Thần học giải phóng Châu Á- Thử đề nghị một hướng đi thần học tại Việt Nam

Trong việc suy tư thần học, trào lưu Thần học giải phóng dùng tới ba "dụng cụ" chính yếu như sau: trung gian phân tích xã hội (Socio-analytical Mediation), trung gian thông diễn học (Hermeneutical Mediation) và trung gian thực hành (Practical Mediation). Ðây chính là điều mà những nhà thần học giải phóng như Leonardo & Clodovis Boff, cũng như J. Dupuis và Phan Ðình Cho sau này, đã rút ra được khi trình bày và diễn giải về phương pháp luận của Thần học giải phóng. Linh mục Phan Ðình Cho còn nhận định thêm rằng, mặc dù Thần học giải phóng phát xuất từ Châu Mỹ La Tinh và đã lan rộng tới những châu lục khác để trở nên những loại thần học giải phóng ít nhiều có khác biệt nhau; nhưng điều nối kết chúng lại để trở nên một trào lưu thần học là phương pháp thần học của chúng [35]. Sau đây, chúng ta sẽ trình bày chi tiết hơn về ba trung gian này, vốn tương ứng với ba giai đoạn kế tiếp nhau thường được sử dụng trong công tác mục vụ: xem - xét - làm (see, judge, act) khi đứng trước một bối cảnh cụ thể.

docx95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thần học giải phóng Châu Á- Thử đề nghị một hướng đi thần học tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề của con người. Tại Medellín, các giám mục đã biểu lộ lòng can đảm mẫu mực khi các ngài nỗ lực đạt tới mục tiêu của Công Ðồng qua việc mở ra những viễn tượng mới cho thực hành mục vụ của Giáo Hội. Nỗ lực của các ngài có tính thiết thực, vì bất chấp những dị biệt đã được nhận biết giữa các quốc gia Châu Mỹ La Tinh với nhau, các ngài đã nhận thức được  hiện trạng cụ thể của lục địa này. Những nét chung của bối cảnh Châu Mỹ La Tinh được nhận diện như sau: là thuộc địa cũ; chịu ảnh hưởng lâu dài của Kitô giáo "nhập cảng" từ Phương Tây; có những cách biệt xã hội sâu xa và ở dưới mức phát triển; sự nghèo khổ phi nhân bản của quần chúng nhân dân; chịu áp bức của các thể chế chính trị và phụ thuộc kinh tế vào láng giềng hùng mạnh ở phương Bắc. Hội nghị Medellín đưa ra tuyên bố về sự thay đổi xã hội và cải cách chính trị, kết án chủ nghĩa Thực dân mới, dấn thân với người nghèo trong một chọn lựa ưu tiên (preferential option for the poor), và đưa ra những qui luật cho việc thực hành mục vụ cho quần chúng. Vì thế, Hội nghị đã có ảnh hưởng sâu xa tới một tiến trình vốn dẫn đưa tới một sự phát triển của một dự phóng thần học mới bao trùm lên toàn bộ lục địa này. Trong những năm sau Hội nghị Medellín, những cộng đoàn cơ bản (base communities) nở rộ khắp Châu Mỹ La Tinh. Ðây là những cộng đoàn Kitô hữu cơ bản, chủ yếu gồm những giáo dân thuộc tầng lớp thấp trong xã hội. Những giáo dân này  cùng đọc Kinh Thánh chung với nhau một hay hai lần trong tuần và áp dụng việc đọc này vào cuộc sống hàng ngày cũng như vào các hoàn cảnh xã hội của họ. Những kinh nghiệm mục vụ với các cộng đoàn Kitô hữu cơ bản này đã giúp ích linh mục Gutiérrez rất nhiều trong công tác suy tư thần học giải phóng của mình. Trên đây là những nét phác hoạ về bối cảnh tổng quát cũng như bối cảnh đặc thù của Châu Mỹ La Tinh trong thập niên 60' vừa qua. Chính trong bối cảnh này, Thần học giải phóng đã được khai sinh với gương mặt tiêu biểu là linh mục người Peru, Gustavo Gutiérrez. Bên cạnh G. Gutiérrez sẽ xuất hiện những nhà thần học giải phóng khác như Clodovis Boff, Leonardo Boff, Jon Sobrino, Juan Luis Segundo ... để đưa Thần học giải phóng Châu Mỹ La Tinh trở thành một trào lưu thần học mới. Trong phần trình bày tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích phương pháp thần học của Thần học giải phóng Châu Mỹ La Tinh  cũng là phương pháp luận của trào lưu Thần học giải phóng nói chung. II- Thần học giải phóng, một cách thức suy tư thần học mới 1- Thần học giải phóng, một cách thức làm thần học mới Cuộc tranh luận đầu tiên có tính hệ thống của dự phóng Thần học giải phóng là cuốn sách Teología de la liberación (1971) của Gustavo Gutiérrez, vốn được soạn lại từ bài báo hai năm trước đó của vị này. Từ quan điểm này, một loại thần học mới đã được phổ biến nhanh chóng và chẳng bao lâu được mở rộng  trong một loạt các bài viết của ông.  Sau khi đã phát triển, Thần học giải phóng đã mặc nhiều hình thức khác nhau. Trong thực tế, theo ý kiến của J.L. Segundo, có thể phân chia Thần học giải phóng ở Châu Mỹ La Tinh thành hai hình thức: hình thức thứ nhất vẫn có tính chất ưu tuyển, chủ yếu được thấy trong các trường đại học; và hình thức thứ hai, phát triển trong quần chúng nhân dân và với quần chúng nhân dân như là nền tảng của mình. Hình thức thứ hai dấn thân hơn vào nhận thức đổi mới về văn hoá truyền thống và đặc biệt về tôn giáo bình dân. Sau đó, khi lan truyền từ Châu Mỹ La Tinh sang các lục địa khác, Thần học giải phóng tiếp tục mang những hình thức mới. Tại những khu vực thuộc của Thế giới thứ ba, Thần học giải phóng mặc lấy những hình thức của Châu Phi và Châu Á. Tại Phương Tây, Thần học giải phóng được lan rộng trong những khối thiểu số bị áp bức như những người da đen tại Hoa Kỳ và những người ủng hộ phong trào nữ quyền. Bất kể những hình thức khác nhau cũng như những đặc thù riêng biệt của các phát ngôn viên chủ chốt của nó, Thần học giải phóng luôn được nhìn nhận như một thần học mới mẻ và độc đáo. Ðể đưa ra phương pháp thần học mới của mình, Thần học giải phóng tiến hành phê bình trào lưu Thần học Tây Phương. Mặc dù có những ảnh hưởng không thể chối cãi của Thần học Tây Phương nơi mình (vì hầu hết các nhà thần học giải phóng được đào tạo chủ yếu tại Tây Phương), Thần học giải phóng vẫn tuyên bố thẳng thừng về những điểm khác biệt với Thần học Tây Phương một cách chính đáng. Thần học giải phóng không chỉ tuyên bố về những khác biệt, nhưng nó còn khẳng quyết mình đối lập với với Thần học Tây Phương, thậm chí tự  mình là một loại thần học tiến bộ hơn nữa. Lý do là Thần học Tây Phương có cơ sở dựa trên một nữa thành phần của xã hội và đã được phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử  đối lập. Ngược lại, Thần học giải phóng Châu Mỹ La Tinh được làm "từ  phía dưới của lịch sư " có nghĩa là từ quan điểm của tầng lớp nhân dân bị áp bức và tại tâm điểm của sự phát triển lịch sử của nhân dân. Thần học giải phóng lấy khởi điểm từ quần chúng bị áp bức. Ðây là những người "vô nhân vị" (nonperson, tức những người nhận thấy mình bị từ chối nhân phẩm và các loại nhân quyền cơ bản; nói chung, là những con người không được nhìn nhận theo nhân phẩm của mình), như Gutiérrez đã gọi như thế; nhưng những người này thiết lập nên dân tộc có niềm tin trong một tiến trình của sự giải phóng nhân loại. Ngay  cả Thần học chính trị mới mẻ kiểu  Âu Châu cũng không được miễn thứ khỏi sự phê bình, vì Thần học này đã phát triển trong một viễn tượng khác và bối cảnh khác và Thần học chính trị không giải quyết được thực tại xã hội của Thế giới thứ ba. Ðâu là điều làm cho Thần học giải phóng trở nên mới mẻ và thu hút sự chú ý của giới suy tư thần học ? đó là cách thức làm thần học mới của Thần học giải phóng, chứ không phải đưa ra một hình thức mới của thần học; nghĩa là Thần học giải phóng không giải quyết một đối tượng mới hay một đề tài mới. Bởi vì, suy cho cùng, Thần học giải phóng cũng chỉ là một "chủng loại" trong sự  đa dạng của thần học, như là thần học về các thực tại trần thế, về niềm hy vọng, về chính trị, về cách mạng, về sự tục hoá. Gutiérrez tuyên bố rằng,  "Thần học giải phóng không cống hiến nhiều về một chủ đề mới cho sự suy tư cho bằng cống hiến một cách thức làm thần học mới". Nó trình bày một "chân trời" mới mẻ và khác biệt (L. Boff), một "thái độ của tâm trí hay một cách thức suy tư mới về đức tin" (C. Boff) trong những hạn kỳ của hoàn cảnh lịch sử. Mục đích đầu tiên của Thần học giải phóng là "giải phóng chính thần học" (J.L Segundo) khỏi vị trí ưu tú trong xã hội và khỏi đặc tính khoa bảng của nó; để nhờ đó,  nó có thể dấn thân vào một tiến trình có tính chất giải thích và phê bình tại một giao điểm lịch sử đặc thù và trên nền tảng của một thực hành giải phóng. Vì thế,  Gutiérrez định nghĩa Thần học giải phóng như "một suy tư có tính phê bình về thực hành giải phóng trong ánh sáng của đức tin" [32]. Tóm lại, Thần học giải phóng có được tính cách mới mẻ hệ tại ở cách thức "làm" thần học, chứ không vì nội dung của nó. Tính cách mới mẻ của thần học giải phóng chính là phương pháp luận. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào chi tiết phương pháp luận của Thần học giải phóng Châu Mỹ La tinh và cũng là của Thần học giải phóng nói chung. 2- Phương pháp luận của Thần học giải phóng a- Một cái nhìn tổng quát về phương pháp luận trong thần học Cách đây không lâu lắm, phương pháp thần học được gọi là tín lý (dogmatic) chiếm ưu thế trong thần học. Khởi điểm của phương pháp này là những tuyên bố tín lý của Giáo Hội. Như một tiến trình  trở ngược lại (a process of retrojection),  nội dung của những tín điều này sẽ được tìm kiếm xác minh trong các đoạn Kinh Thánh đã được chọn cho mục  đích này. Khi sự xác minh này được thực hiện, phương pháp tín lý tiếp tục đào sâu hơn ý nghĩa của những dữ  kiện tín lý, với mong muốn khởi đi từ những đoạn Kinh Thánh này để đi đến những kết luận thần học xa hơn và chính xác hơn. Ngày hôm nay, chúng ta đã biết rõ những giới hạn và nguy hiểm của phương pháp thần học này nên không cần thiết phải nhấn mạnh tới nữa. Phương pháp tín lý hầu như bị chỉ trích vì đặc tính trừu tượng của nó: càng nhiều diễn dịch được rút ra từ những nguyên lý trừu tượng, càng có nguy cơ bị cắt rời khỏi thực tế. Hơn nữa, trong tất cả nỗ lực thần học của phương pháp tín lý, sứ điệp được mặc khải trong Kinh Thánh chẳng có được một chỗ thích đáng nào. Lý do nói trên cho thấy tại sao phương pháp tín lý được  một phương pháp mới thay thế, phương pháp căn nguyên (genetic), vốn đã được Công Ðồng Vatican II giới thiệu trong Sắc lệnh về đào tạo linh mục, Optatam Totius, số 16. Phương pháp này khởi đi từ những dữ kiện được mặc khải, sau đó trình bày cho thấy những dữ kiện này được hiểu và giải thích như thế nào trong suốt lịch sử, trong truyền thống của các Giáo phụ và truyền thống của các Công Ðồng, và đi xuyên suốt qua các trường phái thần học và các tác giả đương đại. Như thế, phương pháp này đi theo hướng phát triển của suy tư thần học về một đề tài đức tin đặc biệt nào đó, để cuối cùng đạt tới được  những vấn đề mà những dữ kiện đã có được từ nhiều thế kỷ trước đó hay vẫn được đặt ra tới ngày hôm nay. Phương pháp căn nguyên có thuận lợi là được khởi hứng từ việc nghiêm túc quay về các nguồn Kinh Thánh và Giáo phụ; tuy nhiên,  phương pháp căn nguyên này có nguy cơ về việc thừa nhận một cách rất hạn hẹp về một khái  niệm của sự tiến triển tín lý trong những dữ kiện Kinh Thánh, và còn hơn thế nữa trong truyền thống hậu Kinh Thánh. Một khái niệm về tiến trình liên tục như thế trong một định hướng trực tiếp hẳn là một sự đơn giản hoá lịch sử. Sự đơn giản này thường không biện minh được sự phức tạp của các dữ kiện. Chúng ta nhận thấy rằng, mặc dù hai phương pháp này khác nhau về khởi điểm, phương pháp thần học tín lý  là các tuyên bố tín lý, phương pháp thần học căn nguyên là những dữ kiện Kinh Thánh; nhưng chúng đều có đặc tính chung là diễn dịch về mặt nguyên tắc. Chúng đều đi từ những tuyên bố căn bản đến những kết luận, từ những điều đã biết rõ tới những điều ít được biết hơn. Tiến trình hệ tại ở việc bắt đầu với những nguyên lý tổng quát để đạt tới những áp dụng cụ thể vào những vấn đề của ngày hôm nay. Một sự thay đổi hoàn toàn về phương pháp luận khi Hiến chế Gaudium et Spes của Công Ðồng Vatican II sử dụng phương pháp qui nạp vốn khác hẳn với hai phương pháp có tính diễn dịch nói trên. Ðây không còn là vấn đề đi từ những nguyên lý tới những áp dụng cụ thể, nhưng trong hướng ngược lại. Hiến chế lắng nghe thế giới ngày nay với những vấn đề của nó, học hỏi cách thức đọc ra "những dấu chỉ thời đại" trong những khát vọng của nhân loại ngày nay; sau đó, Hiến chế tìm cách soi sáng những vấn đề này và đáp trả những khao khát này trong ánh sáng của sứ điệp Phúc Âm.  Hẳn là thích hợp khi chúng ta gọi Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes là một hiến chế khai mở một thể loại trình bày mới trong các văn kiện Công Ðồng; và là một cột mốc quan trọng để giai đoạn hậu Công Ðồng qui chiếu tới như một khởi điểm trong phương pháp thần học mới mẻ [33]. Tính cách mới mẻ hệ tại ở việc đi từ một phương pháp diễn dịch sang phương pháp qui nạp. Phương pháp qui nạp khởi đi từ thực tại như đã được con người ngày hôm nay đã kinh nghiệm về những vấn đề mà thực tại này đặt ra, nhằm tìm kiếm một giải pháp Kitô giáo trong ánh sáng của sứ điệp được mặc khải và xuyên qua suy tư thần học. Sự thay đổi  chiều hướng trong tiến trình suy tư thần học như thế đã mở ra một hướng mới trong việc nghiên cứu thần học. Nắm bắt ngay phương pháp qui nạp do Công Ðồng Vatican II đề xướng, Thần học giải phóng tiến hành nhiệm vụ giải thích mặc khải trong truyền thống sống động của Giáo Hội trong thời điểm lịch sử hiện tại và trong bối cảnh cụ thể. Ðể thực hiện việc giải thích này, Thần học giải phóng đã dùng tới ba trung gian (mediation) như sau. Trung gian phân tích xã hội (Socio-analytical Mediation), hay còn được gọi là phân tích lịch sử (Historico-anlytical), thực hiện trong  lãnh vực thế giới của những con người bị áp bức để tìm hiểu nguyên nhân họ bị áp bức. Trung gian thông diễn học (Hermeneutical Mediation) thực hiện trong lãnh vực của thế giới thuộc về Thiên Chúa, nhằm nhận định đâu là kế hoạch của Thiên Chúa cho người nghèo. Trung gian thực hành (Practical Mediation) thực hiện trong lãnh vực hành động nhằm cố gắng khám phá những hướng hành động cần phải theo, để chiến thắng áp bức theo như kế hoạch của Thiên Chúa [34]. Do việc giải thích này tiến hành sau khi đã thực hành, nên tiến trình Thần học  giải phóng gồm hai giai đoạn: dấn thân vào thực tế và suy tư thần học, trong đó việc dấn thân đi trước việc suy tư thần học. Giai đoạn đầu là khởi điểm cho giai đoạn suy tư về sau. b- Khởi điểm của Thần học giải phóng Châu Mỹ La Tinh Ở giai đoạn đầu của tiến trình Thần học giải phóng, Thần học giải phóng Châu Mỹ La Tinh xác định lập trường dấn thân của mình khi chọn khởi điểm là bối cảnh nghèo đói của quần chúng nhân dân. Như đã được trình bày trong phần bối cảnh Châu Mỹ La Tinh, tình trạng lệ thuộc kinh tế đã dẫn tới sự nghèo đói tột cùng của đông đảo quần chúng Châu Mỹ La Tinh. Chính sự lệ thuộc sâu xa và có tính thể chế này đã làm nảy sinh khao khát được giải phóng nơi nhân dân Châu Mỹ La Tinh. Do đó, Thần học giải phóng Châu Mỹ La Tinh nhận thấy  cần phải hành động để để xoá bỏ những cơ cấu gây nên áp bức và bóc lột trong xã hội. Ðây là điều cần thiết vì sứ mạng cứu độ của Ðức Giêsu cũng bao hàm giải phóng về mặt xã hội. Từ quan điểm thực hành này, chúng ta có thể khẳng định rằng, khởi điểm của Thần học  giải phóng Châu Mỹ La Tinh là tình trạng quần chúng nhân dân nghèo khổ bị áp bức bóc lột ở Châu Mỹ La Tinh đang cần được giải phóng. Một cách tổng quát hơn, khởi điểm của trào lưu Thần học giải phóng là thực tại áp bức trong đó có những con người đang sống trong sự áp bức dưới hình thức này hay hình thức khác; thực tại áp bức này phải được xoá bỏ để đem lại sự giải phóng cho con người bị áp bức. Khởi điểm của trào lưu Thần học giải phóng là hưởng ứng lại lập trường "chọn lựa ưu tiên đứng về phía người nghèo" của Giáo Hội. Người nghèo không phải là những cá nhân đơn lẻ nhưng là quần chúng nghèo trong Thế giới thứ ba. Sự chọn lựa này giả định một kinh nghiệm thiêng liêng về việc gặp gỡ Thiên Chúa trong những quần chúng nghèo này; kinh nghiệm trở nên động lực  của mọi nỗ lực thần học của Thần học giải phóng. Thần học giải phóng là thần học của một Giáo Hội tự dấn thân vào thừa tác vụ mục vụ giải phóng trên thế giới. Do đó, suy tư của Thần học giải phóng là bước thứ hai của việc dấn thân có trước vào cuộc đấu tranh để giải phóng người nghèo. c- Phương pháp luận đặc thù của Thần học giải phóng Trong việc suy tư thần học, trào lưu Thần học giải phóng dùng tới ba "dụng cụ" chính yếu như sau: trung gian phân tích xã hội (Socio-analytical Mediation), trung gian thông diễn học (Hermeneutical Mediation) và trung gian thực hành (Practical Mediation). Ðây chính là điều mà những nhà thần học giải phóng như Leonardo & Clodovis Boff, cũng như J. Dupuis và Phan Ðình Cho sau này, đã rút ra được khi trình bày và diễn giải về phương pháp luận của Thần học giải phóng. Linh mục Phan Ðình Cho còn nhận định thêm rằng, mặc dù Thần học giải phóng phát xuất từ Châu Mỹ La Tinh và đã lan rộng tới những châu lục khác để trở nên những loại thần học giải phóng ít nhiều có khác biệt nhau; nhưng điều nối kết chúng lại để trở nên một trào lưu thần học là phương pháp thần học của chúng [35]. Sau đây, chúng ta sẽ trình bày chi tiết hơn về ba trung gian này, vốn tương ứng với ba giai đoạn kế tiếp nhau thường được sử dụng trong công tác mục vụ: xem - xét - làm (see, judge, act) khi đứng trước một bối cảnh cụ thể. Ở trung gian thứ nhất, Thần học giải phóng phải được bắt đầu với việc được thông tin về những điều kiện thực tế của người nghèo, về những hình thức của sự đàn áp, cũng như những nguyên nhân của sự đàn áp này. Ðể phân tích, các nhà thần học giải phóng đã nhờ tới những khoa học xã hội. Việc phân tích lịch sử và xã hội như thế là một phần của tiến trình thần học, và là một giai đoạn không thể thiếu của tiến trình này. Loại phân tích này dẫn tới  một cách thức giải thích "biện chứng" về nghèo đói và áp bức, một cách chính danh, nghèo đói là sản phẩm lịch sử của một hệ thống kinh tế và xã hội vốn dựa trên sự  khai thác một giai cấp này để đem lại lợi nhuận cho một giai cấp khác. Ðây là một hiện tượng có tính tập thể và tính xung đột vốn chỉ có thể được loại trừ qua việc thay thế một hệ thống xã hội bất công bằng một hệ thống công bằng khác; hoặc nói cách khác, bằng một sự biến đổi tận căn những nền tảng của hệ thống kinh tế và xã hội. Cách thế phân tích xã hội được Thần học giải phóng Châu Mỹ La Tinh thực hiện là chính phương pháp phân tích xã hội của Chủ nghĩa Mác. Sau đó, trào lưu Thần học giải phóng đã không e ngại việc sử dụng cách phân tích này như  một khí cụ trong chừng mực cách thức này có thể giải thích những hiện trạng nghèo đói và những nguyên nhân cơ cấu của những hiện trạng này. Khi những nhà thần học giải phóng sử dụng cách tự do và chọn lọc cách thức phân tích của Mác-xít, họ đã đứng trước "búa rìu dư luận" trong Giáo Hội lên án chống lại họ, nào là họ đã đầu hàng trước ý thức hệ của Mác, nào là họ đã nhượng bộ chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thực ra, những nhà thần học giải phóng có ý định vay mượn nơi Chủ nghĩa Mác một số "dấu chỉ có tính phương pháp" vốn hữu dụng trong việc phân tích, ví dụ như tầm quan trọng của nhân tố kinh tế, sự đòi hỏi phải chú ý tới cuộc đấu tranh giai cấp và chú ý tới quyền lực mà các ý thức hệ, kể cả ý thức hệ tôn giáo, đã dùng để khuynh đảo nhân dân. Dù sao, các nhà thần học giải phóng  cần phải có một thái độ phê bình dứt khoát với Chủ nghĩa Mác, vốn là một ý thức hệ vô thần và duy vật. Như thế, họ mới không bị đặt vào vị thế chông chênh khi lựa chọn cách thức phân tích của chủ nghĩa Mác đồng thời phải từ chối ý thức hệ Mác xít. Ở trung gian thứ hai, hay giai đoạn thứ hai, của việc nghiên cứu thần học là trung gian có tính thông diễn học. Một khi hoàn cảnh áp bức và những cơ chế hoạt động trong hoàn cảnh đó đã được nhận diện, sẽ nảy sinh câu hỏi sau đây: Lời Chúa nói gì về hoàn cảnh này ? Mục đích của trung gian này là nhìn tiến trình của sự áp bức và sự giải phóng  trong ánh sáng của đức tin. Ðể làm được điều này, Thần học giải phóng áp dụng một loại "Thông diễn học về sự giải phóng", nghĩa là một cách thức mới đọc Kinh Thánh trong một hoàn cảnh của sự áp bức đã kinh nghiệm được. Việc đọc Kinh Thánh như thế dựa trên những đề tài lớn của Cựu Ước và Tân Ước vốn có liên quan và có sự hài hoà tới chủ thể đọc, đó là: Thiên Chúa là Ðấng giải phóng dân tộc bị áp bức của Ngài; nơi các sách ngôn sứ, có những quyền lợi của người nghèo và những đòi hỏi công bằng; sứ điệp của một thế giới mới; Nước Thiên Chúa cho người nghèo; hoạt động giải phóng của Ðức Giêsu và khía cạnh chính trị của hoạt động này; sứ mạng của Giáo Hội  tiếp nối sứ mạng của Ðức Giêsu. Việc đọc này phải trung thành với sứ điệp căn bản của mặc khải; đồng thời, bối cảnh giải thích của việc đọc này lại giúp khám phá ra ý nghĩa mới mẻ của sứ điệp. Ðể hiểu ý nghĩa mới mẻ này, người ta phải dựa vào mặc khải của Thiên Chúa để nói lên toàn thể tính  của những tương quan cá vị. Ðây là những tương quan mà Thiên Chúa đã cùng với nhân loại đi vào trong suốt dòng lịch sử; để rồi ngày hôm nay hành động này tiếp tục trong lịch sử của sự giải phóng và của ơn cứu độ mà mỗi dân tộc được hứa ban. Ðiều này cho phép khoa Thông Diễn Học về sự giải phóng  có thể giải thích được những bản văn Kinh Thánh nền tảng  trong ánh sáng của một hoàn cảnh đã kinh nghiệm được và của một thực hành giải phóng; nghĩa là thời điểm nối kết hiện tại  đã giúp soi sáng để "ý nghĩa được gìn giữ" (the reserve of meaning) trong những bản văn Kinh Thánh (theo cách nói của J.S. Croatto) được nổi bật lên. Trong cách thức này, Lời Thiên Chúa vẫn duy trì vai trò tối thượng  của mình trong sự biện chứng giữa bản văn và bối cảnh mới, thậm chí Lời Thiên Chúa được hiện thực hoá ngay trong bối cảnh mới này. Ý nghĩa căn bản của bản văn là ý nghĩa có tính chất thực hành của bản văn đó: "việc quan trọng không phải là giải thích thật nhiều bản văn của Sách Thánh cho bằng giải thích đời sống theo Sách Thánh" (C. và L. Boff). Do đó, khoa Thông Diễn Học về sự giải phóng tìm cách tháo cởi năng lực biến đổi của bản văn Kinh Thánh trong bối cảnh áp bức hiện tại. Ðể đạt được mục đích này, khoa học này nhấn mạnh tới bối cảnh lịch sử  mà Lời căn bản đã đối chiếu trong khía cạnh lịch sử, có nghĩa là, bối cảnh áp bức mà Ðức Giêsu từng sống trong đó, và bối cảnh chính trị của cái chết trên thập giá của Người . Trung gian thứ ba mà Thần học giải phóng sử dụng là trung gian của sự thực hành. Vì Thần học giải phóng có khởi điểm trong hành động (một thực hành giải phóng, a liberating praxis), nên nó trở lại và dẫn đưa lại tới hành động. Thần học giải phóng tìm kiếm những kết quả hữu hình và sự thực hành không chỉ trong tương quan với sự hoán cải cá nhân mà còn liên quan tới những thay đổi cơ cấu nữa. Trong bối cảnh của sự bất công và sự áp bức dẫn tới việc thiếu thốn đất đai như  đã xảy ra ở Châu Mỹ La Tinh [36]  , thì "không thể thoả mãn với việc đức tin có tính chính trị, nhưng trước hết và mãi mãi đức tin là chính trị" (C. và L. Boff). Vì thế, Thần học giải phóng dẫn tới việc hoạt động mục vụ, tới việc hoán cải, và tới việc biến đổi xã hội. Chiến lược Tin Mừng của Thần học giải phóng ưa thích các phương pháp bất bạo động như là đối thoại, thuyết phục, áp lực luân lý, kháng cự cách thụ động; và cuối cùng, Thần học giải phóng  có thể quay về sức mạnh thể lý như là giải pháp cuối cùng  . Tóm lại, Thần học giải phóng nại tới một khoa Thông Diễn Học  nhằm thực hiện một tiến trình giải phóng. Phương pháp sử dụng của Thần học giải phóng là phương pháp qui nạp. Ðiểm khởi đầu của tiến trình này là sự hy vọng cụ thể (mong được giải phóng), như là sự kiện lịch sử, vốn làm cho vô số những vấn đề nảy sinh. Mặc khải, được giải thích như hoạt động liên tục của Thiên Chúa trong lịch sử, được đặt ra từ một góc độ đặc biệt với hy vọng tìm thấy ánh sáng để giải thích bối cảnh cụ thể, và có thể làm cho bối cảnh này được thay đổi tốt hơn. Tiến trình nhằm vào việc giải phóng các dân tộc bị áp bức và bị bóc lột được thực hiện trong ý thức rằng, sứ mạng cứu độ của Kitô giáo cũng bao hàm và đòi buộc một sự giải phóng về mặt xã hội. Việc nhận định và thi hành sứ mạng giải phóng được dựa trên sự soi sáng của Mặc khải qua Kinh Thánh và truyền thống Giáo Hội. Với sự nhận định và thực hành trong ánh sáng của Lời Chúa như vậy, Thần học giải phóng khác hẳn với những phong trào giải phóng xã hội khác trong lịch sử. Tóm lại, chúng ta có thể nói được rằng, Thần học giải phóng được xây dựng, vừa trên sự lựa chọn nền tảng cho người nghèo và thực hành việc giải phóng họ; vừa trên việc nối kết hỗ tương giữa ba trung gian: trung gian phân tích xã hội, trung gian thông diễn học Kinh Thánh, và trung gian thực hành mục vụ. Như vậy, tiến trình Thần học giải phóng gồm hai bước có thứ tự như sau: thực hành và suy tư. Suy tư luôn là "động tác thứ hai" trong tiến trình. d- Chủ thể của Thần học giải phóng Chủ thể của Thần học giải phóng Châu Mỹ La Tinh là đại đa số quần chúng nghèo, là đối tượng bị áp bức trong bối cảnh kinh tế-xã hội của họ. Tuy nhiên, thực tại áp bức rất đa dạng đã dẫn tới sự  phong phú của nhiều hình thức của Thần học giải phóng; do đó,  các đối tượng bị áp bức cũng rất đa dạng. Tuỳ vào tính đặc thù của đối tượng bị áp bức, sẽ dẫn tới một cách tương ứng những hình thức Thần học giải phóng. Trong  lãnh vực áp bức mang giới tính có Chủ nghĩa phụ nữ da trắng, Chủ nghĩa phụ nữ (White feminism. Womanism);  trước sự phân biệt định hướng tính dục có Thần học đồng tính luyến ái (Gay and lesbian theology); phân biệt chủng tộc có Thần học da đen (Black theology); áp bức có tính giai cấp giai cấp có Thần học Châu Mỹ La Tinh (Latin American theology); về văn hoá cóThần học Châu Phi (African theology); đa nguyên tôn giáo có Thần học Châu Á (Asian theology). Tất cả những đối tượng bị áp bức này làm nên thành phần bị áp bức và bóc lột trong xã hội. Vì vậy, cần phải giúp đỡ những người bị áp bức đạt được sự giải phóng nhân bản thực sự; chính xác hơn, phải giúp đỡ họ có khả năng tự giải phóng chính mình, như  phẩm giá của họ đòi buộc như vậy. Cho nên chỉ  có một chiến lược giải phóng mới có thể thay đổi các điều kiện xã hội và dẫn tới những thay đổi cơ cấu vốn có thể giúp người bị áp bức vươn lên từ tình trạng bị áp bức của họ. Ðây là một loại chiến lược (strategy) mà Thần học giải phóng đã mang lại. Khi người bị áp bức được hiểu như là tác giả của sự giải phóng cho chính họ, họ cũng là những chủ thể hay những người "làm" thần học giải phóng [37]. Do đó, Thần học giải phóng là thần học của quần chúng nhân dân, trước khi là thần học với  nhân dân và cho nhân dân.  Khi nói như vậy không có ý  ám chỉ rằng những  nhà thần học chuyên nghiệp không có việc gì để làm ! nói chung, Thần học giải phóng nhìn vai trò của những vị này là đồng hành thôi. Vai trò của các nhà thần học chuyên nghiệp là giúp những người nghèo nói với chính mình  về những tư tưởng của mình về sự thực hành giải phóng trong ánh sáng của mặc khải. Không chỉ trở thành bạn đồng hành của người nghèo, các nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThần học giải phóng Châu Á- thử đề nghị một hướng đi thần học tại Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan