Thế nào là lãnh đạo giỏi

Năng lực

Bạn phải được các cổ đông và toàn thể nhân viên nhìn nhận như một

chuyên gia, một bậc thầy trong nghệ thuật lãnh đạo. Chỉ khi những

người sát cánh cùng bạn tin tưởng tuyệt đối vào bạn thì cấp dưới mới

xem trọng, ngưỡng mộ theo.

Trên thực tế, nhiều nhà lãnh đạo phải tự học hỏi, trang bị thêm cho mình

kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình làm việc. Khi các cuộc

khủng hoảng hoặc thử thách xảy đến thì đó cũng chính là thời cơ để

người dẫn đầu chứng minh rằng những gì mình nói là sự thật và họ xứng

đáng là một nhà lãnh đạo đáng tin cậy.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thế nào là lãnh đạo giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thế nào là lãnh đạo giỏi? Hàng năm có đến hàng ngàn cuốn sách và bài báo được xuất bản với nội dung miêu tả những yếu tố nhất định phải có ở một nhà lãnh đạo xuất chúng. Hầu hết cho rằng một lãnh đạo cần sở hữu vài đặc điểm và khả năng đặc biệt, trong khi số khác cho rằng điều ấy hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách bẩm sinh. Gần đây, một số bài viết cho rằng năng lực lãnh đạo một phần gắn với thái độ và hành vi hơn là chủ ý hay tư tưởng sống. Tuy nhiên, dù đi cùng quan điểm nào chăng nữa, một nhà lãnh đạo thành công ắt hẳn phải là một cá nhân gắn bó chặt chẽ với cộng đồng chung quanh. Nói cách khác họ phải nắm bắt mọi chiến lược phát triển chung giữa yếu tố cá nhân với yếu tố nhân sự. Nhiệm vụ Một lãnh đạo giỏi hẳn nhiên phải biết rõ nhiệm vụ của mình là gì, biết vì sao tổ chức này tồn tại. Từ suy nghĩ của mình, họ phải vẽ lên được những mục tiêu gắn liền với sự phát triển lâu dài của một tổ chức. Những mục tiêu ấy không phải là những điều bí truyền mà người trong cuộc mới hiểu và xa rời thực tế, mà là những điều rất rõ ràng, dễ diễn tả và dễ hiểu với mọi người. Lấy nhân sự làm gốc, nhà lãnh đạo xuất chúng biết cách giúp mỗi một cấp dưới xác định được mục tiêu của riêng họ và cần thiết nỗ lực như thế nào để đạt được thành quả. Tầm nhìn Một tầm nhìn cần thiết phải tương đối trừu tượng để động viên mọi nhân viên có thể mường tượng tới, nhưng nó cũng phải cụ thể để đội ngũ nhân viên nhìn thấy được, hiểu thấu và sẵn sàng vươn cao hơn đến mục tiêu trong tương lai. Mục tiêu Những mục tiêu được đặt ra cần phải chi tiết, thực tế và đo lường được. Nếu kết quả dự kiến không thể đong đo được thì quả là rất khó để biết đã hoàn thành được mục đích chưa. Đừng để tiêu tốn nhiều nguồn lực quan trọng, như thời gian, tiền bạc, máy móc và quan trọng nhất chính là con người và niềm tin của họ để theo đuổi mục tiêu một chiến lược mà chẳng biết liệu nó có thật sự trở thành hiện thực hay không. Năng lực Bạn phải được các cổ đông và toàn thể nhân viên nhìn nhận như một chuyên gia, một bậc thầy trong nghệ thuật lãnh đạo. Chỉ khi những người sát cánh cùng bạn tin tưởng tuyệt đối vào bạn thì cấp dưới mới xem trọng, ngưỡng mộ theo. Trên thực tế, nhiều nhà lãnh đạo phải tự học hỏi, trang bị thêm cho mình kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình làm việc. Khi các cuộc khủng hoảng hoặc thử thách xảy đến thì đó cũng chính là thời cơ để người dẫn đầu chứng minh rằng những gì mình nói là sự thật và họ xứng đáng là một nhà lãnh đạo đáng tin cậy. Một đội ngũ nhân tài bền vững Trên thực tế, có rất ít nhà lãnh đạo sở hữu được mọi kỹ năng để là bậc thầy trong tổ chức. Để khắc phục những sở đoản của mình, một nhà lãnh đạo thông minh thường có bên mình một nhóm chuyên gia kinh nghiệm, đáng tin. Chính khả năng tìm kiếm cho mình một đội ngũ chuyên gia mạnh chính là điều giúp người lãnh đạo đạt đến vị trí cao hơn. Kỹ năng truyền đạt Sẽ chẳng mấy tác dụng nếu chỉ có trong tay một nhiệm vụ cao cả, một tầm nhìn thấu đáo và mục tiêu vững chắc, trong khi nhà lãnh đạo lại không thể truyền đạt một cách hiệu quả những ý tưởng của mình đến mọi người trong tổ chức. Cách tốt nhất để đảm bảo mọi người đều nhận được và hiểu tường tận dòng thông điệp từ cấp trên chính là việc tiếp xúc mặt đối mặt. Do đó, việc cùng nhau thực hiện những cuộc dã ngoại hoặc đơn giản gặp gỡ ngoài nơi làm việc như cùng ăn trưa với nhân viên được xem là một phương pháp xây dựng sự dung hòa gắn bó cũng như để gửi đi và đón nhận thông điệp từ mọi người. Trên hết, đấy còn là cách hiệu quả để nhà lãnh đạo phát triển một mối quan hệ tích cực cùng cấp dưới. Kỹ năng giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân Một doanh nhân thành đạt luôn cảm thấy rất thoải mái khi tạo dựng mối quan hệ với người khác. Chính yếu tố ấy giúp người lãnh đạo trở nên dễ gần gũi, được mến mộ và cảm thấy dễ chịu với vị trí mình đang có. Mặt khác, bởi lẽ hầu hết mọi nhân viên đều ưa thích được tiếp xúc cùng nhà lãnh đạo nên chính sự mở lòng ấy càng làm tăng sự hưng phấn, kích thích cấp dưới làm việc tốt hơn. Một khi có thể tiếp cận được với người lãnh đạo, nhân viên thường tin rằng cấp trên đang quan tâm đến họ, tác phong làm việc và kết quả công việc của họ. Một thái độ vững tin Thành công chính là yếu tố tiên quyết thúc đẩy mọi người trong tổ chức. Khi nhân viên nhìn thấy ông chủ của họ có thể lãnh đạo và chỉ dẫn, có được một tầm nhìn rõ ràng, các mục tiêu trong tầm với và đúng lúc tạo ra được những kết quả, ắt hẳn niềm tin của mọi người dành cho bạn sẽ càng cao. Chất cảm hứng Thông thường, cấp dưới luôn cần đến một người cấp trên để họ hướng đến khi tìm kiếm sự chỉ đạo, dẫn dắt và thúc đẩy động cơ tiến xa hơn. Do đó, nhà lãnh đạo cần chủ động đến với họ bằng một đề nghị hoặc đơn giản chỉ là câu động viên kịp thời. Tham vọng Ngủ quên trên chiến thắng sẽ ảnh hưởng rất tồi tệ đến nhuệ khí của cấp dưới lẫn uy tín của nhà lãnh đạo. Nhân viên cần thiết phải luôn luôn nỗ lực cải tiến để đạt những thành công cao hơn. Họ cũng cần nhìn thấy những điều đáng khâm phục hơn ở nhà lãnh đạo. Vì vậy nhà lãnh đạo phải cố gắng đạt đến những mục tiêu cao hơn, với nhiều tham vọng hơn và làm cho đội ngũ nhân viên thật sự ấn tượng và sẽ sẵn sàng theo mình. Theo THỐNG LÂM Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthe_nao_la_lanh_dao_gioi_9964.pdf