Tập hợp một số bài viết về vấn đề- Sự tham gia của cộng đồng

Bạn có thể nghe đâu đó một người quản lí dự án, một kĩ sư hay một nhà hoạch định cho rằng việc đánh giá cộng đồng là không cần thiết, viện cớ là đã có những nghiên cứu xã hội nền tảng trước đó. Đây chỉ là những lời than cỗ hữu mà bạn phải đấu tranh để chống lại những quan niệm đó và bảo vệ nghĩa vụ của một người động viên cộng đồng. Các nhà quản lí chỉ muốn nhanh chóng có được những thành quả vật chất cụ thể trong khi việc huy động toàn bộ cộng đồng tham gia đánh giá có thể rất mất thời gian.

Những thông tin thu thập trong quá trình lập bản đồ và bảng kiểm kê có thể sẽ trùng lặp với các nguồn dữ liệu khác nhưng sẽ là thiển cận nếu cho rằng chúng chỉ được sử dụng cho quá trình hoạch định. Mục đích thực sự của việc huy động cộng đồng tham gia đánh giá chính là để nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong việc xây dựng và bảo vệ thành quả dự án trong tương lai.

Đó là chưa kể đến những thông tin đó sẽ bổ sung và cập nhật cho những dữ liệu điều tra, khảo sát trước đó để tạo ra bức tranh chính xác và tổng thể thực trạng cộng đồng. Là người động viên cộng đồng, bạn có trách nhiệm đóng góp cho quá trình xóa đói giảm nghèo và trao quyền cho cộng đồng thông qua việc cung cấp những thông tin thiết thực cho các cơ quan ban ngành, lãnh đạo địa phương nhất là những người tham gia hoạch định, phát triển và chèo lái cộng đồng.

 

doc139 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập hợp một số bài viết về vấn đề- Sự tham gia của cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia- hãy qua lại, thăm hỏi, khuyến khích họ trở thành một phần của dự án. Hãy chơi bóng với các thanh niên, khuyến khích người già và hỏi ý kiến trẻ nhỏ; đào sâu vào cấu trúc cộng đồng để tìm ra những người có thể lọt. Hãy tìm ra những chuyên gia nội bộ, họ có thể không có những phẩm chất tương đồng nhưng với đam mê và định hướng nhiệm vụ rõ ràng, họ có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về địa phương và sự lãnh đạo trong việc tìm ra những giải pháp cho các hoạt động cộng đồng. Hãy nói chuyện với người dân và suy nghĩ theo cách của họ, hãy sống với họ theo lập trường của họ. Giống như một người già đã nói: sống theo kiểu Ấn Độ là một chuyện, trở thành người Ấn Độ là một chuyện khác- vì vậy để tạo ra tinh thần sở hữu cộng đồng thực sự cho dự án, bạn phải thiết lập mối quan hệ nhất định với các thành viên cộng đồng và làm những gì mà bạn được kì vọng, nhờ đó cộng đồng có thể nhận thấy rằng họ tự mình xác định vấn đề và xây dựng giải pháp. Hãy trao trách nhiệm cho cộng đồng cả với thành công và thất bại. Tôi đã từng tham gia vào nhiều dự án và chắc bạn cũng thế, ở đó các đồng nghiệp của tôi và các nhà hoạt động địa phương đều nhất trí rằng không thể tránh khỏi những sự phá hoại? Ai là những kẻ đó? Liệu cộng đồng có hiểu những tác động của những hành động đó? Hãy giúp cộng đồng hiểu rằng họ cần chịu trách nhiệm cho chính những hành động của mình. Nếu họ chế nhạo những việc bạn làm, nhiệm vụ của họ là phải vượt qua điều đó. Tôi lựa chọn sự giúp đỡ dù cộng đồng sẽ phải chịu trách nhiệm trước toàn bộ quá trình và đương đầu với những khó khăn đặt ra. Điều này có thể có nhiều hình thức, tri thức về hệ thống chính quyền địa phương, sự tự tôn và tự trọng được phát huy thậm chí chỉ là một sự hướng dẫn hay định hướng đến những liên lạc đúng đắn. Tất nhiên bạn không được kéo họ theo mà hãy để họ chèo lái toàn bộ quá trình, tự sở hữu và phát triển sự trao quyền để thay đổi SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG Viết bởi Ben Fleming Sửa bởi tiến sĩ Phil Bartle Dịch bởi Thu Dương Không phải lúc nào thì sự tham gia từ bên ngoài cũng giúp tăng cường sức mạnh cộng đồng. Cần phải có một môi trường nuôi dưỡng những khát vọng và hành động nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng. Một vài cách thức để đạt được điều đó là: Không được đánh giá thấp cộng đồng. Hãy cho họ những phương tiện và giúp họ hành động một cách linh hoạt chứ không nên nâng đỡ họ. Chia nhỏ các vấn đề cần giải quyết Hãy bắt đầu với chính những mối quan tâm xuất phát và liên quan tới cộng đồng Đừng bao giờ áp đặt ngay lập tức ý kiến và giải pháp của riêng bạn Giúp họ nhận thức rõ các giải pháp hiện có và chỉ ra tác động của những giải pháp đó. Tạo dựng niềm tin của những người tham gia bằng cách cụ thể hóa những thành quả đầu tiên đã đạt được. Hãy xây dựng từng nấc thang trong phát triển kĩ năng, niềm tin và sự tâm huyết tham gia của cộng đồng để giúp họ tiến lên Việc dành riêng thời gian tập huấn trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cộng đồng có thể không cần thiết lắm. Tốt nhất bạn nên lồng ghép các nội dung đó vào trong quá trình làm việc Tốt nhất bạn nên tránh những biện pháp cố định một chiều. Hãy xây dựng một quá trình đào tạo có nhắc lại với những thử nghiệm nhanh gọn và có thể đảo ngược lại được Luôn xem xét và mở rộng thành viên. Những nhóm lợi ích mới quan tâm đến việc họ sẽ tham gia vào quá trình đó như thế nào Giúp họ hiểu được việc tự họ đưa ra quyết định, tách rời khỏi những sự ủy quyền ảnh hưởng đến kết quả như thế nào Xây dựng các mối quan hệ và liên kết mới Các kế hoạch phải cụ thể và dẫn tới hành động Phát huy liên kết năng lực giữa các nhóm lợi ích khác nhau nhằm giúp họ thực hiện cam kết, nâng cao trách nhiệm và khả năng kểm soát việc tiến hành dự án. Tạo ra những dịp để nhìn lại và đánh giá lại Giúp họ có được niềm vui từ công việc! (Xem "Hướng dẫn cộng đồng tham gia hiệu quả" của David Wilcox) 10 vấn đề then chốt trong sự tham gia của cộng đồng 1 Mức độ của sự tham gia Sherry Arnstein (1969) mô tả quá trình tham gia của cộng đồng như là một chiếc thang với tám bước: 1. Sự vận động và 2. Liệu pháp: chưa tạo ra sự tham gia, chỉ có mục đích đào tạo người tham gia. Giả sử kế hoạch kiến nghị là tốt nhất và phải giành được sự ủng hộ từ cộng đồng thông qua quan hệ công chúng. 3. Cung cấp thông tin. Đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ mang tính một chiều mà không có phản hồi. 4. Tham vấn. Khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc họp khu dân cư và tham khảo ý kiến cộng đồng. Thường lại chỉ là những nghi thức. 5. Động viên. Bầu những thành viên xứng đáng vào ủy ban. 6. Hợp tác. Dàn xếp để phân phối lại quyền lực giữa công dân và nhà cầm quyền. Cả hai đều phải có trách nhiệm trong lên kế hoạch và ra quyết định. 7.Ủy quyền. Các công dân phải nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định. Quần chúng đã có thể chịu trách nhiệm 2.Khởi xướng và quá trình Sự tham gia không phải là ngẫu nhiên, cần phải được xúc tác. Người quản lí cần quan tâm về mặt tiến độ và cũng cần để cho cộng đồng tham gia kiểm soát những gì đang diễn ra. Quá trình đó gồm 4 giai đoạn: Khởi xướng-Chuẩn bị-Tham gia-Duy trì. 3.Kiểm soát Người khởi xướng giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định mức độ kiểm soát thế nào là vừa phải. Quyết định đó giống như là việc đứng lên chiếc thang vậy cần phải có quan điểm vững chắc về mức độ của sự tham gia. 4. Quyền lực và mục đích Hiểu biết về sự tham gia có liên quan đến hiểu biết về quyền lực: khả năng của các nhóm lợi ích khác nhau nhằm đạt được những gì họ muốn. Quyền lực phụ thuộc vào việc ai có thông tin và tài chính. Nó cũng phụ thuộc vào sự tự tin và các kĩ năng. Nhiều tổ chức không cho phép cộng đồng tham gia vì nhà lãnh đạo sợ mất quyền kiểm soát. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, sự tham gia đó giúp nhà lãnh đạo đạt hiệu quả cao hơn. 5. Vai trò của người động viên Người động viên phải kiểm soát được tình hình. Cần phải luôn quan tâm đến những gì họ đang tiến hành. 6.Cộng đồng và các bên có liên quan Bên liên quan là bất cứ ai hưởng lợi hoặc chịu tác động bởi những gì đang xảy ra. Ai sẽ chịu ảnh hưởng từ dự án, ai kiểm soát thông tin, những kĩ năng và tài chính cần huy động, ai trợ giúp và ai cản trở? Không phải tất cả họ đều có vai trò như nhau. Hãy sử dụng các nấc thang để thấy được ai có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Sự tham gia của cộng đồng cũng phụ thuộc vào từng dự án bởi các nhóm lợi ích khác nhau quan tâm đến những vấn đề khác nhau. 7. Hợp tác Chỉ phát huy hiệu quả khi các nhóm lợi ích khác nhau sẵn sàng ngồi lại với nhau để giành được mục tiêu chung. Các bên không cần phải tương đương nhau về kĩ năng, nguồn lực tài chính hay sự tự tin nhưng họ phải tin cậy lẫn nhau và cùng chung sức. Việc xây dựng lòng tin và sự đồng sức có thể sẽ mất rất nhiều thời gian. 8. Sự tận tâm Sự tận tâm chính là đối lập của sự lãnh đạm. Người tận tâm dốc sức để đạt mục tiêu còn kẻ lãnh đạm thì không. Điều gì dẫn tới sự tận tâm? Đừng thuyết giảng với họ rằng "mọi người phải quan tâm", mà hãy mời họ tham gia các cuộc họp hay phát cho họ thật nhiều những tờ rơi minh họa. Họ chỉ tham gia vào những gì họ quan tâm và chỉ thực sự tận tâm khi họ cảm thấy họ có thể đạt được điều gì đó. Nếu họ thờ ơ với kế hoạch của bạn, đơn giản là bạn chưa khiến họ quan tâm. 9. Sự sở hữu ý tưởng Họ sẽ không tận tâm làm việc nếu như họ không có những phần sở hữu nhất định trong những ý tưởng đó. Nói cách khác, bạn hãy cho họ cơ hội để khẳng định đó là ý tưởng của chính họ. Hãy tổ chức các buổi lấy ý kiến, giúp họ xem xét tính khả thi của từng ý tưởng và thảo luận ý tưởng đó giữa các nhóm khác nhau. 10. Sự tự tin và năng lực Việc đưa những ý tưởng vào thực hiện đòi hỏi cộng đồng phải có sự tự tin và những kĩ năng nhất định. Quá trình thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng bao gồm cả việc giúp họ thâm nhập vào những lĩnh vực hoàn toàn mới. Chờ đợi họ tự nhiên phát triển năng lực, đưa ra những quyết sách quan trọng và tham gia thực hiện dự án là điều không tưởng. Họ cần được đào tạo cả chính thức và không chính thức để củng cố sự tự tin, lòng tin cậy lẫn nhau. Ự THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ VÀ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH Hướng dẫn và khuyến khích cộng đồng tự đánh giá Tiến sĩ Phil Bartle Dịch bởi Thu Dương Nội Dung Chính Của Học Phần Làm thế nào để khuyến khích các thành viên cộng đồng tham gia vào việc đánh giá và thẩm định chính cộng đồng đó. Tham Gia Đánh Giá: Một nhiệm vụ rất quan trọng của người động viên cộng đồng là phải khuyến khích các thành viên cộng đồng đó tham gia đánh giá cộng đồng một cách khách quan và chính xác, phân loại các vấn đề và xem xét cấp độ ưu tiên giải quyết các vấn đề đó. Nếu không có sự đánh giá khách quan và thống nhất của toàn thể cộng đồng thì mỗi thành viên cộng đồng sẽ giữ ý kiến riêng của mình về điều gì là quan trọng và cần được giải quyết trước tiên. Điều này làm cơ sở cho những sai lầm và mù quáng tiếp tục tồn tại cũng như ngăn cản cộng đồng hành động nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc và nghèo đói. Do đó với tư cách là người động viên cộng đồng, bạn phải thông thạo những kĩ năng khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia. Bạn cần tập huấn cho họ các lý thuyết cũng như kĩ năng cơ bản của việc tham gia đánh giá, khảo sát và thẩm định. Khi bạn tiến đến những bước xa hơn trong quá trình động viên cộng đồng, chẳng hạn như thiết kế dự án, bạn phải đảm bảo toàn bộ cộng đồng thống nhất trong viêc chọn ra vấn đề cần giải quyết với cấp độ ưu tiên cao nhất. Các thành viên có học vấn sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác với những người không được đi học, cũng như giữa nữ giới và nam giới hay giữa chủ đất và người đi thuê. Họ cũng có thể thuộc về những nhóm tuổi, sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ khác nhau với những hệ thống giá trị và quan niệm khác nhau. Lập Bản Đồ: Một cách hữu hiệu để khởi động quá trình tự đánh giá của cộng đồng đó là tổ chức một buổi thiết lập bản đồ . Bạn hãy dành ra một ngày để xây dựng bản đồ cho khu dân cư đó và huy động được càng nhiều người tham gia càng tốt. Cùng với họ, bạn hãy khảo sát kĩ lưỡng toàn bộ khu vực chứ không chỉ đơn thuần dạo qua vòng ngoài mà thôi. Trong lúc xem xét và quan sát bạn nên thảo luận với họ để đánh dấu các điểm trên bản đồ. Là người động viên cộng đồng bạn cần duy trì sự thảo luận, đóng góp ý kiến của tập thể. Trong quá trình lập bản đồ, điều đó thậm chí còn quan trọng hơn bản thân cái bản đồ đó. Trên bản đồ, bạn cần đánh dấu những trụ sở, những con đường và hệ thống cơ sở vật chất chủ đạo như là nhà vệ sinh công cộng, nơi tập kết rác thải, kênh mương, sân chơi, trụ sở tôn giáo...Tất nhiên mỗi địa điểm này đều cần được thảo luận kĩ càng nhằm tránh phát sinh các mâu thuẫn trong quá trình thẩm định sau này cũng như nhằm tăng cường cự minh bạch. Bạn nên hoàn tất việc vẽ bản đồ bằng cách nhóm họp lại tại một nơi thuận tiện như trường học chẳng hạn để thống nhất lại toàn bộ vấn đề. Bản đồ này sẽ được sử dụng cho giai đoạn tiếp theo đó là thiết lập bảng kiểm kê cộng đồng. Kiểm Kê Cộng Đồng: Ngay sau khi lập xong bản đồ, bạn cần chuyển sang lập bảng kê khai nguồn lực và thực trạng cộng đồng. Cũng như đối với toàn bộ quá trình, bạn không thể làm thay mà phải huy động sự tham gia của toàn bộ cộng đồng để hoàn thành bảng kê đó. Vai trò của bạn là khuyến khích và tập huấn cho công đồng phát huy đóng góp ý kiến. Bạn cần thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể, ghi lại ý kiến đóng góp trên một tấm bảng lớn và đưa ra cho mọi người cùng bàn luận. Phải đảm bảo rằng tất cả đều có quyền nói lên những suy nghĩ riêng thậm chí trái ngược nhau. Cuối cùng bạn khẳng định lại thành quả thống nhất của toàn thể cộng đồng chứ không phải của riêng cá nhân nào. Bạn cũng nên ý thức được rằng mỗi thành viên cộng đồng đều có những mối quan tâm riêng. Một nhà hiệu trưởng sẽ nhận thấy cần xây thêm một ngôi trường mới, nông dân cần tiếp cận nguồn phân bón, phụ nữ cần nguồn nước sinh hoạt, v.v...Điều này lí giải sai lầm của một số dự án khi lấy ý kiến một vài cá nhân lãnh đạo để quyết định các vấn đề ưu tiên giải quyết của cả cộng đồng. Chỉ có sự tham gia của mọi thành viên mới đem lại sự minh bạch và những nhận định xác đáng về điều gì là cần thiết cho toàn thể cộng đồng. Hãy gợi ý cho cộng đồng tạo ra một bảng kiểm kê đầy đủ bao gồm cả những nguồn lực/tài sản và những vấn nạn của cộng đồng (chẳng hạn như một nhà vệ sinh công cộng được duy trì sạch sẽ và một nhà vệ sinh đã xuống cấp). Hãy tham khảo lại bản đồ vừa thiết lập hay dán bảng kê khai đó để lấy ý kiến. Điều gì trong một cái tên? Bạn có thể thấy các từ đồng nghĩa, PRA hay PAR được sử dụng rộng rãi trong phần huy động sự tham gia của cộng đồng trong lập bảng kiểm kê. Có rất nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau về chúng. Trước đây từng có một phương pháp gọi là RRA, Đánh Giá Sơ Bộ Cộng Đồng. Hiểu nôm na đó là việc một tổ chức cứu trợ bỏ ra cả núi tiền để thuê một vị gọi là chuyên gia đáp máy bay đến địa phương, ở trong một khách sạn cao cấp gần đó và tham khảo ý kiến của các chức sắc lãnh đạo để lập ra một bản được gọi là báo cáo về các nhu cầu thiết yếu của cộng đồng. Rõ ràng phương pháp làm việc từ trên xuống và quá hời hợt đó đã trở nên lạc hậu và hoàn toàn vô tác dụng. Chỉ có sự tham gia của các thành viên cộng đồng mới có thể mang lại sự đánh giá chính xác. Hơn nữa các nhà xã hội học cũng chỉ ra rằng nếu các thành viên cộng đồng được tham gia vào giai đoạn đánh giá thẩm định, họ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc tiến hành và duy trì thành quả lâu bền của dự án đó. Và một thuật ngữ mới ra đời đó là PRA. Dù được dịch là sự tham gia đánh giá khu vực nông thôn hay sự tham gia khảo sát và đánh giá thì nó đều hàm nghĩa sự chủ động hợp tác và tính xây dựng tích cực của toàn bộ cộng đồng. Một vài người thậm chí còn bỏ qua những lí giải thừa thãi về PRA và tạo ra một khái niệm khác PAR hay còn gọi là nghiên cứu về hành động tham gia. Dù là gì đi nữa thì bản chất của khái niệm vẫn không thay đổi. Đó là sự tham gia của mọi thành viên trong suốt quá trình đánh giá thực trạng và nhu cầu của cộng đồng đó. Những thông tin này được dùng làm gì? Bạn có thể nghe đâu đó một người quản lí dự án, một kĩ sư hay một nhà hoạch định cho rằng việc đánh giá cộng đồng là không cần thiết, viện cớ là đã có những nghiên cứu xã hội nền tảng trước đó. Đây chỉ là những lời than cỗ hữu mà bạn phải đấu tranh để chống lại những quan niệm đó và bảo vệ nghĩa vụ của một người động viên cộng đồng. Các nhà quản lí chỉ muốn nhanh chóng có được những thành quả vật chất cụ thể trong khi việc huy động toàn bộ cộng đồng tham gia đánh giá có thể rất mất thời gian. Những thông tin thu thập trong quá trình lập bản đồ và bảng kiểm kê có thể sẽ trùng lặp với các nguồn dữ liệu khác nhưng sẽ là thiển cận nếu cho rằng chúng chỉ được sử dụng cho quá trình hoạch định. Mục đích thực sự của việc huy động cộng đồng tham gia đánh giá chính là để nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong việc xây dựng và bảo vệ thành quả dự án trong tương lai. Đó là chưa kể đến những thông tin đó sẽ bổ sung và cập nhật cho những dữ liệu điều tra, khảo sát trước đó để tạo ra bức tranh chính xác và tổng thể thực trạng cộng đồng. Là người động viên cộng đồng, bạn có trách nhiệm đóng góp cho quá trình xóa đói giảm nghèo và trao quyền cho cộng đồng thông qua việc cung cấp những thông tin thiết thực cho các cơ quan ban ngành, lãnh đạo địa phương nhất là những người tham gia hoạch định, phát triển và chèo lái cộng đồng. Tập Huấn Cho Các Thành Viên Cộng Đồng: Một cộng đồng càng nghèo đói và có nhiều người bị đẩy ra bên lề thì các thành viên của nó sẽ càng xa lạ với việc tham gia vào quá trình đưa ra các quyết sách. Và tất nhiên với khả năng đọc viết hạn chế họ cũng sẽ khó có thể tham gia vào việc vẽ bản đồ hay lập bảng kiểm kê. Họ cần được trang bị những kĩ năng cơ bản nhưng việc giáo dục như ở các trường học là hoàn toàn không hiệu quả. Là người động viên cộng đồng, bạn cần giúp họ làm quen với tất cả những điều đó thông qua công việc cụ thể. Việc khuyến khích họ tham gia sẽ giúp họ trở nên tự tin đóng góp sức mình cho sự phát triển cộng đồng. Trong quá trình thực hiện, bạn cũng nên lưu ý rằng những kĩ năng đó là hoàn toàn mới mẻ đối với họ. Bạn phải làm sao để họ thấy chúng không quá khó hay phức tạp. Họ luôn sẵn sàng học hỏi và tham gia và nhiệm vụ của bạn là thúc đẩy họ, củng cố niềm tin nơi họ. Sự tham gia đánh giá của cộng đồng không chỉ là nền tảng cho hành động cộng đồng mà xa hơn đó còn là cơ cở cho việc theo dõi và giám sát của cộng đồng sau này. Phạm Vi Của Phương Pháp PAR Tài liệu này hướng dẫn cách khuyến khích các thành viên cộng đồng tham gia nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về chính cộng đồng của họ. Bạn phải động viên tất cả mọi thành viên chứ không chỉ một hay một vài cá nhân riêng lẻ. Phương pháp khích lệ tham gia có thể phát huy hiệu quả trong phần lớn chứ không phải mọi trường hợp và mọi lĩnh vực. Đôi khi bạn cũng cần khéo léo kết hợp các biện pháp khác. Nhất là khi những thành viên cộng đồng yêu cầu, bạn cũng nên thuyết trình, trình chiếu hay đối thoại trực tiếp. Tuy nhiên dù áp dụng phương thức nào thì cuối cùng, bạn cũng phải đảm bảo học viên sẽ được học bằng thực hành chứ không phải thuyết giảng. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CỘNG ĐỒNG THAM GIA ĐÁNH GIÁ Tóm lược các phương pháp và biện pháp PRA/PAR Tiến sĩ Phil Bartle Dịch bởi Thu Dương Tài Liệu Tham Khảo Dành Cho Cộng Tác Viên Tóm lược các phương pháp và biện pháp PRA/PAR Thuật ngữ tắt PRA Participatory Rural Appraisal/Assessment có thể được dịch nôm na là phương pháp thúc đẩy sự tham gia đánh giá/thẩm định của những cư dân nông thôn nhưng thực ra phương pháp này có thể áp dụng cho cả các khu dân cư ở thành thị. Từ "assessment" cũng không chỉ hàm nghĩa đánh giá mà còn có thể bao hàm cả một phần của việc lập kế hoạch hành động và thiết kế dự án. Dù hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp, quan trọng nhất là nắm được bản chất của qúa trình này đó là sự tham gia tích cực của tất cả các thành viên cộng đồng. Bạn cần nhấn mạnh sự cần thiết của việc khuyến khích cộng đồng lắng nghe ý kiến của các thành viên thường bị cho là lép vế. Là người động viên, bạn cần đảm đương một phần công việc tổ chức và thúc đẩy. Tuy nhiên, phần nội dung sẽ do cộng đồng quyết định Các Biện Pháp Thúc Đẩy Cộng Đồng Tham Gia Đánh Giá: Có rất nhiều phương pháp/biện pháp thúc đẩy cộng đồng tham gia đánh giá. Trong quá trình làm việc bạn có thể lựa chọn và chỉnh sửa những phương pháp có sẵn hoặc sáng tạo và phát triển phương pháp riêng của mình. Những phương pháp được đưa ra đây nhằm giúp bạn khỏi bỡ ngỡ khi bắt tay vào việc. Bạn có thể thay đổi và điều chỉnh chúng cho phù hợp với quy mô, địa điểm, thời điểm, hoàn cảnh và những đặc tính của đối tượng tham gia. Lập Bản Đồ: Lập bản đồ vùng dân cư là phương pháp tốt nhất cho bạn và cộng đồng bắt tay vào việc. Hãy lập ra một nhóm đi khảo sát toàn bộ khu dân cư, và để cho họ tự vẽ bản đồ khu vực. Bản đồ phải bao gồm các cơ sở vật chất của tập thể, các công trình xây dựng cá nhân, hộ gia đình, các tài sản và tiêu sản. Bạn tuyệt đối không được vẽ bản đồ đó thay cho họ. Một phương pháp rất hữu hiệu để vẽ bản đồ đó là để cho các cá nhân hay các nhóm nhỏ lập các phần riêng biệt sau đó kết hợp lại thành một bản đồ lớn. Các thông tin quan trọng của một bản đồ được lập một cách khoa học nhiều khi lại được khai thác từ chính những bản đồ được lập một cách thô sơ bởi những người dân địa phương. Những bản đồ này còn cho thấy cách nhìn nhận hay những hiểu biết thực tế của họ về các nguồn lực, vấn đề sử dụng đất đai, kiểu định cư và đặc điểm hộ gia đình. Bạn cũng có thể khuyến khích các thành viên cộng đồng phác thảo bản đồ đó trên nền đất hay trên tường để cùng thảo luận. Điều này giúp thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể. Mô Hình: Bằng việc sử dụng các viên đá hay que củi để làm mốc trên bản đồ, các thành viên cộng đồng có thể lập ra một mô hình không gian ba chiều đơn giản. Bạn tuyệt đối không được vẽ bản đồ hay lập mô hình thay cho họ mà phải khích lệ tất cả các thành viên cộng đồng góp sức. Lưu ý quan sát họ làm việc xem những cơ sở vật chất nào được đặt lên trước, kích cỡ to nhỏ ra sao. Những điều này có thể cho bạn biết được cộng đồng đó đánh giá thế nào về tầm quan trọng của các vấn đề. Hãy ghi chép lại, những điều đó còn giúp bạn hiểu rõ hơn mặt xã hội của cộng đồng đó. Bạn cũng cần giữ lại bản copy bằng giấy của bản đồ và mô hình đó để sử dụng sau này khi cần khảo sát cộng đồng chi tiết hơn. Lập Bảng Kiểm Kê Cộng Đồng: Bảng kiểm kê và nhất là quá trình lập ra nó đóng vai trò trung tâm trong thúc đẩy cộng đồng tham gia đánh giá. Quá trình lập bảng kiểm kê cộng đồng còn được gọi là phỏng vấn bán hoạch định. Nếu việc phỏng vấn hoàn toàn không được hoạch định trước thì đó sẽ chỉ là một buổi trò chuyện lan man không đạt được bất cứ kết quả nào. Một buổi huy động ý kiến cộng đồng thì lại càng phải được chuẩn bị kĩ lưỡng. (Việc phát huy sáng kiến cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong quá trình thiết kế dự án nâng cao sức mạnh cộng đồng). Khi lập bảng kiểm kê, bạn nên tạo điều kiện để việc thảo luận diễn ra một cách thoải mái, những người tham gia có thể tự do phát biểu ý kiến của mình. Bạn không cần soạn sẵn một bộ câu hỏi nhưng bạn cần chuẩn bị trước danh sách các mục cần thảo luận và bám sát theo đó. Khi lên danh sách này, bạn cần bao gồm cả các tích sản và tiêu sản trong cộng đồng. Bạn phải đề cập đến tất cả các cơ sở vật chất, thực trạng sử dụng hay hư hại của chúng, các tiềm năng và cơ hội, thách thức và trở lực. Hãy luôn nhớ rằng đây là một bản đánh giá. Mục đích của bảng kiểm kê chính là để đánh giá điểm mạnh-yếu của cộng đồng. Nhiệm vụ của bạn không phải là tạo ra bảng kiểm kê đó mà là hướng dẫn các thành viên cộng đồng tham gia xây dựng nó. Thảo Luận Nhóm Tập Trung: Các thành viên cộng đồng có thể có những ý kiến và kinh nghiệm thực tế rất khác nhau và tất nhiên không thể tránh khỏi việc hé lộ thông tin cho các thành viên khác trong cộng đồng hay người ngoài cộng đồng. Việc thảo luận nhóm tập trung do đó rất có hiệu quả. Tốt nhất bạn không nên làm việc một mình, cần có một nhóm 2 hoặc 3 người động viên, một người hướng dẫn cuộc thảo luận và người khác ghi lại. Các đề tài thảo luận không nên vượt quá các mục trong bảng kiểm kê tổng quát. Trước tiên, hãy tiến hành các cuộc thảo luận riêng biệt của các nhóm với những mối quan tâm khác nhau sau đó tổng hợp lại. Bạn cần hết sức cẩn thận ở bước này bởi vì bạn phải nhận ra các điểm khác biệt đó chứ không góp phần làm gia tăng sự khác biệt đó. Xem tài liệu tập huấn, Tổ Chức Cộng Đồng Thành Một Thể Thống Nhất. Mục đích của bạn là gia tăng sự dung hòa, hiểu biết và hợp tác giữa các thành viên cộng đồng. Các nhóm sau khi làm việc riêng rẽ sẽ gặp chút khó khăn khi làm việc chung lại nhưng mục tiêu của bạn là phải kéo họ lại gần nhau. Sắp xếp Thứ Bậc Ưu Tiên: Khi làm việc với một cộng đồng có nhiều mối quan tâm khác nhau, bạn cần lên danh sách ưu tiên của tất cả các nhóm sau đó cùng họ bàn luận. Xếp thứ bậc ưu tiên là một biện pháp hiệu quả để bắt đầu buổi thảo luận và giúp tập trung vào vấn đề. Phân Loại Giàu Nghèo: Phương pháp này (1) cho thấy cách nhìn nhận của cộng đồng về vấn đề đói nghèo, (2) xác định những thành viên nào thuộc diện nghèo, (3) phân lớp sự giàu có. Nên dùng phương pháp này khi bạn đã xây dựng được một mối quan hệ gắn bó nhất định với các thành viên cộng đồng đó. Một phương pháp khác là lập các biển tên hộ gia đình trong cộng đồng. Chọn ra một vài thành viên và yêu cầu họ sắp xếp các biển tên đó thành các nhóm theo các cấp độ giàu nghèo và đưa ra các chỉ tiêu sắp xếp.Cách thức sắp xếp và các chỉ tiêu đó có thể nói lên rất nhiều về đặc điểm kinh tế xã hội của cộng đồng đó. Lập Biểu Đồ Theo Mùa Và Thời Gian: Các biến đổi theo mùa và thời gian có thể rất dễ bị bỏ qua khi khảo sát cộng đồng. Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp vẽ biểu đồ khác nhau để xem xét những thay đổi về: lượng mưa, cầu lao động, hoạt động sản xuất nông nghiệp (đánh bắt cá, săn bắt, chăn nuôi), nguồn cung cấp gỗ nhiên liệu, các trường hợp bệnh dịch, sự di cư tìm việc, dự trữ lương thực thực phẩm và rất nhiều yếu tố khác nữa. Những biểu đồ mà bạn lập ra có thể được sử dụng như là cơ sở thảo luận để lý giải nguyên nhân và tác động của những sự thay đổi đó. Bản Đồ Tổ Chức: Bạn có thể nghe đâu đó rằng một người động viên phải là một nhà khoa học xã hội thực dụng. Bạn sẽ không thể tổng hợp được những thông tin về tổ chức xã hội của cộng đồng hay bản chất của sự tổ chức đó chỉ với một cuộc khảo sát ngắn ngủi. Mối quan hệ phức tạp giữa các thành phần giàu nghèo trong cộng đồng, quan hệ gia đình huyết thống, sự thù ghét lẫn nhau, mối liên quan giữa các nhóm chính trị, bạn không dễ gì có thể hiểu thấu đáo những thứ đó trong vài tuần. Việc thúc đẩy các thành viên cộng đồng tham gia đánh giá do đó có hiệu quả rất lớn. Bạn có thể hiểu được những mối quan hệ xã hội bớt nhạy cảm hơn trong cộng đồng bằng cách đề nghị những người cung cấp thông tin xây dựng một biểu đồ Venn.Phương pháp này đơn giản chỉ là việc tập hợp các vòng tròn, mỗi vòng đại diện cho một nhóm hay một tổ chức nào đó hoạt động trong cộng đồng. Kích cỡ của mỗi vòng cho thấy tầm quan trọng củ nhóm đó. Phần giao nhau giữa các vòng trò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTập hợp một số bài viết về vấn đề- sự tham gia của cộng đồng.doc
Tài liệu liên quan