Thành phần loài, sản lượng và đặc điểm sinh học một số loài cá nổi lớn đại dương trong các chuyến điều tra khảo sát năm 2008 tại vùng biển xa bờ miền Trung

Với mỗi mẻcâu sửdụng từ400 đến 450 ưỡi câu, có thểthấy năng suất khai thác (CPUE

– kg/100 lưỡi câu) trong cả2 chuyến khảo sát là ương đối thấp, trung bình đạt 8,77 ởvụnam và

10,67 ởvụbắc. Mẻcâu có CPUE cao nhất ghi nhận được trong vụnam chỉ đạt 32,42 tại trạm

số1 và trong vụbắc đạt 29,63 tại trạm số30. Riêng nhóm cá ngừ đại dương là đối tượng

chính của nghềcâu cũngchỉcó CPUE trung bình đạt 1,5 trong vụnam và 0,7 trong vụbắc

đối với cá ngừvây vàng, tương ứng là 0,96 và 1,49 đối với cá ngừmắt to. Trong khi đó CPUE

rung bình của các nhóm cá khác đạt 6,32 ởvụnam và 8,48 ởvụbắc (bảng 2).

pdf9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần loài, sản lượng và đặc điểm sinh học một số loài cá nổi lớn đại dương trong các chuyến điều tra khảo sát năm 2008 tại vùng biển xa bờ miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ  25, Số 3S (2009) 381‐389 381 _______ Thành phần loài, sản lượng và đặc điểm sinh học một số loài cá nổi lớn đại dương trong các chuyến điều tra khảo sát năm 2008 tại vùng biển xa bờ miền Trung Đoàn Bộ1,*, Trần Chu2, Lê Hồng Cầu2, Trần Liêm Khiết2, Phạm Quốc Huy2 1Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2Viện Nghiên cứu Hải Sản Nhận ngày 25 tháng 11 năm 2009 Tóm tắt. Kết quả 2 chuyến điều tra khảo sát nghề cá và nguồn lợi cá nổi lớn đại dương trên các tàu câu vàng trong năm 2008 tại vùng biển xa bờ miền Trung cho thấy: 1) Thành phần các loài cá nổi lớn đại dương đã bắt gặp trong các mẻ câu tương đối đơn giản, gồm gồm 30 loài (trong đó có 5 loài thuộc họ cá thu ngừ) thuộc 22 giống, 13 họ. Không thấy có sự khác biệt đáng kể về số lượng loài bắt gặp tại cùng một khu vực và trong 2 mùa gió. 2) Sản lượng và năng suất khai thác trong các chuyến điều tra không cao, trong đó sản lượng họ cá thu ngừ chỉ chiếm từ 23-29% tổng sản lượng với CPUE trung bình dao động trong khoảng 0,7-1,5 kg/100 lưỡi câu. 3) Đã bắt gặp 6 loại thức ăn trong thành phần thức ăn của cá ngừ đại dương, chủ yếu gồm cá và mực. Có khoảng 50% cá thể bắt được có độ no dạ dày bậc 2. Quan hệ giữa chiều dài và trọng lượng của các cá thể khá chặt chẽ và không nằm ngoài quy luật tự nhiên với hệ số tương quan đạt trên 0,9. Từ khóa: Đặc điểm sinh học, Cá nổi lớn đại dương, Vùng biển xa bờ. 1. Mở đầu Cá ngừ đại dương thuộc nhóm cá nổi lớn, là đối tượng được quan tâm hàng đầu trong hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [1], hàng năm sản lượng khai cá ngừ đại dương ở Việt Nam đạt cỡ 10000 tấn, tương đương giá trị gần 1000 tỷ đồng. Hiện tại, việc vươn khơi khai thác xa bờ đã và đang được sự khuyến khích đầu tư của Nhà nước và đã trở thành các hoạt động phổ biến của ngư dân, nhất là ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.  Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-35586898. E-mail: bodv@vnu.edu.vn Hiển nhiên hoạt động khai thác xa bờ ngoài những đòi hỏi về trang thiết bị kỹ thuật và lực lượng lao động phù hợp còn rất cần sự đóng góp của khoa học nghề cá. Cho đến nay, mặc dù đã có những nghiên cứu nhất định về nghề cá xa bờ và các đối tượng khai thác của nó, song để có thể tiến tới xây dựng những dự báo ngư Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 381‐389 382 trường phục vụ khai thác hiệu quả thì những thông tin trong lĩnh vực này vẫn đang là vấn đề thời sự đòi hỏi phải tiếp tục được bổ sung. Với mục đích cung cấp và cập nhật thông tin cho kho tư liệu hiện có, bài báo này giới thiệu một số kết quả mới nhất nghiên cứu đặc trưng sinh học một số loài cá nổi lớn đại dương, chủ yếu là 2 loài cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và ngừ mắt to (Thunnus obesus) thuộc họ cá thu ngừ (Scombridae) ở vùng biển xa bờ miền Trung. Đây là một trong những nội dung nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước KC.09.14/06-10 Ứng dụng và hoàn thiện qui trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ” thuộc Chương trình Khoa học công nghệ Biển KC.09/06-10. 2. Tài liệu và phương pháp Trong năm 2008, đề tài KC.09.14/06-10 đã triển khai 2 chuyến khảo sát (tháng 5,6 và tháng 11,12) đại diện cho 2 mùa gió trên các tàu câu vàng tại vùng biển xa bờ miền Trung với tổng số 33 lượt trạm cho mỗi chuyến (hình 1). Tại mỗi trạm, ngoài việc thực hiện khảo sát hải dương học, đã tiến hành thả một mẻ câu (khoảng 10-12 giờ) để thu thập số liệu liên quan về nguồn lợi và các đặc điểm sinh học, sinh thái một số đối tượng cá ngừ. Các dụng cụ cân, thước, dao kéo mổ, bao bì, chai lọ, formaline cố định mẫu... và các biểu bảng ghi chép hiện trường (theo quy cách của Viện Nghiên cứu Hải Sản) được chuẩn bị đầy đủ để thực hiện các công việc chuyên môn trên biển và bảo quản mẫu. Độ no dạ dày của cá được xác định theo thang 5 bậc của Nikolsky (1963) [2]. Cá được coi là no khi có độ no dạ dày từ bậc 3 trở lên. Đối với các cá thể có độ no dạ dày từ bậc 1, đã tiến hành thu mẫu dạ dày, ghi chép các thông tin cần thiết và bảo quản trong formaline 7- 10%. Mẫu dạ dày được xử lý bằng cách cân toàn bộ và cân riêng lượng thức ăn và phân tích thành phần thức ăn trên kính soi nổi. Độ chín muồi sinh dục của cá được xác định theo thang 6 bậc của Nikolsky (1963) [2]. Cá có độ chín muồi sinh dục ở giai đoạn IV trở lên được coi là thành thục. Đối với các cá thể (con cái) thành thục, đã tiến hành cân toàn bộ buồng trứng, sau đó lấy mẫu ở 3 vị trí khác nhau trên buồng trứng (phần đầu, phần giữa và phần cuối), mỗi vị trí lấy khoảng 1gam. Cân mẫu và tách rời trứng khỏi màng buồng trứng trong đĩa petri chứa nước. Đếm số lượng trứng trong mẫu bằng buồng đếm trên kính soi nổi. Trứng cá được chia theo đường kính thành hai loại, loại lớn (≥ 3mm) và loại nhỏ (< 3mm). Tương quan chiều dài và trọng lượng của cá được xác định theo phương pháp hồi quy lặp (Iterative Non-linear Regression) với phương trình dạng W=a.Lb, trong đó W là trọng lượng (kg) và L là chiều dài (cm) của cá, a là hằng số tỷ lệ, b là hệ số sinh trưởng [3]. Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 381‐389 383 Hình 1. Sơ đồ mạng trạm trong các chuyến khảo sát năm 2008. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đặc điểm thành phần loài Trong chuyến khảo sát tháng 5, 6 năm 2008 đã bắt gặp 26 loài thuộc 20 giống, 12 họ, trong đó họ cá thu rắn (Gempylidae) có tần suất bắt gặp 84,85%, họ cá hố ma (Alepisauridae) 66,67%, họ cá đuối (Dasyatidae) 39,39% và họ cá thu ngừ (Scombridae) 39,39%. Trong số 4 loài thuộc họ cá thu ngừ bắt gặp được, loài cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) có 8 cá thể (24,24%) và loài cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) có 3 cá thể (9,09%). Các dẫn liệu tương tự thu được trong chuyến khảo sát tháng 11, 12 năm 2008 là: bắt gặp 15 loài thuộc 12 giống, 9 họ, trong đó họ cá thu rắn có tần suất bắt gặp 94,44%, họ cá hố ma 38,89%, họ cá vền (Bramidae) 38.89%, họ cá thu ngừ 38.90% và họ cá đuối 22.23%. Cũng chỉ bắt gặp 4 loài thuộc họ cá thu ngừ, trong đó loài cá ngừ vây vàng có 2 cá thể (11,11%) và loài cá ngừ mắt to có 3 cá thể (16,67%) – bảng 1. Có thể thấy tổng số loài bắt gặp được trong các chuyến khảo sát năm 2008 không nhiều, gồm 30 loài (trong đó có 5 loài thuộc họ cá thu ngừ) thuộc 22 giống, 13 họ, đồng thời cũng không có sự khác biệt đáng kể (không quá 12%) về số lượng loài bắt gặp tại cùng một khu vực (trạm khảo sát) trong 2 mùa gió. Trong khi đó, số liệu thống kê từ các đợt khảo sát xa bờ trước đây [1] cho thấy, đã bắt gặp 106 loài thuộc 72 giống, 44 họ và thành phần giống, loài có sự khác biệt khá rõ theo mùa vụ. Cụ thể, trong mùa gió tây nam đã bắt gặp 99 loài thuộc 66 giống, 41 họ, trong khi vào mùa gió đông bắc các giá trị tương ứng chỉ là 39 loài, 25 giống, 16 họ. Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 381‐389 384 Bảng 1. Thành phần loài và sản lượng khai thác trong các chuyến khảo sát năm 2008 Khảo sát tháng 5, 6/2008 Khảo sát tháng 11, 12/2008 TT Tên họ và loài bắt gặp Sản lượng (kg) % so với sản lượng Tần suất bắt gặp (%) Sản lượng (kg) % so với sản lượng Tần suất bắt gặp (%) 1 Alepisauridae 192,55 14,78 66,67 62,10 8,16 38,89 1 Alepisaurus ferox 192,55 14,78 66,67 62,10 8,16 38,89 2 Alopiidae 100,00 7,68 3,03 2 Alopias superciliosus 100,00 7,68 3,03 3 Bramidae 47,65 3,66 30,30 62,10 8,16 38,89 3 Brama brama 5,10 0,39 3,03 4 Brama orcini 0,80 0,06 3,03 5 Brama sp 1,45 0,11 6,06 6 Taractichthys longipinnis 20,30 1,56 6,06 49,10 6,45 27,78 7 Taractichthys steindachneri 20,00 1,54 12,12 13,00 1,71 11,11 4 Caracanthidae 56,00 4,30 3,03 8 Prionace glauca 56,00 4,30 3,03 5 Carcharhinidae 2,95 0,23 6,06 5,50 0,72 5,56 9 Carcharhinus brachyurus 2,95 0,23 6,06 10 Carcharias Tricuspidatus 5,50 0,72 5,56 6 Coryphaenidae 1,90 0,15 6,06 3,00 0,39 5,56 11 Coryphaena hippurus 1,90 0,15 6,06 3,00 0,39 5,56 7 Dasyatidae 50,52 3,88 39,39 14,70 1,93 22,23 12 Dasyatis bennetti 8,15 0,63 9,09 13 Dasyatis kuhlii 8,30 0,64 6,06 10,20 1,34 16,67 14 Dasyatis sinensis 2,80 0,21 3,03 4,50 0,59 5,56 15 Himantura fai 31,27 2,40 21,21 8 Gempylidae 354,26 27,21 84,85 350,40 46,03 94,44 16 Gempylus serpens 307,46 23,61 66,67 190,30 25,00 94,44 17 Lepidocybium flavobrunneum 23,40 1,80 9,09 160,10 21,03 66,67 18 Promethichthys prometheus 1,30 0,10 3,03 19 Ruvettus pretiosus 0,80 0,06 3,03 20 Thyrsitoides marleyi 21,30 1,64 3,03 9 Lampridae 25,00 1,92 3,03 77,00 10,11 11,11 21 Lampris guttatus 25,00 1,92 3,03 22 Lampris sp 77,00 10,11 10 Scombridae 384,25 29,50 39,39 178,00 23,39 38,90 23 Acanthocybium solandri 18,00 1,38 3,03 4,00 0,53 5,56 24 Katsuwonus pelamis 2,15 0,17 3,03 25 Thunnus alalunga 16,50 2,17 5,56 26 Thunnus albacares 222,10 17,05 24,24 50,00 6,57 11,11 27 Thunnus obesus 142,00 10,90 9,09 107,50 14,12 16,67 11 Sphyraenidae 8,50 0,65 3,03 28 Sphyraena jello 8,50 0,65 3,03 12 Xiphiidae 78,80 6,05 18,18 29 Xiphias gladius 78,80 6,05 18,18 13 (Chưa xác định) 8,50 1,12 11,11 30 (Cá phướn ?)* 8,50 1,12 11,11 Cộng 1302,38 100,00 761,30 100,00 * Chi chú: Tiêu bản lưu tại Viện Hải dương học, Nha Trang. Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 381‐389 385 3.2. Sản lượng và năng suất khai thác Tổng sản lượng đánh bắt trong chuyến khảo sát tháng 5, 6 năm 2008 là 1302,38 kg, trong đó cá ngừ vây vàng 222,10 kg chiếm 17,05%, cá ngừ mắt to 142 kg chiếm 10,90%. Trọng lượng trung bình cá thể ngừ đại dương là 30,34 kg, lớn nhất 68 kg, nhỏ nhất 3,5 kg. Trong 33 trạm ở chuyến khảo sát này chỉ có 11 trạm bắt được cá ngừ đại dương, mỗi trạm 01 cá thể. Các dẫn liệu tương tự cho chuyến khảo sát tháng 11, 12 năm 2008 bao gồm: tổng sản lượng 761,3 kg, trong đó cá ngừ vây vàng 50kg (6,57%), cá ngừ mắt to 107,5 kg (14,12%), cá ngừ vây lưng dài (Thunnus alalunga) 16,5 kg (2,17%) – bảng 1, hình 2. Trọng lượng trung bình cá thể của nhóm cá ngừ đại dương trong chuyến khảo sát này là 25,4 kg, lớn nhất 45,4 kg, nhỏ nhất 9,5 kg và chỉ có 5/18 trạm bắt được chúng. 222.1 50 272.1 142 107 249 0 16.5 16.5 587.8 1526.1 1302.4 761.3 2063.7 938.3 0 500 1000 1500 2000 Tháng 5-6/2008 Tháng 11-12/2008 Tổng 2 chuyến Sản lượng (Kg) Ngừ vây vàng Ngừ mắt to Ngừ vây lưng dài Cá khác Tổng Hình 2. Sản lượng đánh bắt cá ngừ trong hai chuyến điều tra năm 2008. Với mỗi mẻ câu sử dụng từ 400 đến 450 lưỡi câu, có thể thấy năng suất khai thác (CPUE – kg/100 lưỡi câu) trong cả 2 chuyến khảo sát là tương đối thấp, trung bình đạt 8,77 ở vụ nam và 10,67 ở vụ bắc. Mẻ câu có CPUE cao nhất ghi nhận được trong vụ nam chỉ đạt 32,42 tại trạm số 1 và trong vụ bắc đạt 29,63 tại trạm số 30. Riêng nhóm cá ngừ đại dương là đối tượng chính của nghề câu cũng chỉ có CPUE trung bình đạt 1,5 trong vụ nam và 0,7 trong vụ bắc đối với cá ngừ vây vàng, tương ứng là 0,96 và 1,49 đối với cá ngừ mắt to. Trong khi đó CPUE trung bình của các nhóm cá khác đạt 6,32 ở vụ nam và 8,48 ở vụ bắc (bảng 2). 3.3. Đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản và sinh trưởng Kết quả phân tích mẫu dạ dày thu được trong cả 2 chuyến khảo sát đối với hai loài cá ngừ vây vàng và mắt to cho thấy, cá có độ no bậc 2 chiếm ưu thế (45%), tiếp theo là độ no bậc 1 (25%), bậc 3 (15%) và bậc 4 (15%). Trong các mẫu này đã bắt gặp 6 loại thức ăn khác nhau, trong đó cá và mực chiếm ưu thế về số lượng (60-80%), các loại khác có số lượng mỗi loại không nhiều - là những thức ăn không ưa thích hoặc bị bắt ngẫu nhiên. Có thể thấy thành phần thức ăn như trên là tương đối phong phú bởi cá ngừ đại dương là loài cá nổi lớn thuộc nhóm cá dữ, có tính chọn lọc thức ăn cao và di chuyển nhanh để bắt mồi. Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 381‐389 386 Kết quả phân tích còn cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về thành phần thức ăn giữa 2 loài cá ngừ vây vàng và mắt to và giữa 2 mùa vụ. Dựa vào kết quả phân tích đã đưa ra chỉ số tần xuất bắt gặp các loại thức ăn của cá ngừ như hình 3. Chỉ số càng lớn thể hiện tính lựa chọn thức ăn càng cao. Đa phần cá thể cá ngừ đại dương bắt gặp trong các chuyến khảo sát năm 2008 có độ chín của tuyến sinh dục ở giai đoạn III, IV và V. Nhìn chung sức chứa trứng tuyệt đối của cá ngừ vây vàng có xu hướng tăng theo trọng lượng cơ thể, dao động tương đối lớn từ 3,3 đến 18,7 triệu trứng, trung bình 12,4 triệu trứng. Trong các mẫu phân tích, trứng có kích thước lớn (≥ 3mm) dao động từ 0,7 đến 15 triệu trứng, trứng nhỏ 2,6 - 5,8 triệu trứng (hình 4). Do không thu được mẫu trứng cá ngừ mắt to nên không có ước tính sức chứa trứng của loài cá này. Bảng 2. CPUE (kg/100 lưỡi câu) của một số đối tượng tại các trạm khảo sát. Khảo sát tháng 5-6/2008 (33 trạm) Khảo sát tháng 11-12/2008 (18 trạm) Trạm số Cá ngừ vây vàng Cá ngừ mắt to Cá khác CPUE Chung Cá ngừ vây vàng Cá ngừ mắt to Cá khác CPUE Chung 1 9,33 23,09 32,42 2 8,74 8,74 3 0,33 0,33 4 15,40 15,40 5 2,80 2,80 5,89 5,89 6 14,44 14,44 11,83 11,83 8 11,56 5,36 16,91 9 4,63 4,63 10,70 10,70 10 0,00 0,00 11,88 11,88 11 15,11 0,67 15,78 12 4,78 4,78 15,40 15,40 13 6,39 6,39 6,85 6,85 15 7,31 7,31 16 11,29 11,29 9,25 2,55 11,80 17 3,51 3,51 1,75 1,75 18 0,18 0,18 19 0,80 0,80 4,13 4,13 20 2,67 2,67 10,28 10,28 22 8,44 4,31 12,76 23 4,00 2,67 6,67 9,15 9,15 24 3,31 3,31 4,00 4,00 25 1,10 1,10 26 8,00 14,98 22,98 6,28 15,75 22,03 27 0,62 0,62 11,35 8,80 20,15 29 24,33 24,33 30 7,67 3,67 11,33 10,13 19,5 29,63 31 6,00 1,16 7,16 6,30 6,30 32 4,18 7,40 11,58 33 2,40 0 2,40 2,38 0,75 3,13 34 6,17 6,17 7,23 7,23 36 14,93 14,93 37 6,66 6,66 38 4,22 4,82 9,04 T.B. 1,50 0,96 6,32 8,77 0,7 1,49 8,48 10,67 Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 381‐389 387 Nhuyễn thể 5% Mực 20% Polychaeta 15% Cá 15% Thức ăn khác 25%Heterocarpus sp. 20% Hình 3. Giá trị trung bình tần số xuất hiện thức ăn trong dạ dày cá ngừ. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Triệu trứng Trứng loại nhỏ Trứng loại lớn Hình 4. Sức chứa trứng tuyệt đối theo kích thước trứng của loài cá ngừ vây vàng. Chiều dài và trọng lượng các cá thể cá ngừ vây vàng và mắt to bắt gặp trong các chuyến khảo sát có sự khác nhau đáng kể. Giữa chiều dài cực đại và cực tiểu (tính đến chẽ vây đuôi) của từng đối tượng mặc dù khác nhau không nhiều (từ 1,1 đến 2,7 lần), song trọng lượng cực đại và cực tiểu của chúng lại hơn kém nhau từ 1,8 đến 14,8 lần (bảng 3). Tuy nhiên có thể thấy được tỷ lệ giữa các giá trị tương ứng có trong bảng 3 đối với 2 loài cá và trong 2 mùa không có sự khác biệt quá nhiều (trừ tỷ lệ của các giá trị cực tiểu). Điều này cho thấy không có biểu hiện khác biệt rõ nét về vai trò của habitat và tác động của nó đến lứa tuổi của hai loài này [4]. Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 381‐389 388 Bảng 3. Giá trị thống kê chiều dài và trọng lượng cá ngừ vây vàng và mắt to trong 2 chuyến khảo sát Chiều dài (cm) Trọng lượng (kg) Tên loài Trung bình Max Min Tỷ lệ Max/Min Trung bình Max Min Tỷ lệ Max/Min Trong chuyến khảo sát tháng 5, 6 năm 2008 Cá ngừ vây vàng (1) 106,7 145 53 2,74 24,7 52 3,5 14,86 Cá ngừ mắt to (2) 136 161 120 1,34 47,3 68 36 1,89 Tỷ lệ (2)/(1) 1,27 1,11 2,26 - 1,92 1,31 10,29 - Trong chuyến khảo sát tháng 11, 12 năm 2008 Cá ngừ vây vàng (3) 82,8 107 65 1,65 25.0 40,5 9,5 4,26 Cá ngừ mắt to (4) 128 134 120 1,12 35,8 45,4 25 1,82 Tỷ lệ (4)/(3) 1,55 1,25 1,85 - 1,43 1,12 2,63 - Với hầu hết các loài cá, giữa chiều dài và trọng lượng luôn có mối quan hệ chặt chẽ. Điều này đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến [3]. Trong nghiên cứu này, mặc dù số lượng mẫu không nhiều, song mối quan hệ nêu trên cũng không nằm ngoài quy luật vốn có với hằng số tỷ lệ a=0,00009, hệ số sinh trưởng b=2,6087, được thể hiện trên hình 5 với hệ số tương quan khá cao (R2>0,9). 4. Kết luận Thành phần loài cá nổi lớn đại dương trong cả 2 chuyến khảo sát năm 2008 khá đơn giản, gồm 30 loài (trong đó có 5 loài thuộc họ cá thu ngừ) thuộc 22 giống, 13 họ, đồng thời cũng không có sự khác biệt đáng kể về số lượng loài bắt gặp tại cùng một khu vực và trong 2 mùa gió. Sản lượng và năng suất khai thác trong các chuyến khảo sát nêu trên không cao, trong đó sản lượng họ cá thu ngừ chỉ chiếm từ 23-29% tổng sản lượng với CPUE trung bình dao động trong khoảng 0,7-1,5 kg/100 lưỡi câu. Trong tổng số 51 mẻ câu đã thực hiện trong cả 2 chuyến, chỉ có 4 mẻ câu có CPUE của họ cá thu ngừ đạt trên 10 kg/100 lưỡi câu. Đã bắt gặp 6 loại thức ăn trong thành phần thức ăn của cá ngừ đại dương, chủ yếu gồm cá và mực. Có khoảng 50% cá thể bắt được có độ no dạ dày ở bậc 2. Quan hệ giữa chiều dài và trọng lượng của các cá thể khá chặt chẽ và không nằm ngoài quy luật tự nhiên với hệ số tương quan khá cao (R2>0,9). Cá Ngừ vây vàng (Thunnus albacares) - n = 9 W = 9E-05 L2.6087 R2 = 0,97 0 10 20 30 40 50 60 0 50 100 150 200 LT (cm) W (kg) Hình 5. Tương quan giữa chiều dài toàn thân và trọng lượng của cá ngừ vây vàng. Tài liệu tham khảo [1] Đinh Văn Ưu và nnk, Xây dựng mô hình dự báo cá khai thác và các cấu trúc hải dương có liên quan phục vụ đánh bắt xa bờ ở vùng biển Việt Nam, Tuyển tập nghiên cứu nghề cá biển, T. IV, Nxb Nông nghiệp (2006), 55. Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 381‐389 389 [2] G.V. Nikolsy, The ecology of fishes (Translation of “Ekogiya ryb”), Academic Press, London and New York, 1963. [3] Nguyễn Xuân Huấn, Đặc điểm sinh trưởng, biến động trữ lượng và dự báo khả năng khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển Bình Thuận- Ninh Thuận, Luận án Tiến sỹ sinh học, ĐHTH Hà Nội, 1996. [4] Đinh Văn Ưu, Đoàn Bộ, Hà Thanh Hương, Tương quan biến động điều kiện môi trường và ngư trường nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển khơi nam Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQG HN, tXXI, No3AP (2005) 108. Species composition, yield and biological characteristics of some species of ocean large pelagic fish in surveys at offshore area of Vietnam Centre in 2008 Doan Bo1, Tran Chu2, Le Hong Cau2, Tran Liem Khiet2, Pham Quoc Huy2 1Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, College of Science, VNU 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam 2Research Institute for Marine Fisheries In 2008, we were performed two surveys by longline at offshore area of Vietnam centre and have some results: 1. Species composition of ocean large pelagic fish is very simply, include in 30 species (in which there are 5 species in the Scomberidae family), 22 genus and 13 families. It is no relatively differed about species composition in the two season. 2. Scomberidae family was about 23-29% of total catch and mean CPUE was about 0,7-1,5kg/100 hooks. 3. Food composition in the stomach of Yellow fin tuna and Big eye tuna consists of 6 kinds, but primarily was fish and squid. In that, about 50% individual catched were full stomach at 2 level. Relationship between length and weight of Yellow fin tuna and Big eye tuna is closely related, with R2>0,9. Keywords: Biological characteristics, Ocean large pelagic fish, Offshore area.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuy_van_8__6617.pdf