Tài liệu tập huấn Sử dụng thuốc hợp lý trong chăm sóc người bệnh (Phần 2)

4.2.1. Đề kháng giả

Đề kháng giả nghĩa là chỉ có biểu hiện đề kháng khi ở trong một môi trường nhất

định; vì thực chất vi khuẩn không đề kháng nên khi thay đổi môi trường sống vi

khuẩn lại nhạy cảm với kháng sinh.

Ví dụ về biểu hiện đề kháng giả của vi khuẩn: Khi nằm trong các ổ áp xe nung mủ

lớn hoặc có tổ chức hoại tử bao bọc; người bệnh có được dùng kháng sinh, nhưng

do kháng sinh bị các tổ chức viêm, tế bào hoại tử. ngăn cản, không thấm tới được ổ

viêm và tới vi khuẩn gây bệnh nên không phát huy được tác dụng. Vì thế, trong

trường hợp này, nếu giải phóng các tổ chức viêm hay tế bào hoại tử (ví dụ bằng tiểu

phẫu), kháng sinh thấm tới được ổ vi khuẩn thì sẽ phát huy tác dụng.

Hoặc khi vi khuẩn ở trạng thái nghỉ (không có chuyển hoá và nhân lên) thì không

chịu tác dụng của những thuốc ức chế quá trình sinh tổng hợp chất. Ví dụ khi vi

khuẩn lao nằm trong hang lao; tuy vậy khi vi khuẩn lao trở lại trạng thái hoạt động (có

chuyển hoá, sinh sản) thì lại chịu tác dụng của kháng sinh.

4.2.2. Đề kháng thật

Vi khuẩn không chịu tác dụng của kháng sinh; đề kháng thật bao gồm đề kháng tự

nhiên và đề kháng thu được:

Đề kháng tự nhiên

Ngay từ khi sinh ra một số vi khuẩn đã không chịu tác động của một số kháng sinh

nhất định, ví dụ tụ cầu không chịu tác dụng của colistin hoặc Pseudomonas không

chịu tác dụng của penicilin.

Các vi khuẩn không có vách như Mycoplasma sẽ không chịu tác dụng của kháng

sinh ức chế sinh tổng hợp vách như bêta -lactam. Ví dụ, viêm phổi không điển hình

do M.pneumoniae mà điều trị bằng các cephalosporin, thậm chí thế hệ 3, 4 cũng sẽ

không thành công.

Đề kháng thu được

Do một biến cố di truyền là đột biến hoặc nhận được gen đề kháng mà vi khuẩn

đang từ không có trở nên có gen đề kháng. Các gen đề kháng có thể nằm trên

những thành phần khác nhau mang chất liệu di truyền trong tế bào vi khuẩn, đó là

nhiễm sắc thể hay plasmid hoặc trên transposon (xem thêm phụ lục 1. Plasmid và

transposon mang gen đề kháng).

pdf34 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn Sử dụng thuốc hợp lý trong chăm sóc người bệnh (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.2. Khử trùng 3.2.1. Định nghĩa Khử trùng (disinfection) là làm cho vật được khử trùng không còn khả năng gây nhiễm trùng (chỉ tiêu diệt mầm bệnh mà không phải tất cả các vi sinh vật). Có hai biện pháp vật lý và hoá học để khử trùng. Nhiều loại chất hoá học được sử dụng và thường được pha thành các dung dịch lỏng làm chất sát khuẩn (disinfectants). Những hoá chất diệt vi sinh vật trên da và niêm mạc nhầy còn gọi là chất khử trùng (antiseptics). 3.2.2. Biện pháp vật lý Hơi nước nóng Luồng hơi nước nóng 80-100oC thường được dùng nhất vì nó giết được các tế bào sinh trưởng ở trạng thái tự do trong vài phút. Áp dụng: Khử trùng quần áo, chăn màn, các dụng cụ đã dùng của người bệnh. Pasteur hoá sữa 750C/15 giây hoặc Pasteur hoá đồ uống khác 620C/30 phút. Tia cực tím (UV) Sóng điện từ với bước sóng 13,6 - 400 nm (gọi là tia cực tím – UV), nhất là 257nm, có tác dụng khử trùng. Liều sử dụng 100 - 500 Wsec/cm2 diệt được 90% hầu hết các loài vi khuẩn, nhưng không diệt được nha bào và bào tử nấm. Tia UV chỉ dùng để khử trùng không khí hay nước sạch; nó có thể gây viêm kết mạc và giác mạc. Các bóng đèn UV chỉ có tuổi thọ 1 - 2 năm. Cường độ chiếu xạ ((Wsec/cm2) cần được theo dõi để kiểm tra hiệu lực và ngăn ngừa ảnh hưởng đến con người.Trong đời sống hàng ngày, việc phơi nắng các dụng cụ (như chăn, màn..) là một cách sử 42 dụng tia UV trong ánh sáng mặt trời. Các phòng ở của người bệnh nên có nhiều ánh sáng tự nhiên, nhất là người bệnh lao. 3.2.3. Biện pháp hoá học Cồn Thường được dùng là dung dịch ethanol 80%, isopropanol 70% và n -propanol 60%. Những dung dịch đặc hơn do hút nước trong tế bào ra mạnh nên hiệu quả kém hơn. Cồn không diệt được nha bào. Tác dụng diệt virus có nhiều ý kiến khác nhau. Áp dụng: Khử trùng da, nhất là khử trùng bàn tay trong phẫu thuật và vệ sinh phòng bệnh. Ưu điểm là thời gian tác dụng ngắn, có khả năng thấm vào da kể cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi, nhưng nhược điểm là bay hơi và dễ cháy. Phenol và dẫn xuất của nó Thường sử dụng dung dịch 0,5 - 4%; không diệt được nha bào và virus nhưng vững bền so với các chất sát khuẩn khác. Phenol có thể "ăn" da, niêm mạc và còn có thể gây độc thần kinh. Người ta dùng chỉ số phenol để đánh giá tác dụng sát khuẩn của một hoá chất. Chỉ số phenol là tỷ số giữa nồng độ phenol thấp nhất và nồng độ chất sát khuẩn thấp nhất cùng có tác dụng như nhau lên một loài vi khuẩn trong một thời gian nhất định. Nhóm halogen Tác dụng sát khuẩn do phản ứng oxy hoá và halogen hoá các chất hữu cơ. Những phản ứng này xảy ra với nhiều chất hữu cơ khác nhau, do đó sẽ làm giảm hoạt tính sát khuẩn trong những dung dịch có nhiều chất bẩn hữu cơ hay các chất oxy hoá và halogen hoá khác, nhất là amoniac. Halogen có phổ tác dụng rộng và thời gian tác dụng ngắn. Clo: được sử dụng nhiều ở cả dạng khí nguyên chất và dạng hợp chất hữu cơ hay vô cơ. Clo dùng để thanh khuẩn nước ăn (nồng độ 0,1 - 0,3 mg/lít), nước bể bơi (0,5 mg/lít). HClO có hoạt tính giải phóng oxy, nhưng không giết được các vi khuẩn lao và virus đường ruột. Chlorua vôi thường được sử dụng nhất để khử trùng chất nôn, chất thải và dụng cụ thô (pha 1/15 với nước) hoặc rắc hố xí. Chloramin tinh khiết pha loãng 1% có khả năng khử trùng bàn tay trong 5 phút tác dụng; để khử trùng cho dụng cụ phải ngâm 20 phút. Khử trùng đồ vải và tẩy uế, dùng dung dịch 1,5 - 2,5% trong thời gian 2 - 12 giờ. Chloramin thô được dùng để tẩy uế như chlorua vôi. Iod: Dung dịch cồn iod (gồm 7% I, 3% KI, 90% cồn) và các dẫn xuất (ví dụ povidone iodine – bêtadin) được sử dụng nhiều để sát trùng da. Nhược điểm của halogen là phản ứng không đặc hiệu xảy ra rất nhanh với nhiều chất hữu cơ khác nhau, khí clo còn có tính độc và có thể có dị ứng với iod. Muối kim loại nặng 43 Hoạt tính kháng khuẩn theo thứ tự Hg, Ag, Cu, Zn. Chủ yếu có tác dụng chế khuẩn, không diệt được nha bào, virus và khả năng diệt các vi khuẩn kháng acid yếu.. Aldehyd Quan trọng nhất là formaldehyd. Dung dịch 0,5 - 5,0% và khí 5gam/cm3 thường được dùng và có tác dụng tiêu diệt được cả vi khuẩn, nấm và virus; nếu đủ thời gian và ở nhiệt độ cao còn diệt được cả nha bào. Áp dụng: Dung dịch nước để lau chùi sàn nhà và đồ dùng; khí dùng để khử trùng không khí và máy móc lớn. Formaldehyd kích thích da và viêm mạc, có thể dẫn tới dị ứng và nghi ngờ có thể gây ung thư. Do làm tủa protein nên không dùng để khử trùng chất thải. Để trung hoà formaldehyd, dùng amoniac, sulfit hoặc histidin. Các chất oxy hoá (H202, KMnO4) và thuốc nhuộm (ví dụ xanh methylen): Được pha thành dung dịch lỏng dùng làm chất sát khuẩn. Acid và bazơ Acid và bazơ có tác dụng diệt khuẩn vì tính điện phân thành H + và OH − mạnh. Tóm lại, chất sát khuẩn là những chất hoá học khác nhau, phá huỷ vi khuẩn nhanh chậm khác nhau, bằng cách tác động trực tiếp lên toàn bộ cấu trúc tế bào vi khuẩn, thông qua quá trình lý học hay lý hoá làm cho vi khuẩn vỡ ra hay nguyên tương ngưng tụ lại. Vì cơ chế như vậy nên sau khi chịu tác dụng của chất sát khuẩn vi khuẩn không thể sống lại (irreversible) được. Nồng độ chất sát khuẩn được sử dụng rất gần với liều độc cho cơ thể con người, vì vậy chỉ dùng chất sát khuẩn để điều trị tại chỗ. 3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tác dụng của chất sát khuẩn Nguồn gốc những sai sót ảnh hưởng đến hiệu quả khử trùng gồm nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là: Nồng độ hoá chất Thời gian tác dụng Ngoài ra, cần chú ý tới một số yếu tố khác là: Mật độ vi sinh vật tại nơi khử trùng. Nhiệt độ (có liên quan tới thời gian tác dụng). Môi trường xung quanh có thể cản trở thuốc ngấm tới vi sinh vật hoặc làm bất hoạt thuốc (ví dụ: vi khuẩn lao trong đờm). Khả năng đề kháng của vi sinh vật (ví dụ: virus có lớp vỏ lipid sẽ nhạy cảm với chất hoà tan như cồn, phenol hơn là những virus không có vỏ). Vì vậy, để phát huy hiệu quả của các chất sát khuẩn cần sử dụng đúng loại thuốc, đủ nồng độ và thời gian cần thiết tuỳ theo từng loại dụng cụ hoặc vật cần khử trùng. 4. Kháng sinh, sự đề kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh hợp lý Chất kháng vi sinh vật (antimicrobial agents) là khái niệm để chỉ những chất có tác dụng chống lại sự phát triển của vi sinh vật nói chung, nó bao gồm kháng sinh chống 44 vi khuẩn (antibacterial), chống nấm (antifungi), chống nguyên sinh động vật - đơn bào (antiprotozoal) và chống virus (antiviral). Trong bài này chỉ giới thiệu về kháng sinh chống vi khuẩn (thuốc kháng khuẩn – antibacterial agents). 4.1. Kháng sinh 4.1.1. Định nghĩa Kháng sinh (antibiotic) là những chất ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật một cách đặc hiệu, bằng cách gây rối loạn phản ứng sinh học ở tầm phân tử. 4.1.2. Xếp loại thuốc kháng khuẩn Mỗi thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tốt trên một số vi khuẩn nhất định. Dựa vào phổ tác dụng người ta chia kháng sinh thành 2 loại: Kháng sinh có hoạt phổ rộng và hoạt phổ chọn lọc. Thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng Hoạt phổ rộng nghĩa là một kháng sinh có thể tác dụng trên cả Gram -dương và Gram -âm, bao gồm: Nhóm aminoglycosid (aminozid): Streptomicin, kanamicin, gentamicin, amikacin... Nhóm tetracyclin: Tetracyclin, doxycyclin... Nhóm cloramphenicol Nhóm sulfamid và trimethoprim Thuốc kháng sinh có hoạt phổ chọn lọc Hoạt phổ chọn lọc nghĩa là một kháng sinh chỉ có tác dụng trên một hoặc một số loại vi khuẩn nhất định. Các dẫn xuất của axit isonicotinic, như INH chỉ dùng để chữa lao Nhóm macrolid như erythromycin, spiramycin... có tác dụng lên vi khuẩn Gram - dương và một số vi khuẩn Gram -âm Nhóm polymyxin chỉ có tác dụng trên trực khuẩn Gram -âm Thuốc kháng sinh nhóm bêta -lactam Đây là nhóm kháng sinh gồm nhiều dẫn xuất khác nhau nên phổ tác dụng cũng khác nhau. Trong đó: Có tác dụng trên vi khuẩn Gram -dương: Gồm Penicilin (penicilin G, penicilin V...): Bị penicilinase phân huỷ Methicilin, oxacilin, cloxacilin...: Không bị phân huỷ bởi penicilinase Có hoạt phổ rộng: Gồm Ampicilin, amoxicilin: Bị penicilinase phân huỷ Cephalosporin gồm các thế hệ I, II, III và IV (ví dụ cephalexin, cefuroxim, ceftazidim... ); các cephalosporin không bị phân huỷ bởi penicilinase. 45 4.1.3. Tác dụng của thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh thấm vào được tế bào vi khuẩn sẽ ức chế hoặc làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp chất cần thiết, làm ngừng trệ sinh trưởng và phát triển của tế bào (xem thêm phụ lục 1. Cơ chế tác dụng của kháng sinh trên tế bào vi khuẩn). Nếu vi khuẩn đã bị ức chế nhưng không bị nắm bắt (thực bào) hoặc bị ly giải (tiêu diệt) thì khi không còn tác dụng của kháng sinh (ngừng thuốc) vi khuẩn sẽ sống trở lại và sinh sản tiếp tục; tức là sẽ gây bệnh trở lại. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa thuốc kháng khuẩn (antibacterial agents) và chất sát khuẩn (disinfectants). Kháng sinh có tác dụng giết chết vi khuẩn gọi là diệt khuẩn (bactericidal) ví dụ nhóm bêta -lactam, polymyxin...; kháng sinh chỉ ức chế vi khuẩn gọi là chế khuẩn (bacteriostatic) ví dụ cloramphenicol, tetracyclin,.... Trong thực tế, thuốc có tác dụng diệt khuẩn nhưng ở nồng độ thấp lại chỉ có tác dụng chế khuẩn và ngược lại, thuốc có tác dụng chế khuẩn nhưng ở nồng độ cao lại có tác dụng diệt khuẩn. Nhưng cao là bao nhiêu thì kháng sinh phát huy tác dụng và cơ thể con người còn chịu đựng được (liều độc) thì tuỳ theo từng loại thuốc và cơ địa từng người bệnh cụ thể. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh phải được bác sĩ kê đơn và theo dõi cẩn thận. 4.2. Sự đề kháng kháng sinh Thuốc kháng sinh ức chế được sự phát triển của vi khuẩn, nhưng một khi trong môi trường có kháng sinh mà vi khuẩn vẫn phát triển thì được coi là sự đề kháng kháng sinh. Trong lâm sàng, đó là: Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn, đã điều trị bằng kháng sinh mà không khỏi bệnh. Liệu có phải do vi khuẩn kháng kháng sinh hay còn vì lý do nào khác? Khi người bị bệnh nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh để điều trị; như vậy có 3 yếu tố cần phải xem xét và mối quan hệ qua lại giữa 3 yếu tố này: Kh¸ng sinh C¬ thÓ Vi khuÈn Có thể do kháng sinh. Ví dụ: Thuốc kém chất lượng, chọn không đúng, không đủ liều lượng, tương kỵ với các thuốc cùng dùng. Có thể do cơ thể: Suy giảm miễn dịch hoặc bị ức chế miễn dịch. Có thể do vi khuẩn đề kháng. Nếu do vi khuẩn thì: Có thật sự là vi khuẩn đề kháng hay chỉ là đề kháng giả? 46 4.2.1. Đề kháng giả Đề kháng giả nghĩa là chỉ có biểu hiện đề kháng khi ở trong một môi trường nhất định; vì thực chất vi khuẩn không đề kháng nên khi thay đổi môi trường sống vi khuẩn lại nhạy cảm với kháng sinh. Ví dụ về biểu hiện đề kháng giả của vi khuẩn: Khi nằm trong các ổ áp xe nung mủ lớn hoặc có tổ chức hoại tử bao bọc; người bệnh có được dùng kháng sinh, nhưng do kháng sinh bị các tổ chức viêm, tế bào hoại tử... ngăn cản, không thấm tới được ổ viêm và tới vi khuẩn gây bệnh nên không phát huy được tác dụng. Vì thế, trong trường hợp này, nếu giải phóng các tổ chức viêm hay tế bào hoại tử (ví dụ bằng tiểu phẫu), kháng sinh thấm tới được ổ vi khuẩn thì sẽ phát huy tác dụng. Hoặc khi vi khuẩn ở trạng thái nghỉ (không có chuyển hoá và nhân lên) thì không chịu tác dụng của những thuốc ức chế quá trình sinh tổng hợp chất. Ví dụ khi vi khuẩn lao nằm trong hang lao; tuy vậy khi vi khuẩn lao trở lại trạng thái hoạt động (có chuyển hoá, sinh sản) thì lại chịu tác dụng của kháng sinh. 4.2.2. Đề kháng thật Vi khuẩn không chịu tác dụng của kháng sinh; đề kháng thật bao gồm đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được: Đề kháng tự nhiên Ngay từ khi sinh ra một số vi khuẩn đã không chịu tác động của một số kháng sinh nhất định, ví dụ tụ cầu không chịu tác dụng của colistin hoặc Pseudomonas không chịu tác dụng của penicilin. Các vi khuẩn không có vách như Mycoplasma sẽ không chịu tác dụng của kháng sinh ức chế sinh tổng hợp vách như bêta -lactam. Ví dụ, viêm phổi không điển hình do M.pneumoniae mà điều trị bằng các cephalosporin, thậm chí thế hệ 3, 4 cũng sẽ không thành công. Đề kháng thu được Do một biến cố di truyền là đột biến hoặc nhận được gen đề kháng mà vi khuẩn đang từ không có trở nên có gen đề kháng. Các gen đề kháng có thể nằm trên những thành phần khác nhau mang chất liệu di truyền trong tế bào vi khuẩn, đó là nhiễm sắc thể hay plasmid hoặc trên transposon (xem thêm phụ lục 1. Plasmid và transposon mang gen đề kháng). 4.3. Sự lan truyền vi khuẩn đề kháng Một vi khuẩn có gen đề kháng, gen đó sẽ được truyền dọc qua các thế hệ trong quá trình nhân lên (phân chia) của tế bào (ví dụ đời ông sang cha, cha sang đời con, con sang đời cháu...); ngoài ra, thông qua các hình thức vận chuyển di truyền, gen đề kháng có thể được truyền ngang từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác. Điều đáng quan tâm là vai trò chọn lọc của kháng sinh: Khi kháng sinh được dùng rộng rãi và nhất là không đủ liều lượng thì chính kháng sinh lại là yếu tố chọn lọc, loại trừ (tiêu diệt) các vi khuẩn nhạy cảm và giữ lại những vi khuẩn đề kháng kháng sinh. Những cá thể (tế bào) đề kháng sẽ phát triển thành những dòng vi khuẩn đề kháng trong quần thể vi sinh vật. Khi kháng sinh được dùng rộng rãi và nhất là không 47 đủ liều lượng thì chính kháng sinh cũng lại là yếu tố kích thích vi khuẩn, gây ra những thay đổi (đột biến cảm ứng) để thích ứng với môi trường. Thông qua sự truyền nhiễm (qua không khí, bụi, thức ăn, nước, dụng cụ,...) vi khuẩn đề kháng lây truyền từ người này sang người khác hoặc từ súc vật sang người. Phối hợp giữa sự xuất hiện cùng nhiều khả năng lan truyền vi khuẩn đề kháng và chọn lọc vi khuẩn đề kháng như đã nêu ở trên, số lượng và mức độ vi khuẩn kháng kháng sinh trong cộng đồng ngày càng gia tăng. Trong cuộc chạy đua giữa những nỗ lực phát minh ra kháng sinh mới của con người và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn thì cho đến nay vi khuẩn vẫn luôn giành phần thắng. Vì vậy, để giữ gìn sức mạnh của kháng sinh và ngăn ngừa sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, chúng ta phải thực hiện chiến lược sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý. 4.4. Biện pháp hạn chế gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh Chỉ dùng kháng sinh để điều trị những bệnh nhiễm khuẩn (những kháng sinh nêu trong bài này không có tác dụng trên virus). Nên cân nhắc khi dùng kháng sinh dự phòng và phối hợp kháng sinh. Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ (xem thêm phụ lục 3); nên ưu tiên kháng sinh có hoạt phổ hẹp, tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn gây bệnh và khuếch tán tốt nhất đến ổ vi khuẩn. Dùng kháng sinh đủ liều lượng và thời gian (cho một đợt điều trị). Đề cao các biện pháp khử trùng và tiệt trùng nhằm ngăn ngừa sự lan truyền vi khuẩn đề kháng. Liên tục giám sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn để có chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý. 4.5. Phối hợp kháng sinh Trong thực tế, với một số bệnh nặng hoặc người bệnh cụ thể thầy thuốc phải phối hợp 2 kháng sinh (cá biệt có thể nhiều hơn) để điều trị. Ba cơ sở lý thuyết cho việc phải phối hợp kháng sinh là: Do nhiễm nhiều loại vi khuẩn, cả ưa khí và kỵ khí (ví dụ viêm phúc mạc sau phẫu thuật đường ruột) thì phối hợp một kháng sinh diệt vi khuẩn ưa khí với một kháng sinh diệt vi khuẩn kỵ khí. Phối hợp nhằm tăng khả năng tiêu diệt một loài vi khuẩn, ví dụ một bêta -lactam với một aminozid, đặc biệt ở bệnh nặng hoặc người bệnh giảm sức đề kháng. Phối hợp nhằm hạ tần suất xuất hiện một vi khuẩn đột biến kháng nhiều kháng sinh, điển hình là việc điều trị bệnh lao. Không nên phối hợp kháng sinh bừa bãi, đặc biệt là các kháng sinh có hoạt phổ rộng; vì sẽ càng tạo ra áp lực chọn lọc lớn và tiêu diệt tất cả các vi khuẩn nhạy cảm thuộc vi hệ bình thường của cơ thể. Thêm vào đó là các phản ứng không mong muốn do kháng sinh gây ra cũng tăng lên, chưa kể tới chúng có tác dụng tương tác hoặc tương kỵ với nhau hoặc với các thuốc cùng được sử dụng khác. 48 Tóm lại, khi đã có hiểu biết về vi khuẩn, kháng sinh, sự kháng kháng sinh và nhiễm khuẩn bệnh viện chúng ta sẽ có thái độ đúng, tạo thói quen tốt: Thực hiện đầy đủ các biện pháp chống nhiễm khuẩn, tránh lây lan vi khuẩn gây bệnh; chống nhiễm khuẩn bệnh viện là biện pháp tích cực để hạn chế việc sử dụng kháng sinh và sử dụng kháng sinh hợp lý để ngăn ngừa sự gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh; làm như vậy là chúng ta góp phần gìn giữ sức mạnh của kháng sinh cho thế hệ tương lai. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu hỏi đúng sai Trên da người bình thường luôn luôn có tụ cầu. A. Đúng B. Sai Bất kỳ chỗ nào trong cơ thể cũng có những quần thể vi khuẩn sinh sống và phát triển. A. Đúng B. Sai Những vi khuẩn cư trú trên da và niêm mạc (ví dụ hầu họng, niệu đạo) người bình thường có thể là vi khuẩn gây bệnh cơ hội. A. Đúng B. Sai Viêm mô tế bào và viêm cơ hoại tử do vi khuẩn kỵ khí hay gặp sau phẫu thuật đại tràng hoặc tầng sinh môn. A. Đúng B. Sai Bệnh nhân cao huyết áp hôn mê do xuất huyết não, nhập viện cấp cứu phải thở bằng máy; 3 ngày sau bị viêm phổi, đó là một nhiễm trùng bệnh viện. A. Đúng B. Sai Rửa vết thương bằng nước đã đun sôi (để nguội) là hoàn toàn đảm bảo vô trùng. A. Đúng B. Sai Đèn tia tím có tác dụng diệt khuẩn nên sau khi bật đèn sáng 30 phút không khí trong phòng sẽ được tiệt trùng hoàn toàn. A. Đúng B. Sai Chỉ có vi khuẩn là tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện. A. Đúng 49 B. Sai Chất sát khuẩn (ví dụ bêtadin - povidon iodin 10%) chỉ được dùng để điều trị tại chỗ (bôi). A. Đúng B. Sai Không được rắc bột kháng sinh để điều trị vết thương trên da; vì việc đó sẽ làm gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh A. Đúng B. Sai Ciprofloxacin là kháng sinh mới, có tác dụng mạnh trên nhiều loại vi khuẩn, nên chọn hàng đầu để điều trị bệnh nhiễm khuẩn. A. Đúng B. Sai Nhiễm trùng bệnh viện có thể xảy ra thành dịch trong một bệnh viện hay nhiều bệnh viện. A. Đúng B. Sai Trong không khí không bao giờ có virus gây bệnh. A. Đúng B. Sai Chỉ có những người bệnh được phẫu thuật mới có nguy cơ bị nhiễm khuẩn bệnh viện. A. Đúng B. Sai Đặt ống thông đái có thể gây viêm bàng quang mà tác nhân gây bệnh là vi sinh vật tồn tại ngay ở lỗ niệu đạo ngoài của người bệnh. A. Đúng B. Sai Biện pháp đơn giản, dễ áp dụng để có “bàn tay sạch” trước và sau khi chăm sóc người bệnh là xoa cồn ethanol 80%. A. Đúng B. Sai Điền từ thích hợp vào chỗ trống Những quần thể vi sinh vật tồn tại trên da và niêm mạc các hốc tự nhiên (ví dụ họng, âm đạo) của cơ thể người bình thường gọi là . . . . . . . . . . . . . . . . Nhiễm trùng là khái niệm chung chỉ sự nhiễm vi sinh vật; khi tác nhân gây bệnh là vi khuẩn thì gọi là .. 50 Các vi sinh vật gây nhiễm trùng bệnh viện có nguồn gốc nội sinh (từ vi hệ bình thường) hoặc . Tiệt trùng là tiêu diệt và bất hoạt virus hoặc tách bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi vật cần tiệt trùng. Muốn có các dụng cụ phẫu thuật, tiêm truyền, bông băng vô trùng phải tiệt trùng bằng lò hấp (autoclave), duy trì ở nhiệt độ . . . . . . . . . . trong thời gian . . . . . . . phút. Khử trùng là làm cho vật được khử trùng .. gây nhiễm trùng. Ngay từ khi sinh ra một số vi khuẩn đã đề kháng (không chịu tác dụng) của một số kháng sinh nhất định; những trường hợp đó gọi là đề kháng Thuốc kháng sinh có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram -dương và vi khuẩn Gram -âm gọi là kháng sinh có hoạt phổ . Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu A, B, C, D... 25. Vi khuẩn trong bệnh viện đề kháng kháng sinh cao hơn vi khuẩn ở ngoài cộng đồng, là do: A. Vi khuẩn luôn được tiếp xúc với kháng sinh B. Lây lan vi khuẩn đề kháng từ bệnh nhân nọ sang bệnh nhân kia C. Lây lan vi khuẩn đề kháng qua các dụng cụ thăm khám hoặc điều trị (ví dụ máy thở ) D. Cả A và B E. Cả A, B và C 26. Các kháng sinh nhóm penicilin và cephalosporin có thể tiêu diệt được: A. Cả vi khuẩn Gram - dương và Gram - âm B. Cả vi khuẩn ưa khí và kỵ khí Gram - dương (Clostridium) C. Cả vi khuẩn và virus D. Chỉ A và B E. Cả A, B và C 27. Một vi khuẩn không chịu tác dụng của kháng sinh, có thể do vi khuẩn ấy đã: A. Đột biến B. Đề kháng tự nhiên C. Nhận được gen đề kháng D. Cả A, B và C E. Chỉ A và C 28. Dùng kháng sinh nhiều lần và không đủ liều lượng sẽ dẫn đến: A. Vi khuẩn đề kháng được chọn lọc, giữ lại B. Vi khuẩn đột biến ngẫu nhiên 51 C. Vi khuẩn nhận được gen đề kháng D. Cả A, B và C E. Cả A và B 29. Cách chọn kháng sinh tốt nhất để điều trị cho một người bệnh cụ thể là: A. Chọn kháng sinh mới B. Dựa vào kết quả kháng sinh đồ C. Chọn kháng sinh phổ rộng D. Chọn kháng sinh dùng đường uống E. Chọn kháng sinh rẻ tiền nhất 30. Trong vi hệ bình thường ở khoang miệng có những vi khuẩn nào? A. Cả vi khuẩn Gram - âm và Gram - dương B. Cả vi khuẩn ưa khí và kỵ khí C. Cả cầu khuẩn, trực khuẩn và xoắn khuẩn D. Cả A, B và C E. Cả B và C 31. Những vi khuẩn tồn tại trong phân có khả năng sinh nha bào, bao gồm: A. Các cầu khuẩn đường ruột (Enterococci) B. Các clostridia (vi khuẩn uốn ván, hoại thư sinh hơi ) C. Các trực khuẩn đường ruột Gram -âm (E. coli, lỵ, ) D. Chỉ A và B E. Cả A, B và C 32. Vi khuẩn thuộc vi hệ bình thường sẽ trở thành tác nhân gây bệnh, khi có cơ hội: A. Xâm nhập vào mô B. Lạc đường (ví dụ ở ruột vào gan) C. Da hoặc niêm mạc bị tổn thương D. Cả A và C E. Cả A, B và C 33. Các dụng cụ dùng để phẫu thuật hoặc để khám chữa bệnh (panh, kẹp, thìa, mỏ vịt, ) phải được tiệt trùng bằng: A. Lò hấp B. Tủ sấy C. Tia cực tím D. Cả A và B E. Cả A, B và C 52 34. Trong các hoá chất sau, chất nào dùng để khử trùng chất nôn, chất thải đạt hiệu quả diệt khuẩn và kinh tế nhất? A. Formol B. Chloramin tinh khiết C. Chlorua vôi D. Cả B và C E. Cả A, B và C 35. Các biện pháp nhằm hạn chế vi khuẩn trong không khí ở phòng hậu phẫu sau đây, biện pháp nào là tốt nhất? A. Để guốc dép ở ngoài B. Đặt thảm chùi chân ở cửa C. Lau sàn nhà thường xuyên bằng chất sát khuẩn D. Dùng điều hoà nhiệt độ E. Không dùng quạt cây 36. Bào tử nấm và nha bào vi khuẩn hoàn toàn bị tiêu diệt khi duy trì lò hấp (autoclave) ở điều kiện: A. 1200C/ 20 phút B. 1200C/30 phút C. 1100C/30 phút D. Cả A và B E. Cả A, B và C 37. Nhân viên y tế có thể mắc nhiễm trùng bệnh viện qua các đường: A. Hô hấp B. Tiêu hoá C. Máu D. Cả A và C E. Cả A, B và C 38. Vi sinh vật gây nhiễm trùng bệnh viện thường gặp nhất là: A. Vi khuẩn B. Virus C. Nấm D. Đơn bào – ký sinh trùng E. Cả A, B, C và D 39. Tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ hay gặp nhất là: A. Tụ cầu từ da 53 B. Tụ cầu từ họng C. Tụ cầu từ mũi D. Cả A và B E. Cả A, B và C 40. Trong các hoá chất sau, chất nào dùng để khử trùng chất nôn, chất thải đạt hiệu quả diệt khuẩn và kinh tế nhất? A. Formol B. Chloramin tinh khiết C. Chlorua vôi D. Cả B và C E. Cả A, B và C THỰC HÀNH Vi hệ bình thường ở họng Lấy 1 tăm bông vô trùng quệt vào 2 bên hốc amidan Lăn đều tăm bông trên đĩa thạch Ủ ấm qua đêm Đếm số lượng khuẩn lạc và nhận dạng các loại khuẩn lạc Vi sinh vật trong môi trường Trong không khí Mở nắp đĩa thạch Để 15 phút trong phòng làm việc Ủ ấm qua đêm Đếm số lượng khuẩn lạc và nhận dạng các loại khuẩn lạc Trong nước bể (vòi) Lấy 1 ml nước bể hoặc từ vòi nước Cho vào ống canh thang Ủ ấm qua đêm Nhận biết sự phát triển của vi sinh vật (môi trường nuôi cấy vi khuẩn bị đục) Vai trò của khử trùng bàn tay Vi sinh vật trên bàn tay chưa rửa Lấy 1 tăm bông vô trùng đã thấm ẩm dung dịch NaCl 0,9% vô trùng Lăn trên lòng bàn tay (cả mặt trong ngón tay) Lăn tăm bông trên đĩa thạch Ủ ấm qua đêm Đếm số lượng khuẩn lạc và nhận dạng các loại khuẩn lạc 54 Vi sinh vật trên bàn tay đã khử trùng Rửa tay bằng xà phòng; xoa cồn 80%, để khô Thực hiện các bước như 3.1. So sánh kết quả của 3.1. và 3.2. để rút ra kết luận. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban tư vấn sử dụng kháng sinh, Bộ Y tế (1994). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.11-27. Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Vi sinh vật (2001). Vi sinh y học. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 38-54. 55 BÀI 4 TƯƠNG TÁC THUỐC Thời gian : 2 tiết lý thuyết, 2 tiết thực hành MỤC TIÊU Sau bài học, học viên có khả năng trình bày được : Tương tác thuốc với thuốc; tương tác thuốc với thức ăn và đồ uống. Biết dùng thuốc đúng cách cho người bệnh: đúng thời gian; khoảng cách giữa các lần dùng thuốc; dùng thuốc cùng lúc hay không cùng; dùng thuốc trước, trong, hay sau bữa ăn. NỘI DUNG 1. Tương tác thuốc với thuốc 1.1. Định nghĩa tương tác thuốc Tương tác thuốc là hiện tượng thay đổi tác dụng hoặc động tính của thuốc khi sử dụng đồng thời hai hay nhiều thuốc. Tương tác có thể gây tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, có thể gây ra một trạng thái bệnh lý do thuốc. Một tương tác thuốc không nhất thiết nguy hiểm, đôi khi chỉ cần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_tap_huan_su_dung_thuoc_hop_ly_trong_cham_soc_nguoi.pdf