Ngày 2/5/2010 EU và IMF nhất trí khoản trợ cấp 146 tỉ đôla (110 tỉ euro) dành cho
Hy-Lạp trong 3 năm giải cứu nước này khỏi bị phá sản.
Và ngày 10/5 thì các nước khu vực
đồng euro đi đến quyết định dành một khoản lên tới 750 tỉ euro nhằm chống lại nguy cơ
khủng hoảng nợ quốc gia của các nước thành viên trong khu vực. Trong đó 60 tỉ dành cho
các nước mất khả năng kiểm soát các vấn đề tài chính, 440 tỉ dành cho việc bảo lãnh các
khoản vay của các nước trong khu vực và 250 tỉ đến từ IMF.
Cùng với các gói giải cứu trên, những nỗ lực của chính phủ Hy-Lạp và các nước có
nguy cơ khủng hoảng nợ công trong việc cắt giảm thâm hụt công phần n ào lấy lại được
lòng tin của các nhà đầu tư. Bằng chứng là những nước như Hy-Lạp và Bồ Đào Nha đều
thành công trong những đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ của mình.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng trưởng của một số nền kinh tế chủ chốt nửa đầu năm 2010 và triển vọng cuối năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TĂNG TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ
NỀN KINH TẾ CHỦ CHỐT NỬA ĐẦU NĂM 2010
VÀ TRIỂN VỌNG CUỐI NĂM
(Tham luận hội thảo khoa học
"Tình hình Kinh tế Thế giới, Khu vực và những Tác động đến Việt Nam"
do Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức).
Bùi Ngọc Sơn
Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
Bài viết này trình bày động thái tăng trưởng của các nền kinh tế chủ chốt dẫn dắt
tăng trưởng kinh tế thế giới nửa đầu năm 2010, kế tiếp sau sự phục hồi mạnh mẽ sau khủng
hoảng trong năm 2008 và nửa đầu 2009. Qua đó, những yếu tố tác động đến những động
thái tăng trưởng đó sẽ được nhận diện. Bằng cách này, chúng ta có thể rút ra những nhận
định cơ bản về tình hình tổng quát đối với tăng trưởng của kinh tế thế giới trong nửa đầu
năm 2010 và triển vọng của nó trong nửa còn lại của năm.
Do đó, bài viết không đi sâu phân tích các vấn đề như khủng hoảng nợ Hy lạp, hay
bong bóng bất động sản ở Trung Quốc, hay các chính sách kính thích hay kiềm chế tăng
tưởng ở các nước.
Kinh tế Mỹ phục hồi nhưng chưa chắc chắn
Quý I/2010 tăng trưởng GDP của Mỹ (sau khi cập nhật) đạt mức 3,7%, giảm so với
mức 5% của quý IV/2009 (xem Biểu đồ 1). Bước sang quý II/2010 mức tăng trưởng tiếp tục
giảm và chỉ đạt mức 2,4%, mức này thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế là 2,5%.1 Vấn đề
có thể từ cuộc khủng hoảng châu Âu. Ông Bernanke cho rằng cuộc khủng hoảng ở châu Âu
đã khiến các nhà đầu tư đã rút hàng nghìn tỉ khỏi các qũy đầu tư mạo hiểm, làm cho thị
trường chứng khoán sụt giảm. Mặt khác, các ngân hàng càng trở nên ngại cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ vay.2 Điều này làm chậm lại sự phục hồi, và duy trì nạn thất nghiệp cao
9,5% và giảm rất chậm.
1 "US recovery sputters"
2 /www.csmonitor.com, 22/7/2010, "Ben Bernanke sees uncertainty. Businesses report growth."
2
Biểu đồ 1 : Tăng trưởng GDP của Mỹ
Nguồn : http ://money.cnn.com/2010/07/30/news/economy/gdp/index.htm
Nhìn vào chỉ số Ted-spread đo lường mức độ rủi ro và khan hiếm tín dụng thì chỉ số
này đã tăng lên tới 50 điểm trong thời điểm căng thẳng ở châu Âu, từ mức trung bình
khoảng 20 điểm trước đó. Chỉ số này phải ở mức trong khoảng từ 10 đến 20 điểm mới cho
thấy tình trạng bình thường trên thị trường tiền tệ. Điều này trùng khớp với nhận định ở trên
của ông Bernanke. Chính sự rút vốn khỏi các qũy đầu tư mạo hiểm và sự e dè trong cho vay
của các ngân hàng là nguyên nhân đẩy chỉ số này lên cao như vậy. Mặc dù những ngày gần
đây chỉ số này đã giảm bớt nhưng vẫn ở mức 30 điểm, vượt khá xa so với mức điểm bình
thường (xem biểu đồ 2).
Biểu đồ 2 : Chỉ số Ted-Spread trong một năm qua
Nguồn : www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=.TEDSP :IND
3
Sự rắc rối ở châu Âu làm cho đồng đôla lên giá mạnh so với euro, làm cho xuất khẩu
của Mỹ bị ảnh hưởng trong khi tiêu dùng nội địa vẫn bị hạn chế bởi tình trạng thất nghiệp
cao làm cho tăng trưởng của Mỹ không khỏi bị ảnh hưởng.
Mặt khác thị trường nhà ở không cho thấy khuynh hướng tăng trưởng rõ rệt, dường
như có dấu hiệu đi ngang. Các chỉ số như bán nhà đã xây, bán nhà mới xây, xây dựng nhà
mới, hay cấp phép xây mới thường xen kẽ trái ngược nhau. Vấn đề ở đây là nạn thất nghiệp
cao làm giới hạn khả năng tăng trưởng của thị trường nhà ở. Trong khi đó thị trường nhà ở
Mỹ chính là nơi thể hiện rõ rất nền kinh tế sẽ phục hồi như thế nào. Ông Bernanke đã từng
nói chừng nào thị trường nhà ở chưa ổn định và phục hổi chắc chắn thì đừng nghĩ đến phục
hồi kinh tế chắc chắn được.
Ông Bernanke cho biết sự tác động đến tăng trưởng từ khu vực tài chính trong thời gian
gần đây là không rõ rệt. Điều này cũng cơ thể suy ra rằng khu vực tài chính Mỹ không phải
là vấn đề đối với tăng trưởng ở Mỹ trong thời điểm hiện tại.
Thậm chí, có một vài dấu hiệu cho thấy Mỹ có thể phải đối mặt với tình trạng giảm
phát trong thời gian tới. Tiêu dùng cá nhân trong quý II chỉ tăng vừa phải ở mức 1,6%, giảm
so với mức 1,9% trong quý I.3 Nếu tình hình không mấy sáng sủa trong những tháng tới,
người dân Mỹ có thể tiếp tục cắt giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm để phòng thân, một kinh
nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng vừa rồi.
Như vậy, thất nghiệp cao ảnh hưởng đến thị trường nhà ở, đến tiêu dùng nội địa Mỹ.
Đó là hai yếu tố xương sống của sự phục hồi kinh tế Mỹ hiện nay. Và để giảm được thất
nghiệp, rồi từ đó làm thị trường nhà ở tốt lên, và tăng được tiêu dùng cá nhân, thì tăng
trưởng phải được duy trì. Tuy nhiên, như đã thấy, sự tăng trưởng dường như đang bị tác
động bởi khủng hoảng ở châu Âu.
Nói tóm lại, những biện pháp kích thích kinh tế không còn mạnh mẽ cộng với những
rắc rối từ châu Âu là nguyên nhân chính của giảm sút tăng trưởng ở Mỹ. Chính phủ Mỹ do
đó đã nghĩ tới khả năng có thêm một số kích thích mới. Có lẽ những kích thích này là nhằm
bù lại những xung lực bị mất từ phía châu Âu. Tuy nhiên, với tình hình ở châu Âu hiện nay
thì còn sớm để đưa ra quyết định này. Vì trong thời gian tới, nếu châu Âu ổn định được thì
cũng không cần. Tóm lại nên chờ thêm tín hiệu từ châu Âu.
3 "U.S. recovery sputters"
4
Tuy nhiên, vẫn có điều kiện cho phép chính phủ Mỹ đưa ra một vài kích thích mới
bởi vì mức lạm phát của Mỹ hiện nay là rất thấp chỉ ở mức 1%. Thậm chí Ông Bernanke
còn hơi lo ngại về tình trạng giảm phát. Giới hạn duy nhất đối với chính phủ Mỹ nếu họ
muốn kích thích là mức nợ công cao của nước này. Mặc dù vậy, mức nợ đó vẫn chưa phải
là nguy hiểm với nước Mỹ.
Nếu tình hình ở châu Âu ổn định các nhà đầu tư sẽ tăng vốn trở lại, đồng euro không
giảm nữa và tăng lên xuất khẩu của Mỹ được duy trì. sự tăng trưởng ở Mỹ sẽ được hỗ trợ và
Fed có thể sẽ không cần phải dùng thêm những kích thích, và ngược lại. Nói cách khác tình
hình châu Âu có vai trò trong sự phục hồi ở Mỹ và quyết sách về những kích thích mới ở
nước này. Vậy tình hình ở châu Âu thì sao?
Khủng hoảng nợ công và tăng trưởng chậm ở Châu Âu
Tăng trưởng khu vực châu Âu quý I/2010 là 0,2% phản ánh sự phục hồi tương đối
chậm chạp (xem Biểu đồ 3). Khủng hoảng nợ châu Âu một mặt làm suy giảm sự tiêu dùng
trong khu vực; mặt khác, làm cho các chính phủ lo sợ vấn đề khủng hoảng nợ công, dẫn đến
cắt giảm các gói kích thích, và hơn nữa còn thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng.4
Những điều này sẽ cản trở quá trình phục hồi khá mong manh ở khu vực này. Lòng tin người
tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng bảy tháng hồi tháng Năm, và chỉ số bán lẻ
giảm 1,2% trong tháng Tư.
Biểu đồ 3 : Tăng trưởng GDP của khu vực châu Âu
Nguồn : www.tradingeconomics.com/Economics/GDP-Growth.aspx?Symbol=EUR
4 /www.tradingeconomics.com/Economics/GDP-Growth.aspx?Symbol=EUR
5
Trong khi đó, đồng euro giảm giá so với đôla dường như không đem lại lợi thế nhiều
cho việc xuất khẩu của khu vực này. Những tính toán cho thấy những nước có lợi thế lớn
trong xuất khẩu nhờ giảm giá đồng euro là Đức, Phần Lan, Hà-Lan là ít thay đổi. Trong khi
những nước như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Hy Lạp đang gặp khủng hoảng nợ công
cũng chỉ được lợi rất ít từ xuất khẩu khi đồng euro yếu đi.5
Các chỉ số khác có vẻ ổn, lạm phát khoảng 1,4% so với năm ngoái và tăng 1,6% so
với tháng Năm. Mức lãi suất của ECB tiếp tục được duy trì 1%.
Vấn đề thời sự là cuộc kiểm tra sức khoẻ các ngân hàng thương mại ở châu Âu.
Những thông tin mới nhất cho thấy dường như không có vấn đề gì nghiêm trọng đối với hệ
thống ngân hàng ở khu vực này. Đó là tin tốt lành.
Vấn đề trung tâm ở châu Âu chính là cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay đã được
giải quyết thế nào? Sau khi IMF và EU quyết định đưa ra gói giải cứu cho châu Âu và Hy-
Lạp thì tình hình có dấu hiệu dịu bớt.
Ngày 2/5/2010 EU và IMF nhất trí khoản trợ cấp 146 tỉ đôla (110 tỉ euro) dành cho
Hy-Lạp trong 3 năm giải cứu nước này khỏi bị phá sản.6 Và ngày 10/5 thì các nước khu vực
đồng euro đi đến quyết định dành một khoản lên tới 750 tỉ euro nhằm chống lại nguy cơ
khủng hoảng nợ quốc gia của các nước thành viên trong khu vực. Trong đó 60 tỉ dành cho
các nước mất khả năng kiểm soát các vấn đề tài chính, 440 tỉ dành cho việc bảo lãnh các
khoản vay của các nước trong khu vực và 250 tỉ đến từ IMF.7
Cùng với các gói giải cứu trên, những nỗ lực của chính phủ Hy-Lạp và các nước có
nguy cơ khủng hoảng nợ công trong việc cắt giảm thâm hụt công phần nào lấy lại được
lòng tin của các nhà đầu tư. Bằng chứng là những nước như Hy-Lạp và Bồ Đào Nha đều
thành công trong những đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ của mình.
Hy Lạp muốn cắt giảm nợ công từ 13,6% của GDP năm 2009 xuống còn 8,1% năm
nay 2010 và còn 2,6% vào năm 2014. Một số chuyên gia cho rằng mục tiêu này là hơi tham
vọng. Trên thực tế năm tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 thì Hy-Lạp đã thành
công cắt giảm được thâm hụt ngân sách được 38,8% vượt mức kế hoạch là 35,1%. Đây là
dấu hiệu tích cực.
5
6 news.bbc.co.uk/2/hi/8656649.stm, 2/5/2010, "Eurozone approves massive Greece bail-out"
7 www.guardian.co.uk/commentisfree/2010/may/10/eu-kitchen-sink-euro-crisis, 10/5/2010, "Euro crisis package
provides breathing space".
6
Cùng với điều đó, khoản trợ cấp mà IMF và EU dành cho Hy-Lạp ít nhất cũng làm
cho các nhà đầu tư bình tâm trở lại trong ngắn hạn vì Hy-Lạp có thể sử dụng quỹ này để
trang trải nợ với lãi suất thấp hơn so với các khoản vay trên thị trường. Vào thời điểm
14/6/2010 mức lãi suất vay trên thị trường của Hy-Lạp (nếu có) lên tới 9%/năm trong khi
mức lãi cho khoản vay trợ cấp quốc tế là 5%.
Đầu tháng 7/2010 Hy-Lạp bán thành công trái phiếu chính phủ đạt mức 1,625 tỉ
euro, vượt mức dự định 1,25tỉ. Tuy nhiên đó là khoản vay ngắn hạn 6 tháng thay vì 12
tháng vì chính phủ e ngại lãi suất cao. (Vì trong ngắn hạn Hy-Lạp vẫn ổn nhờ khoản trợ cấp
từ IMF/EU). Do đó, một số nhà quan sát cho rằng sự thành công bán trái phiếu đợt này của
Hy-Lạp không nói lên nhiều điều mặc dù nó phản ánh một chút hy vọng rằng các nhà đầu
tư đang dần lấy lại lòng tin với Hy-Lạp. Họ cho rằng sự thành công đó chưa nói lên điều gì
về triển vọng dài hạn cả, và con đường mà Hy-Lạp phải đi để thực sự thoát khỏi nguy cơ vỡ
nợ vẫn còn rất dài.
Bởi vì, theo họ, mặc dù khoản vay từ trái phiếu này có mức lãi là 4,65%/năm thấp
hơn mức 5% nếu vay từ khoản trợ cấp của IMF/EU, thì những khoản vay dài hạn 2 năm có
mức lãi suất mà các nhà đầu tư đòi Hy-Lạp phải trả cao hơn 10%, vượt xa mức 5% của
IMF/EU. Thêm vào đó, các đầu tư mua trái phiếu lần này phần đông là nhà đầu tư trong
nước, các nhà đầu tư nước ngoài ít tham gia, chứng tỏ họ vẫn còn nghi ngờ.8
Bất luận thế nào, thì những dấu hiệu ở trên vẫn đem lại sư an tâm nhất định đối với
Hy-Lạp.
Trường hợp Bồ Đào Nha, ngày 14/7/2010 nước này cũng bán thành công trái phiếu
chính phủ bất chấp hãng xếp hạng tín dụng Moody giảm hạng trái phiếu chính phủ của
nước này từ Aa2 xuống A1 vì lo ngại nợ cao và tăng trưởng chậm. Bồ Đào Nha bán được
877 triệu euro trái phiếu 2 năm và 803 triệu euro trái phiếu 9 năm. Thậm chí, mức cầu thực tế
đối với trái phiếu những loại này của Bồ Đào Nha còn cao hơn gấp đôi. Lãi suất của khoản
vay 10 năm là 5,3% (tăng từ mức 5,23%); trong khi lãi suất trái phiếu loại 2 năm là 3,16%
(tăng từ 1,72%) hồi tháng 4/2010.9
Như vậy, Bồ Đào Nha cũng cho thấy những dấu hiệu tốt lành, phần nào giảm bớt nỗi
lo khủng hoảng nợ lan rộng vượt tầm kiểm soát ở châu Âu.
8 14/6/2010, "Moody’s cuts Greece’s government bonds to junk status, citing risks of
Eurozone/IMF package"
9 www.usatoday.com/money/world/2010-07-14-portugal-bonds_N.htm.
7
Tuy nhiên, việc các chính phủ ở châu Âu đang có kế hoạch cắt giảm chi tiêu nhằm
cân bằng ngân sách lại làm có thể sẽ làm tổn hại đến sự phục hồi rất mong manh của khu
vực này. Cho tới nay, chưa xuất hiện những dấu hiệu nào đáng lo ngại theo hướng này.
Trung Quốc tăng trưởng nóng quý I và phải giảm nhiệt trong quý II
vì nỗi lo bong bóng bất động sản
Kinh tế Trung Quốc quý II/2010 tăng trưởng ở mức 10,3% giảm so với quý I ở mức
11,9% (xem Biểu đồ 4).10 Đó là do những biện pháp ngăn chặn bong bóng bất động sản.
Chứ không phải do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ở châu Âu.
Biểu đồ 4 : Tăng trưởng GDP của Trung Quốc
Sự giảm nhiệt của nền kinh tế Trung Quốc làm cho một số người lo ngại sẽ làm tổn
hại đến quá trình phục hồi của kinh tế thế giới. Thực ra điều này đáng mừng hơn là đáng lo.
Vì bong bóng bất động sản ở Trung Quốc trên thực tế đã đến mức báo động. Việc loại bỏ
nó là điều cần thiết. Mặc dù sự giảm nhiệt của nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ làm giảm
tốc độ phục hồi kinh tế thế giới đôi chút, thì việc kiểm soát được bong bóng bất động sản ở
nước này đem lại nhiều điều tốt lành hơn nhiều. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng trên 10% (và
cả năm dự kiến sẽ được kiềm chế ở mức trong khoảng 9-10%) vẫn rất tốt với kinh tế thế
giới.
Các nền kinh tế châu Á khác thoát khỏi khủng hoảng nhưng bị ảnh
hưởng từ khủng hoảng ở châu Âu.
10 www.tradingeconomics.com/Economics/GDP-Growth.aspx?Symbol=CNY, 15/7/2010, "China Economy Cools in
Second Quarter".
8
Kinh tế Hàn Quốc quý II/2010 tăng trưởng ở mức 1,5% chậm hơn so với quý I ở
mức 2,1% (xem Biểu đồ 5). Tăng trưởng quý II của nước này chủ yếu nhờ vào gia tăng
mạnh mẽ của xuất khẩu và đầu tư thiết bị. Tuy nhiên, như đã thấy đã có dấu hiệu chậm lại,
và được dự báo là sẽ tiếp tục ở mức tăng trưởng chậm do triển vọng kinh tế toàn cầu chưa
chắc chắn.11
Biểu đồ 5 : Tăng trưởng GDP của Hàn Quốc
Nguồn : www.tradingeconomics.com/Economics/GDP-Growth.aspx?Symbol=KRW
Chú thích : đường vẽ đậm ở cuối là vẽ cập nhật từ số liệu tăng trưởng 1,5% của quý II
Singapore là nước có sự phục hồi mạnh nhất, vượt xa cả Trung Quốc, trong quý I đạt
mức tăng trưởng GDP tới 46% nhờ vào tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, quý II cũng cho thấy
dấu hiệu dịu bớt nhiều khi mức tăng này đạt mức khoảng 25% (xem Biểu đồ 6).
Biểu đồ 6 : Tăng trưởng của Singapore
11 online.wsj.com/article, 26/7/2010, "South Korea GDP Slows".
9
www.tradingeconomics.com/Economics/GDP-Growth.aspx?Symbol=SGY
Mức tăng trưởng này vượt khá xa so với mức tăng trưởng của Trung Quốc.12 Mặc dù
giảm tương đối nhiều so với quý I, mức tăng trưởng như vậy vẫn là rất tốt trong bối cảnh
hiện nay. Vấn đề là khả năng duy trì sự tăng trưởng trong những quý tới là như thế nào, vì
sự tăng trưởng của Singapore phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Với tăng trưởng chậm ở
châu Âu, Mỹ và sự tăng trưởng trong kiềm chế ở Trung Quốc thì chắc chắn tăng trưởng
GDP của Singapore khó duy trì mức cao như trong quý vừa rồi.
Nhật Bản tăng trưởng chậm lại và đối mặt với tình trạng giảm phát
trong nước
Tăng trưởng GDP quý I/2010 của Nhật là 5%, nhờ chủ yếu vào xuất khẩu ô tô và
hàng gia dụng cao cấp, và thị trường lớn nhất là Trung Quốc. Mặc dù đồng yên lên giá 20%
so với euro nhưng chỉ có 12% xuất khẩu của Nhật là sang châu Âu nên mức tác động không
lớn từ sự suy giảm ở khu vực này.13 Và Theo dự báo gần đây nhất tăng trưởng GDP của
Nhật trong quý II/2010 sẽ ở mức 1,6% (cũng tính theo mức điều chỉnh giá cả năm) (xem
Biểu đồ 7).14
Biểu đồ 7 : Tăng trưởng GDP của Nhật Bản
Nguồn :http ://www.tradingeconomics.com/economics/GDP-Growth-nnual.aspx?symbol=JPY
Chú thích : Đoạn vẽ thêm là phần cập nhật theo mức dự báo mức tăng trưởng 1,6%.
12 www.sggp.org.vn/thegioi/2010/7/231217/ và www.tradingeconomics.com/Economics/GDP-
Growth.aspx?Symbol=SGY
13
14 "
10
Tuy nhiên, sự giảm bớt tăng trưởng ở Trung Quốc bạn hàng lớn nhất của Nhật, với
sự trì trệ của thị trường trong nước do các gói kích thích kinh tế giảm bớt, cũng như những
lo ngại từ châu Âu chắc chắn sẽ có tác động phần nào đến trăng trưởng những quý sau của
Nhật. Các nhà đầu tư Nhật qua khảo sát cho biết họ tăng mức thận trọng trong đầu tư do
những bất ổn nêu trên.15
Hơn nữa, chỉ số giá tiêu dùng của Nhật trong tháng 7 lại giảm 1%, so với mức giảm
1,2% trong tháng 6, đây là tháng thứ 16 liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng giảm ở Nhật. Nhật đối
mặt với tình trạng giảm phát nguy hiểm ở trong nước.
Do đó, tăng trưởng của Nhật phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Những số liệu trong
tháng 6 đã cho thấy xuất khẩu của Nhật vẫn tăng nhưng có dấu hiệu chậm lại. Mức xuất
khẩu của Nhật trong tháng 6 tăng 27,7% so với cùng kỳ nhưng là tháng thứ tư liên tiếp giảm
kể từ mức đỉnh 45,3% hồi tháng 1.16
Những nhận định cơ bản và triển vọng nửa cuối năm 2010.
Quý I năm 2010 các nền kinh tế trên thế giới vẫn duỳ trì được sự phục hồi tốt kế
tiếp từ cuối năm 2009 nhờ việc Fed giải quyết được cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ; và nhờ
những gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có ở các nước chủ chốt.
Thậm chí, trong quý I/2010 Trung Quốc, một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, còn
đạt được tăng trưởng nóng cũng là một nguyên nhân góp phần tạo ra sự duy trì đà phục hồi
này trên thế giới. Đặc biệt là đối với Nhật Bản (Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của nước
này); và Australia (nước được lợi rất nhiều từ việc xuất khẩu hàng nguyên liệu sang Trung
Quốc).
Singapore phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu đã có mức tăng trưởng cực cao, vượt xa
cả Trung Quốc. Điều này chứng tỏ nền kinh tế thế giới đã thực sự vượt qua cuộc khủng
hoảng năm 2008-2009.
Tuy nhiên, quý II/2010 với tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu,
Trung Quốc cũng cắt giảm tăng trưởng nóng vì lo sợ bong bóng bất động sản, đồng thời các
gói kích thích kinh tế ở nhiều nước chủ chốt cũng đã đến thời điểm kết thúc. Tất cả những
15 www.tradingeconomics.com/Economics/GDP-Growth.aspx?Symbol=JPY và www.marketwatch.com/story/japanese-
gdp-tops-views-as-wholesale-prices-rise-2010-06-09, "Japanese Top views, as Wholesales price return gain"
16
11
điều này tất yếu đã làm tốc độc phục hồi kinh tế thế giới chậm lại. Chỉ số tăng trưởng GDP
của hầu hết các nước đều cho thấy sự chậm lại nhất định trong quý II.
Trong số ba yếu tố kể trên thì cuộc khủng hoảng châu Âu là yếu tố đáng lo ngại
nhất trong bối cảnh hiện nay. Vì nếu cuộc khủng hoảng này trở nên vượt tầm kiểm soát thì
nền tài chính thế giới, đặc biệt ở châu Âu, có thể lâm vào tình khủng hoảng như vụ
Lehmanbrother hồi tháng 9 năm 2008, vì sự phục hồi của kinh tế thế giới hiện nay vẫn còn
chưa chắc chắn. Rất may điều này dường như đã được ngăn chặn bởi nỗ lực của châu Âu và
IMF.
Do đó, triển vọng của nửa cuối năm 2010 sẽ tuỳ thuộc rất nhiều vào tình hình ổn
định ở châu Âu. Những diễn biến gần đây cho thấy, cuộc khủng hoảng ở châu Âu chưa
hoàn toàn chấm dứt, tuy nhiên tình hình trở nên bình ổn trở lại, ít nhất là trong ngắn hạn.
Điều này cũng có nghĩa là tăng trưởng trong nửa cuối năm 2010 sẽ ở mức vừa phải, khó có
tăng trưởng thực sự tốt đẹp, nhưng cũng không có bất ổn lớn./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_truong_cua_mot_so_nen_kinh_te_chu_chot_nua_dau_nam_2010_va_trien_vong_cuoi_nam_0651.pdf