Thành tựu khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp

Đã hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lúa lai F1 cho một số tổ hợp lai như Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, HYT83, Bồi tạt xuân thanh năng suất đạt 20 – 30 ta/ha.
- Quy trình thâm canh lúa theo tiêu chuẩn SRI đạt năng suất 9.5 tấn – 12 tấn/ha.
- Quy trình thâm canh giống lúa BT1, Dưu 725, Nhị ưu 725, LT2 đạt năng xuất cao.
- Quy trình che phủ nilon cho lạc làm tăng năng suất 20 – 30%
- Quy trình thâm canh tổng hợp cho lạc đạt năng suất trên 5 tấn/ha.
-Quy trình bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp với tưới phun cho chè, năng suất chè nguyên liệu tăng từ 17 -25%. Qui trình này đang được mở rộng thành dự án sản xuất chè Shan Tuyết chất lượng cao ở Kỳ Sơn do Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư.
- Quy trình trồng bông xen lạc
- Quy trình sản xuất rau sạch theo hướng GAP.
- Quy trình sản xuất hoa cao cấp (Lily, Lay ơn .)

Viện KHKTNN Miền Nam đã chuyển giao 2.000m2 diện tích trồng rau, quả sạch công nghệ cao trong nhà màng cho Trung tâm kiểm dịch giống – cây trồng – vật nuôi (xã Phạm Văn Thái, Bình Chánh - Tp.Hồ Chí Minh). Đến đầu tháng 10, sẽ cho ra những sản phẩm sạch đầu tiên đến tay người tiêu dùng. Theo đánh giá ban đầu, nhà màng sẽ thay thế được nhà kính đã thất bại.

 * Năng suất tăng gấp 4 lần

 

ppt42 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thành tựu khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÀNH TỰU KHOA HỌC KĨ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP(Những phát minh đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp) I. Những vấn đề chung Nông nghiệp là nghành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài người. Đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, đất nông nghiệp dần bị thu hẹp, nhường chổ cho các nghành CN và DV. Cho nên yêu cầu cấp thiết đó là cần có sự đầu tư về KHKT để tăng năng suất nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu khác. Nội dung của cm KHKT trong NN?Đưa NN thành ngành sx hiện đạiBiến KHKT thành lực lượng sx trực tiếpTạo bước chuyển biến lớn trong việc phát triển và phân bố NN (tổ chức quản lý và tổ chức lãnh thổ NN)Đưa KHKT vào NN bằng các quá trìnhQuá trình cơ khí hóaQuá trình điện khí hóaQuá trình hóa học hóaQuá trình thủy lợi hóaCác thành tựu Khoa học NN: + Công nghệ sinh học, hóa học: Di truyền, lai tạo giống + Pp canh tác mới + Nghiên cứu thị trườngII. Các thành tựu đã đạt đượcTrong suốt những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và vận dụng thành công KHKT vào NN và đã đạt những thành công rực rở như sau:1. TRONG TRỒNG TRỌT Cách mạng xanh trong nông nghiệpCách mạng trắng trong nông nghiệpĐối với nước ta:Nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm qua (?) đã có những bước phát triển khá vững chắc Hàng năm tổng sản lượng lương thực qui ra thóc tăng 1 triệu tấn. Đến năm 2003: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Năm 199520012003Sảnlượng (Triệu tấn) 25.532.134.6FAO 1995_2003 Những thành tựu đó là nhờ ta đã áp dụng nhiều tiến bộ KHKT và công nghệ sinh học Tiến hành đột biến để chọn giống cho năng suất cao, trong điều kiện sống khắc nghiệt. Theo báo cáo của hội nghị thường niên Hiệp hội chọn giống đột biến châu Á năm 2002: Hiện nay ở nước ta có hàng chục giống được chọn lọc theo phương pháp đột biến đã được trồng trên khoảng 1 triệu ha ở miền Nam và miền Bắc.“Công nghiệp hoá” nông nghiệp * Trong trồng trọt: Cơ giới hoá từ khâu chuẩn bị đến khâu thu hoạchSau thành công với sản phẩm máy cấy MC 6-250, mới đây Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cũng đã chế tạo thành công chiếc máy cấy thế hệ mới.MC - 08 có ba bộ phận làm việc chính là bộ phận di động, bộ phận cấy, bộ phận đỡ và cung cấp mạ cùng các hệ thống phụ trợ khác. Động cơ diezen 4.0 mã lực truyền chuyển động qua hộp số chính đến bánh xe, quá trình cấy bánh xe được thiết kế như một bánh sắt có 18 mấu bám dùng để kéo toàn bộ máy cấy qua hệ thống máng trượt.Máy làm đấtMáy liên hợp gặt-đập Công nghệ sinh học: Từ quá trình chọn giống đến khi gieo trồng. Để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất, Viện đã nghiên cứu và hoàn thiện các quy trình công nghệ áp dụng tại nhiều địa phương vùng Bắc Trung bộ bao gồm: Đã hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lúa lai F1 cho một số tổ hợp lai như Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, HYT83, Bồi tạt xuân thanh năng suất đạt 20 – 30 ta/ha. - Quy trình thâm canh lúa theo tiêu chuẩn SRI đạt năng suất 9.5 tấn – 12 tấn/ha. - Quy trình thâm canh giống lúa BT1, Dưu 725, Nhị ưu 725, LT2 đạt năng xuất cao. - Quy trình che phủ nilon cho lạc làm tăng năng suất 20 – 30% - Quy trình thâm canh tổng hợp cho lạc đạt năng suất trên 5 tấn/ha. -Quy trình bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp với tưới phun cho chè, năng suất chè nguyên liệu tăng từ 17 -25%. Qui trình này đang được mở rộng thành dự án sản xuất chè Shan Tuyết chất lượng cao ở Kỳ Sơn do Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư. - Quy trình trồng bông xen lạc - Quy trình sản xuất rau sạch theo hướng GAP. - Quy trình sản xuất hoa cao cấp (Lily, Lay ơn ....) Viện KHKTNN Miền Nam đã chuyển giao 2.000m2 diện tích trồng rau, quả sạch công nghệ cao trong nhà màng cho Trung tâm kiểm dịch giống – cây trồng – vật nuôi (xã Phạm Văn Thái, Bình Chánh - Tp.Hồ Chí Minh). Đến đầu tháng 10, sẽ cho ra những sản phẩm sạch đầu tiên đến tay người tiêu dùng. Theo đánh giá ban đầu, nhà màng sẽ thay thế được nhà kính đã thất bại. * Năng suất tăng gấp 4 lần Sau hơn một năm tiến hành thử nghiệm, kỹ sư sinh học Lê Văn Cường (phường 8, TP. Đà Lạt) đã nhân giống khoai tây thành công trong môi trường không khí (khí canh) chứ không trồng dưới đất theo cách thông thường. Đến nay KS Cường đã thử nghiệm nhân giống 3 vụ khoai tây theo công nghệ khí canh trên diện tích 500m² tại khu vực Đất Mới (TP. Đà Lạt). Cây không trực tiếp trồng vào đất (địa canh) hoặc nhúng vào môi trường dung dịch (thủy canh) mà được đặt cố định trên một giá đỡ và rễ cây phát lộ hoàn toàn trong không khí. Nhờ bộ rễ lộ ra ngoài nên hoàn toàn chủ động điều khiển quá trình hình thành tia củ, nếu tia nhiều thì số lượng củ sẽ nhiều. Tuy nhiên để đủ độ tối cho cây phát triển củ, có thể che bộ rễ bằng thùng xốp và phủ bạt ni lông đen. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Linh chi và nấm dược liệu TP Hồ Chí Minh đã nuôi trồng thành công loài nấm quý Thượng Hoàng (Phellinus linteus) trên mạt cưa cây cao-su. Ðây là kết quả nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam trên cơ sở sưu tầm nguồn giống mọc hoang, mở ra triển vọng phát triển loài nấm quý này ở nước ta. `Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán như hiện nay đã được các nhà khoa học xác định là do tỉ lệ thất thoát nước cao trong quá trình tưới. Công nghệ tưới tiết kiệm nước (TTKN) lần đầu tiên trên thế giới được sử dụng trong nhà kính ở nước Anh từ cuối năm 1940. Ở Việt Nam, công nghệ TTKN đang còn ở mức thấp, đơn giản, hiệu quả chưa cao. Trước thực trạng đó, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã xây dựng và hoàn thiện thành công chuyển giao công nghệ kỹ thuật TTKN tại một số địa phương. Đây cũng là nội dung nghiên cứu khoa học của Đề tài cấp nhà nước KHCN.08.09 "Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ tưới hiện đại tiết kiệm nước cho các vùng khan hiếm nước" đã được đánh giá đạt hiệu quả cao trong nghiên cứu, chế tạo cũng như đưa sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Tiến sĩ Đồng Thị Anh Đào vừa sản xuất thành công 6 loại thực phẩm (bánh, mứt, gia vị) từ cây rong sụn đang được trồng nhiều trên vùng biển Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Anh Đào (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cho thấy rong sụn thô (Kappaphycus Alvarezii) sau khi ngâm rửa, được khử mùi, màu và trích ly carrageenan ở nhiệt độ đến 900C để chế biến thành các thực phẩm nói trên. Bốn loại cây được sử dụng cho chăn nuôi gồm: ngô, đậu nành, khoai mì, khoai tây là những cây mà Việt Nam cần áp dụng chuyển gen để tăng năng suất càng nhanh càng tốt. Và chưa nên ứng dụng đối với các cây khác như: hồ tiêu, lúa, cà phê để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà nhập khẩu trên thế giới. Lâm nghiệp:Kỹ thuật trồng dầu rái Dầu rái có tên khác là dầu con rái, dầu nước, dầu sơn. Tên khoa học Dipterocarrpus alatus Roxb. ex G.Don, thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae). Dầu rái là cây gỗ lớn, cao 40 - 45 m, thân thẳng tròn đầy, phân cành cao, vỏ lúc còn non dày, khi cây lớn vỏ mỏng màu xám vàng. Sản phẩm được sử dụng trong các công trình xây dựng, đóng đồ mộc, chế biến vecni, sơn, mực in, gắn kính. Lá, hoa, vỏ cây có thể tinh chế tanin và dược liệu. Dầu rái được trồng trong công viên, ven đường, trồng rừng và làm giàu rừng.Kỹ thuật trồng rừng keo lai * Giới thiệu cây keo lai Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Đây là giống có nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa bố và mẹ, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn các loài bố mẹ, có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ. Kỹ thuật khai thác nhựa trám trắng - Trám trắng còn gọi là thanh quả, cà na, cảm lãm, mác cơm, cây bùi. Tên khoa học: Canarium album (Lour.) Raeusch, họ Trám (Burseraceae). Cây gỗ to, cao khoảng 15 - 20 m. Cành non màu nâu nhạt, có lông mềm. Lá kép lông chim, mọc so le. Mùa ra hoa: tháng 6 - 7, mùa quả: tháng 8 - 10. Gỗ mềm, nhẹ, thớ mịn, dễ bóc và dễ lạng, thường được dùng trong xây dựng nhà cửa, làm nguyên liệu gỗ dán, bột giấy. Nhựa trám trắng dùng để chưng cất tinh dầu, chế biến côlôphan dùng trong công nghệ nước hoa, xà phòng, véc ni làm hương, pha chế sơn và mực in. Quả trám làm thức ăn, chế biến ô mai, thuốc chữa ho, giải rượu và giải độc.- Hiện nay trám trắng là một trong những cây được chọn làm cây trồng chính trong Chương trình 327, dự án khuyến lâm, dự án lâm nghiệp trang trại và các chương trình trồng rừng khác để nhằm cung cấp gỗ, quả và khai thác nhựa. Trong chăn nuôi đã sớm áp dụng tiến bộ của KHKT trong quá trình lai tạo giống từ nguồn gen phong phú trong nước và du nhập từ nước ngoài. 2. TRONG CHĂN NUÔIĐã lại tạo thành công những giống lợn siêu thịt, gà siêu trứng, cùng với những giống vật nuôi ngoại lai cũng được nuôi thí nghiệm và nhân rộng đã cho nhiều thành công với năng suất cao. a. Áp dụng TBKT phát triển lợn lai kinh tế Năm 1962 Ty Nông Lâm tỉnh Hải Dương đã thí điểm áp dụng KT thụ tinh nhân tạo thành công cho 2 lợn nái ở xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng. Từ kết quả này, kỹ thuật TTNT đã từng bước được nhân rộng ra toàn tỉnh. Đến năm 1975 đàn lợn đực ngoại giống có phẩm chất tốt được nhập về Trạm TTNT gia súc của tỉnh như: Tân Cương, Tân Kim, Đại Bạch, Trung Bạch, ỶokshỈa, Land race; sau này được bổ sung thêm giống Duroc, Edel. Một màng lưới nhân giống và màng lưới dẫn tinh viên được xây dựng rộng khắp đến tận HTX và các trạm quốc doanh để phát triển lợn lai kinh tế (lợn F1) trong toàn tỉnh. Đến năm 1975 lợn lai kinh tế của tỉnh chiếm 25%, bình quân trọng lượng xuất chuồng 45 kg/con. Đến năm 1985 các chỉ số trên là 65% và 64 kg/con. Từ năm 1993 đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lợn lai thành công và được áp dụng rộng trong tỉnh như: lợn 3/4 máu ngoại, lợn ngoại thuần, lợn nái thuần, môi trường NHD1 kéo dài thời gian bảo quản tinh dịch lợn để nâng cao hiệu quả TTNT cho lợn,... đã góp phần đưa cơ cấu đàn lợn của tỉnh năm 2007 như sau: lợn thịt có 50% máu ngoại trở lên chiếm khoảng 70%, lợn 3/4 máu ngoại chiếm khoảng 20%, lợn ngoại chiếm khoảng 10%, nái ngoại khoảng 6%; số hộ gia đình nuôi theo qui mô công nghiệp khoảng 24-25%. b. Áp dụng KT phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầmTừ những năm 1960-1980 giống gà công nghiệp plymouth của Cuba và giống vịt lai Anh đào - cỏ,... đã được thực nghiệm nuôi thử ở thị xã Hải Dương, xã Dân Chủ (huyện Tứ Kỳ). Kết quả này đã tạo nên phong trào nuôi gà công nghiệp, nuôi ngan, vịt giống mới trong toàn tỉnh. Từ những năm 1990 trở lại đây, nhiều giống gia cầm mới đã được nuôi thử nghiệm có hiệu quả kinh tế cao, được áp dụng rộng vào SX như: các giống gà mới Goldine, ISa Brown, Hydine, Neo Brown, BE93 (đến nay không còn), Hybro, Kabir, Tam Hoàng, Lương phượng, Sasso, BE707...; các giống vịt hướng thịt: Bắc Kinh, CP.Super M; giống hướng trứng: M Khali campbell, CV2000 Layer; giống kiêm dụng: Bạch tuyết...; các giống ngan Pháp: R31, K51, R71. Phát triển rộng các mô hình nuôi gà ri thả vườn, nuôi gà lông màu có NS cao và thịt thơm ngon... Dự án KHCN SX thịt gia cầm an toàn, chất lượng do Bộ KHCN đầu tư đang được thực hiện ở một số huyện trong tỉnh. Số hộ gia đình nuôi gia cầm theo qui mô công nghiệp chiếm khoảng 30%... Ứng dụng thành công kỹ thuật cấy truyền phôi động vật trong nhân giống bò Trước nhu cầu ngày càng cao về nguồn sữa bò của thị trường trong nước và quốc tế, từ tháng 1 – 2004, Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Nai đã bắt tay vào thực hiện đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cấy truyền phôi động vật trong việc nhân giống bò thịt, bò sữa cao sản” tại hai điểm: Công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai và xã Lộc An, huyện Long Thành. Trong chăn nuôi tiến hành theo trình tập trung, khép kín. Trang trại chăn nuôi Đà Điểu Trang trại chăn nuôi bò sữaMô hình nuôi gà công nghiệp c. Nuôi trồng thuỷ sảnNăm 1958-1960 Trại cá Phú Tảo thuộc Ty Nông nghiệp là trại cá duy nhất ở miền Bắc cho cá chép đẻ được nhân tạo quanh năm. Từ năm 1964 đến nay đã nghiên cứu nuôi thử đạt kết quả và đưa vào áp dụng rộng trong sản xuất, nhiều loài thuỷ sản nước ngọt lớn nhanh, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao gấp hàng chục đến hàng trăm lần cá truyền thống như: mè hoa, mè trắng, trắm cỏ, Hung thuần, chép Inđônêxia thuần, cá trôi Rohu, cá trôi Mrigal, Rophi đen, Rophi vằn, Rophi đơn tính, cá trê phi, cá tra, chim trắng nước ngọt, chép lai 3 máu, tôm càng xanh... Trong đó đã cho đẻ nhân tạo thành công các giống cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, các loài chép lai, các loài Rophi... Kết quả đề tài "Nghiên cứu thâm canh ba ba thịt, sản xuất ba ba giống" đã được phổ biến và chỉ đạo áp dụng vào sản xuất, tạo nên phong trào nuôi ba ba rộng khắp có hiệu quả kinh tế cao trong tỉnh.Năm 2004-2005 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở KHCN phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I thực hiện đề tài cấp Nhà nước "Nghiên cứu xây dựng mô hình công nghệ sản xuất và tiêu thụ cá Rophi xuất khẩu tập trung tại tỉnh Hải Dương" và đã đạt kết quả tốt. Phát huy và nhân rộng kết quả của đề tài, ngay từ năm 2005-2007, UBND tỉnh đã giao cho Sở KHCN chủ trì thực hiện Chương trình KHCN cấp tỉnh "Phát triển thuỷ sản hàng hoá tập trung tại các khu vực đất mới chuyển đổi ở các huyện trong tỉnh". Kết quả của Chương trình đã góp phần đưa NS và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2007 của tỉnh tăng lên rất nhiều so với năm 1997. Năm 1997: diện tích nuôi 5.560 ha, NS trung bình 1,76 tấn/ha, sản lượng 9.963 tấn. Năm 2007: diện tích nuôi là 9.648 ha, NS trung bình 4,4 tấn/ha (tăng 150%); sản lượng 42.425 tấn (tăng 339,73%)...Sau ba năm triển khai, Trung tâm quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, Tiền Giang) đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo cá bông lau. Theo đó, năm 2004 trung tâm nuôi vỗ đàn cá bông lau bố mẹ ở ao hồ, năm 2005 cá có dấu hiệu sinh sản nhưng tỉ lệ thành công thấp dưới 5%, đến năm 2006 tỉ lệ cá nuôi sinh sản đạt 25%. Đây là loài cá da trơn quí hiếm, có giá trị kinh tế cao, sống nhiều ở sông Mekong nhưng do đánh bắt bừa bãi nên ngày càng khan hiếm. Kỹ thuật nuôi tu hài thương phẩm (hình thức nuôi đáy) Hiện nay, Tu hài đang là một đặc sản được ưa thích của du khách khi đến Hải Phòng và Quảng Ninh, cũng từ khi đó giá tu hài tăng lên thì việc nuôi tu hài mới được chú ý tới. Trước đây nguồn tu hài thực phẩm cung cấp cho tiêu thụ chủ yếu là khai thác tự nhiên. Khi nguồn lợi tự nhiên không còn dồi dào nữa thì con người mới quan tâm đến nuôi chúng và con giống để nuôi lớn lại là một vấn đề khó khăn đầu tiên. Một thực tế cho thấy, thu gom con giống Tu hài trong tự nhiên rất khó thực hiện do loài này sống chủ yếu ở vùng biển tương đối sâu và hình thái giai đoạn con non dễ nhầm lẫn với một số loài nhuyễn thể khác như phi phi (Sanguinolaria diphos) và móng tay (Solen gouldii) phân bố rất nhiều ở vịnh Hạ Long và Bái Tử Long). Ứng dụng thành công năng lượng nguyên tử trong nông nghiệp Phương pháp chọn giống bằng đột biến nhân tạo bằng cách sử dụng các tác nhân gây đột biến lý hoá (năng lượng nguyên tử)Trong nhiều thập kỷ gần đây, trên thế giới, nhiều phòng thí nghiệm đã tiến hành nghiên cứu về cơ chế phân tử của quá trình đột biến cũng như việc ứng dụng nó trong công tác chọn giống các loại cây như: ngô, lúa, lúa mỳ, đậu lạc, hoa, cây cảnh... và đã thu được nhiều kết quả.Kỹ thuật gây đột biến và công nghệ phóng xạ tạo ra giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao (31/10/2009) Từ việc áp dụng kỹ thuật gây đột biến và công nghệ phóng xạ, nhóm nhà nghiên cứu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 chọn tạo và sản xuất thành công giống lúa cao sản mới CL-8 cho năng suất và chất lượng cao.  Thí nghiệm được ứng dụng tại xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) ở cả hai vụ xuân và vụ mùa.  Ông Nguyễn Như Toản chủ đề tài cho biết: Từ giống lúa A-20 kém chất lượng, nhóm nc đã sử dụng kỹ thuật gây đột biến và công nghệ phóng xạ chọn lọc qua nhiều thế hệ, đến dòng thuần chủng thế hệ M7 (7 vụ), các nhà nc đã lựa chọn 1 dòng tương đối ổn định trong các dòng ưu việt đặt tên là CL-8. Qua trồng thử nghiệm, dòng lúa này không những phát triển tốt trên đất nhiễm phèn, nhiễm mặn mà còn cho năng suất cao, gấp 2 đến 2,5 lần so với giống lúa gốc, có thể thâm canh ba vụ trên cùng đơn vị diện tích. Theo đánh giá, giống lúa đột biến CL-8 có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ từ 125-145 ngày đối với vụ xuân và 120- 125 ngày đối với vụ mùa. Đặc điểm nổi bật của giống CL-8 là thân cứng, đẻ nhánh khỏe, bông lúa to, nhiều hạt (253-300 hạt/bông), gạo thơm, cơm mềm, dẻo và trong. Năng suất trung bình đạt 6,5-7 tấn/ha, cá biệt có hộ còn đạt tới 10 tấn/ha, tăng từ 17- 18% so với đối chứng. Đặc biệt, giống CL-8 có khả năng chịu rét và chống đổ rất tốt, không bị nhiễm rầy, kháng đạo ôn cao, không bị nhiễm các bệnh khô vằn hay bạc lá. Giống lúa này có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái, rất dễ canh tác trên các vùng đất khác nhau, có thể gieo cấy được đại trà và tương lai hoàn toàn có thể thay thế giống lúa đang được gieo trồng khá phổ biến hiện nay trên địa bàn.  Với những đặc tính và ưu điểm này, dự kiến Vĩnh Phúc sẽ đưa giống CL- 8 vào sản xuất dần thay thế những giống lúa kém năng suất hiện nay trên địa bàn.   Theo Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thì:Số lượng các cây trồng mới được tạo ra bằng phương pháp đột biến cảm ứng đã tăng lên nhanh chóng.Năm 196019801998Hiện nay Số lượng giống7 500 1970 2000 Tóm lạiỨng dụng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp là quá trình bao gồm: - Bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền - Di truyền và chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi - Nghiên cứu sinh lý cây trồng, vật nuôi - Nghiên cứu về đất, dinh dưỡng cây trồng, vật nuôi - Nghiên cứu về bảo vệ thực vật và sức khoẻ vật nuôi - Nghiên cứu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. - Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, xã hội học nông thôn và thị trường nông sản. Như vậy để ngành nônng nghiệp ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội cần phải không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptthanh_tuu_khoa_hoc_ki_thuat_trong_nong_nghiep.ppt
Tài liệu liên quan