Có ý kiến cho rằng không nên tách loại tranh chấp về sở hữu trí tuệ ra làm hai loại căn cứ vào việc xác định có hay không có mục đích lợi nhuận. Việc phân biệt như hiện nay dẫn đến sự phân loại tranh chấp, xác định thẩm quyền của Tòa án chưa rõ ràng. Thực tế ngày nay tri thức đã trở thành hàng hóa trực tiếp, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ sẽ ngày càng nhiều, ngày càng phức tạp và ngày càng gần gũi với các tranh chấp thương mại hơn (các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hầu hết là đều nhằm mục đích lợi nhuận). Do vậy, có ý kiến cho rằng nên gộp hai loại tranh chấp về sở hữu trí tuệ này thành một loại là tranh chấp về sở hữu trí tuệ và giao cho Tòa Kinh tế đồng thời đổi tên “Tòa Kinh tế” hiện nay thành “Tòa Thương mại và Sở hữu trí tuệ” như xu thế hiện nay của các nước trên thế giới.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3643 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thẩm quyền dân sự của toà án theo loại việc và tranh chấp kinh doanh thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lợi ích kinh tế trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương mại – các quan hệ có tính tài sản với mục đích kinh doanh kiếm lời. Trong đó, kinh doanh có thể hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản cuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi; còn thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Các tranh chấp kinh doanh , thương mại có đặc điểm sau Giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án, Luật sư Tony Thắng.
:
Tranh chấp về kinh doanh, thương mại nảy sinh trực tiếp từ các quan hệ kinh doanh và luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh. Đó là hệ quả phát sinh từ quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc giữa các bên liên quan với chủ thể kinh doanh trong quá trình tiến hành các mục đích nhằm mục đích sinh lợi .
Vấn đề giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại do các bên tranh chấp tự định đoạt (có thể giải quyết bằng nhiều cách khác nhau như thương lượng, hoà giải, trọng tài và toà án).
Các bên tranh chấp thương mại thường là chủ thể kinh doanh có tư cách thương nhân.
Tranh chấp kinh doanh thương mại là những tranh chấp mang yếu tố vật chất và thường có giá trị lớn .
Trong đó, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại toà án là hình thức giải quyết thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên phải chấp hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Trước ngày 01/01/2005, thủ tục tố tụng để giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại được giải quyết theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế có hiệu lực từ 01/7/1994, và từ 01/01/2005 thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại được qui định chung trong BLTTDS. BLTTDS năm 2004 ra đời đã khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Những nội dung chính về thẩm quyền dân sự của toà án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh thương mại.
Theo quy định tại điều 29 BLTTDS 2004 thì những loại việc tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của tòa án được chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Thứ hai, là các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau đều có mục đích lợi nhuận. Thứ ba, là nhóm tranh chấp kinh doanh, thương mại giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. Ngoài ra thì còn có những tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại.
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau
Theo quy định của pháp luật thì tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tổ chức phát sinh từ hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án khi những tranh chấp đó có đủ 3 điều kiện như sau:
- Một là, các tranh chấp này phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại phải có mục đích lợi nhuận. Dấu hiệu mục đích lợi nhuận của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh, thương mại được Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 giải thích là sự mong muốn của tổ chức, cá nhân đó là thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình cho dù thực tế có đạt được hay không.
- Hai là, các tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau đồng thời các cá nhân, tổ chức phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết số 01/2005/HĐTPTATC ngày 31/3/2005 về hướng dẫn một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS đã mở rộng thêm đối với những tranh chấp kinh doanh, thương mại mà một trong các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận cũng thuộc thẩm quyền cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án kinh tế. Có thể thấy, quy định này phù hợp hơn với quy định của Luật thương mại năm 2005.
- Ba là, các tranh chấp thuộc 14 lĩnh vực được quy định tại khoản 1 điều 29 BLTTDS, đó là: Mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện; đại lý;ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng, tư vấn; kỹ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm do, khai thác.
Hoạt động kinh doanh thương mại là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại, hoạt động này không chỉ dừng lại ở những hoạt động đã đăng ký mà nó còn bao gồm cả những hoạt động khác phục vụ cho việc thúc đẩy hay tạo điều kiện cho hoạt động đã đăng ký. Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn A được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Hoạt động của công ty A không chỉ dừng lại ở việc xây các công trình mà còn có thể bao gồm cả các hoạt động như mua nguyên vật liệu để sản xuất, xây dựng nhà kho, mua sắm trang thiết bị, thuê công nhân…Các hoạt động được ghi nhận tại khoản 1 điều 29 chính là cơ sở để phân định giữa quan hệ hợp đồng kinh doanh, thương mại với các quan hệ hợp đồng dân sự, lao động…
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
Trong điều kiện phát triển ngày một cao của khoa học công nghệ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày một gia tăng về số lượng, tinh vi về tính chất, nghiêm trọng về hậu quả. Để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, các điều ước quốc tế cũng đã ghi nhận nhiều biện pháp thực thi như biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, kiểm soát biên giới…Trong đó, thực thi bằng biện pháp dân sự có mục đích chủ yếu là nhằm khôi phục, khắc phục các thiệt hại để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người có quyền bị xâm phạm.
Trước yêu cầu hội nhập với thế giới, pháp luật TTDS Việt Nam cũng đã ghi nhận thẩm quyền dân sự cho tòa án để giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ (bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp), chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức.
Theo quy định của Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TAND-VKSND-BVHTT&DL ngày 03/04/2008, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ bao gồm các tranh chấp như tranh chấp giữa chủ đầu tư và người biểu diễn về quyền nhân thân, quyền tài sản; tranh chấp về quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp…Tuy nhiên, không phải tất cả các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ là loại vụ việc về kinh doanh thương mại. Một tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ còn có thể xác định là một tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo quy định của Khoản 4 Điều 25 BLTTDS. Vì vậy để phân biệt hai loại tranh chấp này pháp luật đã đưa ra dấu hiệu “mục đích lợi nhuận”. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 đã giải thích rõ: “Đối với các tranh chấp quy định tại khoản 2 điều 29 BLTTDS thì không nhất thiết đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có đăng ký kinh doanh mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợi nhuận thì đó là tranh chấp về dân sự quy định tại khoản 4 điều 25 BLTTDS”.
3.Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
3.1. Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty.
Tranh chấp giữa thành viên công ty và công ty là sự mâu thuẫn, bất đồng về ý chí giữa thành viên công ty với công ty. Tranh chấp phát sinh giữa công ty và thành viên công ty là tranh chấp thương mại khi các tranh chấp này được phát sinh liên quan đến các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 điều 29 BLTTDS 2004. Thông thường, các
tranh chấp này xuất phát từ các vấn đề sau:
- Về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp);
- Về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty;
- Về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty;
- Về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
3.2.Tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau.
Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên của công ty về giá trị phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên công ty; việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức công ty.
Nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty có tranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đó không liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao động, quan hệ dân sự (ví dụ tranh chấp về bảo hiểm xã hội, về trợ cấp cho người lao động, về hợp đồng lao động,…) thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 3 điều 29 BLTTDS.
4. Những tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại.
Hiện nay, các tranh chấp về kinh doanh, thương mại rất đa dạng và phong phú, khó có thể liệt kê hết được. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế luôn luôn vận động và phát triển, trong khi pháp luật lại mang tính ổn định tương đối. Do đó, pháp luật không thể dự báo và liệt kê hết các loại việc có thể nảy sinh trên thực tế. Chính vì vậy, khoản 4 điều 29 BLTTDS đã quy định, ngoài các tranh chấp đã nêu trên, còn có “các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định” thuộc thẩm quyền dân sự của toà án. Như vậy, đây là một điều luật “mở”, mang tính dự phòng, được xây dựng theo phương pháp liệt kê – một phương pháp xây dựng luật khá phổ biến tại Việt Nam. Các tranh chấp khác trong kinh doanh thương mại có thể ví dụ như tranh chấp phát sinh từ quan hệ ủy thác, giám định, đấu giá, đấu thầu, hay những tranh liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh...
III. Thực trạng pháp luật và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án theo loại việc trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
1. Thực trạng pháp luật tố tụng dân sự về thẩm quyền của Tòa án theo loại việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại
BLTTDS 2004 ra đời đã khắc phục được rất nhiều hạn chế của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, nó góp phần giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự một cách hiểu quả hơn. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thi hành BLTTDS cho thấy một số quy định của BLTTDS về thẩm quyền dân sự của toà án về tranh chấp kinh doanh, thương mại chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế, có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau…
Trên cơ sở tham khảo các bài viết, tài liệu, báo cáo tổng kết của ngành Toà án, nhóm chúng em xin đưa ra các ý kiến sau:
+ Tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS đã liệt kê những tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án. Hạn chế của phương pháp liệt kê này là sẽ không thể liệt kê đầy đủ những tranh chấp kinh doanh, thương mại nhất là trong nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và có sự tham gia của nhiều chủ thể và nhiều hành vi thương mại như ở Việt Nam hiện nay. Điều đó dẫn đến việc, nếu có những tranh chấp thuộc loại nằm ngoài các tranh chấp được liệt kê này thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết hay không? Ví dụ: tranh chấp về vận chuyển hàng hóa bằng đường ống…Ngược lại, nhiều loại tranh chấp cụ thể này đều có thể quy về loại tranh chấp “cung ứng dịch vụ” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 BLTTDS. Có ý kiến cho rằng cần nghiên cứu để bỏ phần liệt kê này và chỉ cần quy định “Các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là các tranh chấp kinh doanh, thương mại giữa các thương nhân với nhau” là đủ. Nhóm chúng tôi đồng ý với ý kiến này, tuy nhiên, để quy định như vậy, pháp luật cần làm rõ khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại. Ví dụ: có thể đưa ra một khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại với
hai dấu hiệu Thẩm quyền dân sự của toà án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại : Khoá luận tốt nghiệp / Nguyễn Đức Chiến; Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Triều Dương
:
- Tranh chấp kinh doanh, thương mại là tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh doanh, tranh chấp này phát sinh từ các hoạt động phục vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình kinh doanh.
- Một trong các bên chủ thể của tranh chấp phải là chủ thể kinh doanh. Đây là những chủ thể thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạng của quá trình đầu tư từ sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
+ Về khoản 2 Điều 29 BLTTDS: tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
Có ý kiến cho rằng không nên tách loại tranh chấp về sở hữu trí tuệ ra làm hai loại căn cứ vào việc xác định có hay không có mục đích lợi nhuận. Việc phân biệt như hiện nay dẫn đến sự phân loại tranh chấp, xác định thẩm quyền của Tòa án chưa rõ ràng. Thực tế ngày nay tri thức đã trở thành hàng hóa trực tiếp, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ sẽ ngày càng nhiều, ngày càng phức tạp và ngày càng gần gũi với các tranh chấp thương mại hơn (các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hầu hết là đều nhằm mục đích lợi nhuận). Do vậy, có ý kiến cho rằng nên gộp hai loại tranh chấp về sở hữu trí tuệ này thành một loại là tranh chấp về sở hữu trí tuệ và giao cho Tòa Kinh tế đồng thời đổi tên “Tòa Kinh tế” hiện nay thành “Tòa Thương mại và Sở hữu trí tuệ” như xu thế hiện nay của các nước trên thế giới.
+ Về khoản 3 Điều 29 BLTTDS:
Thực tiễn xét xử trong thời gian qua cho thấy loại án này ngày càng nhiều và rất phức tạp. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của Công ty theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLTTDS đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 khá cụ thể nên giúp cho Tòa án phân định rõ các loại tranh chấp kinh doanh thương mại khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần làm rõ:
◊ Cụm từ “liên quan đến việc thành lập, hoạt động…” có nghĩa rất rộng, nên các Tòa án địa phương gặp lúng túng và nhầm lẫn trong việc xác định các loại tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động nói ở điểm c tiểu mục 3.5 Nghị quyết số 01/2005 nêu trên là tranh chấp thương mại (như các trường hợp: Công ty khởi kiện đòi lại con dấu của Công ty do thành viên của Công ty - lãnh đạo của Công ty nhiệm kỳ trước - không chịu giao con dấu cho lãnh đạo mới của Công ty; thành viên Công ty cho Công ty vay tiền nay khởi kiện đòi nợ; Công ty khởi kiện đòi thành viên của Công ty thực hiện nghĩa vụ khoán trong kinh doanh. . .). Vì vậy, cần nghiên cứu để sửa lại quy định này cho rõ ràng hơn.
◊ Trong trường hợp cá nhân đã nộp tiền mua phần vốn góp của thành viên Công ty nhưng chưa được đăng ký để trở thành thành viên Công ty TNHH, nay có tranh chấp thì có là tranh chấp giữa thành viên Công ty với Công ty hoặc giữa thành viên Công ty với nhau không hay tranh chấp giữa cá nhân với công ty? Có quan điểm cho rằng đây là tranh chấp về mua bán phần vốn góp giữa cá nhân người mua với Công ty hoặc giữa cá nhân người mua với cá nhân khác là thành viên của Công ty chứ không phải là tranh chấp giữa thành viên Công ty với Công ty hoặc giữa các thành viên của Công ty với nhau, vì cá nhân người mua trên chưa là thành viên của Công ty. Vấn đề này chiếu theo quy định của BLTTDS thì có được coi là tranh chấp kinh doanh, thương mại hay không? Hay như trường hợp công ty thuê người là Giám đốc nay thành viên công ty khởi kiện Giám đốc bồi thường do quản lý kém, không hoàn thành nhiệm vụ - tranh chấp này có được coi là tranh chấp giữa các thành viên công ty hay không?
◊ Về tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, việc áp dụng trên thực tế còn nhiều lúng túng khi các tòa án xác định có phải là tranh chấp kinh doanh thương mại giữa thành viên công ty với công ty không. Ví dụ, trong quá trình điều hành hoạt động của công ty, lợi dụng cương vị quản lý của mình, giám đốc Công ty đã chiếm dụng vốn của Công ty để sử dụng cho hoạt động kinh doanh riêng của mình (không thuộc trường hợp chiếm đoạt được quy định trong Bộ luật hình sự), Công ty khởi kiện vụ án để đòi lại số tiền bị chiếm thì có phải là loại tranh chấp kinh doanh thương mại giữa thành viên công ty với công ty không? Có ý kiến nhận định rằng đây là tranh chấp dân sự về vay, mượn tài sản chứ không thuộc loại tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLTTDS. Chính vì vậy, cần có hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này.
+ Theo quy định, trong một thời hạn nhất định, cổ đông, thành viên hội đồng quản trị... có quyền yêu cầu tòa án xem xét, hủy bỏ quyết định của đại hội đồng cổ đông... Một số ý kiến nói yêu cầu này là loại việc kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa bằng một vụ án kinh doanh, thương mại tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự. Nhưng nhiều ý kiến khác lại bảo đây là loại việc dân sự (yêu cầu về kinh doanh, thương mại) thuộc thẩm quyền của tòa theo quy định tại khoản 4 Điều 40 bộ luật trên. Nhóm chúng tôi cho rằng, đây là loại việc dân sự. Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn và để áp dụng một cách thống nhất thì cũng cần có quy định rõ ràng hơn.
+ Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, chia tách... của trường dạy nghề, trường dân lập, trường tư thục, các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực chứng khoán, hợp tác xã... cũng còn gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ những vấn đề trên chưa được nêu trong Luật doanh nghiệp 2005. Nhiều tòa đã lúng túng khi xác định quan hệ tranh chấp cũng như việc áp dụng văn bản pháp luật. Có quan điểm cho rằng đây là tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau nhưng vấn đề đặt ra là áp dụng Luật Doanh nghiệp hay áp dụng các Luật chuyên ngành? Chẳng hạn trường hợp trường tư thục, trường dân lập, Luật giáo dục có quy định về quyền sở hữu tài sản, rút vốn, chuyển nhượng vốn nhưng không quy định các trường này theo mô hình như trong Luật doanh nghiệp. Nếu thụ lý, giải quyết theo Luật doanh nghiệp (coi các trường trên là công ty TNHH) thì các thành viên không được rút vốn mà chỉ có quyền mua lại, chuyển nhượng vốn góp mà thôi...
Các vấn đề nêu trên cần phải quy định rõ hơn trong BLTTDS và trước mắt cần phải có văn bản hướng dẫn để thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật, hướng dẫn để thống nhất xử lý giữa các toà, tránh chuyện tòa này áp dụng luật chung, tòa kia áp dụng luật chuyên ngành.
2. Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy đinh pháp luật về thẩm quyền của Tòa án theo loại việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
+ Hoàn thiện các quy định của pháp luật: cần tiến hành rà soát sửa đổi, bổ sung thêm các quy định còn thiếu sót trong hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền của Tòa án trong lĩnh vực này (như đã phân tích ở trên), từ đó kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm áp dụng thống nhất và tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại
+ Thực hiện tăng cường thẩm quyền của TAND cấp huyện.
Trong những năm qua, số lượng vụ án mà TAND cấp Tỉnh phải giải quyết khá lớn, điều này đã tạo sức ép cho Tòa án Tỉnh, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tồn đọng các vụ án. Để có thể giải quyết tốt các tranh chấp kinh doanh, thương mại như đã phân tích ở trên, cần tăng cường thẩm quyền cho TAND cấp huyện để đảm bảo các tranh chấp kinh doanh, thương mại được giải quyết kịp thời, đầy đủ.
+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng để thực hiện đề án thành lập Tòa khu vực.
Thực tiễn xét xử cho thấy, số lượng và tính chất các vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại ở địa phương nào cũng giống nhau. Trong khi ở các thành phố lớn và khu vực kinh tế phát triển, các tranh chấp kinh doanh thương mại xảy ra nhiều và có tính chất phức tạp, tạo áp lực lớn cho Tòa án thì lại có những địa phương nhiều năm liền không có tranh chấp kinh doanh, thương mại nào. Xuất phát từ thực tiễn địa phương đó kinh tế phát triển chậm, đời sống ở mức đói nghèo, ở các vùng xâu vùng xa…Các quan hệ kinh doanh, thương mại không nhiều, từ đó số lượng tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng ít. Nếu chúng ta vẫn áp dụng cách thức tổ chức của hệ thống Tòa án như hiện nay: ở mỗi tỉnh và mỗi huyện đều có TAND. Cách thức tổ chức như vậy sẽ là một sự lãng phí về nhân lực cũng như lãng phí về vật chất.
Thay vào đó, ở một số vùng, một số địa phương nhất định có thể tổ chức các Tòa án khu vực. Tòa này sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại (thậm chí là các vụ dân sự, hình sự…) trên phạm vi một vài huyện. Việc nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu được giao cho ban Tư pháp của các xã. Các Tòa án này có thể kết hợp với việc xét xử lưu động nhằm tạo điều kiện cho đương sự cũng như nâng cao ý thức pháp luật của người dân ở những vùng có điều kiện khó khăn.
+ Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ Thẩm phán
Qua báo cáo của TANDTC những năm trước đây chúng ta thấy rằng việc thiếu cán bộ lãnh đạo ở một số Tòa án địa phương đã ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng xét xử của Tòa án. Trong năm 2009 Tòa án các cấp đã tuyển dụng mới 744 cán bộ, chủ yếu là tuyển dụng cho các chức danh tư pháp; Tòa án nhân dân tối cao đã xây dựng Đề án biên chế của ngành Tòa án nhân dân và được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua, theo đó tổng biên chế của ngành Tòa án nhân dân được tăng thêm 1500 người. Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức các hội nghị để lấy ý kiến các Tòa án địa phương về tiêu chí, căn cứ phân bổ biên chế, trên cơ sở đó đã quyết định phân bổ biên chế cho các đơn vị trong tòa ngành và hướng dẫn các Tòa án địa phương xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ và bổ nhiệm Thẩm phán.
+ Ban hành nhiều án lệ
Hiện nay, mỗi năm TANDTC có ban hành các tuyển tập “Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm pháp Toà án nhân dân tối cao”. Tuy nhiên, số các bản án được đưa ra còn ít. Thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án các cấp cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến có sai lầm trong các bản án, quyết định dân sự là việc Thẩm phán hiểu và vận dụng pháp luật khi xét xử có những điểm chưa đầy đủ và chưa phù hợp với thực tiễn, trong khi đó công tác hướng dẫn, giải thích pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và của Toà án nhân dân tối cao lại không kịp thời hoặc chỉ hướng dẫn dưới dạng công văn, kết luận của Chánh án tại Hội nghị tổng kết, nên tính ổn định của các hướng dẫn đó rất hạn chế và không có tính pháp lý bắt buộc. Vì vậy, bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật sao cho phù hợp thực tiễn, cần nghiên cứu và ban hành các tập án lệ. Đây chính là tài liệu để cho Tòa án các cấp vận dụng khi xét xử những vụ án có nội dung tương tự, đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật và xét xử thống nhất.
KẾT LUẬN
Mấy năm trở lại đây, do những diễn biến phức tạp của đời sống xã hội nên các tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Năm 2005, toà án đã giải quyết được 1223 vụ trong tổng số 1495 vụ việc tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại và yêu cầu phá sản; năm 2006 là 2274/2866 vụ việc; năm 2008 là 5343/6034 vụ việc cho đến năm 2009 số vụ việc được giải quyết lên đến hơn 8000 vụ. Có thể nói, đó là một con
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thẩm quyền dân sự của toà án theo loại việc và tranh chấp kinh doanh thương mại.doc