Lịch sử xã hội loài người đã phát triển qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Song, do đặc điểm lịch sử, về không gian và thời gian, không phải quốc gia nào cũng phải trãi qua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội có tính chất tuần tự từ thấp đến cao theo một sơ đồ chung. Lịch sử cũng đã chứng tỏ rằng, có những nước do những điều kiện bên trong và bên ngoài chi phối đã bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội nào đó trong tiến trình phát triển của mình. Cả phát triển tuần tự qua các hình thái kinh tế - xã hội lẫn phát triển rút ngắn bỏ qua một hình thái nào đó đều là do những quy luật và điều kiện lịch sử quy định. Bởi vì, sự vận động của xã hội không diễn ra đồng đều giữa các quốc gia các vùng.
Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, luận giải sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Mác đã dự kiến khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản. Người cho rằng, cách mạng vô sản có thể nổ ra và giành thắng lợi trước hết ở một loạt nước tư bản phát triển nhất. Nếu cách mạng vô sản thắng lợi ở các nước tư bản phát triển, thì giai cấp vô sản ở nước này có thể giúp đỡ các nước lạc hậu bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, quá độ từ nền kinh tế cá thể , quy mô nhỏ sang sản xuất tập thể, quy mô lớn.
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng Chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại chúng ta là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, mở đầu bằng cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại, là thời đại đấu tranh cho hoà bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
- Đây là thời kỳ lịch sử lâu dàI, phát triển qua nhiều thời kỳ, có cả thành tựu và thất bại, có cả đúng đắn và sai lầm. Vì thế lịch sử phát triển quanh co, phức tạp nhưng xu thế chủ yếu là ngày càng phát triển thắng lợi không gì ngăn được. Đó là quy luật phát triển của lịch sử loàI người.
II. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA THỜI ĐẠI NGÀY NAY
1. Giai đoạn thứ nhất, từ 1917 đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, 1945.
Đây là giai đoạn mở đầu bằng thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga, thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, giảI phóng con người khỏi áp bức, bóc lột.
Sự kiện này chấn động toàn cầu, thức tỉnh và cổ vũ giai cấp bị áp bức và các dân tộc thuộc địa tiến hành cuộc cách mạng giảI phóng. Song vì tương quan trên phạm vi thế giới chưa có lợi cho cách mạng, nên cuộc đấu tranh của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức sau một thời gian sôI động nay bị đẩy lùi về thế phòng ngự.
2. Giai đoạn thứ hai, từ năm 1945 đến đầu những năm 1970 của thế kỷ XX.
Đây là giai đoạn nhiều nước xã hội chủ nghĩa ra đời và trở thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Dưới sự giúp đỡ của siêu cường quốc Liên Xô, phong trào giảI phóng dân tộc phát triển làm xuất hiện hàng trăm nước giành độc lập làm sụp đổ hệ thống thuộc địa kiểu cũ.
Nhưng cuối giai đoạn này xuất hiện sự bất đồng của các nước xã hội chủ nghĩa, giữa các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.
3 Giai đoạn ba, từ cuối những năm 70 đến cuối những năm 80.
Đây là giai đoạn nhiều nước xã hội chủ nghĩa rơI vào giai đoạn trì trệ, khủng hoảng do chậm nhận ra khuyết tật trong mô hình xây dung chủ nghĩa xã hội, và do không áp dụng những thành tựu mới của cách mạng khoa học công nghệ. Khi thực hiện cảI tổ để cứu vãn tình thế lại rơI vào sai lầm nghiêm trọng.
Lợi dùng tình hình đó các thế lực thù địch bên ngoàI và bon phản động trong nước phối hợp tấn công làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và liên Xô.
4. Giai đoạn thứ tư, từ sau những năm 90 của thế kỷ XX đến nay.
Đây là giai đoạn cách mạng thế giới tạm thời rơI vào thoáI trào. Chủ nghĩa tư bản ra sức tấn công xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, xoá bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin, xoá bỏ các Đảng cộng sản.
- Những nước xã hội chủ nghĩa còn lại thực hiện cảI cách, đổi mới và đạt được thành tựu quan trọng, nhiều Đảng cộng sản phục hồi và phát triển, ngày càng phát huy ảnh hưởng của mình trên thế giới.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta khẳng định: “ chủ nghĩa xã hội hiện đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trảI qua những bước quanh co; song,loàI người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử”.
III. NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY.
1 . Những mâu thuẫn cơ bản
Có bốn mâu thuẫn cơ bản:
- Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
Thực chất mâu thuẫn này là đối kháng về lợi ích giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên thế giới. Chủ nghĩa xã hội là do giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ, xoá bỏ áp bức, bóc lột, bất công, phủ định chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản là xã hội do giai cấp tư sản làm chủ nhằm bóc lột, đàn áp công nhân và nhân dân lao động. Chủ nghĩa tư bản không thể chấp nhận sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội.
Mâu thuẫn đó chỉ giảI quyết bằng đấu tranh cách mạng để xoá bỏ chế độ tư bản. đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và phức tạp, vì chủ nghĩa tư bản không bao giờ chịu nhường chổ cho chủ nghĩa xã hội.
- Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.
Mâu thuẫn này tồn tại trong lòng mỗi nước tư bản, phản ánh sự đối kháng lợi ích không thể đIều hoà giữa tư sản và công nhân cùng nhân dân lao động. Đây là mâu thuẫn ngày càng gay gắt trong các nước tư bản, trước hết là các nước tư bản phát triển.
GiảI quyết mâu thuẫn này bằng con đường cách mạng. Hiện nay để kéo dàI sự tồn tại, giai cấp tư sản tìm cách đIều chỉnh quản lý sản xuất, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước để nới rộng quyền lợi của người lao động nhằm xoa dịu mâu thuẫn đối kháng này.
- Mâu thuẫn giũa các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc đang phát triển với chủ nghĩa đế quốc.
Các nước tư bản phát triển đến giai đoạn đế quốc đI xâm chiếm các nước khác biến thành thuộc địa của mình, ra sức bóc lột nhân dân bản xứ, từ đó hình thành mâu thuẫn này.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, có nhiều nước thuộc địa giành được độc lập. Nhưng muốn phát triển được đất nước phảI lệ thuộc vào các nước đế quốc, nợ nần chồng chất, lệ thuộc kinh tế dẫn đến lệ thuộc về chính trị, văn hoá. Chủ nghĩa thực dân mới ra đời trong hoàn cảnh ấy.
Chừng nào còn chủ nghĩa tư bản thì còn ách áp bức giai cấp và dân tộc.
- Mâu thuẫn giữa các nước, các trung tâm tư bản chủ nghĩa
Do quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, quy luật lợi nhuận tối đa dẫn tới sự cạnh tranh nhau xâu xé nhau, thôn tính lẫn nhau, thôn tính nhau đạt tới độc quyền Mâu thuẫn giữa chúng là không thể khắc phục được. Mâu thuẫn này diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau: mâu thuẫn giữa các công ty, tập đoàn tư bản trong nước và giữa các công ty xuyên quốc gia các nớc tư bản với nhau…
Hai cuộc chiến tranh thế giới trong hai thập kỷ qua đã biểu hiện sự bùng nổ của mâu thuẫn này.
- NgoàI bốn mâu thuẫn trên, thế giới còn nhiều mâu thuẫn có tính toàn cầu. Đó là yêu cầu phát triển bền vững của nhiều quốc gia dân tộc với nạn bùng nổ dân số, môI trường sinh tháI bị huỷ hoại, căn bệnh thế kỷ, xung đột sắc tộc tôn giáo, khủng bố, nguy cơ chiến tranh.
2. đặc đIểm và xu thế chủ yếu của thế giới hiện nay.
Giai đoạn hiện nay thế giới có bốn đặc đIểm:
+ Chủ nghĩa xã hội dù thoáI trào, chủ nghĩa tư bản dù có bước phát triển mới nhưng nội dung cơ bản của thời đại là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn không thay đổi. Các mâu thuẫn thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, dưới nội dung và hình thức mới.
+ Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc,tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố xẩy ra nhiều nơi.
+ Cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh; đồng thời cũng thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội.
+ Cộng đồng quốc tế đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu, không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự mình giảI quyết nên phảI hợp tác đa phương.
+ Khu vực châu á TháI bình Dương phát triển năng động và tiếp tục phát triển với tốc độ cao, nhưng cũng đang tiềm ẩn một số nhân tố gây mất ổn đinh.
Xu thế phát triển chủ yếu của thời đại hiện nay:
+ Hoà bình ổn định và hợp tác để phát triển trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Các nước giành ưu tiên cho phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia.
+ Các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác liên kết khu vực, liên kết quốc tế, thương mại và nhiều lĩnh vực khác.
+ Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoàI, bảo vệ chủ quyền và nền văn hoá dân tộc.
+ Các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng Cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ.
BàI 10
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
I CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
1. Sản xuất hàng hoá và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
- Hàng hoá và sản xuất hàng hoá
Hàng hoá là sản phẩm do người lao động làm ra không phải nhằm mục đích tiêu dùng cho chính họ, mà để thoả mãn nhu cầu của người khác, nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
+ Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng là tác dụng của sản phẩm hàng hoá đối với nhu cầu của người sử dụng nó.
Giá trị của hàng hoá là phần hao phí lao động của người sản xuất để tạo ra hàng hoá. điều đó gọi là giá trị cá biệt.Trong xã hội do điều kiện, hoàn cảnh sản xuất khác nhau nên giá trị cá biệt khác nhau.
Nhưng trên thị trường, các sản phẩm cùng loại cùng chất lượng như nhau đều phải bán theo giá cả như nhau. Giá trị này gọi là giá trị xã hội. Giá trị xã hội được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ lao động thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình của xã hội.
Giá trị của hàng hoá là quan hệ xã hội. Nó là một khái niệm trừu tượng không nhìn thấy được. Nó chỉ bộc lộ ra trong quá trình trao đổi.
* Sản xuất hàng hoá
+ Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức sản xuất nhằm tạo ra hàng hoá, đáp ứng các nhu cầu của xã hội, thông qua trao đổi,mua bán trên thị trường.
- Điều kiện ra đời sản xuất hàng hoá:
+ Điều kiện thứ nhất xuất hiện sự phân công lao động xã hội, theo đó mỗi người hoăc cộng đồng người chỉ sản xuất một hay một số sản phẩm nhất định. Nhu cầu đời sống đòi hỏi phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
+ Điều kiện thứ hai, sự xuất hiện chế độ tư hữu, trước hết là sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Từ đó họ có quyền mua sản phẩm của người khác và bán sản phẩm của mình. Việc mua bán được thực hiện thông qua thị trường.
Việc ra đời của sản xuất hàng hoá có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh vì người sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động xã hội, tạo hàng hoá phong phú về số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.Điều đó trở lại kích thích tính tích cực của người sản xuất hàng hoá.
- Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá là quy luật giá trị.
Sản xuất hàng hoá đều theo một quy luật cơ bản:
Quy luật giá trị . Quy luật này này đòi hỏi việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Nếu hao phí thấp hơn lao động xã hội cần thiết bao nhiêu người sản xuất sẽ có lãi bấy nhiêu. Ngược lại, người sản xuất sẽ bị lỗ và không thể tiếp tục sản xuất.
Quy luật này có ba tác dụng sau:
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá theo hướng có lãi cao.
+ Kích thích cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất để giảm hao phí lao động xã hội cần thiết đến mức tối đa.
+ Phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất.
Những tác động của quy luật giá trị là cơ sở để chủ nghĩa tư bản ra đời. Nhưng trong lịch sử còn có biện pháp do quyền lực nhà nước tạo ra làm chủ nghĩa tư bản ra đời nhanh hơn bằng sử dụng những biện pháp tàn bạo: tước đoạt tài sản của sản xuất nhỏ, bần cùng hoá nông dân, buôn bán nô lệ, cướp bóc ở thuộc địa…đó là thời kỳ tích luỹ tư bản.
2. Bản chất của chủ nghĩa tư bản.
- Sự chuyển biến tiền tệ thành tư bản.
Tiền đó có từ lâu trong lịch sử… Tiền tệ là hình thái đầu tiên của tư bản. Nhưng tiền tệ chỉ trở thành tư bản khi nó vận động theo công thức:
T- H –T’ ( T’ = T + t )
T= vốn ứng ra để sản xuất tính bằng tiền
H = sản phẩm hàng hoá được sản xuất
t = tiền tăng thêm so với tiền ứng ra ban đầu,gọi là giá trị thặng dư.
Quá trình vận động là quá trình chuyển hoá tiền tệ thành tư bản . Mọi tư bản đều vận động theo công thức nói trên. Đó là bản chất của chủ nghĩa tư bản.
Nguồn gốc của giá trị thặng dư là sức lao động. Sức lao động (gồm thể lực và trí lực) được sử dụng trong sản xuất sẽ tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Lượng giá trị mới đó là giá trị thặng dư. Tư liệu sản xuất được sử dụng trong sản xuất không tạo ra giá trị mới.
Trong chủ nghĩa tư bản, sức lao động trở thành hàng hóa, loại hàng hóa đặc biệt. Nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị hàng hóa sức lao động được tính bằng tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của người lao động và gia đình họ cùng với những chi phí đào tạo để họ trở thành người lao động.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của nó đối với người mua để sử dụng trong sản xuất. Nhưng nó là hàng hóa đặc biệt, vì chỉ có nó mới tạo được giá trị thặng dư. Vì vậy, thực chất của chủ nghĩa tư bản là chiếm đoạt sức lao động thặng dư của công nhân.
- Chủ nghĩa tư bản ra đời khi có hai điều kiện:
+ Một là, trong xã hội có một lớp người được tư do về thân thể, nhưng không có tư liệu sản xuất. Họ muốn sống phải bán sức lao động của mình.
+ Hai là, trong xã hội đó cũng có một lớp người tập trung được nhiều tiền của đứng ra lập xí nghiệp và mua sức lao động của người lao động.
* Quá trình sản xuất tư bản
Quá trình sản xuất tư bản là quá trình tư bản mua tư liệu sản xuất và sức lao động để tiến hành sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm trong đó gồm giá trị sử dụng và giá trị thặng dư.
Ví dụ: Nhà tư bản mua:
+ 10 kg bông hết 100 nghìn đồng.
+ Mua sức lao động 1 người/ ngày hết 30 nghìn đồng.
+ Hao mòn máy móc trong quá trình sản xuất sợi hết 20 nghìn đồng.
Giả sử trong 4 giờ lao động buổi sáng, bằng lao động cụ thể, người công nhân chuyển hết 10 kg bông thành 10 kg sợi và bằng lao động trừu tượng tạo thêm giá trị mới là 30 nghìn đồng. Lúc này nhà tư bản có hàng hóa sợi là 150 nghìn đồng. So với tiền ứng ra ban đầu thì nhà tư bản không có lợi gì.
Vậy nhà tư bản phải tiếp tục sản xuất thêm 4 giờ buổi chiều nữa( nhà tư bản đã thuê công nhân làm việc trong cả ngày 8 giờ) trong 4giờ buổi chiều, nhà tư bản chỉ phải chi phí 120 nghìn đồng( 100 nghìn đồng mua bông và 20 nghìn hao mòn máy móc để chuyển 10 kg bông thành sợi), còn tiền công thì không phải trả nữa.
Như vậy, trong cả ngày lao động 8 giờ nhà tư bản phải chi phí:
- 20 kg bông = 200 nghìn đồng
- Hao mòn máy móc = 40 nghìn đồng
- Tiền thuê công nhân = 30 nghìn đồng
- Tổng chi phí là = 270 nghìn đồng
Còn hàng hóa sợi của nhà tư bản có trị giá 150 nghìn x 2 = 300 nghìn đồng, nhà tư bản đã thu được lợi 30 nghìn đồng. Đó là giá trị thặng dư.
Vậy, giá trị thặng dư là phần dôi ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm không. đến đây, ta có thể hiểu tư bản chính là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê dưới hình thức giá trị thặng dư.
Có hai phương pháp chủ yếu là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối:
+ Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được là do kéo dài ngày lao động quá giới hạn thời gian lao động cần thiết.
+ Gía trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu trên cơ sở tăng năng suốt lao động xã hội.
Phương tiện để đạt được mục đích là gồm tư bản bất biến và tư bản khả biến. Điều đó được biểu hiện bằng công thức: giá trị hàng hóa = c+ v+ m.
C= tư bản bất biến. Đó là tư liệu sản xuất, gồm: nhà xưởng, máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu. .. giá trị này không thay đổi khi chuyển thành sản phẩm hàng hóa.
V= tư bản khả biến. Đó là sức lao động, yếu tố tạo ra giá trị thặng dư. Giá trị sản phẩm không những tại ra giá trị bù đắp lại giá trị sức lao động hao phí trong sản xuất mà còn có phần dôi ra cho nhà tư bản.
Quy luật giá trị thặng dư tác động mạnh mẽ trong xã hội tư bản trên hai mặt:
+ Một mặt: thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, xã hội hóa sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, giá thành hạ.
+ Mặt khác: nó làm cho mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt: mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Ngoài ra, để giá trị thặng dư ngày càng nhiều, nhà tư bản còn thực hiện tích lũy tư bản thành giá trị thặng dư thu được nhà tư bản chia thành quỷ tiêu dùng và quỷ tích lũy. Tích lũy tư bản là biến một phần giá trị thặng dư(quỷ tích lũy) thành tư bản để mở rộng sản xuất.
3. Quá trình lưu thông tư bản, sự phân chia giá trị thặng dư trong xã hội tư bản và đặc điểm của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh trạnh.
* Quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản.
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn bằng ba hình thái: dùng tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động, thực hiện sản xuất ra hàng hóa, lưu thông hàng hóa để chuyển thành tiền như ban đầu nhưng tăng hơn số tiền ban đầu ứng ra.
Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được lặp đi lặp lại định kỳ. Việc quay vòng sản xuất ấy càng nhanh càng có lợi cho nhà tư bản.
- Các loại hình tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
Tư bản có nhiều loại hình:
+ Tư bản thương nghiệp; là một bộ phận tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông phục vụ cho tư bản công nghiệp. Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp
+ Tư bản cho vay và lợi tức; tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong một thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó ( gọi là lợi tức). Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay trả cho tư bản cho vay để được quyền sử dụng trong thời gian nhất định.
+ Tư bản ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng: tư bản ngân hàng là loại xí nghiệp tư bản kinh doanh tư bản tiền tệ và làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay. Lợi nhuận ngân hàng là khoảng chênh lệch giữa lợi tức nhận gửi và lợi tức cho vay sau khi trừ đi khoản chi phí kỹ thuật tiền tê.
+Tư bản kinh doanh ruộng đất và địa tô tư bản: nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê ruộng đất và thuê công nhân để tiến hành sản xuất. Do đó họ phải trích ra một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra để trả cho địa chủ dưới hình thức địa tô.
*Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
Giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh có 3 đặc điểm cơ bản:
+ Toàn bộ các hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Trình độ kỹ thuật chưa cao, quy mô xí nghiệp còn nhỏ.
+ Cạnh tranh giữa các nhà tư bản diễn ra quyết liệt. Cạnh tranh giữ vai trò thống trị trong hoạt động kinh tế.
+ Là thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản dùng mọi thủ đoạn để bóc lột lao động làm thuê nên mâu thuẫn của xã hội tư bản ngày càng gay gắt không khắc phục được. Đó là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.
II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
1. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
- Tập trung sản xuất và sự ra đời của các tổ chức độc quyền
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, tác động của quy luật giá trị thặng dư và quy luật cạnh tranh, các nhà tư bản phải thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản, tạo ra những xí nghiệp và công ty lớn. Xí nghiệp lớn càng dễ trang bị kỹ thuật, càng thắng trong cạnh tranh và lợi nhuận lớn. Nhưng lại dẫn đến xí nghiệp cạnh tranh gay gắt hơn. Xu hướng chung là chúng thoả hiệp nhau để tích tụ và tập trung tư bản ở mức độ cao hơn. Các tổ chức độc quyền ra đời từ đó.
Tổ chức độc quyền là liên minh giữa các nhà tư bản lớn để nắm độc quyền sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá nhất định nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Các tổ chức độc quyền có nhiều hình thức: cácten, xanh đi ca, tơrớt, côngxocxiom…Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, nhưng không xoá bỏ được cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh càng gay gắt.
- Sự hình thành tư bản tài chính.
Tư bản ngân hàng cũng có quá trình hình thành các tổ chức độc qyền như tư bản công nghiệp nói trên. Nhưng khi ngân hàng tổ chức thành độc quyền thì do nắm nguồn tiền tệ xã hội lớn nên có quyền lực lớn, khống chế nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và xâm nhập vào tổ chức độc quyền công nghiệp:
+ Các độc quyền công nghiệp cũng xâm nhập vào ngân hàng bằng mua cổ phần của ngân hàng hoặc lập ngân hàng mới. Sự liên kết giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp dẫn đến sự xuất hiện một tư bản mới: tư bản tài chính. Tư bản tài chính lại càng có sức mạnh lớn. Nó chi phối mọi mặt của đời sống kinh tế, từ đó chi phối đến chính trị và các quan hệ xã hội của xã hội tư bản. Nắm bộ máy nhà nước, nắm chính sách đối nội đối ngoại để phục vụ chúng.
- Xuất khẩu tư bản.
Khi tổ chức độc quyền đã tích luỹ được khối lượng tư bản lớn, chúng thực hiện xuất khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản dưới hình thức mua lại hay xây dựng xí nghiệp mới ở nước ngoài, hoặc cho chính phủ tư nhân nước ngoài vay có lãi.
Các nước chậm phát triển thường là địa bàn đầu tư thích hợp nhất vì đây thiếu vốn, thiếu công nghệ tiên tiến,giá lao động, tài nguyên, đất đai đều hạ nên dễ thu lợi nhuận cao.
- Sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền.
Thị trường trong nước trở nên chật hẹp đối với khả năng và nhu cầu phát triển, các tổ chức độc quyền mở rộng ra thị trường thế giới. Chúng liện hiệp với nhau thành các tổ chức độc quyền quốc tế. Các tổ chức này phân chia nhau thị trường quốc tế để bóc lột kinh tế các nước nhằm đạt lợi nhuận độc quyền cao.
- Sự phân chia lãnh thổ thế giới giữa các cường quốc đế quốc.
Phân chi nhau thị trường thế giới vẫn chưa thoả mãn nhu cầu của các độc quyền. Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc dẫn đến đòi hỏi chia lại thị trường phù hợp với tương quan lực lượng mới và loại trừ đối thủ cạnh tranh khu vực hoạt động của mình. Các nước lạc hậu bị biến thành thuộc địa của chúng.
Quá trình phân chia lãnh thổ thế giới đã hình thành hệ thống thuộc địa thế giới. Mâu thuẫn giữa đế quốc xâm lược và nhân dân thuộc địa ngày càng gay gắt. Những đặc điểm trên của chủ nghĩa đế quốc là tiền đề tất yếu dẫn đến cách mạng vô sản.
2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa các tổ chức độc quyền với nhà nước thành một cơ cấu thống nhất, trong đó nhà nước là công cụ đáp ứng nhu cầu lợi nhuận độc quyền cao của các tổ chức độc quyền.
- Các nguyên nhân xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
Lực lượng sản xuất phát triển mạnh, mang tính xã hội hoá cao đòi hỏi phải có bàn tay can thiệp của nhà nước trong quá trình sản xuất.
Cách mạng khoa học công nghệ dẫn tới thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, cần đầu tư vốn lớn, nên nhà nước phải can thiệp vào kinh tế.
Những mâu thuẫn bên trong và bên ngoài của chủ nghĩa tư bản độc quyền phát triển găy gắt; sự phát triển cách mạng thế giới đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa đế quốc cả về kinh tế lẫn chính trị buộc các tổ chức độc quyền phải nắm lấy nhà nước và sử dụng nó để bảo về chế độ tư bản.
- Hai hình thức biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
+ Một là, nhà nước sử dụng hệ thống tiền tệ- tín dụng, ngân sách để kiểm soát và điều tiết nền kinh tế; đầu tư vốn xây dựng các xí nghiệp thuộc ngành mũi nhọn, then chốt hoặc mua lại xí nghiệp tư nhân để hổ trợ nhằm duy trì và phát triển hệ thống sản xuất xã hội.
+ Hai là, Nhà nước sử dụng bộ máy quyền lực, chính sách , luật pháp để cũng cố, điều tiết kinh tế, tác động vào các quan hệ quốc tế nhằm bảo đảm các tổ chức độc quyền phát triển ra nước ngoài.
Nhà nước trực tiếp can thiệp và bảo vệ lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước tạm thời làm dịu bớt các mâu thuẫn xã hội, nhưng vẫn không giải quyết được mâu thuẫn, trái lại làm cho mâu thuẫn cơ bản phát triển ngày càng sâu sắc.
III. VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Chủ nghĩa tư bản tạo ra những nhân tố mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế
.a. Chủ nghĩa tư bản đã thực hiện một bước tiến quan trọng trong quá trình xã hội hoá sản xuất.
Đó là quá trình gắn bó giữa những người sản xuất với nhau trong xã hội trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc. Từ hợp tác đơn giản đến công trường thủ công, rồi đại công nghiệp cơ khí là quá trình mở rộng và tăng cường xã hội hoá sản xuất.
Đến chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang cao của xã hội hoá sản xuất. Nó phản ánh sự phát triển cao của kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
b. Chủ nghĩa tư bản đã phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội.
Dưới tác động của quy luật kinh tế, chủ nghĩa tư bản chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật và áp dụng nó vào sản xuất; tăng năng suất lao đông, đưa nền sản xuất phát triển mạnh, tạo ra lực lượng sản xuất khổng lồ bằng tất cả các xã hội trước cộng lại.
c. Chuyển sản xuất nhỏ trở thành sản xuất lớn hiện đại.
Chủ nghĩa tư bản thúc đẩy sản xuất thủ công lên sản xuất đại cơ khí, đến tự động hoá, tin học hoá và công nghệ hiện đại. Thúc đẩy quy mô sản xuất ngày càng lớn và tạo ra công cụ lao động mới.
2. Những hậu quả kinh tế, chính trị do sự phát triển tư bản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa tư bản ngay khi mới ra đời đã gây ra sự giết hại và bần cùng hoá người lao động. Quá trình phát triển của nó là quá trình bóc lột tàn nhẫn giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nước, là quá trình xâm lược và nô dịch các dân tộc chậm phát triển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ct_90_t_ph_1_5462.doc