Tâm lý học - Đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU . vi

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ TRỢ

GIÚP TÂM LÝ CỦA TÂM LÝ HỌC .6

1. Tổng quan các nghiên cứu đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của

tâm lý học .6

1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài.6

1.1.1. Những nghiên cứu lý luận về đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý.6

1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý.19

1.2. Những nghiên cứu trong nước.26

1.2.1 Các nghiên cứu về lý luận về đạo đức trong tâm lý học.27

1.2.2. Các nghiên cứu thực tiễn về đạo đức trong tâm lý học .27

2. Một số khái niệm cơ bản.30

2.1. Đạo đức.30

2.2. Đạo đức nghề nghiệp .31

2.3. Đạo đức nghề tâm lý .32

2.3.1.Mối quan hệ trợ giúp tâm lý.32

2.3.2.Đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của tâm lý học .34

Tiểu kết chương 1.40

CHưƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .42

2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.42

2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.42

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu .42

2.2. Tổ chức nghiên cứu.43

2.2.1. Tiến trình nghiên cứu .43

pdf50 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tâm lý học - Đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có năng lực giảm bớt có viết: “Tƣ vấn hiểu rằng cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ quyền đồng ý, quyết định thay mặt cho trẻ em giảm đi tƣơng xứng với khả năng phát triển của trẻ để tự quyết định”, đồng nghĩa với việc đối với những trẻ lớn hơn có khả năng nhận thức và đƣa ra quyết định thì việc có đƣợc các thông tin trong các buổi tham vấn, trị liệu vẫn cần sự đồng ý, chấp thuận từ phía trẻ. Thứ tư, về vấn đề bảo mật, đề tài tìm hiểu về “bảo mật thông tin và lƣu trữ hồ sơ” dựa trên một số căn cứ sau: Điều A.5.1 của APS (2009) có viết “Các nhà tâm lý bảo vệ tính bảo mật của thông tin thu đƣợc trong quá trình cung cấp các dịch vụ tâm lý. Nhà tâm lý học: (a) đƣa ra quy định cho việc duy trì bảo mật trong bộ sƣu tập, ghi âm, truy cập, lƣu trữ, phổ biến, và xử lý thông tin; và (b) thực hiện các bƣớc hợp lý để bảo vệ tính bảo mật của thông tin sau khi họ rời khỏi mối quan hệ trợ giúp, hoặc ngừng cung cấp các dịch vụ tâm lý”. Điều B2.2 và B2.3 thuộc APS (2007) có quy định: “Các nhà tâm lý giữ hồ sơ tối thiểu bảy năm kể từ lần cuối tiếp xúc khách hàng trừ phi pháp lý hoặc yêu cầu tổ chức của họ chỉ định khác. Trong trƣờng hợp hồ sơ thu thập đƣợc trong khi các khách hàng là ít hơn 18 tuổi, tâm lý giữ lại các hồ sơ ít nhất là cho đến khi khách hàng đó 25 tuổi”.Bên cạnh đó là các giới hạn của bảo mật, CCPA (2007) điều B2 có viết về các trƣờng hợp ngoại lệ của việc bảo mật:“ (1) khi tiết lộ là cần thiết để ngăn chặn mối nguy hiểm rõ ràng và sắp xảy ra cho khách hàng hoặc những ngƣời khác; (2) khi yêu cầu pháp lý yêu cầu rằng tài liệu mật đƣợc tiết lộ; (3) khi một đứa trẻ cần đƣợc bảo vệ”. Ngay cả khi bảo cần cần phải phá vỡ nhà tâm lý cũng cần phải có trách nhiệm “Giải thích rõ ràng cho khách hàng tất cả dự kiến của thông tin mà họ sẽ tiết lộ” trích từ điều B2 của PAP (2009). 14 Về việc thu thập thông tin của khách hàng từ các bên liên quan APS (2007) có quy định trong điều A.7.1: “Trƣớc khi thu thập thông tin về một khách hàng từ một bên liên quan, các nhà tâm lý có đƣợc sự đồng ý của khách hàng hoặc, nếu có thể, một ngƣời đƣợc uỷ quyền của pháp luật để đại diện cho khách hàng”. Thứ năm, vấn đề “Tránh tham gia vào mối quan hệ kép”, theo APA (2010) có quy định: Mối quan hệ kép hay nhiều mối quan hệ xảy ra khi “một nhà tâm lý là trong một vai trò trợ giúp chuyên nghiệp với một ngƣời và (1) tại cùng một thời điểm là tham gia một vai trò khác với ngƣời đó, (2) cùng một lúc là có quan hệ với cả ngƣời thân hoặc ngƣời có mối liên hệ với khách hàng của mình - ngƣời mà nhà tâm lý cung cấp dịch vụ tâm lý hoặc (3) hứa hẹn sẽ nhập vào một mối quan hệ trong tƣơng lai với chính khách hàng hoặc một ngƣời có liên quan chặt chẽ với khách hàng”. Nhƣ vậy, một nhà tâm lý cần tránh tham gia vào mối quan hệ kép nếu mối quan hệ đó có thể dự kiến đƣợc sẽ làm giảm sự khách quan, thẩm quyền hoặc hiệu quả trong việc thực hiện chức năng của trợ giúp của nhà tâm lý, hoặc có nguy cơ tìm kiếm lợi ích cá nhân hoặc gây tổn hại cho khách hàng. Cùng quan điểm trong việc đƣa ra quy đinh cho nhà tâm lý học thực hành về việc tránh tham gia vào các mối quan hệ kép, điều B8 trong bộ luật đạo đức nghề tâm lý của CCPA (2014) quy định rằng: “nhà tâm lý làm mọi cách để tránh các mối quan hệ kép với khách hàng, những mối quan hệ có thể làm suy yếu đánh giá chuyên môn hoặc làm tăng nguy cơ gây hại cho khách hàng”. Ví dụ về các mối quan hệ kép bao gồm các mối quan hệ không giới hạn có thể là về gia đình, xã hội, tài chính, kinh doanh hoặc quan hệ với ngƣời có mối quan hệ, liên hệ với khách hàng của mình. Bên cạnh đó, trong phần quy định các quy điều đạo đức dành cho trị liệu của PAP (2009), khoản D quy định về các mối quan hệ có viết: “nhà tâm lý không tham gia vào các mối quan hệ kép mà có thể lƣờng trƣớc đƣợc lợi hay tác động bất lợi đối với khách hàng của mình; duy trì một mối quan hệ chuyên nghiệp với khách hàng, tránh sự tham gia của cảm xúc, không tham gia vào thân mật tình dục với khách hàng điều trị hiện tại, ngƣời thân của họ hoặc những ngƣời quan trọng của họ; không tham gia vào thân mật tình dục với khách hàng cũ, thân nhân của họ hoặc 15 những ngƣời quan trọng với họ trong ít nhất 2 năm sau khi ngƣng điều trị”. Tuy nhiên, điều E trong PAP (2009) có quy định “nếu các yếu tố là không lƣờng trƣớc đƣợc về việc gây hại, mối quan hệ phát sinh nhà tâm lý cần thực hiện các bƣớc hợp lý để giải quyết sao cho bảo vệ tốt nhất lợi ích của ngƣời bị ảnh hƣởng và tuân thủ tối đa các luật đạo đức”. Quy định về mối quan hệ với khách hàng cũ, điều 10.08 PAP (2010): “Các nhà tâm lý không tham gia vào thân mật tình dục với cựu khách hàng ít nhất là hai năm sau khi ngừng hoặc chấm dứt điều trị”. Trong khi đó, CCPA (2007) có quy định tại điều B11 về mối quan hệ với cựu khách hàng: “nhà tâm lý thận trọng về việc gia nhập bất kỳ mối quan hệ nào bao gồm một tình bạn, mối quan hệ tài chính, xã hội hay kinh doanh”. Trong mọi trƣờng hợp, nhà tâm lý cần tìm kiếm tƣ vấn về quyết định đó và đảm bảo việc giải quyết đầy đủ và chấm dứt mối quan hệ chuyên nghiệp đúng quy định. Tuy nhiên sau thời gian quy định ngƣời làm trợ giúp chuyên nghiệp muốn chuyển đổi mối quan hệ đối với khách hàng cũ của mình cần đạt các yêu cầu: “sau khi hai năm ngừng hoặc chấm dứt điều trị và không có quan hệ tình dục với khách hàng cũ, phải chứng minh rằng không có sự khai thác và chúng minh tất cả các yếu tố có liên quan đều minh bạch bao gồm (1) số lƣợng thời gian đã trôi qua kể từ khi điều trị chấm dứt; (2) bản chất, thời gian và cƣờng độ của các liệu pháp;(3) các trƣờng hợp chấm dứt; (4) lịch sử cá nhân của khách hàng; (5) Tình trạng tâm thần hiện tại của khách hàng; (6) khả năng tác động xấu đối với khách hàng và (7) bất kỳ tuyên bố hoặc hành động thực hiện bởi ngƣời làm trợ giúp chuyên nghiệp trong quá trình điều trị cho thấy một mối quan hệ tình dục hay lãng mạn kết thúc với khách hàng”. Nhìn chung, khi ở trong một mối quan hệ trợ giúp, việc xuất hiện các mối quan hệ khác ngoài mối quan hệ chuyên nghiệp nhƣ: bạn bè, đối tác kinh doanh, các mối quan hệ xã hội hoặc các mối quan hệ thân thiết trở thành anh chị em, con nuôi sẽ ít nhiều ảnh hƣởng trực tiếp tới mối quan hệ trị liệu và hiệu quả trị liệu; một số khác có thể gây ra tổn thƣơng cho khách hàng. Chính vì vậy nhà tâm lý thực hành cần tránh tuyệt đối việc tham gia vào các mối quan hệ kép.Trong phần tôn trọng khách hàng chúng tôi chú trọng vào hai vấn đề: phân biệt đối xử và thu thập thông tin từ 16 các bên liên quan. Về việc hiểu biết văn hóa và không phân biệt đối xử tại khoản 3.01 của APA (2010) có viết: “trong hoạt động công việc liên quan của họ, các nhà tâm lý không tham gia vào phân biệt đối xử không công bằng dựa trên tuổi tác, giới tính, giới tính, chủng tộc, sắc tộc, văn hóa, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, khuynh hƣớng tình dục, khuyết tật, tình trạng kinh tế xã hội hoặc cơ sở nào bị cấm bởi luật” hơn thế nữa khi làm việc với khách hàng ngoài vấn đề về con ngƣời nhà tâm lý phải chịu rất nhiều những áp lực khác tuy nhiên, điều C.3 khi quy định các vấn đề về khách hàng trong PAP (2009) có viết: “Chúng tôi không cung cấp dịch vụ cho khách hàng của chúng tôi trong trƣờng hợp khi chúng tôi có thể chất, tinh thần, hoặc cảm xúc không thích hợp để làm trợ giúp” và điều D.4 quy định về mối quan hệ với khách hàng nhƣ sau“Chúng tôi không cho phép mối quan hệ trị liệu của chúng tôi với khách hàng của chúng tôi bị ảnh hƣởng bởi bất kỳ quan điểm cá nhân nào về lối sống, giới tính, tuổi tác, khuyết tật, tình dục định hƣớng, tín ngƣỡng và văn hóa”. Vậy để có thể tôn trong khách hàng và không phân biệt đối xử thì điều cơ bản nhất là bản thân nhà tâm lý phải là một ngƣời cân bằng về cả thể chất lẫn tinh thần. Thứ sáu, vấn đề “Tránh làm tổn hại tới khách hàng” trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý. Trong vấn đề bảo vệ khách hàng có hai cách thức để bảo vệ: một làm tránh làm tổn hại và hai là làm tăng lợi ích.Việc một nhà tâm lý công tác với những chuyên gia khác trong một vài tình huống cần thiết sẽ giúp cho việc bảo vệ khách hàng và lợi ích của họ. Chính vì vậy mà từ chối việc trao đổi vấn đề của khách hàng với các chuyên gia đang làm việc với khách hàng của mình (bác sĩ, luật sƣ, nhân viên công tác xã hội) cũng đƣợc xem là hành động phi đạo đức khi nó làm giảm, có nguy cơ làm giảm lợi ích hoặc làm tổn hại đến khách hàng. Điều B8 trong APS (2007) có quy định về việc cộng tác với các chuyên gia khác vì lợi ích của khách hàng: “Để tăng cƣờng và thúc đẩy lợi ích của khách hàng, nhà tâm lý học hợp tác với các chuyên gia khác khi thích hợp và cần thiết để cung cấp hiệu quả trị liệu cho khách hàng của họ”. Có cùng nội dung trong việc quy định về “tránh gây hại cho khách hàng”; điều D trong PAP (2009) và điều 3.04 trong APA (2010) quy định: 17 “nhà tâm lý học thực hiện các bƣớc hợp lý để tránh làm tổn hại đến các khách hàng, giảm thiểu các tác hại mà có thể dự đoán nhƣng không thể tránh khỏi”. Trong quá trình trợ giúp nhà tâm lý có thể gặp phải những khó xử đạo đức hoặc nhận biết đƣợc một vài tình huống có nguy cơ gây tổn hại hoặc xâm phạm đến lợi ích của khách hàng và trách nhiệm của nhà tâm lý là tìm kiếm tƣ vấn hoặc tự thực hiện việc tháo gỡ những khó khăn trở ngại hoặc cố gắng để giảm thiểu tối đa sự tổn hại nếu có. Điều 3.1 trong tiêu chuẩn trách nhiệm chung đƣợc quy định trong BPS (2009) về việc nhà tâm lý học nên tránh làm tổn hại đến khách hàng những trong trƣờng hợp, tình huống mà lợi ích của khách hàng bị xung đột thì các nhà tâm lý cần phải cân nhắc giữa lợi ích và các vấn đề tiềm năng có thể gây tổn hại cho khách hàng trong việc đa ra quyết định. Hơn thế nữa, việc cùng một lúc nhận sự trợ giúp từ nhiều hơn một ngƣời trợ giúp cũng có những nguy cơ cao gây tổn hại cho chính ngƣời khách hàng đó. Vì vậy, điều B14 trong CCPA (2009) có quy định về việc trong cùng một thời điểm có nhiều ngƣời trợ giúp: “Nếu sau khi bƣớc vào một mối quan hệ trợ giúp, nhà tâm lý phát hiện ra những khách hàng đang trong một mối quan hệ chuyên nghiệp với một đồng nghiệp khác; các nhà tâm lý có trách nhiệm thảo luận về các vấn đề liên quan đến tiếp tục hoặc chấm dứt trị liệu với khách hàng. Có thể cần sự đồng ý của khách hàng trong việc thảo luận với ngƣời làm trơ giúp còn lại về vấn đề này”. Ngoài ra, cùng quan điểm về vấn đề này, PAP (2009) có quy định: “nếu một ngƣời tìm kiếm một dịch vụ tâm lý từ một nhà tâm lý trong khi đã nhận đƣợc một dịch vụ tƣơng tự từ nơi khác, nhà tâm lý học cần: (a) xem xét tất cả những tác động hợp lý có thể dự đoán; (b) đƣa vào tài khoản phúc lợi của con ngƣời; và (c) hành động một cách thận trọng và nhạy cảm đối với tất cả các bên liên quan”. Nhƣ vậy, trong các tình huống khó xử đạo đức, nhà tâm lý cần có sự dự đoán, thông báo, cảnh báo phù hợp hoặc ra quyết định chấm dứt trị liệu với khách hàng của mình tùy vào mức độ nghiêm trong của tình huống và sự hợp tác của khách hàng. Cuối cùng, trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý các vấn đề nhƣ: chuyển giao, chấm dứt dịch vụ hoặc việc cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bên thứ ba cũng là những vấn đề có nguy cơ gây tổn hại cho khách hàng. Chính vì vậy, mỗi bản quy 18 điều đạo đức nghề tâm lý đều có quy định rất rõ ràng cho những vấn đề này. Trong đó, nếu nhà tâm lý chấp nhận việc cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bên thứ ba thì các nhà tâm lý cố gắng để làm rõ ngay từ đầu của dịch vụ bản chất của mối quan hệ với tất cả các cá nhân, tổ chức có liên quan bao gồm vai trò của các bên liên quan; điều đầu tiên có thể kể đến là xác định ai là khách hàng. Ngoài ra cũng cần làm rõ những ứng dụng dịch vụ đƣợc cung cấp, các thông tin thu đƣợc cũng nhƣ các thông báo, cảnh báo về giới hạn bảo mật . Bên cạnh đó, theo điều 3.11 của APA (2010) việc các nhà tâm lý cung cấp dịch vụ hoặc thông qua các tổ chức cung dịch vụ cho khách hàng, nhà tâm lý cần làm rõ (1) bản chất và mục tiêu của dịch vụ, (2) những bên liên quan, (3) trong đó cá nhân nào là khách hàng, (4) mối quan hệ các nhà tâm lý học sẽ có với mỗi ngƣời và tổ chức, (5) những ứng dụng có thể có của các dịch vụ cung cấp thông tin có đƣợc, (6) ngƣời sẽ có quyền truy cập vào các thông tin và (7) giới hạn bảo mật. Trên thế giới, mỗi nƣớc có ngành tâm lý học phát triển đều có bộ quy điều đạo đức nghề do liên hiệp các nhà tâm lý học quốc gia đó ban hành nhằm quy định việc cấp phép và các vấn đề đạo đức hành nghề cho các nhà tâm lý học thực hành. Về cơ bản, các bộ quy điều đạo đức này đều đƣợc thiết kế dựa trên một số giá trị cốt lõi về việc tôn trọng quyền con ngƣời và bảo vệ cũng nhƣ tối đa hóa lợi ích của khách hàng nên có rất nhiều điểm trùng khớp về mặt nội dung quy định đạo đức hành nghề của các nhà tâm lý học thực hành. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mỗi hiệp hội các nhà tâm lý khác nhau cũng vẫn có những quy định khác nhau đƣợc thiết kế phù hợp với văn hóa và dựa trên thực tế của nghề tâm lý tại quốc gia đó. Ở Việt Nam hiện nay chỉ tồn tại những quy tắc nhỏ lẻ do các trung tâm tham vấn, tƣ vấn tự ban hành và điều chỉnh theo văn hóa công ty, trung tâm mang đậm tính bản sắc và thƣờng đƣợc lƣu hành nội bộ. Song rất khó để thống nhất thành bộ quy tắc chung hay áp dụng các quy tắc đạo đức này trong quá trình trợ giúp cho khách hàng nói chung. Chính vì vậy, để nghiên cứu vấn đề “Đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của các nhà tâm lý học thực hành” đề tài tham khảo cơ sở lý luận từ các bộ quy điều đạo đức nghề tâm lý nêu trên. Bên cạnh đó, trong giới hạn của một luận văn chúng tôi 19 không thể thực hiện việc nghiên cứu tất cả các thành tố của “Mối quan hệ trợ giúp tâm lý”; cộng với một số lý do về khác biệt về văn hóa và để phù hợp với đối tƣợng và khách thể nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu một số các thành tố nhƣ: Lợi ích của khách hàng; bảo mật; quyền đƣợc thông tin; mối quan hệ kép – sóng đôi; tôn trọng khách hàng; tránh làm tổn hại khách hàng. 1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết một chuyên gia trị liệu tồi nhƣng hành vi vi phạm đạo đức lại rất khó để có thể phát hiện đƣợc [33]. Trong thực tế cuộc sống, ranh giới giữa đúng sai hay tốt xấu có đôi lúc rất rõ ràng nhƣng cũng có khi lại quá mong manh, chính vì vậy, vấn đề đạo đức trong thực hành trợ giúp tâm lý nói riêng, đạo đức trong tâm lý học nói chung luôn là vấn đề đƣợc quan tâm đặc biệt từ những ngƣời làm việc trong ngành nghề này. Một trong những nghiên cứu thực tiễn về tổng quan các tình huống sơ suất về đạo đức của các nhà tâm lý học tai APA có thể kế đến là nghiên cứu "Tình huống đạo đức khó xử gặp bởi các thành viên của Hiệp hội tâm lý Mỹ” - Một khảo sát quốc gia đƣợc thực hiện bởi Pope, Kenneth S và Valerie A. Vetter năm 1992 là một trong số ít những nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu một cách tổng quát các tình huống khó xử về đạo đức nghề nghiệp nói chung. Qua đó, ngoài việc cung cấp một cái nhìn tổng quan về các khó khăn trong nghề trợ giúp thì ở đây cũng dễ dàng chỉ ra các điểm yếu và các lỗi vi phạm đạo đức dễ mắc phải trong quá trình thực hành trợ giúp tâm lý. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên một mẫu ngẫu nhiên gồm 1.319 thành viên của Hiệp hội tâm lý Mỹ đã đƣợc yêu cầu mô tả sự cố mà họ gặp phải về đạo đức nghề nghiệp. Trong đó, 679 nhà tâm lý học có phản hồi và mô tả 703 sự cố ở 23 hạng mục khác nhau có thể kể đến nhƣ: tình huống về bảo mật; tình huống về các mối quan hệ xung đột, tình huống khó xử trong đào tạo, giảng dạy; tình huống khó xử trong nghiên cứu; vấn đề tình dục; vấn đề ửng xử với đồng nghiệp; vấn đề đánh giá; các can thiệp có hại; vấn đề thẩm quyền; vấn đề trợ giúp liên quan đến tài chính; các vấn đề về y tế; vấn đề về chấm dứt trị liệu; vấn đề về quảng cáo, đại diện; hồ sơ điều trị . Trong 23 hạng mục này có thể thấy các vấn đề liên quan tới mối 20 quan hệ với khách hàng chiếm một phần khá lớn 8/23 hạng mục bao gồm: vấn đề xung đột lợi ích trong mối quan hệ; bảo mật; tình dục; các can thiệp có hại (làm tổn hại đến khách hàng), vấn đề thẩm quyền; chấm dứt mối quan hệ trị liệu; vấn đề về hồ sơ điều trị. Quan trọng hơn cả, từ số liệu thống kê nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khó khăn, vi phạm liên quan đến mối quan hệ giữa ngƣời trợ giúp và khách hàng chiếm phần trăm tỷ trọng tƣơng đối lớn [30]. Bên cạnh đó, " Vi phạm ranh giới: Một số tiêu chuẩn gây tranh cãi về những sai sót đƣợc ghi trong sổ tay trị liệu của các phƣơng pháp trị liệu tâm lý: nhân văn, hành vi, và chiết trung", một nghiên cứu năm 1997 của Williams, M.H đã chỉ ra 5 vi phạm đạo đức chính trong trị liệu tâm lý bao gồm: (1) các vi phạm về bảo mật; (2) vi phạm về bảo hiểm sức khỏe: y tế, tinh thần; (3) vấn đề xã hội hóa với khách hàng – có các mối quan hệ xã hội với khách hàng; (4) các vấn đề về việc liên lạc bằng email hay tin nhắn riêng giữa nhà tâm lý và (5) khách hàng và các vấn đề liên quan đến lợi dụng khách hàng [33]. Đạo đức trong mối quan hệ giữa ngƣời làm trợ giúp và khách hàng là một khía cạnh đƣợc đánh giá là yếu tố quan trọng trong hầu hết các bộ quy điều đạo đức nghề tâm lý. Khi nói tới các nghiên cứu về đạo đức trong mối quan hệ giữa ngƣời làm trợ giúp và khách hàng thì có rất nhiều các yếu tố khác nhau; tuy nhiên có thể kể đến một vài yếu tố đƣợc nghiên cứu rất nhiều nhƣ: các mối quan hệ kép; vấn đề tình dục; vấn đề ranh giới; vấn đề bảo mật Mối quan hệ kép là yếu tố đạo đức rất phổ biến trong quá trình hành nghề trợ giúp của các nhà tâm lý ở bất kỳ ngành nghề trợ giúp nào. Hiệp hội tâm lý Mỹ (1988) báo cáo rằng các mối quan hệ kép chiếm tới 23% trong tất cả các khiếu nại về đạo đức [25]. Malley, Gallagher, và Brown (1992) cũng cho rằng các mối quan hệ kép luôn đƣa các nhà tâm lý vào tình huống đạo đức khó xử. Từ thế kỷ XX, có 5 nghiên cứu quốc gia về tâm lý học đã tập trung vào các mối quan hệ kép, quan hệ giữa các nhà tâm lý, giáo viên hoặc là tâm lý trị liệu và sinh viên hoặc khách hàng (Glaser & Thorpe (1986); Holroyd & Brodsky (1977); Pope, Keith -Spiegel, & Tabachnick (1986) ; Pope, Levenson, & Schover (1979); Robinson & Reid, (1985) [dẫn theo 21]. Một nghiên cứu quốc gia về tâm lý học, tâm thần học và nhân viên xã 21 hội về khía cạnh "Mối quan hệ kép giữa nhà trị liệu và khách hàng” của Borys, Debra S. và Kenneth S. Pope (1989) với 4.800 nhà tâm lý học, tâm thần học và nhân viên xã hội đã đƣợc khảo sát để kiểm tra về hành vi và niềm tin -nhận thức về mối quan hệ kép trong thực hành trợ giúp tâm lý. Nghiên cứu điều tra về 83 hành vi trong mối quan hệ kép đƣợc quy về ba nhóm: (1) tình cờ tham gia vào mối quan hệ nằm ngoài mối quan hệ trợ giúp với khách hàng; (2) có mối quan hệ xã hội và (hoặc) tài chính với khách hàng; (3) tham gia vào mối quan hệ sóng đôi với khách hàng hoặc ngƣời thân quen của họ. Đa số ngƣời đƣợc hỏi trong 1.108 ngƣời đánh giá 5/83 hành vi đƣợc khảo sát là những hành vi hoàn toàn phi đạo đức: hoạt động tình dục với một khách hàng trƣớc khi chấm dứt điều trị (98,3%; n = 1.089), bán một sản phẩm cho khách hàng (70,8%; n = 784), hoạt động tình dục với một khách hàng sau khi chấm dứt điều trị (68,4%; n = 758), mời khách hàng đến một bữa tiệc cá nhân hoặc sự kiện xã hội (63,5%;n = 704), và cung cấp điều trị cho một đồng nghiệp (57,9%; n = 641). Một số ít ngƣời khác cho rằng: chấp nhận một lời mời đến sự kiện đặc biệt của khách hàng (6,3%; n = 70) và chấp nhận một phần quà trị giá ít hơn 10$ (3,0%; n = 33) cũng là hành vi phi đạo đức [21]. Trong hầu hết các nghiên cứu về “Mối quan hệ kép” của ngƣời làm trợ giúp và khách hàng các nhà nghiên cứu đều hƣớng tới việc khẳng định có tồn tại mối quan hệ kép trong trị liệu, các loại mối quan hệ kép, các mối quan hệ đó ảnh hƣởng nhƣ thế nào Mặt khác, chỉ một số ít nghiên cứu tập trung đƣa ra giải pháp cụ thể về việc ra quyết định để tránh các mối quan hệ kép và phù hợp nguyên tắc đạo đức thƣờng xuyên tạo ra tình huống khó xử cho các nhà tâm lý. Trong bài, “Tránh bóc lột trong mối quan hệ kép: Một mô hình ra quyết định” của Gottlieb, Michael C (1993) là một trong số ít những nghiên cứu nhằm vào việc định hƣớng mô hình và ứng cứu các tình huống khó xử khi ngƣời làm trợ giúp đối mặt với việc phải đƣa ra quyết định mang tính đạo đức trong các mối quan hệ với khách hàng. Bài viết chỉ ra rằng, các nguyên tắc đạo đức có thể cung cấp hƣớng dẫn chung các hành vi dành cho nhà tâm lý nhƣng ít hoặc không có hƣớng dẫn cụ thể khi cần thiết ra quyết định trong các tình huống thực tế. Từ đó, bài viết đƣa ra mô tả 22 một mô hình ra quyết định để hỗ trợ các nhà tâm lý học trong việc đƣa ra những phán đoán chuyên nghiệp. Mô hình này đƣợc dựa trên việc sử dụng ba chiều đƣợc xem là cơ bản và quan trọng nhất đối với quá trình ra quyết định đạo đức. Bài viết trình bày rất cụ thể việc một nhà tâm lý học khi dự tính gia nhập vào bất cứ mối quan hệ có thể xem xét mô hình ra quyết định với năm bƣớc. Trong đó, ba bƣớc đầu bao gồm việc đánh giá mối quan hệ hiện hành, kiểm tra các mối quan hệ dự tính, kiểm tra các mối quan hê không tƣơng thích dựa vào ba chiều đƣợc đề cập trong bảng trên. Bƣớc thứ tƣ là tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và cuối cùng là việc thảo luận về quyết định với ngƣời sử dụng dịch vụ [23]. Trong thực tế, mối quan hệ kép là một khái niệm có nội hàm rất rộng tuy nhiên có không ít những hiểu lầm về nó; có những ngƣời chỉ hình dung mối quan hệ kép xoay quanh việc bóc lột khách hàng hoặc các vấn đề về tình dục. Hơn nữa, một số lƣợng không hề nhỏ lại cho rằng tất cả các mối quan hệ kép là hoàn toàn phi đạo đức. Một nghiên cứu vào năm 2002 về “Đạo đức ra quyết định và mối quan hệ kép” của tiến sĩ Jeffrey N. Younggren đã góp phần mang lại một cái nhìn tổng thể hơn cho vấn đề “mối quan hệ kép” trong tổng hòa mối quan hệ với khách hàng của các nhà tâm lý học. Bài viết chỉ ra rằng: Trong tâm lý thực hành chuyên nghiệp trong cả nƣớc có rất nhiều các loại mối quan hệ kép, trong đó một số tình huống là không thể tránh đƣợc và có một số tình huống mà tránh các mối quan hệ kép thậm chí có thể đƣợc coi là phi đạo đức. Chính vì vậy, khi một nhà tâm lý học đang phải đối mặt với một sự lựa chọn là liệu ta nên tham gia vào một mối quan hệ kép hay không, có rất nhiều yếu tố cần phải đƣợc đánh giá cẩn thận. Trong bài viết này, tác giả tập trung đƣa ra một mô hình ra quyết định giúp cho một ngƣời chuyên nghiệp có thể sử dụng để đánh giá liệu họ nên xem xét tham gia vào một mối quan hệ kép với khách hàng của họ. Mô hình này không chỉ tập trung vào lợi ích của khách hành mà còn đƣợc xem nhƣ là một công cụ quản lý rủi ro đƣợc thiết kế để bảo vệ lợi ích của chính những ngƣời làm trợ giúp chuyên nghiệp [44]. Trong mối quan hệ với khách hàng, việc một nhà tâm lý học có quan hệ tình dục với khách hàng đƣợc xem là hoàn toàn phi đạo đức và điều này đƣợc nghiên 23 cứu rất nhiều từ các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên trƣớc đó, việc các nhà tâm lý tham gia vào quan hệ tình dục với những ngƣời nằm trong mối quan hệ chuyên nghiệp đã không đƣợc thừa nhận và chỉ dừng lại ở mức độ nghi ngờ, ở những thập niên cuối của thế kỷ XX, vấn đề này đƣợc xem là nghiêm trọng và quan tâm rất nhiều từ các nhà nghiên cứu. Các bằng chứng cho thấy rằng hầu hết các sự cố của hệ tình dục trị liệu và bệnh nhân liên quan đến một bác sĩ chuyên khoa nam lớn tuổi và một khách hàng nữ trẻ tuổi (Belote, 1974; Butler & Zelen, 1977; Davidson, 1977; Pope năm 1994, 2000; Pope & Bouhoutsos, 1986; Pope & Vasquez, 1998 ; Pope & Vetter, 1991 ; Taylor & Wagner, 1976). Hai nghiên cứu quốc gia sớm nhất dựa trên các cuộc điều tra vô danh của nhà tâm lý học (Pope, Weiner, & Simpson (1977); Pope & Bouhoutsos (1986) đã đƣa ra kết luận quan hệ tình dục giữa nhà tâm lý học hoạt động nhƣ nhà trị liệu và khách hàng đã đƣợc tuyên bố là vô đạo đức và là một trong những yếu tố vi phạm đạo đức nghiêm trọng ngày càng gia tăng ở các quốc gia khác nhau. Trong khi đó, Masters và Johnson (1976) cho rằng lợi dụng mối quan hệ trị liệu và dùng sự ảnh hƣởng của mình tới khách hàng để có quan hệ tình dục với họ nên bị buộc tội hiếp dâm. Trong những năm 1970, vấn đề quan hệ có quan hệ tình dục với khách hàng ở những ngƣời làm trợ giúp rất đƣợc quan tâm (Brenneman, 1978) và đƣợc truyền bá rộng rãi trong các chƣơng trình truyền hình nổi tiếng (Glauber, 1978). Nghiên cứu: “Sự gần gũi tình dục trong tâm lý học giáo dục: Kết quả và những hệ lụy” một khảo sát quốc gia của nhóm nghiên cứu: Pope, Kenneth S, Hanna Levenson, and Leslie R. Schover (1979) – một nghiên cứu quốc gia cho thấy rằng: 17% phụ nữ, 3% của những ngƣời đàn ông là sinh viên tâm lý học báo cáo có quan hệ tình dục với giảng viên tâm lý của mình. Bên cạnh đó, 19% nam giới đƣợc hỏi và 8% phụ nữ báo cáo có quan hệ tình dục với sinh viên tâm lý của họ và 25% sinh viên nữ đã tốt nghiệp báo cáo có quan hệ tình dục với giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004732_1_7404_2002818.pdf
Tài liệu liên quan