B. UỶ QUYỀN, ĐỘC LẬP, TỰ QUẢN: Việc uỷ quyền (trao cho
nhân viên trách nhiệm, quyền hạn thực hiện một việc theo cách
của họ) có thể giúp tận dụng năng lực từng người.
Các nhân viên luôn muốn được tín nhiệm, có giá trị đối với tổ
chức. Khi được trao quyền độc lập, tự quản, họ thường cảm thấy
hạnh phúc hơn.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng lực cho nhân viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tăng lực cho nhân viên
Bạn làm gì để nhân viên luôn nỗ lực cống hiến và làm việc hết
mình? Quan tâm, chia sẻ luôn là “vitamin” tốt! Được cấp trên
động viên, chia sẻ kịp thời, các nhân viên sẽ sẵn sàng làm việc
và cống hiến quên cả khó khăn, mệt mỏi.
Đối với mỗi người chủ doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, hạnh phúc
lớn nhất là có được đội ngũ nhân viên tinh nhuệ, luôn hết mình vì
công việc. Tuy nhiên, để có được điều này, người quản lý cần có
những chính sách hợp lý, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đến từng
nhân viên.
A. XÂY DỰNG TINH THẦN: Bạn có thể cảm nhận được cảm
giác vui sướng của nhân viên sau lời khen tặng nào đó từ công
việc. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp xúc với nhân
viên. Thông qua cách này, các nhân viên dễ dàng trình bày ý
kiến, nắm bắt được nội dung vấn đề và cảm thấy tự tin hơn.
Ngoài ra, việc tiếp xúc còn khiến nhân viên tận tụy, cống hiến
năng lực, óc sáng tạo. Qua tiếp xúc, bạn sẽ hiểu được nhu cầu
của họ.
Sự thông cảm là cách duy nhất giúp công ty đạt được mục tiêu về
chất lượng, dịch vụ và lợi nhuận thích đáng.
Nên truyền đạt quan điểm rõ ràng, cặn kẽ, thẳng thắn và trực tiếp
về công việc. Bạn nên để nhân viên tự đặt chỉ tiêu cho họ. Đừng
quên lắng nghe, cân nhắc các ý kiến trước khi đánh giá.
B. UỶ QUYỀN, ĐỘC LẬP, TỰ QUẢN: Việc uỷ quyền (trao cho
nhân viên trách nhiệm, quyền hạn thực hiện một việc theo cách
của họ) có thể giúp tận dụng năng lực từng người.
Các nhân viên luôn muốn được tín nhiệm, có giá trị đối với tổ
chức. Khi được trao quyền độc lập, tự quản, họ thường cảm thấy
hạnh phúc hơn.
Không có gì tăng lực cho nhân viên nhanh bằng việc giúp họ
chứng tỏ khả năng độc lập. Bạn cần tạo ý thức về khả năng làm
việc, ngay cả khi họ mắc sai lầm. Đừng chỉ nói miệng rằng mình
uỷ quyền mà hãy cho nhân viên được thực sự độc lập, tự quản.
Bạn có thể áp dụng những nguyên tắc như: cho nhân viên hiểu rõ
trách nhiệm của họ; trao thẩm quyền tương xứng; đặt các tiêu
chuẩn xuất sắc. Ngoài ra, bạn cần tạo điều kiện để họ có đủ khả
năng đáp ứng các tiêu chuẩn này. Đừng quên trang bị thông tin,
cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện của từng nhân viên.
Việc công nhận thành tích, tỏ ra tín nhiệm cũng như tôn trọng
cũng rất quan trọng. Mọi nhân viên đều muốn cảm thấy giá trị
công việc, kiến thức và các kỹ năng của mình.
Khi một cá nhân thực hiện tốt việc được giao, hãy để họ chọn
phần việc kế tiếp. Khi có thể, hãy cho phép họ linh động về thời
gian. Nên chú trọng kết quả, cho phép nhân viên giỏi làm việc ở
nhà và tự thiết lập thời gian biểu.
C. TRUYỀN ĐẠT TRỰC TIẾP: Truyền thông là thứ keo gắn bó
mọi thành viên trong một tổ chức. Ở các tổ chức lớn, mỗi nhân
viên ở mọi cấp độ là một mắt xích quan trọng.
Nhân viên được giao phó các thông tin tài chính quan trọng, kể
cả vấn đề liên quan đến tiến trình chọn lựa quyết định trong công
ty.
Đừng quên rằng, những nhân viên giàu kinh nghiệm, gắn bó lâu
dài với tổ chức luôn là nguồn lực tốt.
Bạn cần có sự đồng cảm như tỏ ra lắng nghe, chú ý đến những
cảm xúc qua nét mặt.
Cần xác nhận sự thông cảm bằng lời nói, trình bày trong sáng, dễ
hiểu. Khi có thể, hãy nói “chúng ta” thay vì “tôi” và “anh”. Đưa ra
một quan điểm mà bạn có thể nhất trí với những nhân viên bạn ít
có ảnh hưởng nhất.
Khi giao một kế hoạch, hãy kèm theo thời gian biểu đánh giá tiến
độ thực hiện. Tạo điều kiện để mọi nhân viên có thể gặp gỡ bạn.
Giảm áp lực cho nhân viên trong suốt thời gian căng thẳng bằng
cách tạm ngưng công việc, tăng lực cho họ bằng những thôn tin
lạc quan.
D. THU THẬP CÁC KIẾN NGHỊ: Tiếp thu mọi ý kiến là một trong
những phương pháp tốt nhất để lôi kéo nhân viên quan tâm đến
tổ chức. Đây cũng là cách tăng lực hữu hiệu.
Các đề nghị của nhân viên không chỉ giúp ích cho công ty mà còn
có tác dụng tăng lực cho chính nhân viên đó. Chúng giúp họ cải
thiện điều kiện làm việc, loại bỏ các trở ngại tạm thời để kiểm
soát công việc tốt hơn.
Đối với mỗi nhân viên, điều quan trọng là họ phải biết đề nghị của
mình có được xem xét một cách nghiêm túc và áp dụng hay
không.
Việc thu hút các kiến nghị không ngoài mục tiêu liên kết nhân viên
với công ty. Người quản lý cần biết cách thách thức mọi người
tìm ra các vai trò tiêu biểu để uỷ quyền tại những nơi làm việc.
Bạn cũng cần thúc đẩy việc xử lý các ý kiến một cách hữu hiệu.
Cố gắng tận dụng tác động qua lại giữa nhân viên và khách hàng,
chấp nhận những điều mới. Khuyến khích nhân viên đưa ra các
kiến nghị cải thiện môi trường làm việc và dịch vụ khách hàng.
Khi mọi người đưa ra các kiến nghị, bạn hãy mau chóng trả lời và
tìm cách xử lý. Nên khuyến khích mọi ý kiến, dù lớn hay nhỏ. Đôi
khi, bạn phải thông qua những ý kiến đơn giản trước khi các
nhân viên đưa ra ý kiến có tầm cỡ hơn. Tuyên dương những cá
nhân đưa ra kiến nghị và hãy công nhận kết quả của những cải
thiện đó.
E. KHUYẾN KHÍCH SÁNG TẠO: Các nhân viên được tăng lực là
những người có óc sáng tạo. Khi dấn thân vào các hoạt động của
tổ chức, họ sẽ chủ động tìm ra cách thức mới để giải quyết vấn
đề.
Bạn cần tìm cách giúp nhân viên có thời gian, sự hỗ trợ và điều
kiện để khơi dậy những sáng kiến. Sự vội vã ở nhiều công ty
khiến nhân viên không có nhiều thời gian để suy nghĩ, sáng tạo.
Trên thực tế, không ít trường hợp nhân viên phải bỏ giờ nghỉ trưa
hoặc ở lại muộn hơn vào buổi chiều để hoàn thành công việc. Đối
với những trường hợp này, bạn cần dành cho họ cơ hội để thư
giãn.
Bản thân doanh nghiệp cần luôn đổi mới, khuyến khích nhân viên
làm việc với niềm đam mê và sáng tạo. Luôn khuyến khích tính
chủ động, cho phép họ có thời gian để suy nghĩ, lập kế hoạch.
Đừng quên khen thưởng những sáng kiến táo bạo, hiệu quả.
Khuyến khích nhân viên học tập nhiều kỹ năng, đặt ra câu hỏi.
Hãy gần gũi, dễ tiếp xúc và thu dụng nhân tài, nắm trong tay một
nhóm cá nhân đa dạng.
Cuối cùng, bạn cần tận dụng trí tuệ tập thể, khuyến khích mọi ý
kiến và hạn chế công kích, phê bình. Ý kiến càng rộng rãi, táo
bạo thì càng tốt.
Điều quan trọng là số lượng chứ không phải chất lượng ý kiến.
Khuyến khích phối hợp ý kiến và cải thiện các ý tưởng cũ. Áp
dụng được những điều trên, chắc chắn bạn sẽ có đội ngũ nhân
viên thật tuyệt vời.
Doanh nghiệp biết cách tạo điều kiện, tăng lực cho nhân viên
cũng chính là tăng lực cho chính mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_luc_cho_nhan_vien_1659.pdf