Tài liệu ôn thi vào lớp 10 – Dạng đề đọc hiểu

DẠNG 10

 NHẬN DIỆN CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thành phần tình thái

a) Những từ ngữ in đậm trong các câu sau (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) thể hiện điều gì?

(1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

(2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

Gợi ý: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu.

- (1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).

- (2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từ chắc.

 

docx110 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn thi vào lớp 10 – Dạng đề đọc hiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h dùng với nghĩa gốc, trong thực tế các từ này còn được dùng với nghĩa chuyển như thế nào? Tìm một số ví dụ cụ thể. Có thể tham khảo: hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, hội chứng thất nghiệp, ; Ngân hàng Công thương, ngân hàng đề thi, ; sốt xuất huyết, sốt đất, ; vua Lí Thái Tổ, vua bóng đá Pê-lê, vua cờ, 5. Trong hai câu thơ sau, từ nào được dùng với nghĩa chuyển? Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) Gợi ý: Tra từ điển để nắm được nghĩa gốc của từ mặt trời; so sánh nghĩa của từ mặt trờitrong câu thứ nhất và nghĩa của từ mặt trời trong câu thứ hai. 6. Từ mặt trời trong câu thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) được chuyển theo phương thức nào? Hãy phân tích tác dụng của sự chuyển nghĩa này. Gợi ý: Từ mặt trời trong câu thơ trên được dùng theo phép ẩn dụ. Tác giả ví Bác với mặt trời là để nói điều gì? Tại sao lại có thể ví như thế? BÀI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tiếp theo) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. CẤU TẠO TỪ MỚI LÀ MỘT TRONG NHỮNG HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG a) Các từ ngữ mới thường được tạo ra bằng cách ghép các yếu tố có sẵn lại với nhau để tạo nên từ ngữ biểu thị những nội dung mới trong cuộc sống. Theo em, gần đây có những từ ngữ mới nào được tạo ra trên cơ sở các từ ngữ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Thử giải thích nghĩa của các từ ngữ mới đó. Gợi ý: điện thoại di động (điện thoại nhỏ, không dây, được sử dụng trong khu vực phủ sóng của hãng cho thuê bao), kinh tế tri thức (nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, giao dịch, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao), sở hữu trí tuệ (quyền sở hữu đối với sản phẩm của trí tuệ được pháp luật phân định), đặc khu kinh tế (khu vực kinh tế ưu đãi, dành riêng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài). b) Cho mô hình sau: X + tặc. Hãy tìm những từ ngữ trong tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình này, chú ý tìm những từ ngữ mới. Gợi ý: không tặc, hải tặc, lâm tặc, tin tặc, 2. HÌNH THỨC MƯỢN TIẾNG NƯỚC NGOÀI a) Đọc các đoạn trích sau và cho biết có những từ ngữ Hán Việt nào đã được sử dụng: (1)                     Thanh minh trong tiết tháng ba                     Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.                           Gần xa nô nức yến anh,                     Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.                           Dập dìu tài tử, giai nhân                     Ngựa xe như nước, áo quần như nêm. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) (2) Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương) Gợi ý: thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân; bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc. b) Từ mật độ các từ ngữ Hán Việt trong các đoạn trích trên, hãy rút ra nhận xét về việc mượn tiếng Hán. Gợi ý: Mượn tiếng Hán để làm giàu thêm vốn từ vựng của ta là hiện tượng phổ biến. Đây là một hình thức phát triển từ và giao lưu văn hoá. c) Hãy tìm những từ ngữ có nguồn gốc tiếng nước ngoài được sử dụng để biểu thị các khái niệm sau: (1) Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong; (2) Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, Gợi ý: AIDS, maketing. d) Tại sao lại phải mượn những từ ngữ có nguồn gốc nước ngoài? Gợi ý: Đời sống xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt, giao lưu quốc tế không ngừng được mở mang. Khi những khái niệm mới xuất hiện mà bản ngữ không có từ ngữ tương đương để biểu thị thì một trong những hình thức tích cực nhất là mượn nguyên bản những từ ngữ của nước ngoài để biểu thị. Cách làm này phù hợp với bối cảnh giao lưu quốc tế hiện nay. II. BÀI TẬP SGK 1. Tìm thêm những từ ngữ thay vào vị trí của tặc trong mô hình tạo từ ngữ mới X + tặc và cho biết những từ ngữ nào có thể được tạo ra từ mô hình ấy? Gợi ý: Ví dụ: - X + nghiệp: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp, - X + viện: thư viện, học viện, bệnh viện, thẩm mĩ viện, ảnh viện, - X + hoá: ôxi hoá, lão hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá, hiện đại hoá, thị trường hoá, 2. Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây, giải thích nguồn gốc, cách cấu tạo, nghĩa của các từ ngữ ấy. Gợi ý: Giải thích một số từ ngữ trong số các từ ngữ: truyền hình cáp, in-tơ-nét, hội chứng viêm đường hô hấp cấp, thương hiệu, an ninh mạng, thư điện tử, fax, vinaphon, toàn cầu hoá, 3. Trong các từ sau đây, từ nào được mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ. Gợi ý: Các từ mượn của ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô. 4. Từ vựng được phát triển bằng những hình thức nào? Gợi ý: Phát triển nghĩa của từ; Tạo từ ngữ mới; Mượn tiếng nước ngoài. 5. Một bạn đưa ra nhận định: Từ vựng của một ngôn ngữ là bất biến. Bằng những kiến thức đã học về sự phát triển của từ vựng, hãy bác bỏ ý kiến này. Khi đọc, chú ý giọng đối thoại và giọng của tiểu thuyết chương hồi. III. BÀI TẬP BỔ TRỢ - NÂNG CAO 1. Từ thường có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Hãy đọc những câu thơ sau, chú ý nghĩa của các từ in đậm và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển của các từ này: (1)                   - Gần xa nô nức yến anh,                        Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.                                 Dập dìu tài tử giai nhân,                       Ngựa xe như nước áo quần như nêm.                              - Ngày xuân em hãy còn dài,                        Xót tình máu mủ thay lời nước non. (2)                 - Được lời như cởi tấm lòng,                       Giở kim thoa với khăn hồng trao tay.                              - Cũng nhà hành viện xưa nay,                       Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Gợi ý: Tra từ điển để nắm được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ xuân, tay. Dựa vào gợi ý dưới đây để xác định trường hợp nào từ được dùng với nghĩa gốc, trường hợp nào thì từ được dùng với nghĩa chuyển: - xuân: + Nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần, thường được xem là thời điểm mở đầu của một năm mới; + Nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ, thời trẻ. - tay: + Nghĩa gốc: bộ phận gắn với phần trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm; + Nghĩa chuyển: người chuyên hoạt động giỏi về một lĩnh vực nào đó, một môn thể thao hoặc một nghề. =>. Sự chuyển nghĩa của từ thường diễn ra theo hai kiểu quan hệ: ẩn dụ và hoán dụ. Theo quan hệ ẩn dụ, giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có liên hệ tương đồng (ví dụ:  nghĩa của từ xuân trong các câu thơ trên). Theo quan hệ hoán dụ, giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có liên hệ gần nhau (ví dụ: nghĩa của từ tay trong các câu thơ trên). 2.Tại sao lại phải mượn những từ ngữ có nguồn gốc nước ngoài? Gợi ý: Đời sống xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt, giao lưu quốc tế không ngừng được mở mang. Khi những khái niệm mới xuất hiện mà bản ngữ không có từ ngữ tương đương để biểu thị thì một trong những hình thức tích cực nhất là mượn nguyên bản những từ ngữ của nước ngoài để biểu thị. Cách làm này phù hợp với bối cảnh giao lưu quốc tế hiện nay. 3. Tìm thêm những từ ngữ thay vào vị trí của tặc trong mô hình tạo từ ngữ mới X + tặc và cho biết những từ ngữ nào có thể được tạo ra từ mô hình ấy? Gợi ý: Ví dụ: - X + nghiệp: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp, - X + viện: thư viện, học viện, bệnh viện, thẩm mĩ viện, ảnh viện, - X + hoá: ôxi hoá, lão hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá, hiện đại hoá, thị trường hoá, Câu 4: Xác định những từ in đậm sau là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển 1. "Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác Đàn kiến trường chinh tự thủa nào" 2. Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh. 3. Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. (Truyện Kiều, Nguyễn Du) 4. Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) 5. Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu. 6. “Bạc tình nổi tiếng lầu xanh Một tay chôn biết mấy cành phù dung”. (Truyện Kiều – Nguyễn Du). 7. “Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu”. (Ca dao). 8. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim”. (Từ ấy – Tố Hữu) 9. Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Chân trời:Đường giới hạn của tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như bầu trời tiếp xúc với mặt đất hay mặt biển.=>Nghĩa gốc 10. Nhắn ai góc bể chân trời Nghe mưa ai có nhớ lời nước non. Chân trời:Một nơi xa xôi,bao la =>Nghĩa chuyển 11. Đất nước ta, đang bước vào một vận hội mới như hừng đông. Những chân trời kiến thức mới đã mở ra trước mắt thế hệ trẻ chúng ta. Chân trời :Phạm vi rộng lớn mở ra cho hoạt động.=>Nghĩa chuyển 12. Cá kể đầu, rau kể mớ.(Tục ngữ) 13. Ngòi đầu cầu nước trong như lọc Đường bên cầu cỏ mọc còn non. (Chinh phụ ngâm) 14. Đầu súng, trăng treo.(Chính Hữu, Đồng chí) 15. Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm (Tục ngữ) 16.  Đầu lòng hai ả tố nga Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.(NguyễN Du, Truyện Kiều) 17.  Miếng trầu là đầu câu chuyện.(Tục ngữ) 18. Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời. (Tố Hữu) 19.  Đội du kích có ba mươi lăm tay súng. 20. Bạn tôi là một chân hậu vệ vững chắc của đội bóng. 21. Phát hiện ra vấn đề tinh vi ấy, thật là một đôi mắt sáng suốt. 22. Những người con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.(Ca dao) 23. Quả na mở mắt nhìn ngơ ngác. Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.(Trần Đăng Khoa) 24. Mắt lưới của anh rất nhỏ. 25. Mắt bão cách bờ biển 200 hải lí 26.Nắng mưa từ những ngày xưa                                  Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan 27. Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng Trả lời:  Khi dùng trong những trường họp này, nghĩa của từ đầu đã có sự chuyển đổi : a) Dùng theo nghĩa gốc : chỉ bộ phận trước hết của con cá có chứa não (đầu cá). b) Chỉ vị trí trước hết của một khoảng không gian tính từ cái cầu (đầu cầu). c) Chỉ vị trí trên hết của một vật thể (đầu súng). d) Chỉ vị trí trước hết của một khoảng thời gian (đầu năm). e) Chỉ vị trí trẽn hết (hoặc trước hết) của đứa con trong gia đình (con đầu lòng). g) Chỉ vị trí trước hết trong diễn biến của câu chuyện (đầu câu chuyện). Sự chuyển nghĩa của từ đầu trong những trường họp này diễn ra theo phép ẩn dụ. Tất cả đều dựa trên quan hệ tương đồng : vị trí trước hết, trên hết. Trả lời:  Có sự chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể theo phép hoán dụ : lấy bộ phận cơ thể để chỉ cả con người. a) Trái tim : chỉ những con người mà cuộc đòi là những tấm gương sáng (về tình cảm yêu thương), khi sống cũng như khi chết, mặc dù cuộc đời rất bình dị. b) Tay súng : chỉ những người du kích, cầm trên tay khẩu súng đánh giặc. c) Chân hậu vệ : chỉ cầu thủ bóng đá chơi ở vị trí hậu vệ. d) Đôi mắt : chỉ những người sáng suốt, nhìn ra những điều chi tiết, tinh vi, khó quan sát, phát hiện được. Trả lời:  Từ mắt có thể dùng theo nghĩa gốc (câu à), hoặc nghĩa chuyển : chỉ kẽ nhỏ ở vỏ quả na có thể tách ra khi quả na chín, chỉ lỗ hở giữa các sợi dây của lưới, chỉ tâm điểm của cơn bão. Tất cả đều là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc theo phép ẩn dụ. Do đó, nó có thể dùng cho các vật thể và hiện tượng khác không phải người hay động vật. Từ NẮNG MƯA trong câu thơ sau dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? DẠNG 9 NHẬN DIỆN KHỞI NGỮ Giúp HS nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. 1. Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu có từ ngữ in đậm dưới đây: a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) b) Giàu, tôi cũng giàu rồi. (Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng) c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp [] (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt) Gợi ý: Còn anh,  anh  không ghìm nổi xúc động. CN Giàu,  tôi  cũng giàu rồi. CN Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ,  chúng ta  có thể tin ở tiếng ta CN 2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trước nó. Gợi ý: - Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ. - Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ. 3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì trong câu? Gợi ý: Khởi ngữ đứng trước vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 4. Những từ nào thường đứng kèm trước khởi ngữ? Gợi ý: Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như về, đối với. KẾT LUẬN: – Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý. – Trước khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ như về, còn, đối với, – Trong quan hệ với các thành phần câu còn lại, khởi ngữ vừa đứng riêng biệt lại vừa gắn bó với các thành phần khác của câu: + Quan hệ trực tiếp: khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong phần câu còn lại thì yếu tố ở khởi ngữ có thể được lặp lại y nguyên hoặc có thể được lặp lại bằng một từ thay thế. Ví dụ: – Hiểu, tôi cũng hiểu rồi. – Bộ phim này, tôi xem nó rồi. + Quan hệ gián tiếp: Ví dụ: Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp(Phạm Văn Đồng) – Trong tiếng Việt có những trường hợp mang tính trung gian. Cần phân biệt khởi ngữ và các thành phần câu khác trong những trường hợp này: + Trung gian giữa khởi ngữ và chủ ngữ: Ví dụ: Quyển sách này bìa rất đẹp. Do giới nghiên cứu chưa thống nhất quan niệm nên chỉ coi quyển sách này là khởi ngữ khi sau nó có dấu phẩy ngãn cách. Ví dụ: Quyển sách này, bìa rất đẹp. + Trung gian giữa khởi ngữ và bổ ngữ đảo: Ví dụ: Quyển sách này tôi đọc rồi. Do giới nghiên cứu chưa thống nhất quan niệm nên chỉ coi quyển sách này là khởi ngữ khi trong nội bộ cụm chủ – vị có bổ ngữ. Ví dụ: Quyển sách này, tôi đọc nó rồi. II. BÀI TẬP SGK 1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây: a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. (Kim Lân, Làng) b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (Nam Cao, Lão Hạc) c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) e) Đối với cháu, thật là đột ngột []. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Gợi ý: - Chú ý vị trí của khởi ngữ để xác định, phân biệt với chủ ngữ: khởi ngữ đứng trước chủ ngữ. - Các khởi ngữ: (a) - Điều này; (b) - Đối với chúng mình; (c) – Một mình; (d) – Làm khí tượng; (e) - Đối với cháu. 2. Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây đóng vai trò gì trong câu? a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. Gợi ý: Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểu, giải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu. 3. Hãy viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì). Gợi ý: - Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. - Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được. III. BÀI TẬP BỔ TRỢ VÀ NÂNG CAO Bài tập 1: Xác định khởi ngữ trong những câu sau 1- Tôi thì tôi xin chịu. 2- Miệng ông, ông nói, đình làng ông, ông ngồi. Việc ông ông làm nhà ông ông ở. 3- Về học thì nó là nhất. 4- Còn thông minh thì nó là nhất. 5- Thông minh thì nó rất thông minh nhưng cẩu thả thì nó là nhất 6- Đối với việc học nó còn ngại ngần lắm. 7- Đối với cháu, thật là đột ngột. 8-Chuyện của Linh, tôi đã biết rồi. 9-Thương thì tôi cũng đã thương rồi nhưng thay đổi, nó có chịu thay đổi đâu. 10-Ăn, tôi cũng ăn, làm, tôi đã làm. 11-Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. Cái cổng, mở thì cũng mở được nhưng mở ra cũng chẳng ích gì. Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Kiến thức phổ thông, không chỉ những công dân thế giới hiện đại cần mà cả những nhà học giả chuyên môm cũng không thể thiếu nó được. Về trang phục thì không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo đó là văn hoá xã hội. Đối với (việc) đi đám cưới thì không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đối với (việc) đi dự đám tang thì không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang. BÀI TẬP 2– Hãy viết lại các câu sau thành câu có khởi ngữ : Nó chơi đàn  rất điêu luyện. Bức tranh đã cũ  nhưng còn đẹp lắm. Cái áo này đã rách nhưng vẫn con mặc đc Tôi cứ ở nhà tôi, tôi làm việc tôi, tôi ăn cơm gạo tôi. Ông giáo ấy không hút thuốc không uống rượu. Nghèo nhưng anh ấy không bao giờ nhờ vả  bạn bè. Tôi vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ dù cho bom nổ gần. Người ta sợ cái uy nghi quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại. 7. Tôi biết rồi nhưng không nói ra được. 8. Tôi nghe bài học hôm nay chăm chú lắm. 9. Tôi không đi chơi được. 10. Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được. 11. Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa. DẠNG 10 NHẬN DIỆN CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thành phần tình thái a) Những từ ngữ in đậm trong các câu sau (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) thể hiện điều gì? (1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. Gợi ý: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu. - (1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật). - (2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từ chắc. b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm (thành phần tình thái) trong những câu trên và cho biết nội dung cơ bản của câu có thay đổi không. Vì sao? Gợi ý: Thànhphần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi. 2. Thành phần cảm thán a) Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có chỉ sự vật hay sự việc gì không? (1) Ồ, sao mà độ ấy vui thế. (Kim Lân, Làng) (2) Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Gợi ý: Các từ ngữ Ồ, Trời ơi trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói. b) Căn cứ vào những từ ngữ nào trong câu để chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc trời ơi? Gợi ý: Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên ồ và trời ơi. 3. Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập. II. BÀI TẬP SGK 1. Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán: a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng) b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. (Kim Lân, Làng) Gợi ý: - Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ - Các thành phần cảm thán: chao ôi 2. Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như. Gợi ý: Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng. - dường như / hình như / có vẻ như à có lẽ à chắc là à chắc hẳn à chắc chắn 3. Lần lượt thay các từ chắc / hình như / chắc chắn vào chỗ trống trong câu sau đây và cho biết với từ nào thì người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất (và với từ nào thì trách nhiệm đó thấp nhất) về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. Tại sao nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại chọn từ chắc? Với lòng mong nhớ của anh, anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Gợi ý: Trong số 3 từ, với từ chắc chắn, người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ hình như, trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất. Nhà văn chọn từ chắc là chính xác nhất. Đây là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Cho nên, nếu dùng từ với mức độ tin cậy cao (như chắc chắn) thì sẽ giảm tính khách quan cho lời kể, bởi vì dù sao thì người kể và nhân vật cũng là những chủ thể khác nhau, chỉ có thể khẳng định chắc chắn khi suy nghĩ ấy là của chính mình. Nếu dùng từ hình như thì độ tin cậy không đủ để tạo ra sức thuyết phục cho lời kể, khi đó người kể hoàn toàn tách rời với nhân vật. 4. Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái, nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,). Gợi ý: - Những yếu tố tình thái thường được sử dụng: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu như, có vẻ như - Những yếu tố cảm thán thường được sử dụng: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp theo) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thành phần gọi - đáp a) Trong các từ ngữ in đậm ở những trích (từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) sau đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp? (1) – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? (2) – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ? Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời: - Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Gợi ý: Từ Này dùng để gọi, cụm từ Thưa ông dùng để đáp. b) Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác như trong các câu trên có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Gợi ý: Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Nội dung sự việc của câu (1) nằm ở phần “bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?”; ở câu (2), nằm ở “chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.”. c) Trong các từ ngữ in đậm ở những câu trên, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại? Gợi ý: Từ Này. d) Trong các từ ngữ in đậm ở những câu trên, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra? Gợi ý: Từ Thưa ông. 2. Thành phần phụ chú a) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm trong những câu sau và cho biết nghĩa sự vật của các câu này có thay đổi hay không. Vì sao? (1) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) (2) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc) Gợi ý: Nghĩa sự vật của các câu trên không thay đổi khi lược bỏ phần từ ngữ in đậm. Đây là thành phần phụ chú của câu, một trong những thành phần biệt lập. Nội dung chính của câu không nằm trong thành phần này. Thành phần phụ chú chỉ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. b) Các từ ngữ in đậm ở câu (1) bổ sung nghĩa cho cụm từ nào? Gợi ý: Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được thêm vào để chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”. c) Cụm chủ – vị làm thành phần phụ chú trong câu (2) bổ sung ý nghĩa gì cho câu? Gợi ý: Câu này là lời độc thoại nội tâm của nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”. Cụm chủ – vị “tôi nghĩ vậy” có tác dụng báo cho độc giả biết rằng nhận định “Lão không hiểu tôi” diễn ra trong suy nghĩ của riêng “tôi”, là suy đoán chủ quan của “tôi”, chứ chưa hẳn đã đúng. d) Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, dấu gạch ngang và dấu phảy, hai dấu phảy hoặc hai dấu ngoặc đơn. => KẾT LUẬN – Thành phần biệt lập là thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu, được dùng để diễn đạt thái độ, cách đá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChuyen de DOC HIEU THI VAO LOP 10_12536989.docx