Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học, vấn đề quản lý trong
đó nổi bật là phong cách lãnh đạo đã được bàn nhiều trong các công
trình khoa học và thường khái niệm phong cách lãnh đạo thường được
hiểu theo các góc độ sau:
- Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo; nó
gắn liền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con
người.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5794 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo
Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã mang theo nhiều những biến đổi to lớn
mang tính toàn cầu. Chỉ trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, loài
người đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin,
cuộc cách mạng trong kỹ thuật sinh học và đặc biệt là những biến đổi
trong quan niệm về mối quan hệ người – người trong các quan hệ xã hội,
vai trò của con người được đề cao hơn bao giờ hết.
Ngày nay sẽ không còn đất cho sự tồn tại của một ông giám đốc chỉ biết
ngồi chờ đợi khách hàng tới mua bán sản phẩm do doanh nghiệp mình
làm ra sẵn mà phớt lờ đi nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Và cũng
không còn những ông giám đốc chỉ biết ngồi quát tháo ra lệnh và chờ
đợi cấp dưới tuân thủ. Như vậy, trong bối cảnh mới của sự phát triển
toàn cầu, trong đó Việt Nam đang cần hội nhập đã đặt ra yêu cầu cơ bản
đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, bên cạnh
việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo còn cần phải có những tư
duy mới trong công tác lãnh đạo – quản lý. Điều đó có nghĩa là người
lãnh đạo – quản lý phải là người hoàn toàn khác với những ông chủ tư
bản trước kia điều khiển xí nghiệp bằng roi vọt, ra những quyết định từ
chiếc ghế phô tơi, hay những vị giám đốc không dám nghĩ, dám làm chỉ
thụ động làm theo những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời
bao cấp.
Những nhà lãnh đạo – quản lý giỏi của tương lai phải là người có những
cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ
sẽ phải khai thác được nhiều nhất tài nguyên con người (tức năng lực, trí
tuệ, lòng nhiệt tình...) xung quanh họ.
Để đạt được tất cả những điều này thì người lãnh đạo – quản lý phải nắm
được trong tay mình một thứ vũ khí quan trọng, đó chính là phong cách
lãnh đạo hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó
người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao
động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể khẳng định rằng phong
cách lãnh đạo sẽ là chìa khoá của 90% thành công trong làm ăn của 1
doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề phong
cách lãnh đạo và lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp nhất trong bối
cảnh Việt Nam hiện nay.
Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học, vấn đề quản lý trong
đó nổi bật là phong cách lãnh đạo đã được bàn nhiều trong các công
trình khoa học và thường khái niệm phong cách lãnh đạo thường được
hiểu theo các góc độ sau:
- Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo; nó
gắn liền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con
người.
- Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức
lãnh đạo, quản lý mà còn thể hiện, tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều
khiển, tác động người khác của người lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo
- Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động
quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của
họ.
- Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự
kiện và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = cá tính x
môi trường.
Nhìn chung những định nghĩa trên đã đề cập và phản ánh khá rõ nhiều
mặt, nhiều đặc trưng khác nhau của phong cách lãnh đạo. Tuy nhiên
phần lớn các định nghĩa chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính
của chủ thể lãnh đạo chứ chưa đề cập, xem xét phong cách lãnh đạo như
một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt động đó được diễn ra như thế nào còn
phụ thuộc vào yế tố môi trường xã hội trong đó có sự ảnh hưởng của hệ
tư tưởng, của nền văn hoá... Như vậy chúng ta có thể định nghĩa phong
cách lãnh đạo như sau: Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù
của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác
động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh
đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý
Để hiểu rõ hơn, chúng ta lần lượt nghiên cứu các kiểu phong cách lãnh
đạo qua các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây và
phương Đông.
Trong các công trình của các tác giả phương Tây thường nêu lên hai
kiểu quản lý (phong cách lãnh đạo) cơ bản. Đó là kiểu quản lý dân chủ
và kiểu quản lý mệnh lệnh.
Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân
chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham
gia vào việc khởi thảo các quyết định. Kiểu quản lý này còn tạo ra
những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy
sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đồng
thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung
mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo – quản
lý bằng ý chí của mình trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên
trong tập thể.
K.Lêvin, nhà Tâm lý học người Mỹ là người đầu tiên nghiên cứu một
cách có hệ thống các phong cách quản lý. Theo ông, ngoài 2 phong cách
quản lý trên còn có một kiểu thứ 3. Đó là kiểu quản lý hình thức (hay
phong cách quản lý tự do). Theo kiểu này, người quản lý chỉ vạch ra kế
hoạch chung ít tham gia trực tiếp chỉ đạo, thường giao khoán cho cấp
dưới và làm các việc khác ở văn phòng, chỉ làm việc trực tiếp với người
bị quản lý hay tập thể trong những trường hợp đặc biệt.
Sau này bằng các kết quả nghiên cứu về các phong cách lãnh đạo trong
các tập thể, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng: ở mỗi phong cách lãnh
đạo (dân chủ, độc đoán, tự do) đều có những điểm mạnh, điểm yếu. Tuy
nhiên, phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội
cao hơn.
Nói điều này không đồng nghĩa với việc phủ nhận hiệu quả của phong
cách lãnh đạo độc đoán và phong cách lãnh đạo tự do. Điều quan trọng
nhất đối với nhà quản lý đó là phải biết vận dụng một cách linh hoạt
phong cách lãnh đạo của mình trong các tình huống quản lý cụ thể. Điều
này đã được khẳng định qua các công trình nghiên cứu. Người ta thấy
rằng kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán sẽ đại hiệu quả khi nhà quản lý
cần đề ra những yêu cầu cứng rắn, những tình huống cần phải giải quyết
ngay trong một thời gian ngắn. Sẽ là không tưởng khi một vị chỉ huy
trong một trận đánh khi ra quyết định tấn công hay rút lui lại phải họp
toàn thể quân lính để hỏi ý kiến. Hay người quản lý một tập thể các nhà
khoa học có thể sử dụng phong cách lãnh đạo tự do để khuyến khích các
nhà khoa học đó được tự do trong việc triển khai các công trình nghiên
cứu, thí nghiệm...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam_ly_hoc_quan_ly_danh_cho_nguoi_lanh_dao_324.pdf