Cơ cấu lưu thông tiền tệ thứ hai là ngân hàng tư nhân chịu sự điều tiết và giám sát của ngân hàng Nhật Bản. Ngân hàng Nhật Bản chủ yếu áp dụng hai loại biện pháp điều tiết ngân hàng tư nhân và thị trường lưu thông tiền tệ. Một là, dựa vào việc điều chỉnh mức lãi suất. Lãi suất của giới ngân hàng Nhật đều lấy mức lãi suất chính thức của ngân hàng Nhật Bản quy định làm tiêu chuẩn, mức lãi suất của tiền cho vay dành cho xí nghiệp tư nhân chỉ được dao động chút ít theo mức lãi suất chính thức. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, mức lãi suất của Nhật là thấp nhất so với mức lãi suất chính thức của Ngân hàng trung ương của các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu khác. Hai là, dựa vào việc khống chế tín dụng. Trong những năm 1950-1960,vai trò điều tiết khống chế kinh tế của hệ thống lưu thông tiền tệ Nhật Bản có đặc điểm chủ yếu là thực hiện khống chế tín dụng và hạn ngạch tín dụng. Trước đây, Nhật thực hiện khống chế đối với tín dụng ngân hàng thông qua cơ cấu công cộng phi ngân hàng, dùng lãi suất thấp hơn mức thị trường để giành được từ ngân hàng những khoản vay với lãi suất có điều tiết. Khoản vay này có quan hệ với mức lãi tiền gửi có điều tiết của ngân hàng và hệ thống quỹ tiết kiệm bưu chính. Mức lãi suất của hạn ngạch tín dụng ngân hàng còn thấp hơn mức lãi suất thị trường.
30 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2745 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thể chế quản lý kinh tế và sự can thiệp của nhà nước đối với thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp tư nhân và cá nhân , lại vừa khiến cho việc thực hiện những quyền lợi đó đem lại lợi ích cho công chúng .Về quan hệ giữa nhà nước và thị trường , nguyên tắc của mô hình này là nhà nước cần giảm ở mức có thể sự can thiệp ,chỉ can thiệp khi cần thiết .Trong nền kinh tế thị trường ,nhà nước chủ yếu chỉ có vai trò điều tiết và quy định khuôn khổ chung cho sự vận hành của thị trường .Vì vậy, kinh tế thị trường xã hội mà Đức thực hiện trên thực tế là kinh tế thị trường phần nào do nhà nước điều tiết nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa tự do thị trường và công bằng xã hội .
2.Cơ sở của kinh tế thị trường xã hội
Bất kể nền kinh tế thị trường nào cũng đều có khả năng tự điều tiết ,đều phải để thị trường tự giải quyết .Nhà nước chỉ định ra những quy tắc đảm bảo cho thị trường hoạt động bình thường và chỉ can thiệp vào những nơi thị trường không phát huy được vai trò .Vì vậy ,kinh tế thị trường xã hội của Đức vẫn lấy thị trường làm cơ sở.
ở Đức ,về cơ bản nhà nước không quy định mức lương và giá cả ,cũng không quy định các chỉ tiêu sản xuất cụ thể mà chủ yếu dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường để tự quyết định.Tuy nhiên , giá cả nông sản phẩm của Đức hình thành thông qua thị trường mà do thị trường Cộng đồng châu Âu quy định . Vì vậy ,mỗi năm chính phủ phải trợ cấp mấy trăm triệu Mac, giá cả của ngành đường sắt và bưu điện cũng do chính phủ liên bang quy định ,khi bị thua lỗ thì chính phủ liên bang sẽ trợ cấp .
Do cạnh tranh là điều kiện quyết định sự vận hành bình thường của kinh tế thị trường .Không có cạnh tranh thì sẽ không có thị trường ,vì vậy Đức đã thông qua một loạt luật như “luật chống hạn chế cạnh tranh”,lập nên cơ cấu tương ứng ,tức cục cac-ten(trên thực tế là cục chống cac-ten), nghiêm cấm các xí nghiệp đi đén thoả thuận phân chia nhau độc quyền về sản xuất ,giá cả ,tiêu thụ ,thị trường ,cấm việc xí nghiệp hợp nhất gây phương hại hoặc phá hoại thị trường ,cấm độc quyền ngoại thương ,cấm các tổ chức hoặc tập đoàn độc quyền khác gây tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng ,khuyến khích các xí nghiệp nhỏ và vừa hợp tác ,tích cực tham gia cạnh tranh: bảo đảm cho xí nghiệp tự do sản xuất ,tự do kinh doanh,tự do đầu tư ,tự do thuê người làm ,tự do đàm phán giữa chủ và thợ .Bất kì sự hợp nhất hoặc thoả thuận hợp tác nào giữa các xí nghiệp nếu có lợi cho cạnh tranh đều có thể thực hiện ;tuy nhiên ,vẫn cần được sự phê chuẩn của cục cac-ten,ai vi phạm sẽ chịu phạt nặng .Ngoài ra Đức còn đề ra “luật chống cạnh trạnh không chính đáng ”,nghiêm trị những hành vi không chính đáng như quảng cáo giả ,cân thiếu ,hàng giả ,mác giả, lấy hàng kém chất lượng thay cho hàng tốt nhằm bảo vệ lợi ích của người cạnh trạnh và người tiêu dùng .Các luật pháp khác gồm :”luật về điều chỉnh các điều kiện giao dịch chung ”,”luật giảm giá ”.”luật khuyến mại”,”luật nhãn mác hàng ”,”luật về độc quyền”Những luật này đã định ra các nguyên tắc đảm bảo cho thị trường hoạt động bình thường .Đối với một số nghề ,Đức còn quy định những điều kiện tiên quyết để gia nhập thị trường ,ví dụ người làm nghề thủ công nghiệp và bán lẻ trước khi bắt đầu hành nghề phải chứng tỏ được trình độ nghiệp vụ của mình .Đối với một ssố ngành như y tế ,tư vấn luật pháp ,tư vấn kế toán và tư vấn thu thuế nhà nước yêu cầu người đệ đơn phải qua huấn luyện chuyên ngành và phải ở trong độ tuổi nhất định .
Về cơ bản ,tiền lương ở Đức cũng được tự do hình thành trên thị trường lao động ,do hai bên chủ và thợ tự do đàm phán đi đến ký kết thoả thuận .
ở Đức đàm phán giữa chủ và thợ là do tập thể tiến hành .nói chung do đại biểu của hai bên –Hội liên hiệp công đoàn ngành và Hiệp hội những người làm thuê -tiến hành đàm phán mỗi năm một lần về các vấn đề như mức tăng lương và ký thoả thuận .Đối với các vấn đề như số ngày nghỉ ,kỳ hạn thông báo cho thối việc ,tiền công làm ngoài giờ ,quỹ thưởng ..thông thường vài năm mới ký thoả thuận một lần .Tổng quá trình trên ,chính phủ giữ thái độ trung lập, không can thiệp.
3. Quản lý kinh tế vĩ mô
Trong kinh tế thị trường xã hội, nhà nước không trực tiếp can thiệp vào bản thân quá trình kinh tế, nhưng điều đó không có nghĩa là nhà nước không có bất kỳ kế hoạch kinh tế nào. Chính phủ Đức và chính quyền địa phương các cấp đều có kế hoạch kinh tế nhất định, có kế hoạch trung hạn, kế hoạch từng năm và kế hoạch ngắn hạn. Tuy nhiên, những kế hoạch đó chỉ quy định một số chỉ tiêu có tính tổng hợp, hoàn toàn không ràng buộc các xí nghiệp, tiến hành điều tiết thông qua các biện pháp như tài chính, thu thuế, tín dụng Ví dụ, trong 4 kế hoạch ngắn hạn từ năm 1974 đến năm 1975. Chính phủ liên bang tổng cộng đã chỉ 100 triệu Mác để kích kinh tế và điều này đã có tác dụng nhất định đối với việc giảm bớt suy thoái kinh tế trong thời gian đó. Lại lấy kế hoạch cải tạo khu vự miền Đông làm ví dụ, kể từ năm 1990, hàng năm chính phủ đã đầu tư hơn 100 triệu Mác cho các bang miền Đông, chủ yếu là dành cho các cơ sở hạ tầng như cải tạo đường sắt, đường cao tốc, điện tín, đồng thời áp dụng các biện pháp ưu đãi vè thuế và thu hút vốn tư nhân vào cải tạo khu vực miền Đông. Năm 1992, đầu tư của các công ty Đức vào các bang miền Đông đạt 44 tỷ Mác.
ở Đức, các ơ quan phụ trách quản lý kinh tế vĩ mô là các tổ chức như Hội đồng phát triển kinh tế, Hội đồng tài chínhHội đồng phát triển kinh tế do Bộ trưởng Kinh tế liên bang chủ trì, gồm các thành viên là Bộ trưởng tài chính liên bang, Giám đốc ngân hàng liên bang, mỗi bang có một đại diện và đại diện của một số địa phương, mỗi năm ít nhất họp hai lần nhằm điều hoà hoạt động của các ngành tham gia định ra chính sách kinh tế. Hội đồng kế hoạch tài chính do Bộ trưởng Tài chính liên bang chủ trì, gồm các thành viên là Bộ trưởng kinh tế liên bang. Giám đốc ngân hàng liên bang, mỗi bang có một đại diện và đại diện của một số địa phương, phụ trách việc điều hoà kế hoạch chỉ tiêu và đầu tư giữa trung ương, bang và địa phương. ở Đức có một uỷ ban gồm năm nhà kkty nổi tiếng, gọi là “Uỷ ban năm người tài” phụ trách việc vào mùa thu hàng năm đưa ra một cuốn sánh giám định đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của năm đó và cuốn sách này được coi là cơ sở tham khảo của các ngành quyết sách. Vào tháng giêng năm thứ hai. Thủ tướng liên bang phải trình Quốc hội liên bang và Thượng nghị viện liên bang một bản báo cáo kinh tế hàng năm, trả lời cuốn sách giám định của “Uỷ ban năm người tài”, đồng thời đề ra chính sách và biện pháp kinh tế của năm đó. ở Đức còn có một Uỷ ban điều hoà với sự tham gia của đại diện Chính phủ liên bang, Công đoàn và tổ chức các ông chủ xí nghiệp, do Bộ trưởng Kinh tế chủ trì, tiến hành điều hoà ý kiến và hành động trong các lĩnh vực như tiền lương, vật giá Mặc dù Uỷ ban này hoàn toàn không có quyền quyết định nhưng cũng có vai trò trong việc trao đổi ý kiến giữa các bên, điều hoà các biện pháp thực hiện, từ đó bảo đảm cho nền kinh tế vận hành bình thường.
4. Vai trò đặc biệt của Ngan hàng liên bang Đức
ở Đức, Chính phủ liên bang chủ yếu phụ trách việc vận dụng các biện pháp tài chính và thu thuế để điều tiết kinh tế, trong khi ngân hàng liên bang chủ yếu phụ trách việc cận dụng các chính sách tiền tệ và cho vay. Ngân hàng liên Bang Đức là ngân hàng trung ương của Đức, vốn của ngân hàng này thuộc sở hữu của chính phủ liên bang và chỉ có Ngân hàng liên bang mới có quyền phát hành tiền. Tuy nhiên, ngân hàng liên bang cũng là một pháp nhân trực tiếp của liên bang có tư cách pháp nhân công cộng, độc lập với Chính phủ lien bang khi thực hiện chức năng và quyền hạn của mình, nhưng nó phải ủng hộ chính sách chung của Chính phủ. Kinh phí của Ngân hàng liên bang không nằm trong ngân sách của Chính phủ, được chi tiêu độc lập. Khi giữa Chính phủ và Ngân hàng nảy sinh bất đồng về chính sách thì có thể điều hoà. Tuy nhiên, Ngân hàng liên bang hoạt động căn cứ theo nghị quyết của Hội đồng và đối với quyết định này Liên bang chỉ có quyền tạm thời trì hoãn thực hiện mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì sau hai cuộc chiến tranh thế giới ở Đức đều xảy ra lạm phát ác tính mà nguyên nhân đều do Chính phủ thao túng ngân hàng, phát hành tiền và trái phiếu bừa bãi nhằm bù đắp sự thiếu hụt do bồi thường chiến tranh và thâm hụt tài hcính gây nên. Do vậy, năm 1957, Đức đã ban hành Luật Ngân hàng liên bang dành chi Ngân hàng liên bang địa vị và chức năng, quyền hạn đặc biệt, trong đó bảo đảm ổn định của giá trị đồng tiền là chức năng quan trọng hàng đầu của Ngân hang liên bang.
Cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng liên bang là Hội đồng đồng ngân hàng trung ương của Ngân hàng liên bang. Hội đồng này bao gồm có các thành viên là giám đốc, phó giám đốc và các thành viên của Hội đồng quản trị thuộc Ngân hàng liên bang và giám đốc ngân hàng các bang. Hội đồng này do Giám đốc ngân hàng liên bang làm chủ tịch. Giám đốc, phó giám đốc, Hội đồng quản trị cùng các thành viên của Hội đồng Ngân hàng liên bang do chính phủ liên bang đề cử, sau đó Thủ tướng liên bang bổ nhiệm với nhiệm kỳ 8 năm, thời hạn này dài gấp đôi nhiệm kỳ của Thủ tướng liên bang. Ngoài lý do các nhân hoặc có ý kiến của Hội đồng ngân hàng trung ương liên bang ra, trong nhiệm kỳ của mình, giám đốc Ngân hàng liên bang không chịu nảh hưởng của sự thay đổi Chính phủ liên bang, không thể bị bãi chức. Hội đồng ngân hàng trung ương của Ngân hàng liên bang hai tuần họp một lần, và ra quyết định theo đa số thông thường. Hội đồng quản trị là coq quan chấp hành trung ương của Ngân hàng liên bang, phụ trách việc thực hiện những nghị quyết của Hội đồng ngân hàng trung ương của Ngân hàng liên bang.
Ngân hàng liên bang căn cứ vào dự đoán tình hình kinh tế và phân tích tình hình vận hành của thị trường để quyết định thắt chặt hoặc nới lỏng lượng tiền phát hành nhằm giữ vững giá trị đồng Mác và ổn định vật giá. Ngân hàng liên bang còn có thẻ tăng hoặc giảm mức tiền gửi tối thiểu của ngân hàng thương mại vào Ngân hàng liên bang đối với ngân hàng thương mại, kích thích hoặc làm nguội nền kinh tế về phương diện lưu thông tiền tệ.
5. Chế độ tổ chức xí nghiệp
Kinh tế thị trường xã hội của Đức bảo đảm cho xí nghiệp tư nhân, nhưng những xí nghiệp tư nhân kiểu cũ của các dòng họ còn lại không nhiều, mà đều là những xí nghiệp nhỏ và vừa. Các xí nghiệp lớn hầu như đều là công ty cổ phần, song số lượng công ty hữu hạn cổ phần ở Đức không nhiều, chỉ chiếm khoảng 5% tổng số công ty. Một số xí nghiệp lớn cũng là công ty trách nhiệm hữu hạn, không bán cổ phần ra thị trường. Năm 1992, khu vực miền Tây nước Đức có khoảng 46.700 xí nghiệp, trong đó chỉ có 2% là những xí nghiệp lớn thuê hơn một nửa tổng số nhân công và kiểm soát hơn một nửa tổng mức kinh doanh.
Trong các công ty cổ phần lớn, quyền cổ phần tương đối phân tán. Ví dụ Công ty Siemen tổng cộng có vài trăm nghìn cổ phần, trong đó 3/4 cổ phần là phân tán. Kể từ những năm 1980, Đức khuyến khích công nhân viên chức tha gia vào cổ phần của xí nghiệp mình và có phần thưởng khuyến khích. Hiệnnay, ở Đức có số lượng tương đối lớn công nhân viên chức có cổ phiếu của công ty mình. Các xí nghiệp của các dòng họ nổi tiếng trước đây của Đức hiện nay nói chung đều trở thành các công ty cổ phần lớn. Ví dụ như công ty Klube, khi dòng họ Klube đến đời thứ 6 thì người thừa kế không làm nên trò trống gì, cha của anh ta dành cho anh ta một khoản tiền tiêu rút ra từ tài sản của mình với điều kiện là từ đó về sau không được có quan hệ gì với xí nghiệp nữa, rồi trao toàn bộ xí nghiệp cho một hiệp hội do một nhà doanh nghiệp nổi tiếng của Đức quản lý.
Chính phủ liên bang và chính quyền địa phương các cấp đều có cổ phần trong nhiều công ty lớn, có lúc cổ phần của chính phủ đủ để có thể kiểm soát được công ty này. Những công ty này trên thực tế là những xí nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, hoặc là xí nghiệp “vừa công hữu vừa tư hữu”. Ví dụ như Công ty Liên hợp điện lực và mỏ. Công ty gang thép Shagester, công ty than Shall, công ty hàng không Hamsha... đều là các xí nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Công ty ô tô Volkswagen vốn trước đây cũng thuộc sở hữu nhà nước, sau đó Chính phủ liên bang đã chuyển nhượng một phần cổ phần của mình sang cho tư nhân, do vậy mà trở thành “vừa công hữu vừa tư hữu”. Công ty ô tô Daimler-Benz cũng có khoảng 20% cổ phần thuộc về Chính phủ bang Badenfutenberg. Tuy nhiên, dù chính phủ có bao nhiêu quyền cổ phần của các xí nghiệp thì xí nghiệp và các công ty cổ phần nói chung vẫn vận hành và nộp thuế như nhau. Chính phủ, ngoài thu thuế ra, vẫn có thể được chia lãi cổ phần theo quyền cổ phần của mình. Chính quyền các cấp của Cộng hoà Liên bang Đức trước đây từng có hoặc kiểm soát hơn 6000 xí nghiệp công nghiệp với giá trị sản lượng chiếm 47% tổng giá trị sản phẩm trong nước. Tuy nhiên, do cổ phần thuộc sở hữu của chính phủ có thể chuyển nhượng cho tư nhân, cũng có thể mua quyền cổ phiếu từ tư nhân, vì thế con số này luôn thay đổi. Do ảnh hưởng của trào lưu tư hữu hoá trong những năm 1980, tỷ lệ này đã không ngừng giảm đi.
“Quyền hạn ra quyết định” là một biện pháp đặc biệt áp dụng trong các xí nghiệp của Đức. Biện pháp này không ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ sở hữu mà có một số hạn chế đối với quyền sử dụng vốn, và về mặt pháp luật trao cho công nghiệp. Trong các xí nghiệp ở Đức có hai cơ cấu lãnh đạo: Ban giám sát có chức năng giám sát và Ban giám đốc có chức năng xử lý công việc hàng ngày. Ban giám sát gồm đại biểu của bên chủ và bên công nhân. Trong Ban giám sát có ba loại cơ cấu về số đại biểu của bên chủ và bên công nhân như sau: trong các xí nghiệp khai mỏ và gang thép lớn, đại biểu của mỗi bên chiếm một nửa, cộng thêm một người giám sát trung lập do hai bên cùng lựa chọn ra. Ngoài ngành than, gang thép và giới báo chí ra, Ban giám sát của các xí nghiệp lớn thuê trên 2000 công nhân viên chức cũng gồm đại biểu của bên chủ và bên công nhân mỗi bên có một nửa đại biểu. Tuy nhiên, nếu hai bên nảy sinh tranh chấp, giằng co không ai chịu ai thì Chủ tịch do bên chủ cửa ra sẽ có quyền quyết định. Ngoài ra, trong số đại biểu của Ban giám sát ít nhất phải có một công chức cao cấp có quyền quản lý. Trong các xí nghiệp thuê dưới 2000 công nhân viên chức, trong ban giám sát số đại biểu của bên chủ chiếm 2/3, đại biểu bên công nhân chiếm 1/3.
Trong các xí nghiệp của Đức còn có Hội đồng công chức xí nghiệp, đại diện cho lợi ích của người làm thuê. Bất kỳ công chức nào tròn 18 tuổi, dù nam hay nữa, dù quốc tịch nào, có phải là thành viên của công đoàn hay không, đều có quyền bầu cử và có quyền ứng cử.
Hội đồng công chức xí nghiệp có nhiều quyền lợi, đặc biệt là trên vấn đề phúc lợi và nhân sự, ví dụ nếu không được sự đồng ý của Hội đồng công chức xí nghiệp thì lãnh đạo xí nghiệp không được phép tăng hoặc giảm giờ làm.
6. Hệ thống bảo hiểm và phúc lợi xã hội
Hệ thống bảo hiểm và phúc lợi xã hội hoàn thiện là một nội dung quan trọng của mô hình kinh tế thị trường xã hội. Hệ thống bảo hiểm và phúc lợi xã hội của Đức chủ yếu bao gồm bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm dưỡng lão và bảo hiểm khi xảy ra sự cố, bị thương trong khi lao động sản xuất
Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm bắt buộc đối với toàn thể công nhân viên chức. Hiện nay, chi phí bảo hiểm loại này chiếm 4,8% thu nhập thực tế của công nhân, do bên chủ và bên công nhân viên chức mỗi bên trả một nửa. Khi bị thất nghiệp, nếu người thất nghiệp nộp phí bảo hiểm trong một thời gian nhất định và đồng ý chấp nhận công việc thích hợp do Cục lao động thu xếp thì anh ta có thể yêu cầu được lĩnh tiền thất nghiệp. Mức cao nhất của tiền thất nghiệp là 68% của lương cơ bản, thời gian dài nhất có thể được lĩnh tiền thất nghiệp 1 năm, người thất nghiệp cao tuổi có thể được hưởng trong 32 tháng. Nếu sau đó vẫn tiếp tục thất nghiệp thì cần xin trợ cấp thất nghiệp, mức cao nhất của tiền trợ cấp thất nghiệp là 58% lương cơ bản.
Bảo hiểm y tế có hai loại: bảo hiểm y tế xã hội và bảo hiểm y tế tư nhân. Tất cả công nhân, những viên chức có thu nhập đạt tiêu chuẩn nhất định và những người thuộc một số ngành nghề đều phải tham gia bảo hiểm y tế xã hội. Những người khác với những điều kiện nhất định cũng có thể tự nguyện tham gia. Chi phí bảo hiểm y tế xã hội hiện chiếm khoảng 12,3% thu nhập thực tế của công nhân viên chức, cũng do bên chủ và bên công nhân mỗi bên trả một nửa. Ngoài các khoản trợ cấp về chữa bệnh, tiền thuốc bảo hiểm y tế xã hội còn bao gồm trợ cấp sinh đẻ, chi phí mai táng, trợ cấp gia đình, chi phí nằm viện và một số chi phí an dưỡng khác. Người tham gia bảo hiểm y tế xã hội chỉ cần đưa hoá đơn chữa bệnh cho bác sĩ, sau đó bác sĩ sẽ thanh toán trực tiếp với Công ty bảo hiểm y tế.
Mọi công nhân viên chức đều phải tham gia bảo hiểm dưỡng lão. Hiện nay, chi phí loại bảo hiểm này chiếm 17,7% lương cơ bản và do bên chủ và bên công nhân mỗi bên trả một nửa. Người được bảo hiểm nói chung phải nộp tiền bảo hiểm từ 60 đến 180 tháng thì mới có thể được lĩnh tiền dưỡng lão dưới các hình thức. Thông thường, nam giới 65 tuổi và nữ giới 60 tuổi đều có thể lĩnh tiền dưỡng lão về hưu. Số tiền dưỡng lão được định ra căn cứ vào thời gian tham gia bảo hiểm và thù lao lao động. Tiền dưỡng lão cũng sẽ được tăng lên theo mức tăng của tiền lương trung bình của toàn thể công nhân viên chức. Ngoài ra, nhiều xí nghiệp còn dành thêm cho nhân viên của mình các khoản trợ cấp tuổi già, được gọi là tiền dưỡng lão xí nghiệp, đây là nguồn bổ sung quan trọng vào bảo hiểm dưỡng lão theo quy định của luật pháp.
Bảo hiểm khi xảy ra sự cố hoặc bị thương trong khi lao động sản xuất là bảo hiểm bắt buộc đối với toàn thể công nhân viên chức, nông dân. Toàn số tiền bảo hiểm này do chủ xí nghiệp trả. Kể từ năm 1971, sinh viên đại học, học sinh và trẻ em nhà trẻ cũng được đưa vào diện bảo hiểm này.
Ngoài những loại bảo hiểm kể trên. Đức còn có các loại phúc lợi xã hội như trợ cấp cho trẻ em, trợ cấp nhà ở Người bị thiệt hại trong chiến tranh cũng có thể được nuôi dưỡng người tàn tật, có thể được hỗ trợ về chữa bệnh và nghề nghiệp. Ngoài ra, còn có tiền cứu tế chuyên dành cho những người không nơi tương tựa.
7. Sự phát triển và những vấn đề nảy sinh của kinh tế thị trường xã hội
Kinh tế thị trường xã hội của Đức nói chung trải qua ba giai đoạn phát triển. Giai đoạn một từ năm 1948 đến năm 1966. Trong giai đoạn này, ở Cộng hoà Liên bang Đức kinh tế thị trường xã hội được thúc đẩy toàn diện. Do lúc đó kinh tế tăng trưởng nhanh nên nhà nước tuy chú ý đến vấn đề công bằng xã hội nhưng can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế có giới hạn, điều tiết kinh tế vĩ mô cũng mang tính cục bộ. Giai đoạn hai từ năm 1967 đến năm 1982. Năm 1967 Quốc hội liên bang thông qua “Luật về ổn định và tăng trưởng kinh tế ”, quy định khi áp dụng các chính sách kinh tế cần chú ý đến cân đối chung, đồng thời cần áp dụng biện pháp sao cho trong phạm vi, trật tự kinh tế thị trường có thể đạt được ổn định vật giá, tạo ra nhiều công ăn việc làm, cân đối kinh tế đối ngoại và tốc độ tăng trưởng kinh tế thích hợp. Trong giai đoạn này nhà nước tăng cường kinh tế thích hợp. Trong giai đoạn này nhà nước tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế. Giai đoạn ba bắt đầu từ sau năm 1982. Do khó khăn về tài chính, lạm phát trầm trọng và những vấn đề có tính cơ cấu ngày càng nổi cộm. Chính phủ của ông H.Kohl chủ trương nhà nước không cần can thiệp quá nhiều, mà nền kinh tế phải mang tính chất thị trường nhiều hơn nữa. Như vậy ở đây xuất hiện khuynh hướng như ở giai đoạn một. Ví dụ như tiến trình tái tư hữu hoá một số xí nghiệp quốc hữu lớn, dành cho chủ xí nghiệp và người kinh doanh cá thể những điều kiện ưu đãi hơn, giảm bớt phúc lợi xã hội
Năm 1990, sau khi nước Đức thống nhất, Đức lại thực hiện tư hữu hoá ở miền Đông và hệ thống bảo hiểm xã hội ở miền Tây, thực hiện toàn diện kinh tế thị trường xã hội.
Hiện nay, những vấn đề tồn tại ở Đức gồm: lương quá cao, gánh nặng phúc lợi xã hội quá lớn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá Đức. Thị trường rệu rã, sản xuất suy giảm, thất nghiệp tăng, kinh tế đi vào suy thoái. Gánh nặng quá lớn về tài chính do thống nhất đưa lại đã làm giảm khả năng điều tiết kinh tế của nhà nước. Kinh tế thị trường Đức lại đứng trước yêu cầu điều chỉnh khá lớn.
III. Mô hình kinh tế thị trường nhật bản
1. Đặc điểm chủ yếu
Mô hình của Nhật Bản, được gọi là mô hình kinh tế thị trường chịu sự chi phối của hành chính, còn gọi là “kinh tế thị trường tập đoàn xã hội ”. Kể từ sau chiến tranh, ngoại trừ mấy năm gần đây có phần đình trệ, kinh tế Nhật Bản về cơ bản liên tục tăng trưởng nhanh. Trong 40 năm, từ năm 1950 đến năm 1990, thu nhập bình quân đầu người thực tế tăng từ 1230 USD (tính theo giá cả năm 1990) lên 23970 USD năm 1990, tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là 7,7%. Do vậy, kinh nghiệm của Chính phủ Nhật Bản về can thiệp hành chính đối với kinh tế thị trường, kế hoạch kinh tế và chính sách ngành nghề đã thu hút được sự chú ý của các nước trên thế giới. Mặc dù trong chính phủ có cơ quan đề ra kế hoạch kinh tế, nhưng Nhật Bản coi kinh tế tư doanh là chủ thể, vì vậy, chính phủ khó có thể tiến hành can thiệp vào hoạt động kinh tế – xã hội. Tóm lại, Nhật là một nước có nền kinh tế thị trường cạnh tranh cao độ. Muốn hiểu được đặc điểm chủ yếu của kinh tế thị trường chịu sự chi phối của hành chính nếu chỉ xem xét từ một mặt thì khó làm rõ được, mà cần xem xét từ nhiều mặt như chính sách ngoại thương và sản nghiệp, chính sách sản nghiệp trong nước, kế hoạch kinh tế chính sách vĩ mô và hệ thống lưu thông tiền tệ.
2. Chính sách ngoại thương và chính sách sản nghiệp
Chính sách ngoại thương và chính sách sản nghiệp của Nhật phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong những năm 1950, do thiếu ngoại tệ, Nhật áp dụng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu nưh định mức ngoại lệ nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu dùng dự trữ ngoại tệ ít ỏi chủ yếu cho ngành công nghiệp nặng (gang thép và đóng tàu) và công nghiệp hoá dầu để nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị và kỹ thuật tiên tiến. Để ngăn ngừa sự cạnh tranh trực tiếp với các ngành hướng vào thị trường nội địa, Nhật còn áp dụng biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt định mức ngoại tệ nhập khẩu đối với ngoại tệ dùng để nhập khẩu hàng ngoại. Trong những năm 1960, do môi trường quốc tế có thay đổi, Nhật đã dựa vào chính sách ngành nghề để từng bước nới lỏng quản lý đối với định mức ngoại tệ nhập khẩu. Năm 1964, Nhật tham gia vào Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và chấp nhận điều 8 về trao đổi ngoại tệ của Quỹ tiền tệ quốc tế, buộc Nhật phải nới lỏng kiểm soát định mức ngoại hối, đồng thời cũng giảm bớt hạn chế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu những năm 1960, Nhật từng bước nới lỏng kiểm soát định mức đối với các ngành vô tuyến điện, mô tô, gang thép, ô tô, vận tải Từ những năm 1960 đến giữa những năm 1970, Nhật tiếp tục nới lỏng kiểm soát đối với vô tuyến màu, ô tô con, phim màu, động cơ ô tô, máy tính cao cấp, mạch tích hợp trên 200 linh kiện, máy tính và các sản phẩm liên quan. Đến năm 1975, chỉ còn 5 mặt hàng công nghiệp và 22 mặt hàng nông nghiệp còn chịu sự kiểm soát về định mức nhập khẩu.
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Nhật không ngừng được nâng cấp cùng với sự phát triển của cơ cấu ngành nghề trong nước. Trong những năm 1950, hàng dệt, thực phẩm chế biến và các sản phẩm chế tạo khác chiếm 2/3 tổng lượng hãng xuất khẩu. Đến năm 1960, tỷ trọng sản phẩm tập trung sức lao động trong xuất khẩu giảm xuống còn khoảng 40% trong khi tỷ trọng của các sản phẩm tập trung trí tuệ hạng trung như tàu thuyền, vô tuyến điện, mô tô tăng tới 10%. Cuối những năm 1960, tỷ trọng các sản phẩm tập trung vốn như máy móc, gang thép, hoá chất tăng tới khoảng 60% tổng lượng sản phẩm xuất khẩu.
Nhằm bảo hộ các ngành trong nước, trước đây Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp hạn chế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những năm 1960, việc một số ngành then chốt của Châu Âu bị các công ty độc quyền của Mỹ khống chế càng tăng thêm khuynh hướng bảo hộ của Nhật. Ngay cả năm 1964 khi Nhật đã tham gia vào Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu và sau khi đã chấp nhận điều khoản về đầu tư trực tiếp tự do của nước ngoài, quá trình nới lỏng hạn chế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, quá trình nới lỏng hạn chế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn hết sức chậm chạp. Đến năm 1973, mặc dù trên danh nghĩa, Nhật đã bỏ hoàn toàn hạn chế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng mãi đến những năm 1974-1976 mới bỏ hạn chế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành chiến lược mới như mạch tích hợp, dược, đo lường máy điện tử và máy điện tinh vi, máy tính điện tử, xử lý thông tin và vật liệu cảm quang
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân đưa đến việc Nhật thực hiện thành công chính sách ngành nghề, trong đó có nguyên nhân là sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách ngoại thương và chính sách ngành nghề. Trong những năm 1950-1960 mục tiêu của chính sách ngoại thương của Nhật là bảo hộ ngành công nghiệp năngh, công nghiệp hoá chất, là những ngành chưa phát triển, thông qua khống chế nhập khẩu. Mục tiêu cơ bản của chính sách ngành nghề là dựa vào việc thúc đẩy xuất khẩu, ví dụ như có chính sách ưu đãi đối với các việc nhập khẩu nguyên vật liệu và thu hút kỹ thuật cho các ngành được bảo hộ là công nghiệp nặng và hoá chất, ưu tiên hỗ trợ vốn cho xuất khẩu nhằm xây dựng một nền kinh tế không chịu khống chế của ngoại tệ. Trong những năm 1960, từng bước nới lỏng hạn ngạch và thuế quan nhập khẩu, khiến cho những ngành được bảo hộ trước đây có thể cạnh tranh với nước n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT45.doc