Tham luận “Đổi mới phương pháp học tập môn tiếng Anh”

2. Nâng cao kĩ năng nói tiếng Anh.

 a. Tạo thói quen nói chuyện bằng tiếng Anh

Học đi đôi với hành – với tiếng Anh cũng vậy. Thay vì nói chuyện bằng tiếng Việt với bạn bè hằng ngày, ta nên đổi sang tiếng Anh thử, biết đâu đó cũng là phương pháp tốt. Ngay cả lúc vốn từ vựng hay ngữ pháp chưa đủ, ta cứ nói nửa Anh nửa Việt vì cách luyện tập này sẽ tạo cho chúng ta thói quen và nhu cầu dùng Anh ngữ giao tiếp mỗi ngày, mọi lúc mọi nơi. Chắn chắn rằng, khi không nói tiếng Anh khoảng một vài ngày, ta sẽ có cảm giác “thèm nói tiếng Anh”. Nói thường xuyên nói cùng bạn bè và sửa lỗi cho nhau là cách “tập nói” tích cực và hiệu quả để nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh.

 

docx10 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận “Đổi mới phương pháp học tập môn tiếng Anh”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH TRƯỜNG THPT NINH CHÂU -----š›&š›----- THAM LUẬN “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH” HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN ĐỨC PHƯƠNG CHI ĐOÀN : 10A7 Quảng Ninh, tháng 12 năm 2018 BÀI THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH Kính thưa quý thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến! Tôi rất vinh dự khi được thay mặt các bạn trong lớp 10A7 trình bày bài tham luận của mình với chủ đề : “Đổi mới phương pháp học tập môn tiếng Anh”. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện nay, môn tiếng Anh đã được đưa vào dạy học ở các cấp học, đặc biệt là cấp THPT. Với mục tiêu của bộ môn là giúp các bạn học sinh sử dụng tiếng Anh như là một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản nhất dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết; có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi; trong đó có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói tiếng Anh. Qua đó hình thành trong mỗi học sinh chúng ta thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh; đồng thời biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc chúng ta. II. THỰC TRẠNG: Mặc dù tiếng Anh được xếp vào một trong 3 môn học chính hiện nay, nhưng chất lượng học tập môn tiếng Anh trong huyện Quảng Ninh nói chung và trường THPT Ninh Châu nói riêng còn rất thấp. Qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm 2018-2019, tỉ lệ học sinh đạt trên trung bình của môn tiếng Anh ở trường THPT Ninh Châu rất thấp, thấp nhất so với những môn còn lại. Số nhiều các bạn học sinh bị rơi vào tình trạng “mù” tiếng Anh - môn học mà từ trước đến nay học sinh luôn xem là môn “phụ” và coi việc học tiếng Anh là “nỗi ám ảnh”. Biểu hiện của học sinh yếu kém về môn tiếng Anh phổ biến nhất là vốn từ nghèo nàn, không nắm được ngữ pháp, phát âm không chính xác, kĩ năng tạo lập văn bản (nói, viết) chưa đạt yêu cầu và kĩ năng nghe còn kém. Vậy làm cách nào để cải thiện và nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Anh trong trường? III. GIẢI PHÁP: 1. Trau dồi tự vựng tiếng Anh một cách hiệu quả. Trong việc học tiếng Anh, một trong những yêu cầu cơ bản nhất là chúng ta cần phải giao tiếp với nhau; đọc các văn bản, cuộc hội thoại bằng tiếng Anh. Nhưng trong trường hợp chúng ta không thể giao tiếp, không thể đọc hiểu các văn bản đó thì chúng ta không thể học được.Nguyên nhân đều là do vốn từ vựng của chúng ta quá nghèo nàn. a. Sử dụng “Sổ ghi từ vựng thông minh” Khi giao tiếp, ta nên lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Mỗi chúng ta cần có một quyển vở để ghi từ vựng. Khi học từ vựng, nên phân chia vở ghi từ mới của mình một cách hợp lý. Không nên đưa ra một dãy dài các từ vựng mới mà mà nên chia vở ra thành từng mục nhỏ chẳng hạn: - Chủ đề: Seasons, jobs, holidays,v.v.. - Động từ và danh từ đi liền nhau: do the heavy lifting, make a cookies,v.v.. - Từ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003,v.v.. Và quyển vở đó luôn mang theo mọi lúc mọi nơi, lúc nào rảnh thì sẽ lấy ra để học . b. Tra từ điển thật nhiều Khi tra từ điển thường xuyên bao nhiêu thì chúng ta sẽ có khả năng nhớ từ vựng nhiều bấy nhiêu, đó là kinh nghiệm hay qua quá trình học tập môn tiếng Anh. Nếu ta có trí nhớ tốt thì việc học từ vựng sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn, một số người chỉ cần tra từ 1-3 lần là đã có thể nhớ được. Nhưng điều đó không có nghĩa là những bạn có trí nhớ kém không thể học và nhớ từ vựng, mà thay vì tra và học 1-3 lần thì ta phải tra 5-7 lần để “nhồi nhét” được từ mới vào đầu và để nó không “bay” ra ngoài và nằm mãi trong đó. c. Học thuộc nhanh từ vựng qua các bài thơ vần Cách áp dụng các bài thơ vần để học tập là một phương pháp pháp hiệu quả, giúp ta dễ nhớ các kiến thức mà được xem là rất khó nhớ cho đến khi ta thêm chút vần điệu vào, những từ vựng này sẽ nhanh chóng được khắc sâu vào đầu. Ví dụ: Stupid có nghĩa ngu đần Thông minh smart, equation phương trình Television là truyền hình Băng ghi âm là tape, chương trình program. d. Một số phương pháp khác Bên cạnh đó, cũng có một số phương pháp đơn giản, dễ học như học từ vựng qua bài hát tiếng Anh hoặc có thể là một bộ phim yêu thích. Học từ vựng qua một số truyện ngắn song ngữ Anh-Việt cũng là phương pháp tốt để nâng cao chất lượng và số lượng vốn từ vựng của chúng ta. 2. Nâng cao kĩ năng nói tiếng Anh. a. Tạo thói quen nói chuyện bằng tiếng Anh Học đi đôi với hành – với tiếng Anh cũng vậy. Thay vì nói chuyện bằng tiếng Việt với bạn bè hằng ngày, ta nên đổi sang tiếng Anh thử, biết đâu đó cũng là phương pháp tốt. Ngay cả lúc vốn từ vựng hay ngữ pháp chưa đủ, ta cứ nói nửa Anh nửa Việt vì cách luyện tập này sẽ tạo cho chúng ta thói quen và nhu cầu dùng Anh ngữ giao tiếp mỗi ngày, mọi lúc mọi nơi. Chắn chắn rằng, khi không nói tiếng Anh khoảng một vài ngày, ta sẽ có cảm giác “thèm nói tiếng Anh”. Nói thường xuyên nói cùng bạn bè và sửa lỗi cho nhau là cách “tập nói” tích cực và hiệu quả để nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh. Rèn luyện ngữ điệu: Ngoài những phương pháp trên, thì rèn luyện ngữ điệu khi nói cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng. Trong một số tình huống, giọng điệu sẽ tốt hơn là ngữ điệu dở. Tồi tệ nhất là khi chúng ta lên và xuống giọng quá nhiều ở mọi từ. Mặt khác, chúng ta nên tránh lên giọng ở phần cuối của câu (ngoại trừ đó là câu hỏi Yes – No, hoặc câu mang tính chất mời lịch sự). Để điều chỉnh, sắp xếp cho ngữ điệu được thích hợp, thì ta nên nghe những file ghi âm hoặc những video của người bản địa. Sau khi nghe xong, ta sẽ thu âm lại ngữ điệu của mình sau đó đối chiếu lại có giống nhau không? Nếu không giống thì nên tìm và điều chỉnh lại cho phù hợp. Không nên đặt nặng về vấn đề ngữ pháp và sợ mắc lỗi Không nên suy nghĩ quá nhiều về ngữ pháp và đừng sợ mắc lỗi. Một trong những sai lầm trầm trọng của những người nói tiếng Anh là sợ mắc lỗi và xấu hổ khi nói không đúng. Nhưng ở đây, điều quan trọng nhất là ta truyền tải được ý của mình. Ví dụ: “I am very interested of reading books.”. Câu đúng là: “I am very interested in reading comics.”. Trong trường hợp này dù câu không đúng ngữ pháp nhưng người nghe vẫn hiểu được ý của ta. Và từ đó, ta sẽ cải thiện dần và ít mắc lỗi hơn. d. Một số phương pháp khác - Luyện nói tiếng Anh trước gương sẽ giúp ta tự tin khi giao tiếp. - Thử phát âm với các câu, từ ngữ khiến ta “xoắn lưỡi” bởi nó sẽ giúp ta có thể phát âm chính xác, nói lưu loát, thuần thục hơn. Ví dụ: Twelve twins twirled twelve twigs. 3. Rèn luyện kĩ năng nghe hiểu có chất lượng cao hơn. a. Luyện nói nhiều Kỹ năng nghe một phần chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng nói vì vậy chúng ta phải luyện nói nhiều để bù vào kĩ năng nghe. Bởi vì khi luyện nói ta sẽ nhớ được các từ vựng, các câu mà ta đã thường được tiếp xúc, chính vì thế sẽ phát triển được kỹ năng nghe. Hơn thế nữa, trong trường hợp nghe gặp phải những câu dài và khó nghe thì mình có thể nghe hiểu suy ra ý chính của câu, không nhất thiết là phải nghe toàn bộ các từ trong câu. b. Luyện phát âm chuẩn Cách phát âm đúng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc luyện nghe bởi nó đồng thời giúp ta nghe dễ dàng hơn qua cách phát âm. Sẽ khó có thể hiểu người bản địa nói gì nếu ta phát âm chưa đúng. Với những nguyên tắc về phát âm, nhấn nhá giọng, ngữ điệu, âm nối, nuốt âm, âm cuối,. Tiếng Anh trở nên không hề dễ về phần phát âm. Trong khi đó việc học trước đây hầu như là không được chú trọng trong giờ học, và nó vô tình trở thành điểm yếu của đa phần học sinh chúng ta. Hiện nay hoàn toàn có thể tự học và sửa lỗi phát âm tiếng Anh qua các video clip trên Internet như Tienganh123, Real English,...; các cuốn sách dạy phát âm kèm CD. Đó là một trong những phương pháp rất hữu ích đối với những người không có nhiều thời gian để học thêm. Ngoài ra chúng ta cần tự chuẩn bị cho mình một cái gương và máy ghi âm (điện thoại, máy tính,.). Khi tự học , ta sẽ soi gương xem khẩu hình phát âm đã chuẩn hay chưa và ghi âm lại để biết mình phát âm như thế đúng hay chưa. Nghe các tài liệu luyện nghe từ web nghe tiếng anh cơ bản và nâng cao Có thể nói các tài liệu luyện nghe là một trong những yếu tố quan trọng, bởi khi nghe từ các tài liệu đó ta sẽ cả thiện được kĩ năng nghe của mình.Đặc biệt sau khi nghe ta có thể có thêm nhiều kiến thức về các lĩnh vực như văn hóa-xã hội, thể thao, kinh doanh, công nghệ ,giải trí,...qua các thông tin được truyền đạt bởi người nói trong tài liệu luyện nghe. Một số web nghe tiếng Anh phổ biến và tốt nhất hiện nay: BBC Learning English ( bbc.co.uk/learningenglish ) VOA Special English ( voaspecialenglish.blogspot.com ) National Public Radio ( npr.org ) Một số phương pháp khác - Xem phim hoặc các video âm nhạc với phụ đề tiếng Anh. - Giao tiếp với người bản xứ (nếu có thể). 4. Cải thiện kỹ năng đọc tiếng Anh. a. Thu âm giọng nói của mình Thu âm giọng nói của mình khi đọc đoạn văn là phương pháp tốt trong quá trình luyện đọc tiếng Anh. Sau đó, ta sẽ so sánh xem giọng của mình với giọng của người bản xứ xem giọng nói của mình khác với họ ở điểm nào? Khi đã biết được những sự khác nhau thì các ta sẽ điều chỉnh một cách dễ dàng để giống giọng của người bản xứ. b. Đọc đi đọc lại Khi đọc một đoạn văn, ta nên đọc ít nhất là ba lần. Sau mỗi lần như vậy chúng ta sẽ biết rằng mình phát âm chưa tốt ở chỗ nào và điều chỉnh thì sau đó sẽ phát âm một cách chuẩn xác và rõ ràng hơn. c. Một số phương pháp khác - Đọc những bài viết phù hợp với trình độ của mình, đọc những gì mà ta có thể hiểu được ít nhiều trong bài đọc đó. - Cố gắng đọc một cách thường xuyên, đều đặn. Không đọc quá ít hoặc quá nhiều. - Ghi chú một bên các từ mới mà ta gặp phải trong bài đọc. Nếu có khoảng trên 5 từ mới trong một trang thì hãy viết các từ mới vào trong “Sổ ghi từ vựng thông minh”. 5. Cải thiện kĩ năng viết tiếng Anh a. Luyện viết hằng ngày Thực hành viết tiếng Anh hàng ngày sẽ nhanh chóng trở thành một thói quen tự nhiên và phát huy tác dụng rõ rệt. Phương pháp này thực hiện bằng một số cách đơn giản như suy nghĩ về những thứ đã trải nghiệm trong cuộc sống, có thể là chơi cầu lông, bóng chuyền, hay học nhảy, chúng là những cảm nhận về sở thích trong quá khứ, vẫn còn tiếp diễn ở hiện tại và sẽ kết thúc trong tương lai. Ví dụ:  “I started playing tennis when I was twelve, but I stopped only two years later. Right now I can’t play it, but I hope to start learning again in the future.” b. Một số phương pháp khác - Cất giữ tất cả các bài viết của mình ở cùng một chỗ để dễ dàng đem ra đọc, tham khảo lúc cần thiết. - Làm quen với người nước ngoài bằng cách nhắn tin qua mạng xã hội hoặc gửi thư 6. Ứng dụng CNTT vào việc học tập. Để tạo trong mỗi học sinh chúng ta không khí vui vẻ, hào hứng trong mỗi giờ học tiếng Anh thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào một số tiết học là rất cần thiết. Sau tiết học đó, dần dần học sinh chúng ta sẽ trở nên yêu thích và có hứng thú với môn tiếng Anh hơn. Việc ứng dụng CNTT được thực hiện bằng cách đơn giản nhất như các bạn học sinh soạn bài thuyết trình trước khi đến lớp bằng phần mềm Powerpoint. Mở đầu hoặc kết thúc bài thuyết trình chúng ta nên đưa vào những mẫu truyện cười hoặc trò chơi để khởi động hoặc kết thúc tiết học để tạo nên không khí vui vẻ, hứng khởi hơn cho tiết học đó và cho những tiết học sau. 7. Ghi nhớ một số nguyên tắc bằng các câu vè, câu vần Các nguyên âm trong tiếng Anh: U, E, O, A, I → UỂ OẢI Thêm “es” các từ tận cùng bằng: X, S, O, CH, SH, Z Xuống Sông Ông Chẳng Shợ Zì Thứ tự của tính từ: Ông Sáu Ăn Súp Cua Ông Mập Phì Opinion – quan điểm: beautiful, terrible Size – kích cỡ: big, small, long, Age – độ tuổi: old, young, new, Shape – hình thể: cicular, square, fat, Color – màu sắc: orange, yellow, violet, Origin – nguồn gốc: Japanese, American, Material – chất liệu: stone, plastic, glass, Purpose – mục đích: teaching, cutting, cooking, 4 hướng Đông–Tây–Nam–Bắc: East–West–South–North ( Ít quá sao no) Dùng giới từ: Ngày ôm (ON), giờ ấp (AT), tháng năm iu (IN). IV. MỘT SỐ TẤM GƯƠNG SÁNG VƯỢT KHÓ HỌC GIỎI TIẾNG ANH Ngoại ngữ chính là cầu nối trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế giữa các quốc gia dân tộc, chính vì thế mà Bác Hồ đã không ngừng cố gắng, kiên trì để trau dồi vốn ngoại ngữ của mình, trong đó có tiếng Anh. Về việc học tiếng Anh, Bác không chỉ tự học mà còn dành số làm được để thuê giáo sư người Ý dạy thêm tiếng Anh vào cuối tuần. Với sự chăm chỉ và tận dụng nhiều cơ hội để học vì vậy Bác đã học được ngôn ngữ tiếng Anh và thực sự là một tấm gương học ngoại ngữ mà chúng ta cần học tập và noi theo. Ngoài ra cũng có nhiều tấm gương học sinh tiểu biểu, một trong số đó có bạn Nguyễn Thiên Phú (lớp 10 Chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Quốc Học-Huế). Phú là học sinh bị khuyết tật nhưng không nản chí mà còn vượt khó vươn lên học giỏi tiếng Anh và là học sinh tiêu biểu của năm. Phú là một tấm gương khiến mọi người không khỏi xúc động và thán phục. Hơn thế nữa, bạn từng giành giải Ba cấp tỉnh Olympic Tiếng Anh qua mạng, huy chương Đồng cấp quốc gia thi tiếng Anh qua mạng, giải Nhì học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh và chứng chỉ tiếng Anh Cambridge quốc tế cấp độ PET (B1) loại giỏi vào năm học lớp 9, .Khi được phỏng vấn về phương pháp học tập, câu trả lời của Phú là những phương pháp cực kì đơn giản nhưng lại hiểu quả như học bằng cách xem phim, nghe clip nhạc và đọc những câu chuyện được viết bằng tiếng Anh mà Phú thấy thích. V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: - Các bạn học sinh bớt đi phần nào căng thẳng, chán nản, uể oải trong giờ học, thay vào đó là sự hào hứng, vui vẻ và tràn đầy sự tự tin. - Không khí lớp học sôi nổi hơn. - Hiệu quả học tập cao hơn . * Hạn chế: - Sự hợp tác chưa cao, chưa phát huy cao được hiệu quả của các phương pháp. - Các phương pháp đưa chưa được phong phú. Trên đây là những ý kiến của tôi về đề tài “Đổi mới phương pháp học tập môn Tiếng Anh”. Có thể nó chỉ phù hợp với tôi hoặc phù hợp với nhiều bạn, nhưng dù nó đã hoàn hảo hay chưa thì tôi rất mong nhận được ý kiến từ các bạn để bản tham luận đầy đủ hơn. Cuối cùng, tôi xin chúc tất cả các bạn và thầy cô luôn mạnh khoẻ và thành công trong cuộc sống! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTieng Anh 10 Sach moi Tham luan doi moi phuong phap hoc tap mon Tieng Anh THPT Ninh Chau_12499556.docx
Tài liệu liên quan