MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Những ý chính của tập san 4
Chương I: Thăng Long thời Lý 5
Ch ương II: Thăng Long thời Trần .12
Chương III: Thăng Long thời Mạc – Lê Mạt .14
Chương IV: Thăng Long tứ trấn .17
Chương V: Đồ gốm thời Trần – Lê .36
Chương VI: Hoàng thành Thăng Long 55
Lời kết thúc .69
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thăng Long thời tiền sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ của tòa thành Thăng Long xưa. Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, khu vực Cửa Nam nhanh chóng phát triển sầm uất, các hoạt động văn hóa - xã hội phong phú.
Trong mấy thế kỷ đầu của Thăng Long, triều đình đã cho xây dựng rất nhiều công trình nổi tiếng, trong đó chùa Tiên Tích là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng từ ngày ấy.
Tương truyền vào đời nhà Lý, có một hoàng tử đi chơi bị lạc được các tiên đưa về nên nhà vua dựng ngôi chùa này để tạ ơn các tiên. Lại có truyền thuyết kể lại rằng, nhà vua đi chơi hồ Kim Âu thấy có vết tích của Tiên giáng trần hiện ra ở gần hồ bèn cho xây dựng ngôi chùa đặt tên là Tiên Tích (Vết tích của Tiên).
Theo sử sách xưa viết lại, chùa Tiên Tích ngày xưa rất rộng lớn, sân chùa lát đá, phong cảnh hữu tình, có hồ nước xanh mát, có hương sen thơm ngát.
Chùa được xây theo hình chữ Đinh gồm Tiền Đường, Thiên Hương và Thượng điện. Kết cấu ở đây chủ yếu là gạch, ngói và gỗ. Trong chùa, hệ thống 5 bệ thờ Phật được xếp đặt cao dần tại Thượng điện, trên đó bài trí các pho tượng của Phật giáo. Phần lớn các pho tượng này được làm dưới triều Nguyễn, thế kỷ thứ XIX.
Chùa Tiên Tích được xây dựng từ rất sớm, được Chúa Trịnh mở rộng vào đầu đời vua Lê Cảnh Hưng (1740) và là một thắng tích trong vùng. Chùa được khôi phục vào đời vua Minh Mạng thứ 14 (1835) và liên tục được tu sửa, hoàn thiện.
Chùa Tiên Tích đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, với nhiều biến cố của thời gian, tuy đã làm thay đổi nhiều về diện mạo, nhưng đến nay vẫn mang đậm giá trị về mặt lịch sử, khoa học và nghệ thuật.
Sự có mặt của di tích đến hôm nay cùng các di vật như chuông đồng, bia đá là nguồn tư liệu quý phản ánh sự tồn tại không thể thiếu của đạo Phật trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Đây cũng là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam, về lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Nó giúp chúng ta hình dung được cảnh quan của mảnh đất kinh kỳ, hiểu thêm phần nào về đời sống cung đình, vua chúa ngày xưa.
Cho đến nay, về mặt kiến trúc, nghệ thuật, chùa Tiên Tích còn bảo lưu được khá nguyên vẹn về hình thức, kết cấu, kiến trúc tôn giáo dưới thời Nguyễn. Hệ thống tượng tròn mang giá trị thẩm mỹ cao, các pho tượng của chùa được gia công tỷ mỷ, công phu, giàu tính sáng tạo. Các hiện vật này ngoài giá trị nghệ thuật còn là khối di sản quý giá kho tàng di sản văn hóa nước nhà.
Bên cạnh những giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật, chùa còn là nơi giáo dục truyền thống tốt đẹp cho nhân dân địa phương, là nơi điều chỉnh hành vi đạo đức của mỗi thành viên trong cộng đồng.
Với những giá trị quý báu trên, di tích chùa Tiên Tích đang được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt cho Sở VHTT và UBND phường Cửa Nam cùng nhân dân tôn tạo và trùng tu lại. Đây cũng là công trình xây dựng hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là "Lẵng hoa giữa lòng thành phố", nằm lọt giữa lòng Hà Nội. Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới xong đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Theo các nhà khoa học hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây vài nghìn năm. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ 15, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử)
Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc Sơn đã có đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân Hà thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa.
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.
Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng- ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng, cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.
Đối với người Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một nơi hóng gió, một nơi dùng để chơi thuyền mà còn gắn liền với đời sống về nhiều phương diện: đêm giao thừa, người người nô nức du xuân quanh hồ. Xuân về, hồ là nơi gặp gỡ của thiện nam tín nữ đi lễ các đền chùa lân cận. Các đôi uyên ương trong ngày cưới tìm đến bên hồ Gươm chụp ảnh lưu niệm. Hè đến, những buổi chiều oi bức, hồ là địa điểm hóng mát lý tưởng. Ai đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những phượng cháy đỏ rực, cơm nguội chín vàng, những tàng cây ngả xuống, vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc. Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không những chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, nắng vàng lấp lánh trên mặt nước mà còn là nơi nhân dân thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc như 19/8 và 2/9.
Những di tích lịch sử độc đáo: tháp Rùa, tượng vua Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút, đền Bà Kiệu, chùa Bà Đá... và những công trình kiến trúc hiện đại, mới được xây dựng hoặc tu tạo nhưng luôn đảm bảo kết hợp hài hoà với cảnh quan vốn có quanh hồ. Hồ Gươm với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và tháp Rùa lung linh bóng nước là hình ảnh của thủ đô Hà Nội trong mỗi trái tim người Việt Nam.
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột hay Chùa Mật còn có tên khác là Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài , là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam.
Lịch sử
Chùa được xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch năm 1049.
Chùa chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, nhà vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, nhà vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội.
Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Năm 1108, Nguyên phi Ỷ Lan sai đúc một cái chuông rất to, nặng một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong tứ đại khí - bốn công trình lớn của Việt Nam thời đó - là: tháp Báo Thiên, chuông Qui Điền, vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. "Giác thế chung" đúc xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên Quy Điền chuông (chuông ruộng rùa). Đến thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược, chiếm thành Đông Quan (Hà Nội). Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Quân Minh thua, nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa.
Văn bia tháp Sùng thiện diên linh (chùa Đọi, Hà Nam), năm 1121 viết: "Do lòng sùng kính đức Phật và dốc lòng mộ đạo nhân quả (đạo Phật) nên hướng về vườn Tây Cấm nổi danh (Ngôi vườn ở phía tây cấm thành Thăng Long đời Lý) mà xây ngôi chùa sáng Diên Hựu theo dấu vết chế độ cũ, cùng với ý mưu mới của nhà vua (ý nói: theo dấu vết lề lối xây dựng chùa đời Lý Thánh Tông, có thêm ý mới của Lý Nhân Tông mà chữa lại chùa đẹp hơn trước)".
Đến thời nhà Trần, chùa đã không phải là ngôi chùa đời nhà Lý nữa vì sách cũ đã ghi: Năm 1249, "...mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ...".
Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được làm lại năm 1955 do kiến-trúc-sư Nguyễn Bá Lăng đảm-nhiệm.
Thiền sư Huyền Quang (1254-1334) có một bài thơ về chùa Một Cột như sau:
Toàn cảnh chùa Một Cột
Diên Hựu tự
Thượng phương thu dạ nhất chung lan
Nguyệt sắc như ba phong thụ đan
Si vẫn đảo miên phương kính lãnh
Tháp quang song trĩ ngọc tiêm hàn
Vạn duyên bất nhiễu thành giá tục
Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan
Tham thấu thị phi bình đẳng tướng
Ma cung Phật quốc hảo sinh quan
Nguyễn Huệ Chi dịch:
Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn
Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt lan
In ngược hình chim, gương nước lạnh
Sẫm đôi bóng tháp, ngón tiên hàn.
Muôn duyên chẳng vướng: xa trần tục
Một mảy nào lo: rộng nhãn quan
Thấu hiểu thị phi đều thế cả
Dầu ma dầu Phật, chốn nào hơn?
Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với ba chữ "Diên hựu tự", là ngôi chùa mới được xây dựng phụ vào với chùa Một Cột, xây khoảng đầu thế kỷ 18.
Kiến trúc
Không gian chung quanh
Theo tài liệu lịch sử, lối kiến trúc một cột có từ trước đời nhà Lý. Ở Hoa Lư, Ninh Bình trong ngôi chùa con gái vua Đinh Tiên Hoàng, có một cây cột đá cao, sáu cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn (981–1005). Phía trên cột là tòa sen chạm. Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm đời Lý Thánh Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện dựng lầu chuông, một cột sáu cạnh hình bông sen. Như vậy, trước khi xây chùa Một Cột, lối kiến trúc đó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền. Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,20 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.
Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề sum xuê từ đất Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958.
Biểu tượng chùa Một Cột
Chùa Một Cột ở mặt sau tiền kim loại 5000 đồng
Chùa Một Cột đã được chọn làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội và đài truyền hình Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam.
Đã từng có nhiều học giả phương Tây nhìn nhận văn hoá Thăng Long - Đại Việt như một phát sinh của văn hoá Trung Hoa hay Ấn Độ, hay Pháp hoặc một hệ quả hỗn dung của cả hai hay ba nền văn minh đó, từ văn thơ, nhạc hoạ hay đến sân khấu. Cách nhìn nhận hồ đồ đó không phải bây giờ đã hết, và không phải không gây ít nhiều ảnh hưởng khá nguy hiểm cho một số người. Bởi lẽ đó, việc nhìn nhận và đánh giá đúng bản lĩnh văn hoá Thăng Long - Hà Nội trong quá trình tiến tới 1000 năm luôn là việc quan trọng và cần thiết.
Thăng Long - Đại Việt, do vị trí địa lý nằm giữa hai nền văn minh lớn Bắc Á và Nam Á (Trung Hoa và Ấn Độ), ngay từ rất sớm đã tiếp nhận và chịu ảnh hưởng rất lớn của hai nền văn minh này. Tiếp đó lại bị ảnh hưởng lớn của nền văn hoá Pháp - phương Tây trên 100 năm qua.
Song, như vậy không có nghĩa là nền văn hoá Việt Nam- Hà Nội là bản sao của những nền văn hoá nói trên. Trong lịch sử lâu dài hàng nghìn năm của mình, nền văn hoá Đất Việt và thành phố Rồng Bay luôn phải tiếp xúc, giao lưu( cưỡng bức và tự nguyện) với nhiều nền văn hoá ngoại lai. Nhưng với bản lĩnh của mình, con người trên mảnh đất này đã tiếp thu, hấp thụ một cách có chọn lọc những nét văn hoá đặc sắc, tinh hoa nhất, đồng thời biến đổi nó mềm mại, dịu dàng hơn cho phù hợp với con người và mảnh đất Kinh Kỳ. Bản lĩnh ấy, trải hàng nghìn năm, đã ăn sâu, in đậm trong hàng loạt những di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể của Thủ đô.
Trước hết, điều đó thể hiện rất rõ trong những công trình kiến trúc của Thủ đô. Trải qua triều đại phong kiến, kiến trúc của thành Thăng Long đã sớm có sự giao thoa, tiếp xúc tự nguyện với kiến trúc Chăm Pa (một nền văn hoá có ảnh hưởng sâu rộng của văn hoá Ấn Độ). Sự hoà quyện giữa văn hoá Việt - Chăm trên đất kinh thành tạo ra một nét đặc sắc riêng, trở thành một thành tố cấu thành nghệ thuật điêu khắc – kiến trúc Thăng Long. Điều đó còn thấy rõ ở khá nhiều công trình văn hoá. Sử sách còn ghi dấu một kiến trúc rất Chăm Pa, tháp Báo Thiên nằm bên hồ Lục Thuỷ,( phần còn lại chính là Hồ Gươm hiện nay), ở vào vị trí khu vực chùa Bà Đá - Nhà thờ lớn hiện nay và hồi đó được ca ngợi như “cột chống trời, cao chót vót hơn 4 chục trượng, 12 tầng, do vua Lý sai tù binh chiếm thành (Chăm Pa) xây” (Sách An Nam chí lược của Lê Trắc viết năm 1333). Kiểu kiến trúc như tháp Báo Thiên có thể coi là đặc trưng kiến trúc thời kỳ đầu dựng thành Thăng Long, sau đó đã xuất hiện rất nhiều bên cạnh những ngôi chùa cổ kính mang đậm sắc thái Việt ở nhiều làng quê Bắc bộ như một phần không thể thiếu của nét văn hoá Kinh Kỳ. Nhiều sắc thái của văn hoá Chăm Pa khác còn được lưu giữ ở nhiều di tích như chùa Châu Lâm tức chùa Bà Banh - Bà Đanh, quãng trường Bưởi ( Chu Văn An), rồi chùa “Bà Già” ở Phú Xá, Chùa Tứ Liên ( cũng đều quanh Hồ Tây), đặc biệt là đã đi vào tấm bia chạm “Bà Banh” trần trụi, rất Chăm còn đọng lại ở nhiều giai thoại văn học.
Tương tự như vậy, chúng ta có thể nhìn thấy ít nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc qua một vài công trình điêu khắc, kiến trúc còn lại ít ỏi tại Thăng Long thành. Đó là việc tuân thủ những mô hình cơ bản tiếp thu từ văn hoá Trung Quốc trong lĩnh vực mỹ thuật, là một số kiểu thức và hoạ tiết tuy xuất phát từ Trung Hoa nhưng trải bao đời đã thành quen thuộc và máu thịt của nghệ nhân Việt Nam, và đã được sáng tạo thật linh hoạt để biểu lộ sự phóng túng, thanh cao, khát vọng một cách hồn nhiên, dí dỏm, có thể thấy ở rất nhiều hoạ tiết điêu khắc tại các đình, chùa, miếu mạo của cả vùng châu thổ sông Hồng.Kiểu cách tiếp thu này phản ánh phần nào sự tiếp thu có chọn lọc tư tưởng Nho giáo để tự tạo thành kiểu thức Tam giáo đồng lưu trong một quan niệm dân dã về sự hoà đồng, vui vẻ.Đến thời Pháp thuộc, văn hoá và kinh tế Pháp – phương Tây đã du nhập sang Việt Nam, kéo theo sự phát triển đô thị và kiến trúc đô thị. Các kiến trúc đồ sộ kiểu phương Tây vào Việt Nam đều được Việt hoá, để phù hợp với thời tiết, khí hậu nhiệt đới và không lạc điệu giữa những công trình kiến trúc cổ truyền. Toà nhà của trường đại học Đông Dương (nay là trường ĐH Quốc gia Hà Nội), Viện Viễn đông Bác Cổ (nay là Viện Bảo tàng lịch sử), Bộ Ngoại giao, Phủ Toàn quyền ( nay là Phủ Chủ tịch), Thư viện quốc gia, Nhà hát thành phố ( trước còn được gọi là “ Nhà hát Tây” v.v... là những ví dụ cụ thể.
Song biểu hiện rõ nhất, mạnh nhất của bản lĩnh Thăng Long – Hà Nội chính lại nằm trong những dấu tích văn hoá phi vật thể – những dấu tích văn hoá vô hình. Sự du nhập của Phật giáo có thể thấy ở hội Láng, là một lễ hội phật Giáo, ấy vậy mà những nghi lễ tôn vinh phật Tổ lại là những lễ thức đầy màu sắc dân gian như lễ rước và đặc biệt là có tục đốt “pháo thần” – một tín ngưỡng dân gian gắn với tục cầu mưa, gắn với quan niệm đốt pháo để gợi lên sấm sét, cầu có sấm sét để dẫn tới mưa rào.
Nho giáo khi giao lưu tiếp xúc với văn hoá Thăng Long - Đại Việt cũng bị bản lĩnh của vùng đất này làm cho mềm mại, dịu dàng hơn. Con người Hà thành vốn rất mực hiếu thuận với cha mẹ, tôn trọng đạo vợ chồng – nét đẹp văn hoá này của vùng đất kinh kỳ có cội nguồn phần nào chính là từ những tư tưởng Nho giáo. Tương tự như vậy, Tam cương trong Nho giáo đề cao đạo vua tôi, cha con, vợ chồng (quân thần, phu tử, phu phụ), không những đã trở thành trí thức, đạo đức, mà còn trở thành pháp luật chốn kinh kỳ. Sự cứng nhắc trong tư tưởng Trọng phụ của Nho giáo, vào Thăng Long - Đại Việt được hiểu là công đức sinh thành, dưỡng dục của cha – mẹ:
Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
... Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, sự hoà nhập tất yếu là điều kiện cho văn hoá phương Tây du nhập một cách dễ dàng vào mảnh đất ngàn năm văn vật. Không phải cuộc du nhập này không có tác động xấu, làm biến dạng, hoen ố những nét đẹp văn hoá của Hà thành, khiến không ít người phải e ngại. Song, với bản lĩnh riêng của mình, mảnh đất này vẫn tiếp thu, kế thừa một cách có chọn lọc những nét vă hoá cổ truyền, kết hợp với những nét văn hoá đặc sắc của nhân loại, thâu hoá chúng để tạo nên những sắc thái riêng cho mình.
Hà Nội hôm nay tiên tiến, hiện đại nhưng vẫn hàm chứa trong nó những giá trị văn hoá cổ truyền khổng lồ: theo số liệu thống kê của Sở VHTT Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố có 423 lễ hội, trong đó ở nội thành có 56 lễ hội, hàng trăm di tích lịch sử – văn hoá nổi tiếng như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, gò Đống Đa, Tứ trấn Thăng Long... Hơn thế nữa trên địa bàn nội thành Hà Nội ( chỉ tính riêng 4 quận gốc như Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, chưa nói đến khu vực ngoại thành), khá nhiều khu vực vẫn còn giữ được cái căn cốt làng xưa với những thiết chế văn hoá cổ: đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ và những hoạt động dòng họ. Một ví dụ rất điển hình: khu vực chợ Giời ồn ào, náo nhiệt ở quận Hai Bà Trưng vẫn là cái làng cổ Thịnh Yên với miếu Thổ thần, chùa Vua, đền họ Lê, họ Nguyễn, những già làng... Những lễ hội cổ truyền vẫn do một làng tổ chức, ví như hội Láng, hội Chèm, hội Đồng Nhân... và vẫn giữ được nét cổ truyền mà tự nó vốn có như: lễ hội Hồ Khẩu ven Hồ Tây có trò bắt chạch trong chum, mang dấu ấn tín ngưỡng phồn thực, hội Láng có tục đốt “Pháo thần”, hội đền Đồng Nhân có lễ thi rước nước và hội tế trâu mùa xuân ở ô Đông Hà (Hàng Chiếu) mang đậm tín ngưỡng của vùng nông nghiệp lúa nước từ thời sơ khai...
Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của một Hà Nội nghìn xưa để xây dựng một Hà Nội hôm nay hiện đại và phát triển mà vẫn mang đậm bản sắc riêng luôn là bản lĩnh văn hoá kiên cường của con người, mảnh đất Thủ đô. Đó còn là vũ khí quý báu nhất để trường tồn trong mọi thời đại và càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, đúng như Nghị quyết V TƯ Đảng khoá VIII: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế – xã hội”.
Truyền thống làng nghề của Hà Nội
Thăng Long với 13 trại, 61 phường thời Lý-Trần, 36 phố phường thời Lê-Nguyễn là nơi tụ hội các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về. Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè họ hàng làng xóm lên mở nhà, lập phố. Bằng sức lao động cần cù và tài năng khéo léo đã làm ra được sản phẩm hàng hoá tinh xảo cung cấp cho dân chúng kinh kỳ và các vùng lân cận, làm cho phố phường ngày càng trở nên sầm uất. Hơn đâu hết đất Thăng Long xưa - Hà Nội nay là nơi tập trung đông đảo các làng nghề truyền thống. Sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống mà còn đóng góp quan trọng trong đời sống, là dấu ấn truyền thống văn hoá dân tộc tại mỗi thời kỳ dựng nước và giữ nước. Làng nghề thủ công ở Hà Nội có rất nhiều nguồn gốc khác nhau, những làng nghề có sẵn chiếm phần nhỏ trong tổng số làng nghề. Ða phần đều được di dời từ nơi khác về... Những người làng Hòe Thị (Từ Liêm) và Ða Sỹ (Hà Ðông) không chỉ đưa hàng hoá ra Hà Nội bán mà họ còn kéo nhau ra thôn Tân Khai, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương mở lò rèn sắt, bán nhiều loại bừa nên đổi thôn thành phố Hàng Bừa. Về sau không chỉ có bừa mà còn rèn ra nhiều loại sản phẩm khác nên đổi thành phố Lò Rèn. Thợ Hòe Thị còn mở Lò Rèn ở phố Sinh Từ, Kim Mã, Ðê La Thành... nay vẫn còn một số nhà ở phố Nguyễn Khuyến (Sinh Từ cũ), sản xuất các loại dao kéo Sinh Tài nổi tiếng. Các lò rèn không chỉ đỏ lửa trong phố Sinh Từ, Lò Rèn... do người Ða Sỹ, Hòe Thị lập nên mà còn có cả ở phố Lò Sũ do tốp thợ làng Ða Hội (Ðông Anh) kéo đến chuyên làm các loại gươm đao, giáo mác. Gần phố Lò Rèn là phố Hàng Thiếc, xưa chuyên sản xuất và bán các loại hàng thiếc như đèn dầu, ấm trà... Ngày nay, sản phẩm được thay bằng các loại nhôm kính, bể nước treo... ở gần phố Hàng Thiếc có phố Hàng Ðồng nguyên là đất thôn Yên Phú tổng Tiền Túc do dân làng Cầu Nôm (Mỹ Hào, Hưng Yên) đến đây mở hiệu buôn bán các loại đồ đồng. Phố Hàng Quạt trước đây sản xuất và bán các loại quạt do thợ làng Vác (Canh Hoạch, Hà Tây) làm ra, nay chuyển sang sản xuất và bán các loại bàn thờ, đồ thờ, câu đối... Cuối thế kỷ XIX, một số người dân làng Nành (Ninh Hiệp, Gia Lâm), sang mở hiệu đóng yên ngựa giầy da, guốc dép, lập nên phố Hà Trung. Hiện nay phố này vẫn làm và buôn bán hàng da và giả da khá nhộn nhịp. Nghề làm tàn lọng và thêu ren do thợ từ làng Quất Ðộng (Thường Tín, Hà Tây) ra lập nghiệp ở các phố Hàng Lọng (nay là đoạn đầu đường Lê Duẩn) và Hàng Thêu (nay ở đoạn giữa phố Hàng Trống). Người thợ làng Chắm (Tứ Lộc, Hải Dương) đã đưa nghề làm đồ da, đóng giầy, dép đến Thăng Long lập nên thôn Hài Thượng (thợ giầy) sau đổi là phố Hàng Giầy và ngõ Hài Thượng. Ông tổ nghề giầy được thờ ở đình phả Trúc Lâm nằm trên phố Bảo Khánh. Nghề làm đồ vàng bạc, kim hoàn hiện đang tập trung ở phố Hàng Bạc chính là do thợ làng Ðịnh Công (Thanh Trì), thợ làng Ðồng Sâm (Thái Bình) kéo nhau ra lập nghiệp. Cuối thế kỷ XV một số người làng Châu Khê (Hải Dương) cũng kéo nhau ra mở xưởng đúc tiền, làm cho phường vàng bạc càng trở nên nhộn nhịp. Hàng Tiện là nơi buôn bán các hàng tiện gỗ như mâm bồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12430.doc