MỤC LỤC
I/ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 2
1.Khái niệm 2
2.Phân loại công ty chứng khoán 2
2.1.Công ty chuyên doanh chứng khoán 2
2.2. Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán 2
3.Điều kiện và thủ tục thành lập công ty chứng khoán 3
3.1.Điều kiện thành lập công ty chứng khoán 3
3.2. Thủ tục thành lập 4
4. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán 5
4.1. Môi giới chứng khoán 5
4.2. Tự doanh chứng khoán 7
4.3. Nghiêp vụ quản lý danh mục đầu tư 7
4.4. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 8
4.5. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán 9
4.6. Các nghiệp vụ hỗ trợ khác 10
5. Vai trò của công ty chứng khoán 11
5.1. Vai trò làm cầu nối giữa cung - cầu chứng khoán 11
5.2.Vai trò xác định giá cả chứng khoán 12
5.3.Thực hiện tính thanh khoản của chứng khoán 12
II/ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 13
1.Giai đoạn 2000 – 2005 13
1.1.Số lượng và quy mô hoạt động của công ty chứng khoán 13
1.2.Chất lượng hoạt động 14
2.Giai đoạn 2006 - 2007 16
2.1. Về quy mô vốn 17
2.2.Về hoạt động của các công ty chứng khoán 19
3. Giai đoạn nửa cuối 2007 đến nay 20
3.1. Về số lượng và quy mô giao dịch 20
3.2.Về hoạt động của các công ty chứng khoán: 23
3.3.Hiệu quả của hoạt động kinh doanh: 25
3.4.Hướng đi của các công ty chứng khoán 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
MỤC LỤC 31
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thảo luận về Công ty chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
Là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán.
Đây là nghiệp vụ mà vốn của nó chính là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty chứng khoán.
· Tư vấn tài chính (Tư vấn cho người phát hành):
Đây là một mảng hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu tương đối cao cho công ty chứng khoán. Khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải ký hợp đồng với tổ chức được tư vấn và liên đới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ sơ xin niêm yết. Hoạt động này tương đối đa dạng bao gồm:
+ Xác định giá trị doanh nghiệp: là việc định giá các tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp trước khi chào bán chứng khoán.
+ Tư vấn về loại chứng khoán phát hành: tùy theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp như tình hình tài chính, chiến lược phát triển của công ty… mà xác định loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu hay trái phiếu.
+ Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiêp…: khi một doanh nghiệp muốn thâu tóm hay hợp nhất với một doanh nghiệp khác, họ tìm đến các công ty chứng khoán để nhờ trợ giúp về các vấn đề kỹ thuật, phương pháp tiến hành sao cho phù hợp và đỡ tốn chi phí…
+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: là việc các chuyên viên tư vấn sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để tư vấn cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứng khoán mua bán, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướng giá cả… Theo quy định tại Việt Nam, khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng, các công ty chứng khoán và nhân viên kinh doanh phải:
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
- Bảo đảm tính trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn.
- Không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó.
- Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp đươc khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm cam kết trong hợp đồng tư vấn.
Tuy nhiên, các nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức, kinh nghiệm và tư duy chủ quan của họ, do vậy việc đánh giá tình huống của mỗi nha tư vấn là khác nhau. Tính khách quan và chính xác của các bản phân tích sẽ mang lại uy tín cho nhà tư vấn.
4.6. Các nghiệp vụ hỗ trợ khác
- Nhìn chung, các nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội đàu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán.: là công việc đầu tiên để các chứng khoán có thể giao dịch trên thị tường tập trung – việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán – được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường giao dịch chứng khoán.
- Lưu ký chứng khoán là một hoạt động rẩt cần thiết trên TTCK. Bởi vì trên TTCK tập trung, việc thanh toán các giao dịch diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán. Vì vậy, lưu ký chứng khoán một mặt giúp cho quá trình thanh toán tại Sở giao dịch đươc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng. Mặt khác, nó hạn chế rủi ro cho người nắm giữ chứng khoán như rủi ro bị hỏng, rách, thất lạc chứng chỉ chứng khoán…
- Cho vay cầm cố chứng khoán: là một hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay dùng số chứng khoán sở hữu hợp pháp của mình làm tài sản cầm cố để vay kiếm tiền nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng…
- Cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay để làm tài sản cầm cố cho khoản vay.
- Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc công ty chứng khoán ứng trước tiền bán chứng khoán của khách hàng được thực hiện tại TTGD
5. Vai trò của công ty chứng khoán
5.1. Vai trò làm cầu nối giữa cung - cầu chứng khoán
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển của chứng khoán: từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp.
-Trên thị trường sơ cấp
+ Công ty chứng khoán là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, giúp các tổ chức phát hành huy động vốn một cách nhanh chóng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.
+ Công ty chứng khoán với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệp nghề nghiệp và bộ máy tổ chức thích hợp, họ thực hiện tốt vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành. Với nghiệp vụ này, CTCK thực hiện vai trò làm cầu nối và là kênh dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu.
-Trên thị trường thứ cấp
Công ty chứng khoán là cầu nối giữa các nhà đầu tư, là trung gian chuyển các khoản đầu tư thành tiền và ngược lại. CTCK với nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư đảm nhận tốt vai trò chuyển đổi này, giúp cho các nhà đầu tư giảm thiều thiệt hại về giá trị khoản đầu tư của mình.
5.2.Vai trò xác định giá cả chứng khoán
Thông qua Sở giao dịch chứng khoán, thị trường OTC, các CTCK cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp nhà đầu tư có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình.
5.3.Thực hiện tính thanh khoản của chứng khoán
Các CTCK thực hiện cơ chế chuyển đổi này, từ đó giúp các nhà đầu tư thực hiện mong muốn chuyển tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại một cách ít thiệt hại nhất (chi phí chuyển đổi rẻ nhất và thời gian chuyển đổi ngắn nhất có thể).
II/ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
A. Thực trạng:
1.Giai đoạn 2000 – 2005
1.1.Số lượng và quy mô hoạt động của công ty chứng khoán
Ngày 28/11/1996, Chính phủ ra nghị định thành lập Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước
Ngày 11/7/1998, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước
20/07/2000 : Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM chính thức đi vào hoạt động với:
4 Cty chứng khoán :SSI với vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng
2 cổ phiếu niêm yết : Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom). Một tuần chỉ có hai phiên giao dịch.Giá trị cổ phiếu niêm yết là 270 tỷ đồng (theo mệnh giá)
Trong những năm đầu, thị trường chứng khoán Việt Nam còn non nớt, số nhà đầu tư tham gia thị trường còn ít, không nhiều cá nhân, tổ chức mặn mà với việc thành lập các CTCK. Thị trường chứng khoán phát triển chậm, không có biến động lớn.Đến 05/05/2001 mới chỉ có 5 công ty niêm yết và 7 công ty kinh doanh chứng khoán hoạt động tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục phát triển chậm chạp trong các năm tiếp theo. Số lượng các CTCK sau 3 năm thị trường hoạt động chỉ là 12 công ty với tổng vốn điều lệ là 465 tỷ đồng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ chứng khoán. Số lượng mã cổ phiếu được giao dịch trên thị trường không cao (73 mã) với giá trị vốn hóa không lớn. Thị trường mới chỉ có 14000 nhà đầu tư. Số nhà đầu tư là tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài không lớn. Tình trạng trên là do thị trường chứng khoán chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Nhìn vào biểu đồ ta thấy chỉ số vn index không tăng mà thậm chí còn sụt giảm trong 3 năm đầu.
Năm 2004 và 2005 thị trường có những chuyển biến tích cực.Chỉ số VN index liên tục tăng. Qua 5 năm TTGDCK TP hcm đã vận hành hệ thống giao dịch thông suốt và an toàn trên 1.000 phiên giao dịch, với giá trị giao dịch bình quân phiên của toàn thị trường liên tục tăng từ 1,4 tỷ đồng trong năm 2000 lên 81 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2005. Bức tranh chung của Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2005 có sự khởi sắc, quy mô thị trường được mở rộng, tăng khoảng 55% giá trị chứng khoán niêm yết, số lượng nhà đầu tư tăng 35%, lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường được nâng lên. Đây là một cơ hội lớn cho các công ty chứng khoán tăng số khách hàng ,số lượng nhà đầu tư từ dưới 3.000 tài khoản vào năm 2000 nay đã đạt trên 24.300 tài khoản, trong đó có 250 nhà đầu tư là tổ chức
Cũng trong năm 2005 trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đi vào hoạt động là một động lực lớn cho TTCK và cũng là một cơ hội lớn cho các công ty chứng khoán.
Qua 5 năm hoạt động đã có 14 CTCK được thành lập và hoạt động trên TTCK. Năm 2005, cả 14 công ty đều có lãi. Các CTCK SSI, Bảo Việt, ACB, VCBS... đều có mức lợi nhuận trên 30%. Sự lớn mạnh của các CTCK không chỉ thể hiện qua việc mở rộng quy mô hoạt động ra một số tỉnh-thành trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Bình Dương, Cần Thơ…, mà tiềm lực về vốn và nguồn nhân lực cũng không ngừng gia tăng, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của thị trường.
1.2.Chất lượng hoạt động
Tính đến năm 2004 Các CTCK mở rộng hoạt động nghiệp vụ, có kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển khả quan :
Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng các loại hình dịch vụ và tiện ích phục vụ người đầu tư cũng ngày càng được nâng cấp và đa dạng hóa. Các mô hình đầu tư mới như quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng mua lại trái phiếu, cổ phiếu có kỳ hạn… cũng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường, làm phong phú thêm hàng hóa để người đầu tư lựa chọn. Các dịch vụ gia tăng giá trị như liên kết tài khoản với ngân hàng, báo giá chứng khoán qua điện thoại, theo dõi giao dịch chứng khoán trực tuyến, đặt lệnh giao dịch qua điện thoại, Internet… được các CTCK đưa vào áp dụng ngày càng nhiều, đem lại lợi ích thiết thực cho người đầu tư. . Nguồn vốn điều lệ của các CTCK đã lên tới trên 810 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh đã ổn định hơn sau một số năm đầu khó khăn, đến năm 2004 các CTCK đều có lãi và đã thực hiện trích quỹ dự phòng tài chính để tăng vốn điều lệ.
Cụ thể:
+ Về kết quả triển khai các hoạt động nghiệp vụ được cấp phép: Các CTCK đã chủ động triển khai mạnh hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp: cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, thực hiện đấu giá phát hành cổ phiếu qua CTCK, tư vấn niêm yết và phát hành bổ sung tăng vốn qua TTCK. Trong năm 2004, các CTCK đã làm đại lý phát hành cổ phiếu cho gần 20 công ty và tư vấn cổ phần hoá cho gần 100 doanh nghiệp, tư vấn niêm yết mới và niêm yết bổ sung cho 10 doanh nghiệp, đây là đóng góp của các CTCK trong tiến trình đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN của nhà nước
Trong năm 2004 đã có 6/13 CTCK triển khai nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư với tổng giá trị chứng khoán trong danh mục trên 240 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các CTCK đã thực hiện bảo lãnh phát hành với tổng giá trị là 9.034 tỷ đồng.
+ Về kết quả kinh doanh: Hầu hết các CTCK đều có lãi. So với năm 2003 doanh thu tự doanh tăng 8 lần (tự doanh trái phiếu chiếm 90% tổng giá trị tự doanh), doanh thu môi giới tăng 3 lần và doanh thu tư vấn tăng 1,6 lần.
+ Về tiềm năng phát triển: các CTCK bắt đầu xác định thế mạnh nghiệp vụ của từng công ty. Một số công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ (như Công ty cổ phần chứng khoán Sài gòn, CTCK Ngân hàng Công thương).
+ Các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thành lập Hiệp hội để phối hợp hoạt động giữa các hội viên và thúc đẩy phát triển TTCK, bước đầu đã tham gia nghiệp vụ cho các nhân viên hành nghề.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế và tồn tại:
- Khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường ck cũng như các công ty chứng khoán vẫn chưa hoàn thiện. Chúng ta chưa có Luật Chứng khoán, hệ thống các văn bản về chứng khoán và TTCK hiện hành có tính pháp lý chưa cao và còn nhiều bất cập .Các văn bản pháp quy ở mức thấp vì vậy không bao trùm được hết phạm vi hoạt động của thị trường, chưa tạo ra được một thể chế hoàn chỉnh theo nguyên lý vốn có của nó..Điều này đã gây khó khăn cho các công ty chứng khoán trong việc hoạt động cũng như chấp hành luật.
- Quy mô của thị trường cổ phiếu nhỏ nên chưa thu hút các nhà đầu tư. Với 30 CTNY mà đa phần là các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu hiện chỉ vào khoảng 0,6% GDP (nếu tính cả trái phiếu thì tổng giá trị niêm yết toàn thị trường là 30.800 tỷ đồng, chiếm 4,8% GDP), hãy còn quá nhỏ để có thể đại diện cho nền kinh tế. Quy mô nhỏ đã gây khó khăn cho các công ty chứng khoán trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh.Hơn nữa “miếng bánh nhỏ” này lại bị các ông lớn như SSI,Bảo Việt … nắm giữ đa phần nên sẽ càng khó khăn cho các công ty nhỏ và mới.
- Cơ chế hoạt động của TTCK chưa thực sự ổn định đã ảnh hưởng xấu đến các công ty chứng khoán
- Năng lực trình độ của cán bộ quản lý, các nhân viên hành nghề chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển lâu dài của thị trường.Điều nãy cũng dễ hiểu vì TTCK VN là một thị trường non trẻ,thiếu kinh nghiệm.
- Máy móc thiết bị chưa hiện đại nên việc giám sát và thông tin của thị trường không hiệu quả,hệ thống công nghệ thông tin còn ở trình độ thấp.
-Chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ trên TTCK chưa cao, tính minh bạch và hiệu quả còn hạn chế, thể hiện ở chất lượng công tác công bố thông tin, chất lượng hoạt động của TTGDCK cũng như các thành viên thị trường. Các biểu hiện vi phạm trên thị trường ở một số CTCK cũng như công ty niêm yết đã ảnh hưởng đến lòng tin của công chúng đầu tư, các giải pháp phát triển thị trường chưa đồng bộ.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do: tính chủ động, hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát hoạt động TTCK chưa cao. Chưa có một chương trình hành động thống nhất để phát huy vai trò và khả năng của các thành viên thị trường trong nỗ lực chung để phát triển TTCK, đặc biệt là vai trò phối kết hợp của các Bộ, ngành, địa phương với cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK còn hạn chế. Đồng thời, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ quản lý cũng như nhân viên hành nghề còn có hạn chế nhất định; chưa xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của tổ chức và người kinh doanh chứng khoán.
2.Giai đoạn 2006 - 2007
Trước tiên cần phải khẳng định giai đoạn 2006-2007 là thời kì bùng nổ mạnh mẽ của thị trường chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán nói riêng. Sự gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và mở rộng nghiệp vụ của các công ty chứng khoán là rất đáng kinh ngạc.
Qua sáu năm hoạt động, khởi điểm từ vài công ty năm 2000 tính đến cuối năm 2006 số lượng công ty đã tăng lên 55 và sang năm 2007 là 78.
Bên cạnh đó, các CTCK cũng chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua các chi nhánh, các đại lí nhận lệnh,..Tuy nhiên về địa bàn hoạt động còn rất nhiều hạn chế chủ yếu chỉ tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. So với nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư, nhu cầu tư vấn CPH, niêm yết Việc phân tích một cách tương đối đơn giản các con số như trên cho thấy, sự gia tăng của số lượng các CTCK trong thời gian vừa qua có xu hướng phù hợp với xu hướng gia tăng của quy mô và hàng hóa trên thị trường. Giá trị thị trường tăng mạnh, số lượng hàng hóa lớn đòi hỏi một lực lượng trung gian thị trường mạnh có tiềm lực tài chính, công nghệ, chuyên môn tốt. Mặt khác, khi thị trường phát triển trong giai đoạn nóng, số lượng CTCK dù tăng nhanh vẫn chưa thể đáp ứng được đòi hỏi giao dịch của nhà đầu tư, cũng như nhu cầu về tư vấn cổ phần hóa (CPH), tư vấn niêm yết. Năm 2001 chỉ có 8.700 tài khoản nhà đầu tư, năm 2006 tăng lên 72.700 tài khoản, năm 2007 là 303.980 tài khoản và đến đầu năm 2008 là 383.980 tài khoản. Có thể thấy sự quá tải của các CTCK trong giai đoạn 2006-2007 trong việc thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tư vấn niêm yết. Mặt khác, số lượng CTCK tuy tăng nhưng về cơ bản, số lượng chi nhánh vẫn hạn chế (tính đến cuối 2007 chỉ có 45 chi nhánh/78 CTCK). So sánh với các nước, ví dụ tại Nhật Bản hay Hàn Quốc, các CTCK thường có và tiềm năng phát triển của thị trường, thiết nghĩ với số lượng CTCK như hiện nay chưa phải là nhiều, nhất là trong điều kiện thị trường phát triển mạnh, không bị sụt giảm như những năm 2006 -2007.
2.1. Về quy mô vốn
Giá trị vốn hóa của thị trường tính đến hết năm 2006 tăng hơn 20 lần so với năm 2001, tăng gần 3 lần so với năm 2005. Trong giai đoạn này, mức tăng của số lượng các CtyCK thấp hơn nhiều so với mức tăng của giá trị vốn hóa của thị trường/GDP và số lượng CTNY. Số lượng CtyNY cũng tăng gần 4 lần so với năm 2005 và đạt các chỉ tiêu tăng trưởng tốt. TTCK thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng đầu tư và các thành phần kinh tế. Giá cổ phiếu trên thị trường liên tục tăng trong một giai đoạn dài. Bối cảnh chung nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, xuất hiện nhiều cơ hội phát triển mới từ việc gia nhập WTO, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được duy trì ở mức hợp lý, đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được đẩy mạnh. Tất cả những yếu tố này đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào một TTCK tiềm năng, với những kỳ vọng về các khoản lợi nhuận do thị trường đem lại... Nhiều tổ chức nhanh chóng gia nhập thị trường và mong muốn được “hưởng một phần của chiếc bánh” lợi nhuận từ TTCK. Do vậy, nhu cầu thành lập CTCK tăng mạnh là điều dễ hiểu.
Mặt khác, 2006 còn là năm bản lề, trước khi Luật Chứng khoán có hiệu lực. Những tổ chức tài chính muốn gia nhập thị trường đứng trước sức ép phải “nhanh chân” trước khi yêu cầu về vốn để thành lập CTCK tăng từ 44 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng theo quy định của Luật Chứng khoán, khi luật này có hiệu lực. Đồng thời, cơ chế ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các CTCK mới thành lập sắp được bãi bỏ. Điều này dẫn đến một số lượng lớn hồ sơ nhanh chóng được hoàn tất và đệ trình cơ quan chức năng để được hưởng các khoản ưu đãi trên.
Sang năm 2007 giá trị vốn hóa thị trường năm đạt trên 43% GDP, số lượng các CTCK tăng ở mức cao hơn so với mức tăng của giá trị vốn hóa thị trường/GDP và số lượng CTNY. Sở dĩ như vậy là do nhu cầu thành lập CTCK vẫn lớn trong khi giá sụt giảm liên tục, khiến cho giá trị vốn hóa thị trường giảm mạnh. Giả thiết, nếu thị trường vẫn ở mức chiếm 40-50% GDP thì tương quan này có thể khác rất nhiều. Một nhân tố khác phải tính đến, đó là năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đồng nghĩa với việc phải có lộ trình thực hiện các cam kết về dịch vụ tài chính, chứng khoán. Theo đó, ngay từ khi gia nhập WTO, CTCK nước ngoài được góp vốn, liên doanh với đối tác trong nước với tỷ lệ không quá 49%. Sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, CTCK nước ngoài được phép thành lập chi nhánh, CTCK 100% vốn nước ngoài. Điều này mở ra triển vọng cho ngành dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam khi đang chờ đón làn sóng kinh doanh mới từ việc gia nhập WTO. Đồng thời, theo cam kết WTO, cơ quan quản lý không có lý do gì để đưa ra hạn chế về số lượng giấy phép kinh doanh, đặc biệt trong hoàn cảnh các công ty nước ngoài chưa đến thời điểm được gia nhập thị trường.
Bài học từ các thị trường mới nổi cho thấy, tại TTCK Trung Quốc trước đây có số lượng CtyCK lên đến 2.000 công ty, nhưng đến thời điểm sụt giảm còn 70 công ty, và hiện nay là 107 công ty. TTCK Đài Loan thời điểm cao nhất có 278 công ty, sau đó sụt giảm còn 48 công ty. TTCK Thái Lan trước đây cũng có tới hơn 200 CTCK, sau đó giảm xuống còn hơn 50 công ty. Việc giảm số lượng các CTCK tại các nước thường được thực hiện thông qua việc tăng yêu cầu về mức vốn của các CTCK (đây cũng là điều kiện cơ bản và khó nhất khi lập CTCK). Điều này dẫn đến hàng loạt các cuộc sáp nhập, thâu tóm, hợp nhất giữa các công ty. Liệu các CTCK còn non trẻ của Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình này chưa? Mặt khác, theo cam kết về dịch vụ chứng khoán khi Việt Nam gia nhập WTO, vào năm 2012, các CTCK nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, CTCK 100% vốn tại Việt Nam. Giới hạn số lượng CTCK lúc này sẽ đặt các CtyCK trong nước vào nguy cơ bị thâu tóm bởi các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh. Kinh doanh dịch vụ chứng khoán nhiều khả năng sẽ trở thành sân chơi do các nhà cung cấp dịch vụ khổng lồ nước ngoài thống trị, trong khi các công ty trong nước với kinh nghiệm còn non trẻ, tiềm lực kinh tế còn mỏng khó lòng sống sót trong cuộc cạnh tranh sắp tới. Do vậy, nếu dùng biện pháp tăng yêu cầu về vốn để khống chế số lượng các CTCK thì cần cân nhắc tăng đến bao nhiêu là hợp lý?
Yêu cầu về vốn 300 tỷ đã là một con số tương đối lớn đối với một nhà cung cấp dịch vụ trong nước, bởi thiết nghĩ CTCK không cần thiết phải có số vốn lớn đến như một ngân hàng thương mại (hiện mức vốn tối thiểu là 1.000 tỷ đồng), đồng thời cần cân nhắc tới tương quan với tổng giá trị vốn hóa thị trường và số lượng hàng hóa trên thị trường. Nên chăng, chúng ta nên tập trung vào việc nâng tiêu chí thành lập CTCK dưới góc độ nâng cao chất lượng như việc bắt buộc khi thành lập CTCK mới cần phải có sự tham gia của các định chế tài chính lớn như ngân hàng, bảo hiểm... Một vấn đề nữa đặt ra là số lượng các CTCK khi thị trường sụt giảm sẽ là bao nhiêu và khi thị trường tăng trưởng trở lại thì bao nhiêu là đủ? Trong mọi thời điểm, thiết nghĩ, vấn đề chất lượng nên được đặt lên hàng đầu, nhất là trong tình hình thị trường hiện nay, việc tăng cường năng lực cho đội ngũ trung gian thị trường càng là vấn đề cấp thiết.
2.2.Về hoạt động của các công ty chứng khoán
Theo thống kê của UBCKNN cho thấy hết năm 2006 và quí I năm 2007 lợi nhuận sau thuế đều tăng mạnh ( ngoại trừ cong ty chứng khoán Việt Nam lỗ 1,573 tỷ đồng). Phải kể đến TOP 5 CTCK trên thị trường Việt Nam đều đạt được lợi nhuận lớn như: Lợi nhuận sau thuế của SSI cán đích 864 tỷ đồng, ACBS là 332 tỷ đồng BVSC 214 tỷ đồng, KLS 126 tỷ đồng
Trong các nghiệp vụ cơ bản của một công ty chứng khoán gồm: Tự doanh; môi giới; tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán... thì tự doanh là mang lại nguồn lợi lớn nhất.Tất nhiên, đó là vào thời điểm giá chứng khoán lên như diều gặp gió và thường xuyên xanh sàn. Với các chức năng còn lại, CTCK chỉ là kiếm tiền lẻ duy trì hoạt động, phần trăm thu về trên tổng mức lợi nhuận là rất khiêm tốn Một trong những nguồn thu lớn nhất của các công ty CK đến từ mảng môi giới, hiện đang được tính ở mức 0,2-0,3% tổng giá trị giao dịch của các nhà đầu tư (cá biệt có công ty thu đến 0,5%). Nếu tính trung bình thị trường TP.HCM và Hà Nội đạt tổng giá trị giao dịch hơn 1.000 tỉ đồng/phiên thì cứ mỗi phiên 55 công CK “xơi” chừng 2-3 tỉ đồng. Tuy nhiên, một số công ty đang “phất” lên chủ yếu nhờ mảng tự doanh. Trong đó, SSI đang được xem là công ty CK có mảng tự doanh mạnh nhất trên thị trường. Năm 2006, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty này lên đến 1.786 tỉ đồng, trong khi đầu tư tài chính dài hạn chỉ có 147,8 tỉ đồng.
3. Giai đoạn nửa cuối 2007 đến nay
Đây là giai đoạn thị trường chứng khoán có nhiều sự thay đổi. Các công ty chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng lớn do sự biến động của thị trường.
3.1. Về số lượng và quy mô giao dịch
Tính đến hết 12-2008, số lượng CTCK là 102 công ty, trong đó có 24 công ty được cấp phép trong năm 2008. Theo số liệu gần đây nhất, tính đến tháng 8/2009 số lượng CTCK là 104.
Quy mô giao dịch trên thị trường không ổn định. Từ những tháng cuối năm 2008, khối lượng và giá trị giao dịch giảm dần, đặc biệt giảm mạnh vào đầu năm 2009. Từ tháng 02/2009 khối lượng và giá trị giao dịch đã có dấu hiệu đi lên và dần vào ổn định.
Tháng
Khớp lệnh
Thỏa thuận
Khối lượng
Giá trị
Khối lượng
Giá trị
9 - 2009
651,765,000
23,795,944,290,000
9,209,915
397,819,880,000
8 - 2009
556,223,600
18,618,609,780,000
8,053,561
305,723,249,900
7 - 2009
369,676,900
11,985,734,540,000
10,175,286
359,035,850,000
6 - 2009
646,825,200
22,671,729,230,000
16,121,778
656,320,553,900
5 - 2009
575,340,200
15,923,114,180,000
7,242,672
219,431,489,900
4 - 2009
379,131,900
9,157,202,910,000
7,822,209
179,945,312,300
3 - 2009
217,688,200
4,110,436,010,000
3,060,497
51,699,166,700
2 - 2009
79,521,800
1,527,630,610,000
2,405,475
54,420,785,000
1 - 2009
54,301,100
1,122,368,900,000
5,270,313
249,524,547,600
12 - 2008
136,874,500
3,067,684,670,000
9,443,200
456,395,499,600
11 - 2008
167,032,300
4,512,373,810,000
6,123,639
208,762,282,700
10 - 2008
189,692,400
5,458,884,590,000
7,075,524
311,184,108,600
Sự bất ổn này là do tác động của nhiều yếu tố.
Về việc sụt giảm giá trị giao dịch, trước hết là do ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô như thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt quá mạnh, các biện pháp về tài khoá chống lạm phát làm quy mô giao dịch giảm từ những tháng đầu năm 2008.
Thứ hai là do tâm lý của nhà đầu tư. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc niêm yết trên sàn, họ đều đưa ra những mức giá quá cao. Còn ở phía nhà đầu tư, người ta cũng kỳ vọng quá cao. Hai yếu tố này gặp nhau và đẩy thị trường lên khá cao. Và cuối năm 2007, thị trường đã nhận ra điều đó và có phản ứng. Ở phía nhà đầu tư rõ ràng là có phản ứng, người ta không chịu mua cao nữa, trong khi cái quán tính hay sự chuẩn bị của rất nhiều công ty để phát hành tăng vốn hay cổ phần hóa thì vẫn tiếp tục triển khai, phát hành hoặc niêm yết giá cao. Khi mà thị trường không chấp nhận nữa mà giá vẫn tiếp tục được đẩy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- -(chungkhoan)-CK06 (11).doc