1.1. Giải pháp chung
Để các hoạt động của các ngành, các lĩnh vực được thực hiện theo hướng tăng trưởng xanh thì thành phố cần có cơ chế phối hợp giữa các sở ban ngành cũng như phải tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động tăng trưởng xanh. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ở Đà Nẵng, chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam và kinh nghiệm thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc cũng như một số nước trên thế giới, một số giải pháp quan trọng được đề xuất để giúp Đà Nẵng tăng trưởng xanh như sau:
1. Thành phố cần sớm ban hành chiến lược và chương trình hành động tăng trưởng xanh. Phổ biến rộng rãi chiến lược và chương trình này trên toàn thành phố bởi vì để thực hiện chương trình này thì cần có sự đồng thuận, sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, sở ban ngành thành phố, sự đóng góp nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế và sự ủng hộ, tuân thủ cũng như cam kết thực hiện của toàn dân. Trong một số lĩnh vực cần thiết, cần ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan của thành phố nhằm tăng cường sự phối kết hợp giữa các sở ban ngành của thành phố trong quá trình thực hiện các hoạt động tăng trưởng xanh.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh, những hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh. Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để cộng đồng triển khai và mở rộng quy mô các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiết kiệm, an toàn, văn minh và hài hòa với thiên nhiên. Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để cộng đồng phát triển mô hình đô thị sinh thái, nông thôn xanh, mô hình nhà ở xanh.
17 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng trưởng xanh - Chiến lược Phát triển thành phố Đà Nẵng trong tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí, dẫn đến những tác động tiêu cực đến quá trình xây dựng thành phố môi trường. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng cao của phương tiện cá nhân trong thành phố trong những năm gần đây đã gây ra vấn đề về đỗ xe bất hợp pháp trên vỉa hè và ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến các làn lưu thông bình thường. Nếu thành phố không có những giải pháp hữu hiệu ngay từ bây giờ thì vấn đề giao thông đô thị của Đà Nẵng sẽ đi vào vết xe đổ của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Việc cung cấp dịch vụ giao thông công cộng nhanh, thuận tiện sẽ hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và giảm đáng kể lượng khí thải phát ra từ các phương tiện giao thông này.
2. Dịch vụ thu gom xử lý chất thải rắn.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi Trường Đà Nẵng thì hiện nay mỗi ngày thành phố Đà Nẵng thải ra khoảng 755 tấn rác và Công ty Môi trường Đô thị mới chỉ thu gom được khoảng 700 tấn/ngày (93%). Điều đáng nói là 90% lượng rác thu gom được xử lý bằng công nghệ chôn lấp. Nếu cứ chôn lấp như vậy thì ước tính tới khoảng năm 2022 bãi rác Khánh Sơn sẽ đầy. Công nghệ chôn lấp đơn giản này còn gây ô nhiễm nguồn nước và không khí do lượng nước bẩn và khí độc rò rỉ ra môi trường. Với mục tiêu tái chế 70% rác thải vào năm 2020, cơ hội tăng trưởng xanh trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn bao gồm: (i) phân loại rác thải, xây dựng các nhà máy tái chế rác thải, giảm tối đa lượng rác đem chôn lấp để giảm áp lực về diện tích đất bố trí cho công trình xử lý chất thải và giảm chi phí quản lý trong dài hạn; (ii) thu hồi tài nguyên từ rác thải và chất thải giúp thành phố sử dụng hiệu quả nguồn lực hạn hẹp, tạo ra ngành công nghiệp sản xuất và thị trường trao đổi sản phẩm có nguồn gốc từ chất thải rắn cho cộng đồng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương. Điều này cũng dẫn đến giảm chi phí quản lý chất thải rắn, đồng thời cải thiện lợi ích xã hội với các tác động tích cực đối với sức khoẻ cộng đồng.
3. Dịch vụ thu gom xử lý nước thải.
Theo báo cáo của Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải năm 2013 thì hiện nay tất cả các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có trạm xử lý nước thải tập trung, tỷ lệ đấu nối gần như đạt 100% số doanh nghiệp, nhưng việc thu gom nước thải về trạm xử lý còn rất hạn chế vì (i) ý thức của một bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp chưa cao, chưa thật sự có trách nhiệm với môi trường và muốn né tránh việc nộp phí xử lý nước thải nên tình trạng xả thải chui còn rất phổ biến; (ii) một số hệ thống cống thu gom bị hư hỏng, xuống cấp, bồi lắng chưa được xử lý kịp thời làm ảnh hưởng đến hiệu quả thu gom. Bên cạnh đó, khoảng 90% nước thải sinh hoạt của cư dân khu vực nội thành Đà Nẵng đã được thu gom và xử lý trước khi xả ra môi trường. Tổng khối lượng nước thải thu gom bình quân khoảng 90.000 m3/ngày đêm và lượng nước thải này phân bố chủ yếu ở khu vực các quận trung tâm như Thanh Khê, Hải Châu (nơi có mật độ dân số cao), phần còn lại phân bố ở các quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Nước thải sinh hoạt của các quận Liên Chiểu và Cẩm Lệ vẫn chưa được thu gom, hiện nay dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên đang triển khai xây dựng hệ thống thu gom và 2 trạm xử lý nước thải cho các quận này và sắp tới sẽ đưa vào vận hành. Thu gom và tái chế nước thải – chất thải công nghiệp và sinh hoạt thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một cơ hội giúp thành phố tăng trưởng xanh.
4. Dịch vụ nhà ở
Trong những năm qua Đà Nẵng đã xây dựng được rất nhiều nhà ở xã hội, 182 khối nhà với 9.305 căn hộ đã đưa vào sử dụng, 39 khối nhà với 5.345 căn hộ đang được triển khai xây dựng dở dang và đã khởi công, 84 khối nhà với 11.767 căn hộ đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và kêu gọi đầu tư. Hầu hết các khối nhà này chưa phải là các tòa nhà xanh, tức là hiệu quả sử dụng năng lượng còn rất thấp. Việc chuyển đổi các khối nhà ở xã hội này thành các tòa nhà xanh có hiệu quả sử dụng năng lượng cao như lắp đặt thêm các thiết bị hạ nhiệt, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng đèn LED, hoặc xây mới các tòa nhà có hiệu quả sử dụng năng lượng cao là một hướng đi nhằm hướng tới tăng trưởng xanh.
5. Dịch vụ công viên, cây xanh. Đà Nẵng có Công viên Biển Đông, Công viên 29/3, Công viên Châu Á, Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn .v.v nhưng chỉ có hai công viên mới bắt đầu tạo điểm nhấn đó là dải xanh – chim bồ câu ở công viên Biển Đông và vòng quay mặt trời ở Công viên Châu Á. Hiện nay, diện tích mảng xanh bình quân đầu người ở mức dưới 5m2, thấp hơn tiêu chuẩn thế giới (tiêu chuẩn của WHO là ≥9 m2/người). Thành phố đã ban hành đề án xã hội hóa cây xanh, tuy nhiên, nguồn lực của cộng đồng cần được huy động hơn nữa để tăng diện tích cây xanh và mảng xanh.
6. Liên kết vùng.
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước có sân bay quốc tế lớn thứ 3 cả nước, có ga đường sắt, có cảng nước sâu Tiên Sa, lại là điểm cực Đông của Hành lang Kinh tế Đông Tây và gần với các đô thị như Đông Hà Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Hội An, Tam Kỳ và Quảng Ngãi. Đà Nẵng cũng nằm ở giữa các di sản miền Trung là Cố Đô Huế, Phổ cổ Hội An và Thánh Địa Mỹ Sơn. Đà Nẵng có tiềm năng lớn trong việc liên kết phát triển công nghiệp và du lịch.
Bên cạnh những thuận lợi về yếu tố địa lý nêu trên, Đà Nẵng có một điểm bất lợi đó là nằm ở hạ lưu của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng nói riêng và hạ lưu Vu Gia – Thu Bồn nói chung phải hứng chịu nhiều tác động do việc phát triển thủy điện phía thượng nguồn gây ra. Từ khi thủy điện chuyển dòng Đăk Mi 4 đi vào hoạt động (4/2012), tình trạng lũ lụt, nhiễm mặn, thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt ngày càng trở nên nghiêm trọng. Năm 2013, tổng số ngày độ mặn tại trạm Cầu Đỏ vượt quá giới hạn cho phép cấp nước là 187 ngày và nhà máy nước Cầu Đỏ phải chi thêm 12 tỷ đồng để bơm nước từ thượng nguồn phục vụ cho cấp nước. Tuy giá nước hiện không cao, nhưng việc tăng giá nước mà nguyên nhân là do vận hành thủy điện thượng nguồn tạo ra sự bất công đối với người dân - đối tượng dễ bị tổn thương, không chỉ chịu thiệt hại lũ lụt, hạn hán mà còn phải trả thêm tiền mua nước do phát triển thủy điện gây ra. Việc liên kết với Quảng Nam để quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn là một trong những sáng kiến chiến lược đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xanh cho Đà Nẵng.
Trên đây là một số ngành, dịch vụ ưu tiên hướng tới tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra có thể còn những lĩnh vực và dịch vụ khác mà tham luận này chưa đề cập tới.
Một số giải pháp để thực hiện tăng trưởng xanh
Giải pháp chung
Để các hoạt động của các ngành, các lĩnh vực được thực hiện theo hướng tăng trưởng xanh thì thành phố cần có cơ chế phối hợp giữa các sở ban ngành cũng như phải tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động tăng trưởng xanh. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ở Đà Nẵng, chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam và kinh nghiệm thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc cũng như một số nước trên thế giới, một số giải pháp quan trọng được đề xuất để giúp Đà Nẵng tăng trưởng xanh như sau:
Thành phố cần sớm ban hành chiến lược và chương trình hành động tăng trưởng xanh. Phổ biến rộng rãi chiến lược và chương trình này trên toàn thành phố bởi vì để thực hiện chương trình này thì cần có sự đồng thuận, sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, sở ban ngành thành phố, sự đóng góp nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế và sự ủng hộ, tuân thủ cũng như cam kết thực hiện của toàn dân. Trong một số lĩnh vực cần thiết, cần ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan của thành phố nhằm tăng cường sự phối kết hợp giữa các sở ban ngành của thành phố trong quá trình thực hiện các hoạt động tăng trưởng xanh.
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh, những hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh. Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để cộng đồng triển khai và mở rộng quy mô các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiết kiệm, an toàn, văn minh và hài hòa với thiên nhiên. Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để cộng đồng phát triển mô hình đô thị sinh thái, nông thôn xanh, mô hình nhà ở xanh.
Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh
Xây dựng lộ trình áp dụng mua sắm xanh: vật liệu xây dựng, lương thực và thực phẩm, giao thông vận tải, năng lượng, máy tính và máy văn phòng, dệt may, giấy và in ấn, đồ gỗ, chất tẩy rửa, thiết bị y tế .v.v.
Xanh hóa chi tiêu công
Tới năm 2015, yêu cầu tất cả các công trình, dự án đầu tư công phải áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế xanh theo cơ cấu ngành nghề, tiêu chuẩn sử dụng nặng lượng, nguyên vật liệu, thiết kế thích hợp với điều kiện sinh thái và có tính đến tác động của biến đổi khí hậu.
Chuẩn bị đủ điều kiện để tới 2017 tất cả các phương tiện giao thông cơ giới mua bằng kinh phí công phải đạt tiêu chuẩn khí thải, ưu tiên các loại phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch và xe lai (hybrid)
Nghiên cứu, ban hành quy chế chi tiêu công xanh, ưu tiên mua sắm và sử dụng hàng hóa dán nhãn sinh thái, hàng hóa có khả năng tái chế.
Khuyến khích tiêu dùng bền vững trong khu vực doanh nghiệp, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và hạn chế lãng phí năng lượng.
Khuyến khích tiêu dùng bền vững trong dân cư: tuyên truyền, giáo dục, triển khai và mở rộng quy mô thực hành lối sống xanh, tiêu dùng tiết kiệm, hợp lý và an toàn; tăng phí bảo vệ môi trường để điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý.
Huy động nguồn lực thực hiện tăng trưởng xanh
Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chí tăng trưởng xanh
Áp dụng các công cụ tài chính, tín dụng, thị trường để khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, áp dụng hệ thống quản lý, giao dịch phát thải khí nhà kính, thuế, phí các-bon.
Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị, điều hành trong nền kinh tế xanh, ngành sản xuất xanh cho đội ngũ cán bộ quản trị công và doanh nghiệp, trước mắt là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, ban hành hệ thống tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và thông tin dữ liệu về tăng trưởng xanh.
Giải pháp riêng ngành
Nông nghiệp: giới thiệu chứng chỉ PGS (Parcitipatory Guarantee System) và triển khai sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác hay hợp tác xã sản xuất hữu cơ.
Hỗ trợ đào tạo cho nông dân quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Hỗ trợ hình thành và bảo đảm hoạt động của các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Công nghiệp: đổi mới công nghệ, áp dụng cơ chế sản xuất sạch hơn
Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, đưa nội dung sản xuất sạch hơn và chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp.
Nâng cao năng lực về sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, tổ chức tư vấn và cơ sở sản xuất công nghiệp.
Tập trung đầu tư, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ xanh như công nghệ năng lượng xanh, vật liệu xây dựng, cơ khí giao thông vận tải, công nghệ xử lý chất thải và công nghệ nông nghiệp xanh. Tổ chức hỗ trợ thương mại hóa (thông qua vườn ươm doanh nghiệp), chuyển giao công nghệ xanh, sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, nhập khẩu, sử dụng và nội địa hóa công nghệ xanh.
Du lịch: đa dạng hóa thị trường khách du lịch và tăng thời gian lưu trú của khách
Tạo điều kiện để thiết lập các đường bay quốc tế trực tiếp tới Đà Nẵng
Phát triển dịch vụ du lịch xanh bao gồm việc tạo ra và sử dụng khách sạn xanh, phương tiện giao thông du lịch xanh, thực phẩm xanh (hữu cơ) phục vụ khách du lịch và sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường.
Cải thiện giao tiếp giữa khách du lịch và người dân thông qua việc khuyến khích người dân toàn thành phố học ngoại ngữ, chuẩn hóa ứng xử của người dân với khách du lịch.
Đô thị và môi trường
Về quy hoạch: Đà nẵng vừa điều chỉnh quy hoạch tổng thể thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2050, tuy nhiên, khi quy hoạch chi tiết các hạng mục cần đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại của người dân
Về hạ tầng đô thị: triển khai và từng bước xây dựng lại hạ tầng tiêu thoát nước mưa, hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý nước thải, rác thải; áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả năng lượng và hạ tầng đô thị xanh để nâng cao mức tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính từ các khu đô thị; ưu tiên phát triển hệ thống vận tải công cộng đô thị với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Sử dụng các công cụ kinh tế và tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm soát sự phát triển số lượng phương tiện cơ giới cá nhân, bố trí các tuyến đường dành riêng cho các phương tiện giao thông phi cơ giới.
Xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh: nghiên cứu ban hành hệ thống tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế, sử dụng vật liệu, giải pháp xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, giảm thiểu khí nhà kính; ban hành quy định buộc chủ đầu tư ứng dụng những công nghệ xanh phổ biến khi xây dựng các tòa nhà thương mại mới và cải tạo các khu chung cư hiện có;
Xanh hóa cảnh quan đô thị: ưu tiên phân bổ đất công để nhanh chóng nâng cao diện tích không gian xanh và mặt nước; khuyến khích đầu tư và phát triển các khoảng không gian xanh trong các dự án đô thị, khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp và các hộ gia đình huy động nguồn lực để xanh hóa cảnh quan đô thị.
Tăng cường liên kết vùng trong quản lý, khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Một số dự án ưu tiên hướng tới tăng trưởng xanh
Trên cơ sở tham khảo tài liệu liên quan và theo chủ quan của chúng tôi thì một số dự án cần ưu tiên khi thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh bao gồm:
Xây dựng và thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ để cung cấp thực phẩm sạch cho thành phố
Mặc dù sự hỗ trợ từ ngân sách thành phố và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho nông nghiệp sạch sử dụng VietGAP và đào tạo các kỹ năng đã tạo ra các cơ hội tiềm năng của phát triển nông nghiệp xanh, nhưng những sáng kiến này vẫn thiếu cơ chế cho các chương trình rau an toàn, và nông dân không có đủ năng lực để đầu tư mở rộng khi chưa được đào tạo kỹ năng đầy đủ. Hơn nữa, do tác động của thiên tai, quản lý thủy lợi cần được cải thiện để đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất ổn định và mở rộng các hoạt động nông nghiệp xanh. Không chỉ tăng cường sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, ngành nông nghiệp của thành phố nên có chính sách khuyến khích, chương trình hướng dẫn giúp nông dân thử nghiệm và triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín – hữu cơ. Một trong những mô hình tiềm năng đó là mô hình trồng trọt, chăn nuôi sử dụng giun quế, trong đó phân lợn-bò-gà được sử dụng để nuôi giun, giun trưởng thành được thu hoạch để làm thức ăn cho gà, bò, lợn, và phân giun để bón cho cây trồng. Mô hình sản xuất này vừa cho ra sản phẩm sạch vừa giảm đồng thời 3 yếu tố đó là giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí mua thức ăn chăn nuôi công nghiệp và giảm chi phí mua phân bón hóa học.
Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp sạch
Mở rộng các chuỗi giá trị nông nghiệp và sản phẩm chất lượng sẽ đảm bảo sự phát triển nông nghiệp xanh có giá trị gia tăng cao. Hệ thống phân phối hiện tại cho các sản phẩm thực phẩm, rau và hoa quả trong thành phố khá phát triển với 5 siêu thị (như Big C, Intimex, Coop Mart, Metro, Lotte Mart). Tuy nhiên sản phẩm từ sản xuất của địa phương vẫn chưa được đưa vào kênh phân phối này vì nông dân địa phương không sản xuất được sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá cả, số lượng và độ tin cậy cần thiết. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp vẫn còn phân tán và quy mô sản xuất chưa đủ lớn. Trong bối cảnh đó thành phố cần cân nhắc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp với việc ứng dụng công nghệ để tăng năng suất và chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này cần có hỗ trợ phát triển năng lực cho khu vực nông thôn với các khóa tập huấn nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông dân. Thành phố cũng cần tăng cường dạy nghề cho lao động nông nghiệp trong đó chú trọng việc kết nối phát triển nông nghiệp với các hoạt động du lịch sinh thái và các giá trị giáo dục.
Chuyển đổi các khu công nghiệp hiện có thành các khu công nghiệp sinh thái (KCNST)
Hiện nay, các khu công nghiệp tại Đà Nẵng đều mới chỉ đạt mức khu công nghiệp sinh thái bậc 1 (bậc thấp nhất), còn lại các khu công nghiệp tại Đà Nẵng đều chưa đạt được các tiêu chuẩn bắt buộc để xây dựng khu công nghiệp sinh thái (khu công nghiệp đạt cao nhất trong 6 khu công nghiệp được đánh giá là Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng với 91%), còn các tiêu chí khuyến khích thì chưa được quan tâm cao. Chuyển đổi từ khu công nghiệp sinh thái bậc 1 thành khu công nghệp sinh thái hoàn toàn là một quá trình chuyển đổi lâu dài, với sự cố gắng, nỗ lực và hỗ trợ của nhiều phía.
Việc áp dụng KCNST tại Việt Nam là một trong những giải pháp để hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để phát triển theo định hướng KCNST các khu công nghiệp còn cần phải xem xét đến 4 yếu tố chính. Thứ nhất, thiết kế thân thiện môi trường, chú trọng đến không gian bên ngoài, nhà xưởng, phòng làm việc và bảo đảm mạng lưới không gian xanh trong phạm vi từng cơ sở sản xuất và trong khu công nghiệp; Thứ hai, quy hoạch dòng vật chất và năng lượng hiệu quả thông qua thiết kế hệ thống sử dụng năng lượng, tài nguyên, hệ thống tái sử dụng và tái chế chất thải; Thứ ba, xây dựng mạng lưới cộng sinh công nghiệp thông qua hoạt động chia sẻ tài nguyên và thông tin; Thứ tư, hình thành những nét đặc trưng của khu công nghiệp với các dịch vụ phục vụ chung cho khu công nghiệp và khu dân cư lân cận.
Ngoài ra, để nhanh chóng chuyển đổi sang KCNST thì trước hết phải tập trung vào việc xây dựng và chuyển đổi nhận thức của chính doanh nghiệp trong KCN về bảo vệ môi trường. Theo đó, các doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng TCVN ISO 14000 về bảo vệ môi trường, tạo ra ý thức cho mọi người. Đối với lãnh đạo phải có trách nhiệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo vệ sinh môi trường xanh, sạch. Đối với người lao động có trách nhiệm chăm lo thực hiện đúng quy trình quản lý về chất lượng Còn đối với các địa phương khi thành lập các khu, cụm công nghiệp mới cần phải đặt yếu tố môi trường lên hàng đầu, đảm bảo các tiêu chí của một KCNST
.
Phát triển dịch vụ du lịch sinh thái
Để làm phong phú các sản phẩm du lịch cho Đà Nẵng, việc xây dựng và phát triển các tour du lịch sinh thái là một trong những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với thị hiếu của khách du lịch khi mà nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu ngày càng cao khiến họ không lựa chọn các tour du lịch không thân thiện với môi trường Ông Huỳnh Tấn Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng kiêm Tổng giám đốc Furama Resort cho biết kết quả thăm dò nhu cầu khách du lịch tiết lộ: 90% thương nhân tìm kiếm khách sạn có chỉ số xanh để đặt phòng, 40% khách doanh nhân sẵn sàng trả thêm tiền cho khách sạn xanh và 71% doanh nhân đặt các chuyến du lịch có yếu tố thân thiện với môi trường.
.
Ở đây, việc phối kết hợp giữa các sở ban ngành của thành phố là rất quan trọng và phải có tầm nhìn, dự báo nhu cầu của khách trong tương lai đối với các dịch vụ du lịch. Hiện Đà Nẵng đã có dịch vụ du lịch trực thăng, du lịch khinh khí cầu và dù lượn. Các dịch vụ này giúp khách du lịch có thể chiêm ngưỡng thành phố từ trên cao. Sẽ hấp dẫn hơn nếu họ nhìn thấy những hình bắt mắt từ nghệ thuật tạo hình thông qua việc phối kết hợp hình dáng hoặc màu sắc giữa các mảng bê tông thô cứng hoặc giữa các mảng công viên xanh. Ở Nhật Bản các cánh đồng lúa hiện nay không chỉ trồng lúa đơn thuần mà các chuyên gia đã tạo ra nhiều hình ảnh sinh động từ việc phân chia ô ruộng và trồng các loại cây trồng khác nhau và đã thu hút được rất nhiều khách du lịch tới chiêm ngưỡng. Trở lại với Đà Nẵng, chúng ta hoàn toàn có thể gia tăng giá trị và hấp dẫn khách du lịch bằng nghệ thuật tạo hình này, chí ít là cho các Công viên trên địa bàn thành phố. Việc quy hoạch những công trình trong tương lai nên lồng ghép nghệ thuật tạo hình phục vụ du lịch. Tuy nhiên, để làm được điều này cần có sự phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các kiến trúc sư và sự tham gia của người dân.
Một số dự án, theo tác giả là cần thiết, nhằm phát triển dịch vụ du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.
Quy hoạch và phát triển tuyến du lịch vòng quanh sông Hàn đoạn từ ngã ba sông Cổ Cò tới cầu Thuận Phước. Hai bên bờ sông Hàn hiện nay có nhiều đoạn đã được bê tông hóa cố định, nhưng vẫn còn nhiều đoạn có thể quy hoạch và xây dựng thành công viên ven sông Hàn. Đáng nói là ở một số điểm nhiều hộ đã tự bê tông hóa thành các bãi để xe, làm quán cà phê một cách tự phát. Thành phố nên sớm có quy hoạch theo hướng hạn chế tối đa việc bê tông hóa, chỉ nên dành một phần làm lối đi, còn lại dành làm công viên, trồng hoa cây cảnh. Nên tận dụng các loài cây, loài hoa bản địa ví dụ như hoa muống biển (dễ trồng và ít tốn công chăm sóc). Khuyến khích sử dụng các loại ghế đá tạo điện từ năng lượng mặt trời để du khách có thể xạc điện thoại hoặc xe đạp điện.
Quy hoạch và phát triển các tuyến du lịch xe đạp. Du lịch xe đạp là một trong những loại hình du lịch thân thiện với môi trường và rất phù hợp với Đà Nẵng nơi có những cung đường đẹp nổi tiếng như tuyến đường bao bãi biển Xuân Thiều, Mỹ Khê-Ngũ Hành Sơn, cung đường Sơn Trà, vòng quanh Sông Hàn .v.v. Cần sớm có quy hoạch các tuyến du lịch xe đạp này và kêu gọi đầu tư vào dịch vụ cung cấp xe đạp, bến bãi và các dịch vụ kèm theo.
Quy hoạch và phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái. Nhằm thúc đẩy các làng nông nghiệp truyền thống, chính quyền địa phương cần tạo dựng sản xuất nông nghiệp xanh cạnh tranh, hình thành các làng sinh thái dựa trên sản xuất sạch và an toàn. Hòa Vang cũng cần đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải để giảm ô nhiễm môi trường và mở các tuyến xe buýt thuận tiện tới các điểm du lịch. Điều này sẽ giúp thu hút sự chú ý nhiều hơn đối với người dân ở các trung tâm đô thị và khách du lịch. Các làng sinh thái này cần đóng vai trò là những địa điểm giáo dục và giải trí cho người dân Đà Nẵng. Chính quyền địa phương cần xây dựng một kế hoạch chi tiết và định hướng rõ ràng việc hình thành sự hợp tác với các dự án có liên quan nhằm ổn định cuộc sống nhân dân, bảo vệ môi trường và trở thành mô hình thí điểm về phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Lại một lần nữa, điều phối và hợp tác giữa các sở, ban ngành, các tổ chức và chính quyền địa phương là rất cần thiết.
Dự án phát triển giao thông công cộng
Một đô thị văn minh không thể thiếu dịch vụ giao thông công cộng thuận tiện và thông minh. Hiện nay Đà Nẵng đã có 6 tuyến xe buýt thường nối tới Quảng Nam và đang chú trọng tới việc phát triển dịch vụ xe buýt nhanh trong thành phố. Để xe buýt trở thành phương tiện giao thông chiếm thị phần lớn, thành phố nên có chính sách khuyến khích cho người đi xe buýt, hiện đại hóa và xanh hóa các bến xe buýt, tức là có thể trang trí bến xe buýt bằng hoa hoặc cây leo và trang bị các thiết bị điện tử cung cấp các thông tin liên quan tới xe buýt và tình trạng giao thông ở các tuyến đường trong thành phố tới khách đi xe buýt, ví dụ thông tin về lộ trình, thời gian hoạt động, tần suất xe, thời gian tới khi có chuyến buýt kế tiếp, thông tin về tắc đường v.v. Cũng có thể gắn thêm loa phát nhạc hoặc giới thiệu, quảng bá cũng như tuyên truyền chủ trương, đường lối phát triển của thành phố tới người dân.
Phân loại, thu gom và xử lý rác thải
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa nhanh đòi hỏi phải quản lý chất thải rắn một cách khoa học theo hướng tăng tỷ lệ tái chế rác thải. Hiện nay trên địa bàn thành phố số lượng lò đốt rác nguy hại, lò đốt rác y tế, lò tái chế nilon thành dầu DO chưa nhiều và công suất còn nhỏ. Tỷ lệ tái chế rác thải chỉ chiếm khoảng 10%. Thành phố đang nghiên cứu xây dựng nhà máy tái chế với mục tiêu tái chế 70% rác vào năm 2020. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì việc phân loại rác thải tại nguồn, áp dụng triệt để nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” và cân bằng thu-chi từ dịch vụ thu gom và xử lý chất thải là rất quan trọng.
Trong thời gian tới, thành phố cần tiếp tục triển khai triệt để việc phân loại rác thải tại nguồn đối với mọi nguồn thải. Bên cạnh đó, thành phố nên thực hiện cơ chế thu phí rác thải theo khối lượng. Hiện nay phí rác thải ở khu dân cư được thu trên cơ sở bình quân đầu người. Theo đó, người tiêu dùng nhiều (chủ yếu là người giàu) thải ra nhiều rác cũng chỉ phải trả một khoản phí bằng người tiêu dùng ít (chủ yếu là người nghèo) thải ra ít rác. Đây được coi là phí “cào bằng” chứ không phải là phí mang tính “bình đẳng”, người gây ô nhiễm nhiều cũng chỉ trả bằng người gây ô nhiễm ít, và nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” chưa được áp dụng đầy đủ, như vậy không khuyến khích người dân thải ít rác.
Phí thu rác thải theo kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_truong_xanh_chien_luoc_phat_trien_thanh_pho_da_nang_tro.docx