Nhóm IV (có tác giả gọi là bộ Nostocales) :
Dạng sợi ; dạng lông (trichome) không phân nhánh có thể chứa các tế
bào biệt hoá (specialized cell) ; phân đôi trên mặt phẳng, có kiểu đứt đoạn
tạo thành đoạn sinh sản (hormogonia) ; có tế bào dị hình ; thường di động có
thể sản sinh bào tử màng dày (akinetes). Tỷ lệ G+C là 38-47%. Các chi tiêu
biểu là :
-Anabaena
-Cylindrospermum
-Aphanizomenon
-Nostoc
-Scytonema
10 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Vi khuẩn lam (Ngành Cyanobacteria), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vi khuẩn lam
(Ngành Cyanobacteria)
Trước đây thường nhầm lẫn là Tảo lam (Cyanophyta). Thực ra đây là
những cơ thể nhân nguyên thuỷ, không liên quan gì đến tảo , ngoài khả năng
quang hợp hiếu khí (quang tự dưỡng vô cơ) và dùng H2O làm chất cho điện
tử trong quá trình quang hợp. Vi khuẩn lam chứa chlorophyll a và
phycocyanin- phycobiliprotein. Một số loài có sắc tố đỏ phycoerythrin.
Chúng phối hợp với sắc tố lục tạo nên màu nâu. Màng liên kết với
phycobilisom. Đơn bào hoặc đa bào dạng sơi. Không di động hoặc di động
bằng cách trườn (gliding), một số loài có túi khí (gas vesicles).Nhiều loại có
dị tế bào (heterocysts) và có khả năng cố định nitơ. Vi khuẩn lam có mặt ở
khắp mọi nơi, trong đất, trên đá, trong suối nước nóng, trong nước ngọt và
nước mặn. Chúng có năng lực chống chịu cao hơn so với thực vật đối với
các điều kiện bất lợi như nhiệt độ cao, pH thấp. Một số loài có khả năng
sống cộng sinh với các cơ thể khác như Rêu, Dương xỉ, Tuế...Nhiều loài
cộng sinh với nấm để tạo ra Địa y (Lichen). Vi khuẩn lam có thể là sinh vật
xuất hiện sớm nhất trên Trái đất
Vi khuẩn lam được chia thành 5 nhóm (subsection) như sau:
a- Nhóm I (có tác giả gọi là bộ Chroococcales):
Hình que hoặc hình cầu đơn bào, không có dạng sợi hay dạng kết
khối (aggregate); phân đôi hoặc nẩy chồi; không có dị tế bào (heterocytes).
Hầu hết không di động. Tỷ lệ G+C là 31-71% . Các chi tiêu biểu là:
-Chamaesiphon
-Chroococcus
-Gloeothece
-Gleocapsa
-Prochloron
Chamaesiphon Chroococcus
Glooeothece Gleocapsa
Prochloron
b-Nhóm II (có tác giả gọi là bộ Pleurocapsales):
Hình que hoặc hình cầu đơn bào. có thể tạo dạng kết khối (aggregate);
phân cắt nhiều lần tạo ra các baeocytes; không có dị tế bào.Chỉ có các
baeocytes là có di động. Tỷ lệ G+C là 40-46% . Các chi tiêu biểu là:
-Pleurocapsa
-Dermocapsa
-Chroococcidiopsis
Pleurocapsa Dermocapsa Chroococcidiopsis
c-Nhóm III (có tác giả gọi là bộ Oscillatorriales):
Dạng sợi (filamentous) ; dạng lông (trichome) không phân nhánh chỉ
có ở các tế bào dinh dưỡng; phân đôi trên mặt phẳng, có kiểu đứt đoạn
(fragmentation); không có dị tế bào; thường di động. Tỷ lệ G+C là 34-67%.
Các chi tiêu biểu là:
-Lyngbya
-Osscillatoria
-Prochlorothrix
-Spirulina
-Pseudanabaena
Lyngbya Oscillatoria Prochlorothrix
Spirulina Pseudanabaena
d-Nhóm IV (có tác giả gọi là bộ Nostocales) :
Dạng sợi ; dạng lông (trichome) không phân nhánh có thể chứa các tế
bào biệt hoá (specialized cell) ; phân đôi trên mặt phẳng, có kiểu đứt đoạn
tạo thành đoạn sinh sản (hormogonia) ; có tế bào dị hình ; thường di động có
thể sản sinh bào tử màng dày (akinetes). Tỷ lệ G+C là 38-47%. Các chi tiêu
biểu là :
-Anabaena
-Cylindrospermum
-Aphanizomenon
-Nostoc
-Scytonema
-Calothrix
Anabaena Anabaena trong Bèo hoa dâu
Cylindrospermum Calothrix
Nostoc Scytonema
e-Nhóm V (có tác giả gọi là bộ Stigonematales) :
Lông (trichome) dạng sợi, phân nhánh hoặc do các tế bào nhiều hơn
một chuỗi tạo thành ; phân đôi theo nhiều mặt phẳng, hình thành đoạn sinh
sản (hormogonia) ; có tế bào dị hình ; có thể sản sinh bào tử màng dày (
alkinetes), có hình thái phức tạp và biệt hóa (differentiation). Tỷ lệ G+C là
42-44%. Các chi tiêu biểu là :
-Fischerella
-Stigonema
-Geitlerinema
Fischerella
Geitlerinema
Theo NCBT (2005) thì Vi khuẩn lam bao gồm những bộ sau đây:
-Chlorococcales
-Gloeobacteria
-Nostocales
-Oscillatoriales
-Pleurocapsales
-Prochlorales
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_vi_khuan_lam_nganh_cyanobacteria.pdf