hoa mắt”, “mồ hôi như xát muối lên vết cắt phía trên vai và trán”. Khi con cá nhảy lên, ông cầu mong “Đừng nhảy cá”, cầu Chúa bằng cách hứa:” ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh Mừng Đức Mẹ’. -Và cuối cùng tập trung sức lực ông giết được con cá. Theo mạch trần thuật, người đọc thấy được diễn biến trận đánh ngày càng gây go, căng thẳng. Sức của ông lão cứ mòn dần đi theo từng đường lượn vòng của con cá. Có lúc ta tưởng như ông sẽ mất con cá hoặc gục ngã. Và cuối cùng, ông lão đã chiến thắng, một chiến thắng vinh danh ý chí và sức mạnh con người. Chiến thắng của ông lão đã chứng minh tuyên ngôn “ Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”. 7. Theo em, Xan-ti-a-gô có những nỗi đau tinh thần nào? - Ông lão chịu sự cô đơn xa cách của những người dân làng. Đã 84 ngày chưa câu được một con cá nào, và mọi ngừơi xung quanh cho rằng ông đã bị vận đen đeo bám. Ngay cả Ma-nô-lin, cậu bé thân thiết nhất của Xan-ti-a-gô cũng bị cha mẹ cấm không cho theo ông nữa. Một ngư dân khống đánh được cá trong một khoảng thời gian dài như vậy thì bị là thất bại, coi như đã chết một cái chết về phương diện tinh thần. - Cuộc sống đã làm thay đổi các giá trị. Ông lão không tìm thấy tri âm trên đất liền. Ông coi thiên nhiên là ngôi nhà mà chỉ ở đấy mới tìm thấy sự bình yên, lắng dịu của tâm hồn. Cá là bạn, con thuyền là chiếc thuyền nuôi dưỡng những giấc mơ của ông. - Con cá kiếm là hiện thân của cái đẹp, là mục đích cuối cùng mà ông phấn đấu theo đuổi ( chưa bao giờ ông bắt được một con cá khổng lồ và đẹp đến vậy). Tuy nhiên, vì cuộc sống và để khẳng định sự tồn tại cũng như ý nghĩa của sự tồn tại ấy, đôi khi con người phải hủy hoại cả những cái thân yêu, quý trọng của cuộc đời mình. Đó chính là sự dằn vặt lớn của ông. - Bắt được con cá là vận may của ông lão, là sản phẩm để khẳng định tài năng, nhưng chính ông lão lại là “ miếng mồi” của nó và khốn khổ bị nó tha đi khắp nơi. Ông đã lệ thuộc vào nó. Ngay cả khi nó đã chết rồi thì vận may lại thành vận rủi. Và khi cuộc chiến với con cá kiếm kết thúc thắng lợi, giong thuyền trở về cũng là lúc ông phải đương đầu với thử thách mới. Đàn cá mập đánh hơi được mùi máu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương ôn tập vhnn 12.doc
Tài liệu liên quan