_ Để an toàn, cabin được lắp trong giếng thang (6). Phần trên của
giếng thang thường được lắp buồng máy (11). Trong buồng thang có lắp
bộ tời và khí cụ điều khiển chính (tủ phân phối, bộ hạn chế tốc độ ).
Phần dưới của giếng thang (hố giếng thang) có bố trí các bộ giảm
chấn cabin và giảm chấn đối trọng (8). Ở phần trên cùng và dưới cùng
của giếng thang có lắp các bộ hạn chế hành trình làm việc của giếng thang.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6784 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Thiết kế thang máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: TỔNG QUÁT VỀ THANG
MÁY
I _ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THANG MÁY
_ Thang máy là thiết bị vận tải chuyên dùng để chở người và
hàng theo phương thẳng đứng.
_ Thang máy được sử dụng rộng rãi trong
các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, công sở.
Ngoài tính tiện nghi khi sử dụng, thang máy
còn làm tăng thêm tính mỹ quan cho công
trình.
_ Thang máy là một thiết bị vận chuyển
đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, do nó có
liên quan trực tiếp với tính mạng và tài sản
của người sử dụng. Do đó yêu cầu chung đối
với thang máy khi thiết kế, lắp đặt, vận hành
và sửa chữa là phải tuân thủ một cách
nghiêm ngặt các yêu cầu về kỹ thuật an toàn
đã được qui định, phải đầy đủ các thiết bị
bảo vệ, thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy
như bộ bảo hiểm, công tắc hạn chế trên, hạn
chế dưới, điện chiếu sáng khi mất điện.
II _ PHÂN LOẠI THANG MÁY
1. Phân loại theo chức năng:
_ Thang máy chuyên chở người.
_ Thang máy chuyên chở hàng nhưng có người đi kèm.
Mô hình thang máy tải khách
_ Thang máy chuyên chở người nhưng có hàng đi kèm.
_ Thang máy bệnh viện.
_ Thang máy chuyên chở hàng không có người đi kèm.
2. Phân loại theo hệ thống dẫn động:
_ Thang máy dẫn động điện.
_ Thang máy thủy lực.
_ Thang máy khí nén.
3. Phân loại theo hệ thống điều khiển:
_ Điều khiển bằng rờle.
_ Điều khiển bằng PLC.
_ Điều khiển bằng máy tính.
4. Phân loại theo trọng tải:
_ Thang máy loại nhỏ Q < 160 kg.
_ Thang máytrung bình Q = 500 200 kg.
_ Thang máy loại lớn Q > 2000 kg.
5. Phân loại theo độ dịch chuyển:
_ Thang máy chạy chậm v = 0, 5 m/s.
_ Thang máy tốc độ trung bình v = (0, 5 0, 7) m/s.
_ Thang máy cao tốc v = (2, 5 5) m/s.
III _ CẤU TẠO CHUNG
_ Cấu tạo: Thang máy có nhiều loại khác nhau, nhưng nhìn
chung gồm có các bộ phận chính như sau:
1. Tời nâng
2. Bộ hạn chế tốc
kiểu ly tâm
3. Cáp phụ
4. Cabin
5. Cáp dẫn hướng
thẳng đứng
6. Giếng thang
7. Đối trọng
8. Giảm chấn đối
trọng
9. Guốc trượt
10. Cáp nâng
11. Buồng máy
_ Cabin (3) trong đó có chứa người hoặc hàng hóa. Cabin
chuyển động trên cáp dẫn hướng thẳng đứng (5) nhờ có các bộ
guốc trượt (9) lắp vào cabin. Cáp nâng (10) trên đó có treo cabin
dược treo vào tang hoặc vắt qua puli dẫn cáp của bộ tời nâng
(1). Trọng lượng thang máy và trọng lượng vật nâng được cân
bằng bởi đối trọng (7) treo trên các dây cáp đi ra từ puli dẫn cáp
hoặc từ tang. Buồng thang máy và đối trọng khi di chuyển sẽ
trượt trên thanh ray dẫn hướng nhờ các guốc trượt.
Một số dạng cabin thang máy
Biên dạng guốc trượt kiểu lăn của hãng MITSUBISHI
Biên dạng guốc kiểu trượt của hãng NINGBO XINGDA
Bộ điều khiển
Guốc trượt kiểu con lăn
Bộ kích
Bộ
đo
gia
tốc
Dòng
điện
điều
khiển
_ Để an toàn, cabin được lắp
trong giếng thang (6). Phần trên của
giếng thang thường được lắp buồng
máy (11). Trong buồng thang có lắp
bộ tời và khí cụ điều khiển chính (tủ
phân phối, bộ hạn chế tốc độ …).
Phần dưới của giếng thang (hố
giếng thang) có bố trí các bộ giảm
chấn cabin và giảm chấn đối trọng
(8). Ở phần trên cùng và dưới cùng
của giếng thang có lắp các bộ hạn
chế hành trình làm việc của giếng
thang.
_ Để tránh trường hợp thang bị rơi khi cáp bị đứt, do gặp sự
cố mất điện hoặc do cơ cấu nâng bị hỏng, trên cabin có lắp bộ
bảo hiểm (governor). Trong trường hợp này, thiết bị kẹp của nó
sẽ kẹp vào các dẫn hướng và giữ chặt cabin. Bộ hãm bảo hiểm
thường được dẫn động từ một cáp phụ (4), cáp này vắt qua puli
của bộ hạn chế tốc độ kiểu li tâm (2). Khi tốc độ buồn thang cao
Rãnh
trượt trên
thanh ray
hơn tốc độ giới hạn cho phép thì bộ hạn chế tốc độ sẽ phanh puli
và làm dừng cáp.