Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về tính chất của este ?
A. Có thể là chất lỏng hoặc chất rắn. B. Dễ tan trong nước.
C Nhiệt độ sôi thấp. D. Đa số có mùi thơm.
Câu 2: Trong các ứng dụng sau, ứng dụng nào không phải của este ?
A. Este được dùng làm dung môi hoà tan các hợp chất hữu cơ.
B. Được dùng làm thuỷ tinh hữu cơ, chất dẻo và dược phẩm.
C Dùng trong công nghiệp thực phẩm và làm mĩ phẩm.
D. Dùng để điều chế chất béo lỏng.
Câu 3: Xà phòng hoá hoàn toàn 2,22 gam hỗn hợp X hai este đồng phân cần vừa đủ 1,2 gam NaOH. Khi đốt cháy hỗn hợp hai este trên, người ta thu được CO2và hơi H2O có số mol bằng nhau. Công thức phân tử của hai este là
A. C2H4O2. B. C3H6O2.
C. C4H8O2. D. C4H6O2.
7 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham khảo thi tốt nghiệp môn Hoá THPT năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP MÔN HOÁ THPT NĂM 2010
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về tính chất của este ?
A. Có thể là chất lỏng hoặc chất rắn. B. Dễ tan trong nước.
C Nhiệt độ sôi thấp. D. Đa số có mùi thơm.
Câu 2: Trong các ứng dụng sau, ứng dụng nào không phải của este ?
A. Este được dùng làm dung môi hoà tan các hợp chất hữu cơ.
B. Được dùng làm thuỷ tinh hữu cơ, chất dẻo và dược phẩm.
C Dùng trong công nghiệp thực phẩm và làm mĩ phẩm.
D. Dùng để điều chế chất béo lỏng.
Câu 3: Xà phòng hoá hoàn toàn 2,22 gam hỗn hợp X hai este đồng phân cần vừa đủ 1,2 gam NaOH. Khi đốt cháy hỗn hợp hai este trên, người ta thu được CO2và hơi H2O có số mol bằng nhau. Công thức phân tử của hai este là
A. C2H4O2. B. C3H6O2.
C. C4H8O2. D. C4H6O2.
Câu 4: Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây ?
A. Cu(OH)2/NaOH, to. B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Nước brom. D. Cu(OH)2.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Các chất có công thức chung Cn(H2O)m đều là cacbohiđrat.
B. Dầu mỡ động, thực vật và sáp đều là lipit.
C. Chất béo lỏng chỉ tan trong nước nóng.
D. Lipit do nhiều chất béo khác nhau hợp thành.
Câu 6: Tên thay thế của CH3CH2NHCH3 là
A. propylamin. B. etylmetylamin.
C metyletylamin. D. N-metyletanamin.
Câu 7: Dãy chất được sắp xếp theo chiều tăng dần lực bazơ là :
A. (CH3)2NH < CH3NH2 < C6H5NH2 < NH3.
B. CH3NH2 < (CH3)2NH < C6H5NH2 < NH3.
C C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH.
D. CH3NH2 < (CH3)2NH < NH3 < C6H5NH2.
Câu 8: Số đồng phân cấu tạo của C4H11 N là
A. 5. B.6. C. 7. D. 8.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp thu được 0,1 mol khí CO2 và 0,2 mol H2O. Công thức của 2 amin là
A. CH3NH2 và C2H5NH2. B. C2H5NH2 và C3H7NH2.
C. C3H7NH2 và C4H9NH2. D. C4H9NH2 và C5H11NH2.
Câu 10: Tơ nilon-6 được điều chế bằng cách
A. trùng hợp caprolactam.
B. trùng ngưng NH2~ [CH2]6-COOH.
C trùng ngưng NH2-[CH2]6-NH2 và HOOC-[CH2]4-COOH.
D. trùng ngưng axit a-aminohexanoic.
Câu 11:Nhựa PS (polistiren) được điều chế bằng cách
A. đồng trùng hợp benzen và etilen.
B. trùng hợp vinylbenzen.
C đồng trùng hợp benzen và axetilen.
D. đồng trùng hợp thua- 1 ,3-đien và stiren.
Câu 12: Dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt dung dịch metylamin và ancol etylic ?
A. Na . B. Dung dịch NaOH.
C Quỳ tím . D. Dung dịch HCl.
Câu 13: Cho 3,1 gam một amin đơn chức, no, mạch hở A phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Công thức phân tử của A là
A. CH3NH2. B. C2H5NH2.
C. C3H7NH2. D. C6H5NH2.
Câu 14. Để phân biệt được các dung dịch : glucozơ, glixerol, hồ tinh bột và lòng trắng trứng, ta dùng
A. dung dịch I2 và dung dịch HNO3 đặc.
B. dung dịch I2 và dung dịch AgNO3 trong NH3
C Cu(OH)2 có thêm dung dịch NaOH.
D. dung dịch HNO3 đặc và dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 15. Dãy gồm các dung dịch đều hoà tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
A. glucozơ, fructozơ, mantozơ và saccarozơ.
B. glucozơ, fructozơ, mantozơ và xenlulozơ.
C glucozơ, fructozơ, saccarozơ và tinh bột.
D. glucozơ, fructozơ, mantozơ và tinh bột.
Câu 16. Cho 200 gam dung dịch chứa glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, khối lượng Ag sinh ra cho vào dung dịch HNO3 đậm đặc thấy sinh ra 0,2 mol khí NO2 Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, nồng độ % của glucozơ trong dung dịch ban đầu là
A. 9%. B. 18 %. C. 27%. D. 36%.
Câu 17. Cho 6,84 gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 1,08 gam Ag kim loại. Số mol saccarozơ và mantozơ trong hỗn hợp lần lượt bằng
A. 0,005 mol và 0,015 mol. B. 0,010 mol và 0,010 mol.
C 0,015 mol và 0,005 mol. D. 0,050 mol và 0,150 mol.
Câu 18. Các kim loại trong dãy nào sau đây có khả năng tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường ?
A. Na, Ca, Li, Ba. B. Na, Ca, Be, Li.
C Na, Ca, Mg, Be . D. Na, Be, Li, Ba.
Câu 19:Cho CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO. Sau khi phản ứng kết thúc, chất rắn thu được là
A. Al, Cu, MgO. B. Cu, Al2O3, MgO.
C Cu, Al, Mg. D. Mg, Cu, Al2O3.
Câu 20. Dãy điện hoá của kim loại là dãy các cặp oxi hoá - khử sắp xếp theo chiều
A. tăng dần tính oxi hoá của cation kim loại và giảm dần tính khử của nguyên tử kim loại.
B. tăng dần tính khử của nguyên tử kim loại và giảm dần tính oxi hoá của cation kim loại.
C tăng dần tính khử của cation kim loại và giảm dần tính oxi hoá của nguyên tử kim loại.
D. tăng dần tính oxi hoá của ion và tính khử của nguyên tử kim loại.
Câu 21. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là
A. khử cation kim loại thành kim loại.
B. oxi hoá cation kim loại thành kim loại.
C dùng chất khử mạnh khử kim loại khỏi các oxit.
D. dùng kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối.
Câu 22. Kim loại R có cấu hình electron nguyên tử là ls22s22p63s23p1. Nhận xét nào sau đây về R là đúng ?
A. Thuộc chu kì 3, nhóm IA
B. Công thức oxit bậc cao nhất là R2O.
C. Trong hợp chất, R có số oxi hóa bền là +3.
D. Thể hiện tính oxi hóa khi lác dụng với phi kim.
Câu 23. Nước tự nhiên có tính cứng là do trong nước có các ion
A. Ca2+ và Mg2+. B. Zn2+ và Ba2+.
C. Fe2+ và Ba2+. D. Fe2+ và Zn2+.
Câu 24: Dẫn khí CO2 vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thấy xuất hiện 19,7 gam kết tủa. Thể tích khí CO2 (đktc) tham gia phản ứng
A. chỉ có thể là 2,24 lít. B. 2,24 lít hay 3,36 lít.
C. 2,24 lít hay 6,72 lít. D. chỉ có thể là 6,72 lít.
Câu 25. Dãy nào sau đây gồm các chất đều không tan trong nước nhưng tan được trong nước có hòa tan CO2 ?
A. MgCO3. BaCO3, CaCO3. B. MgCO3, CaCO3, Al(OH)3.
C MgCO3, CaCO3, Al2O3. D. Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, MgCO3.
Câu 26. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào các dung dịch AlCl3; BeCl2, FeCl3, CuCl2 , MgCl2 . Số kết tủa thu được là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 27. Cho một ít Al(1) ; Al(OH)3 (2) ; Al2O3 (3) vào dung dịch NaOH dư thì có hiện tượng sau :
A. (1) ; (2) ; (3) tạo dung dịch trong suốt, (1) có khí bay ra.
B. (l) ; (2) ; (3) tạo dung dịch trong suốt, (3) có khí bay ra.
C. (2) ; (3) tạo dung dịch trong suốt, (1) không có hiện tượng.
D. (1) ; (2) ; (3) tạo dung dịch trong suốt, không có khí thoát ra.
Câu 28. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?
A. Al(OH)3 B. Al2O3 C. Al2(SO4)3 D. NaHCO3
Câu 29 Phát biểu nào sau đây về crom là không đúng ?
A. Có tính khử mạnh hơn sắt. B. Chỉ tạo được oxit bazơ.
C. Có những tính chất hóa học tương tự nhôm.
D. Có những hợp chất giống hợp chất của lưu huỳnh.
Câu 30. Dãy các kim loại nào sau đây không tác dụng với các dd HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội?
A. Cr, Fe, Sn . B. Al, Fe, Cr . C. Al, Fe, Cu . D. Cr, Ni, Zn.
Câu 31. Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí (đktc). Lượng crom có trong hỗn hợp là:
A. 0,065 gam B. 0,520 gam
C. 0,560 gam D. 1,015 gam
Câu 32. Hòa tan hết 5,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe và Cr bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa. Nung kết tủa Y trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 7,8 gam chất rắn. % khối lượng của Fe và Cr trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 51,85% và 48,15% B. 41,48% và 58,52%
C. 31,11 % và 68,89%. D. 62,22% và 37,78%.
Câu 33. Mưa axit chủ yếu là do những chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lí triệt để. Đó là những chất nào sau đây ?
A. SO2, NO2. B. H2S, Cl2. C. NH3, HCl. D. CO2, SO2.
Câu 34. Nhóm nào sau đây gồm các ion gây ô nhiễm nguồn nước ?
A. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, Cl-. B. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, Cd2+, Hg2+.
C. NO3-, NO2-, Pb2+, As3+. D. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, HCO3-.
Câu 35. Nhúng thanh Fe vào 100ml dd Cu(NO3)2 0,1M. Đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng thanh Fe sẽ:
A. tăng 0,08g. B. tăng 0,8g. C. giảm 0,08g. D. giảm 0,56g.
Câu 36. Cho 0,04 mol bột Fe vào dd chứa 0,09 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu được có khối lượng bằng:
A. 1,12g. B. 4,32g. C. 8,64g . D. 9,72g.
Câu 37. Hòa tan Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị hòa tan bằng:
A. 0,56 gam. B. 1,12 gam.
C. 1,68 gam. D. 2,24 gam.
Câu 38.Cho 14,5 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư tạo ra 6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng muối sunfat thu dược là
A. 43,9. B. 43,3.
C. 44,5. D. 34,3
Câu 39. Để phân biệt Fe, hỗn hợp FeO+ Fe2O3, hỗn hợp Fe+ Fe2O3 ta có thể dùng
A. Dung dịch HNO3, dung dịch NaOH B. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH
C. Nước Cl2, dung dịch NaOH D. dung dịch HNO3,nước Cl2
Câu 40. Cho 19,2g Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Thể tích khí NO (đktc). sinh ra là
A. 4,48 lít B. 2,24 lít
C. 3,36 lít D. 11,2 lít
2. ĐÁP ÁN:
1B
2D
3B
4C
5B
6D
7C
8D
9A
10A
11B
12C
13A
14C
15A
16A
17C
18A
19B
20A
21A
22C
23A
24C
25A
26B
27A
28C
29B
30B
31B
32A
33A
34B
35A
36D
37C
38B
39B
40A
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thi Thu TN Hoa 2010 so 16.doc