Tài liệu trắc nghiệm sinh học 10 nâng cao

17. Tác hại của các quá trình phân giải ở vi sinh vật?

a. Gây hư hỏng thực phẩm.

b. Làm giảm chất lượng của các loại lương thực, đồ dùng và hàng hóa.

c. Làm ô nhiễm môi trường, lây truyền bệnh tật.

d. Cả a và b.

18. Chọn phương án đúng. ATP là một phân tử quang trọng trong trao đổi chất vì:

a. Nó có các liên kết photphat cao năng.

b. Các liên kết photphat cao năng của nó rất dễ hình thành, nhưng không dễ phá vỡ.

c. Nó dễ dàng thu được từ môt trường ngoài của cơ thể.

d. Nó vô cùng bền vững.

19. Các trạng thái tồn tại của năng lượng?

a. Động năng và thế năng.

b. Động năng và quang năng.

c. Thế năng và điện năng.

d. Quang năng và điện năng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu trắc nghiệm sinh học 10 nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Sự sinh trưởng của tế bào diễn ra chủ yếu ở pha hay kì nào? a. Kì đầu b. Pha S c. Kì giữa d. Pha G2 e. Pha G1 2. Sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể diễn ra ở pha hay kì nào? a. Pha G1 b. Kì đầu c. Pha G2 d. Pha S 3. Quá trình nguyên phân diễn ra liên tiếp qua một số lần từ một hợp tử của người mang 46 nhiễm sắc thể đã tạo ra số tế bào mới với tổng số 368 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi, hãy xác định: a. Số tế bào mới được tạo thành nói trên. b. Số lần phân bào từ hợp tử. 4. Sự phân bào ở sinh vật nhân sơ diễn ra như thế nào? a. Phân tử ADN được đính vào một vị trí nhất định của màng sinh chất. b. ADN nhân đôi thành hai phân tử (đính trên màng sinh chất). c. Màng sinh chất nằm giữa 2 phân ADN dài ra và thắt lại, đưa 2 phân tử ADN về 2 tế bào con. d. Cả a, b, và c. 5. Tế bào nhân thực phân bào bằng hình thức nào? a. Nguyên phân. c. Phân bào không có thoi vô sắc. b. Giảm phân. d. Cả a và b. 6. Chọn câu đúng trong các câu sau: a. Nguyên phân là hình thức phân bào nguyên nhiễm. b. Giảm phân là hình thức phân bào giảm nhiễm. c. Nguyên phân là hình thức phân bào không có thoi vô sắc. d. Các tế bào con được tạo thành qua giảm phân đều mang bộ NST với số lương giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. 7. Thành phần cơ bản nào được phân chia trong nguyên phân? a. Thoi vô sắc. b. Chất tế bào. c. Nhân. d. Cả b và c. 8. Bản chất của quá trình nguyên phân là gì? a. Hai tế bào con đều mang bộ NST giống như ở tế bào mẹ trước khi phân bào. b. Sự phân bào có hình thành thoi vô sắc ở mặt phẳng xích đạo. c. Sự phân chia đồng đều nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con. d. Cả a và b. 9. Giảm phân là gì? a. Là hình thức phân bào của các tế bào sinh dưỡng (xôma) của vi sinh vật. b. Là hình thức phân bào xảy ra ở tế bào sinh dục chín. c. Là quá trình gồm hai lần phân bào liên tiếp, nhưng NST chỉ nhân đôi có một lần. d. Cả b và c. 10. Chọn câu đúng trong các câu sau: a. Giảm phân I gồm 4 kì nhưng giảm phân II chỉ có 3 kì (kì trung gian rất ngắn). b. Kết quả của giảm phân là từ một tế bào mẹ cho ra 4 tế bào con với số lượng NST giảm đi một nửa. c. Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp, xảy ra ở cơ quan sinh sản. d. Quá trình giảm phân gồm hai giai đoạn chính là giảm phân I và giảm phân II. 11. Vi sinh vật là gì? a. Là những cơ thể sống có kích thước rất nhỏ bé. b. Là vi khuẩn sống kí sinh trên cơ thể sinh vật khác. c. Là những vi trùng sống trong đất, nước và không khí. d. Cả a, b và c. 12. Những loại môi trường cơ bản nuôi cấy vi sinh vật là gì? a. Môi trường tổng hợp b. Môi trường phức tạp. c. Môi trường trung tính. d. Cả a và b. 13. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp những hợp chất nào? a. Lipit. b. Protein và axit nucleic. c. Pôlisaccarit d. Cả a, b và c. 14. Chọn câu đúng trong các câu sau: a. Các axit béo được tạo thành nhờ sự kết hợp liên tục với nhau của các phân tử axetyl – CoA. b. Con người sử dụng vi sinh vật để tạo ra các loại axit amin quý(axit glutamic, lizin, protein đơn bào). c. Ở vi sinh vật và tảo, việc tổng hợp tinh bột và glicogen càn phải có hợp chất mở đầu là ATP – glucozo. d. Vi sinh vật tổng hợp lipit bằng cách liên kết glixerol và các axit béo. 15. Ứng dụng của sự tổng hợp ở vi sinh vật là gì? a. Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào). b. Sản xuất axit amin. c. Sản xuất các chất xúc tác sinh học và gôm sinh học. d. Cả a,b và c. 16. Chọn câu đúng trong các câu sau: a. Một số protein bị mất hoạt tính (hoặc bị hư hỏng) sẽ được lipaza phân giải thành các axit amin. b. Quá trình phân giải protein có ý nghĩa quang trọng là thu được năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. c. Khi môi trường giàu cacbon nhưng nghèo nito và photphat, vi sinh vật thường tích lũy các hạt tinh bột hoặc glicogen (hoặc lipit) trong tế bào. d. Khi có đủ N và P, vi sinh vật lại phân giải các hợp chất tích lũy để dùng làm nguồn cacbon và năng lượng. 17. Tác hại của các quá trình phân giải ở vi sinh vật? a. Gây hư hỏng thực phẩm. b. Làm giảm chất lượng của các loại lương thực, đồ dùng và hàng hóa. c. Làm ô nhiễm môi trường, lây truyền bệnh tật. d. Cả a và b. 18. Chọn phương án đúng. ATP là một phân tử quang trọng trong trao đổi chất vì: a. Nó có các liên kết photphat cao năng. b. Các liên kết photphat cao năng của nó rất dễ hình thành, nhưng không dễ phá vỡ. c. Nó dễ dàng thu được từ môt trường ngoài của cơ thể. d. Nó vô cùng bền vững. 19. Các trạng thái tồn tại của năng lượng? a. Động năng và thế năng. b. Động năng và quang năng. c. Thế năng và điện năng. d. Quang năng và điện năng. 20. ATP là gì? a. Là hợp chất hữu cơ tham gia vào tất cả các phản ứng oxi hóa khử. b. Là hợp chất hóa học được cấu tạo từ adenin, đường ribozo và 3 nhóm photphat c. Là hợp chất cao năng (vì liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ đễ giải phóng năng lượng). d. Cả b và c. 21. Chọn câu đúng trong các câu sau: a. Các dạng năng lượng có thể chuyển hóa tương hỗ và cuối cùng trở thành hóa năng và nhiệt năng. b. Năng lượng ở trạng thái hoạt động có liên quan đến các hình thức chuyển động của vật chất và tạo ra công. c. Thế năng là trạng thái tiềm ẩn của năng lượng có liên quan đến vị trí và gradien trong không gian. d. Khi gặp điều kiện nhất định, năng lượng tiềm ẩn chuyển sang trạng thái hoạt động. 22. Trong tế bào enzim tồn tại dưới dạng nào? a. Tồn tại dưới dạng ion trong chất tế bào. b. Liên kết chặt chẽ với những bào quan xác định. c. Hòa tan trong chất tế bào. d. Cả b và c. 23. Ezim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào? a. Cung cấp thêm nhiệt độ cho các phản ứng. b. Tạo ra nhiều phản ứng trung gian. c. Làm tăng tốc độ phản ứng. d. Cả a và c. 24. Nồng độ cơ chất ảnh hưởng đến hoạt động của enzim như thê nào? a. Cơ chất ít có tác dụng thúc đẩy enzim hoạt động mạnh. b. Cơ chất nhiều làm enzim hoạt động mạnh. c. Cơ chất quá nhiều sẽ kìm hãm sự hoạt động của enzim. d. Cả b và c. 25. Chọn câu đúng trong các câu sau: a. Khi tạo thành hay phân hủy một chất nào đó, tế bào phải tổng hợp nên các enzim thích hợp. b. Sự chuyên hóa các chất trong tế bào được thực hiện thông qua hàng loạt phản ứng của enzim. c. Tế bào có thể điều hòa quá trình trao đổi chất thông qua việc điều khiển tổng hợp enzim hoặc ức chế hoặc hoạt hóa enzim. d. Tế bào có thể sử dụng nhiều loại enzim phối hợp với nhau để tổng hợp nhanh một chất nào đó. 26. Chọn phương án đúng. Tế bào không phân giải CO2 vì: a. Liên kết đôi của nó quá bền vững. b. Nguyên tử cacbon đã bị khử hoàn toàn. c. Phần lớn năng lượng của điện tử có được đã giải phóng khí CO2 được hình thành. d. Phân tử CO2 có quá ít nguyên tủ. e. CO2 có ít điện tử liên kết hơn các hợp chất hữu cơ khác. 27. Thế nào là hô hấp? a. Là quá trình sinh vật nhận CO2 và thải ra môi trường O2. b. Là quá trình chuyển năng lượng diễn ra trong tế bào sống. c. Là quá trình cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ những chất đơn giản nhờ ánh sáng mặt trời. d. Cả a và c. 28. Quá trình đường phân là gì? a. Là quá trình biến đổi fructozo và saccarozo trong tế bào. b. Là quá trình biến đổi cacbonhidrat trong tế bào. c. Là quá trình biến đổi phân tử glucozo trong chất tế bào. d. Cả a và b. 29. Chọn phương án đúng. Các quá trình nào sau đây từ một phân tử glucozo sản xuất ra hầu hết các phân tử ATP? a. Lên men Lactic. b. Chu trình Crep. c. Dây chuyền electron hô hấp. d. Đường phân. 30. Chọn phương án đúng. Trong ti thể, các phản ứng oxi hóa khử tỏa nhiệt: a. Là nguồn năng lượng để tổng hợp ATP ở sinh vật nhân sơ. b. Luôn trực tiếp đi kèm với sự photphorin hóa cơ chất. c. Cung cấp năng lượng để tạo nên sự chênh lệch về proton. d. Khử nguyên tử cacbon thành CO2. e. Đi kèm với quá trình thu nhiệt qua các sản phẩm trung gian được phôphorin hóa. 31. Thực chất của quá trình hô hấp là gì? a. Là một chuỗi phản ứng oxi hóa khử sinh học (chuỗi phản ứng enzim). b. Là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng xảy ra ở chất tế bào. c. Là quá trình sinh cật hấp thụ khí O2 và thải CO2 vào môt trường. d. Cả b và c. 32. Các chất được tế bào phân giải để giải phóng năng lượng (ngoài glucozo) là gì? a. Protein. b. Axit nucleic. c. Lipit d. Cả a,b và c. 33. Chọn câu đúng trong các câu sau: a. Electron được chuyển từ NADH và FADH2 tới oxi thông qua các phản ứng oxi hóa khử. b. Năng lượng sinh ra từ oxi khử NADH và FADH2 trong chuỗi truyền electron sẽ được sử dụng để tổng hợp ATP. c. Ở phản ứng cuối cùng oxi sẽ bị khử tạo ra nước và khí cacbôníc. d. Các thành phần của chuỗi hô hấp được định vị trên màng trong của ti thể. 34. Chọn câu đúng trong các câu sau: a. Khi xuất hiện vi sinh vật dị dưỡng đầu tiên, chúng đã đồng hóa CO2 nhờ năng lượng của ánh sáng mặt trời. b. Phương thức dinh dưỡng bằng hóa tổng hợp là phương thức đặc trưng cho mọi vi khuẩn có lối sống dị dưỡng. c. Hóa tổng hợp là phương thức dinh dưỡng của nhóm vi sinh vật hóa tự dưỡng. d. Hóa tổng hợp là ôxi hóa chất vô cơ để giải phóng năng lượng và sử dụng một phần năng lượng đó để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể. 35. Các vi khuẩn nào thuộc nhóm chuyển hóa các chất chứa nitơ? a. Các vi khuẩn lên men lactic. b. Các vi khuẩn nitrat hóa. c. Các vi khuẩn nitric hóa. d. Cả b và c. 36. Vai trò của sắc tố quang hợp là gì? a. Hấp thụ CO2 và H2O để tổng hợp các chất hữu cơ cho cơ thể. b. Hấp thụ quang năng để thực hiện quang hợp. c. Hấp thụ quang năng để duy trì nhiệt độ cơ thể cân bằng với nhiệt độ môi trường. d. Cả a và c. 37. Chọn câu đúng trong các câu sau: a. Sản phẩm của quang phân li nước là CO2 và H2. b. Pha sáng xảy ra ở cấu trúc hạt (grana) của lục lạp, trong các túi dẹp (tilacôit). c. Quá trình quang hợp là một chuỗi dài các phản ứng phức tạp bao gồm hai pha: pha sáng và pha tối. d. Trong pha sáng dưới tác động cuả ánh sáng, nước được phân li để cung cấp điện tử bù đắp cho số điện tử bị giải phóng khỏi chất diệp lục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrắc nghiệm sinh học 10 Nâng cao.doc
Tài liệu liên quan