Quá trình thanh toán thẻ tín dụng
• Máy chủ Planet Payment tự động chuyển các đợt giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
• Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế gửi tới cơ sở dữ liệu đơn vị phát hành thẻ tín dụng.
• Đơn vị phát hành thẻ tín dụng xác minh giao dịch, chuyển kết quả, tiền sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
• Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả quá trình giao dịch và tiền sang Planet Payment.
• Planet Payment chuyển kết quả giao dịch tới người bán và chuyển tiền tới tài khoản ngân hàng của người bán.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thẻ thanh toán - Những điều cần biết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Thẻ thanh toán do ai phát minh, vào năm nào?
Aug 6, 2008 at 6:32 AM
Post a comment
Do ông Frank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ, phát minh vào năm 1949. Những tấm thẻ thanh toán đầu tiên có tên là “Diner’s Club”. Nay thuộc sở hữu của Citigroup . Những thẻ khác có thời gian thành lập:
Master Card sáng lập năm 1966 có trụ sở chính tại Purchase, New York, United States.
Visa Card sáng lập năm 1958 có trụ sở chính tại San Francisco, California, United States.
Amex Card sáng lập năm 1958 có trụ sở chính tại San New York, New York, United States
2.Khái niệm về thẻ thanh toán?
Đối với thẻ thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cách diễn đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. Sau đây là một số khái niệm về thẻ thanh toán:
Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động.
Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty.
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.
Tóm lại: các cách diễn đạt trên đều phản ánh lên đây là một phương thức thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động.
Thẻ chia làm hai loai chính là thẻ Credit(tín dụng) và thẻ Debit(ghi nợ) là thẻ kết nối với tài khoản cá nhân thông thường.Loại thẻ Credit thường có chữ "Credit" ghi trên thẻ và thẻ Debit thường không ghi gì trên thẻ hay có ghi chữ "Debit".
Khi rút tiền tại các máy ATM tại Việt nam hay trên thế giới thì trên máy ATM có một logo nào giống với một logo trên thẻ thì xem như rút tiền được tại máy ATM đó. Ta cũng sử dụng tương tự thẻ như vậy tại các cửa hàng và siêu thị trên toàn thế giới.
Thanh toán tiền trên internet hiện nay phổ biến nhất vẫn là 5 loại thẻ quốc tế Visa,Master,Amex,Diner Club,JCB co logo như hình dưới:
· Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động. · Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty
3. Phân loại thẻ thanh toán?
Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: phân loại theo công nghệ sản xuất, theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ...
1. Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại:
a. Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.
b. Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua , nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin...
c. Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính.
2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ:
a. Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ này.
Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả.
b. Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi đợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
- Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ.
- Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đợc khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.
c. Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.
Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.
Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ.
3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:
- Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.
- Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán.
4. Phân loại theo chủ thể phát hành:
- Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.
- Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn... phát hành như Diner's Club, Amex...
4. Quy trình thanh toán thẻ tín dụng qua Planet Payment
Quá trình giao dịch
Giao dịch được chuyển từ website của người bán tới máy chủ của Planet Payment.
Planet Payment chuyển giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ hỏi ý kiến cơ sở dữ liệu phát hành thẻ tín dụng.
Đơn vị phát hành thẻ sẽ khước từ hoặc chấp nhận giao dịch và chuyển kết quả / mã số hợp pháp ngược trở lại cho trung tâm thanh toán thẻ tín dụng.
Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả giao dịch sang cho Planet Payment.
Máy chủ Planet Payment luu trữ kết quả và chuyển trở lại cho khách hàng/ người bán.
Trung bình các buớc này mất khoảng 3-4 giây.
Quá trình thanh toán thẻ tín dụng
Máy chủ Planet Payment tự động chuyển các đợt giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế gửi tới cơ sở dữ liệu đơn vị phát hành thẻ tín dụng.
Đơn vị phát hành thẻ tín dụng xác minh giao dịch, chuyển kết quả, tiền sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả quá trình giao dịch và tiền sang Planet Payment.
Planet Payment chuyển kết quả giao dịch tới người bán và chuyển tiền tới tài khoản ngân hàng của người bán.
5. Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant)?
Là các thành phần kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có ký kết với Ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán thẻ như: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng... Các đơn vị này phải trang bị máy móc kỹ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ, trả nợ thay cho tiền mặt.
6. Ngân hàng đại lý hay Ngân hàng thanh toán (Acquirer)?
Là Ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở tiếp nhận và thanh toán các chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Một Ngân hàng có thể vừa đóng vai trò thanh toán thẻ vừa đóng vai trò phát hành.
7. Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer)
Là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế, là Ngân hàng cung cấp thẻ cho khách hàng. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùng với chủ thẻ.
8. Chủ thẻ (Cardholder)
Là người có tên ghi trên thẻ được dùng thẻ để chi trả thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ. Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình mà thôi. Mỗi khi thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ vể hàng hoá dịch vụ hoặc trả nợ, chủ thẻ phải xuất trình thẻ để nơi đây kiểm tra theo qui trình và lập biên lai thanh toán.
9. Danh sách Bulletin
Còn gọi là danh sách báo động khẩn cấp, là một danh sách liệt kê những số thẻ không được phép thanh toán hay không được phép mua hàng hóa, dịch vụ. Đó là những thẻ tiêu dùng quá hạn mức, thẻ giả mạo đang lưu hành, thẻ bị lộ mật mã cá nhân (PIN), thẻ bị mất cắp, thất lạc, thẻ bị loại bỏ... Danh sách được cập nhật liên tục và gởi đến cho tất cả các Ngân hàng thanh toán để thông báo kịp thời cho cơ sở chấp nhận.
10. Hạn mức tín dụng (Credit limit)
Được hiểu là tổng số tín dụng tối đa mà Ngân hàng phát hành thẻ cấp cho chủ thẻ sử dụng đối với từng loại thẻ.
11. Số PIN (Personal Identificate Number)
Là mã số cá nhân riêng của chủ thẻ để thực hiện giao dịch rút tiền tại các máy rút tiền tự động. Mã số này do Ngân hàng phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ khi phát hành. Đối với mã số PIN, người chủ thẻ phải giữ bí mật, chỉ một mình mình biết.
12. BIN (Bank Identificate Number)
Là mã số chỉ Ngân hàng phát hành thẻ. Trong hiệp hội thẻ có nhiều ngân hàng thành viên, mỗi ngân hàng thành viên có một mã số riêng giúp thuận lợi trong thanh toán và truy xuất.
13. Ngày hiệu lực
Ngày sao kê (Statement date): là ngày ngân hàng phát hành thẻ lập các sao kê về khoản chi tiêu mà chủ thẻ phải thanh toán trong tháng.Ngày đáo hạn (Due date): là ngày mà ngân hàng phát hành qui định cho chủ thẻ thanh toán toàn bộ hay một phần trong giá trị sao kê trên
14. Thanh toán điện tử có đảm bảo tuyệt đối bảo mật và an toàn không?
Thanh toán điện tử hoàn toàn an toàn nếu được thực hiện trên một máy chủ bảo mật và trình duyệt có hỗ trợ máy chủ bảo mật. Mức độ bảo mật phổ biến hiện nay là 128 bit.
15. Thủ tục để làm thẻ tín dụng?. Những ngân hàng nào ở VN được phép cấp thẻ?
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có thể cung cấp cho bạn một thẻ tín dụng. Ví dụ Vietcombank, ACB... Ghi nhớ, thẻ tín dụng dùng để tiêu tiền chứ không phải Merchant Account hay Payment Gateway.
16. Muốn áp dụng hệ thống thanh toán điện tử tôi cần làm gì?
Muốn áp dụng hệ thống thanh toán điện tử bạn chỉ cần có một tài khoản chấp nhận thanh toán thẻ tại một ngân hàng (Merchant Account) và một Payment Gateway nếu bạn muốn bán hàng trên mạng
17. Merchant account và Payment gateway là gì?
Merchant account là một tài khoản ngân hàng đặc biệt, cho phép bạn khi kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này.
Payment gateway là một chuơng trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng.
18. Nếu có rủi ro không nhận được tiền khách hàng đã thanh toán, thì ai sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm giải quyết rủi ro này?. Tôi sẽ được ai bồi thường khoản tiền đã mất?
Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng có nhiều mức độ chống rủi ro tuỳ theo nhà cung cấp dịch vụ và ngân hàng của bạn. Bạn có khả năng lựa chọn các mức độ ngăn ngừa rủi ro khác nhau vì vậy bạn chính là người chịu rủi ro này.
19. Ngoài hình thức chấp nhận thẻ tín dụng, thanh toán điện tử còn cung cấp hình thức thanh toán khác không?
Trên thế giới hiện nay phổ biến nhất có ba hình thức thanh toán điện tử: thẻ tín dụng, séc điện tử, thanh toán qua email. Các hình thức thanh toán luôn được cập nhật và thay đổi. Những thông tin cập nhật nhất sẽ được gửi qua Bản tin Thương mại Điện tử cho những người nằm trong danh sách gửi bản tin.
20. Nếu tôi sử dụng hình thức thanh toán điện tử thì trong bao lâu tôi nhận được thanh toán của khách hàng?
Sử dụng hình thức thanh toán điện tử là bạn đang tiết kiệm thời gian cho chính mình. Ngay sau khi khách hàng khẳng định trả tiền là bạn đã có một thông báo Có ở tài khoản của bạn và bạn có thể rút tiền tiêu trong vài ngày.
21. Thế nào là một thẻ tín dụng hợp lệ?
Khi giao dịch mua bán trên mạng, một thẻ tín dụng được coi là hợp lệ khi có đủ hai điều kiện sau:
Là thẻ được cung cấp bởi ngân hàng/tổ chức cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán trên mạng (Issuer).
Thẻ còn đủ khả năng chi trả cho hàng hóa hoặc dịch vụ mà người chủ thẻ định mua.
22. Cơ chế chuyển tiền trong một giao dịch TMĐT?
Sau khi hàng hoá hoặc dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp, thì doanh nghiệp thông báo cho ngân hàng nơi họ đăng ký tài khoản thanh toán TMĐT (Acquirer) để ngân hàng này thực hiện chuyển tiền từ ngân hàng ngời mua (Issuer) vào tài khoản của doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi giao dịch, ngân hàng sẽ thu một khoản chi phí thực hiện giao dịch.
23. Vấn đề bảo mật an toàn trong TMĐT? SET là gì?
- Việc bảo mật trong khi thanh toán qua mạng là vấn đề chiến lược và là trọng tâm hàng đầu trong TMĐT.
Hiện nay, trong việc thanh toán qua mạng, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán thẻ tín dụng trên thế giới áp dụng công nghệ bảo mật cao cấp là SET.
- SET là viết tắt của các từ Secure Electronic Transaction, là một nghi thức tập hợp những kỹ thuật mã hoá và bảo mật nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các giao dịch mua bán trên mạng.
Đây là một kỹ thuật bảo mật, mã hóa được phát triển bởi VISA, MASTER CARD và các tổ chức khác trên thế giới. Mục địch của SET là bảo vệ hệ thống thẻ tín dụng, tạo cho khách hàng, doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tài chính... sự tin cậy trong khi giao dịch mua bán trên Internet.
Những tiêu chuẩn và công nghệ SET được áp dụng và thể hiện nhất quán trong các doanh nghiệp, các ngân hàng/công ty cấp thẻ, tổ chức tín dụng và trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua mạng.
Ngoài ra, SET thiết lập một phơng thức hoạt động phối hợp tương hỗ (method of interoperability) nhằm bảo mật các dịch vụ qua mạng trên các phần cứng và phần mềm khác nhau.
Tóm lại SET được thiết lập để bảo mật những thông tin về cá nhân cũng như thông tin về tài chính trong quá trình mua bán và giao dịch trên mạng.
24. Với SET thì các thành phần tham gia TMĐT được hưởng những lợi ích gì?
Doanh nghiệp (người bán) được bảo vệ không bị mất hàng hoá hay dịch vụ bởi: * Những thẻ tín dụng không hợp lệ. * Người chủ thẻ không đồng ý chi trả. Ngân hàng được bảo vệ bởi: Giao dịch mua bán không được sự đồng ý giữa các thành phần tham gia vào giao dịch hoặc các giao dịch không hợp lệ (Thẻ tín dụng không hợp lệ, người bán giả danh...) * Người mua được bảo vệ để: * Không bị đánh cắp thẻ tín dụng. * Không bị người bán giả danh
Mua bán thanh toán trên mạng với MoneyBooker?
Mua bán trên mạng hiện nay vấn đề khó khăn vẫn là thanh toán-trả tiền trực tuyến thông qua mạng internet. Còn các vấn đề khác như điều kiện hoàn trả tiền,vận chuyển,bảo hành,...thì sự ràng buộc cụ thể thì bạn phải đọc kỹ trước khi mua hàng.
Xin trở lại vấn đề thanh toán. Cách đơn giản và dễ nhất là bạn hãy tạo một tài khoản trên Ví Điện Tử như Paypal hay MoneyBooker để giao dịch. Rất tiếc là Paypal không hỗ trợ cho người Việt Nam nên MoneyBooker là một lựa chọn tốt hơn.
Khi có tài khoản MoneyBooker rồi thì bạn rất dễ dàng trao đổi mua bán trên mạng. Ví dụ như tạo một cửa hàng miễn phí trên rồi bán hàng thanh toán bằng MoneyBooker qua Internet và ngay trên điện thoại di động (Latoi.com hỗ trợ mua bán trên điện thoại di động).
Công ty MoneyBooker được thành lập năm 2001 tại Anh Quốc bởi Gatcombe Park Ventures LTD.Có tham vọng tạo ra một ví điện tử như Paypal. Hiện nay MoneyBooker co khoảng tren 4 triệu thành viên và đạt gần 6triệu Euro giao dịch tính đến thời điểm này(25/03/2008).
Cơ chế hoạt động cơ bản của MB như sau: bạn đưa cho tiền vào ví điện tử bằng ngân hàng hay thẻ quốc tế rồi dùng tài khoản này giao dịch với các tài khoản khác.Để tạo tài khoản bạn chỉ cần một địa chỉ email, tạo miễn phí.
MoneyBooker chấp nhận xử lý giao dịch cho bất kỳ thẻ nào có logo sau đây:
Chi phí đưa tiền vào ví(Upload Funds) : Bank(Free), thẻ(1.9%)
Chi phí rút tiền ra khỏi ví(Withdraw Funds) : Bank(1.8Euro), Séc(3.5Euro)
Chi phí giao dịch(Transaction Fee) : 1% (tối thiểu là 0.5Euro)
�
Sử dụng Moneybookers(MB) trên Latoi?
Cách sử dụng MB trên Latoi tương tự cách sử dụng Paypal trên eBay. Riêng Latoi cho phép sử dụng các dịch vụ thanh toán an toàn khác như 2CO, Paypal,...Khi khách hàng tiến hành trả tiền thì Latoi sẽ dẫn đến trang web thanh toán chính thức của dịch vụ thanh đó.Quá trình giao dịch hoàn toàn xảy ra trên dịch vụ thanh toán đó.
-Như vậy khi khách hàng sử dụng MB để thanh toán thì nhập địa chỉ email của bạn trên MB vào thông tin thanh toán khi đăng sản phẩm lên Latoi.-Khi khách hàng mua sản phẩm thì sẽ được dẫn đến trang web giao dịch của MB. Kết quả giao dịch sẽ được xuất hiện ngay lập tức trên tài khoản MB.-Giống như Paypal trên eBay. trên Latoi thì quá trình giao dịch này hoàn toàn do MB xử lý và thông báo đến người bán bằng email.Đồng thời MB cũng gởi kết quả về cho Latoi để hiển thị thông báo cho người mua biết.
�
Mức độ an toàn của Moneybookers(MB)?
-Paypal được bảo vệ bởi một nước có luật Thương Mại Điện Tử chặt chẽ là Mỹ và MB cũng được có hàng rào luật không kém là Anh Quốc.
-MB đã hoạt động được 7 năm và chưa một lần bị Hacker tấn công cho đến nay(Theo thống kê của NetCratf) mà Paypal đã bị đánh sập vài lần.
-Nói chung nếu công ty Skype đã chọn MB làm dịch vu thanh toán cho chương trình chat nổi tiếng Skype thì bạn có thể an tâm sử dụng.
Sau đây là cách kết nối tài khoản ngân hàng tại Viêt Nam vào MoneyBooker:
Bước 1: Đăng nhập vào ví điện tử(MoneyBooker Account)
Bước 2: Vào Profile để thông tin tài khoản.
Xem thông tin thẻ Credit/Debit và Ngân Hàng được thêm vào tài khoản.
Bước 3: Trong MANAGE BANK ACCOUNT bạn click vào nút Add để thêm thông tin ngân hàng vào.
Bước 4: Chọn quốc gia Việt Nam và nhập SWIFT vào.Đây là mã số quốc tế của từng chi nhánh ngân hàng và được đăng ký quốc tế.Ví dụ Ngan Hàng Vietcombank tại Hồ Chí Minh sẽ có SWIFT là BFTVVNVX007.Nếu không biết bạn hãy gọi điện lên NH hỏi.
Bước 6:Chỉ cần nhậpđúng số Tài Khoản ngân hàng vào.Moi việc xem như xong sau khi nhấn Next để hoàn tất.
Ứng dụng công nghệ thẻ thanh toán: Vẫn mới chỉ dùng để... rút tiền mặt!(27/04/2005 14:00)
Trước đây, việc hạn chế thanh toán tiền mặt được thực hiện nghiêm ngặt, nhưng nay bản thân các ngân hàng cũng có vẻ dễ dãi hơn, không chỉ chấp nhận cho doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt với nhau, mà còn cho họ vay bằng tiền mặt... nên theo Trưởng đại diện Visa Gordon Cooper, ở Việt Nam tiền mặt vẫn là “vua”, với trên 99% chi tiêu tiêu dùng cá nhân được thực hiện thanh toán theo phương thức tiển mặt.
Hiện nay thị trường thẻ ở Việt Nam xuất hiện 3 loại hình thẻ phổ biến trong thanh toán là: Thẻ ATM, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Trong đó thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ sử dụng trong hạn mức tín dụng được cấp và chủ thẻ phải thanh toán toàn bộ các khoản dư nợ phát sinh theo quy định thẻ ghi nợ cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi của chính chủ thẻ.
Thẻ tín dụng đang là xu hướng các ngân hàng thương mại vươn tới chiếm lĩnh thị phần trên thị trường, nhưng do thói quen thanh toán tiền mặt trong đời sống nên 89% doanh số thanh toán thẻ Visa ở Việt Nam bắt nguồn từ du khách và khách nước ngoài, 11% còn lại từ chủ thẻ Việt Nam nhưng chủ yếu dùng ở nước ngoài. Thẻ tín dụng VISA đang chiếm lĩnh thị phần thẻ tín dụng hàng đầu ở Việt Nam về số lượng phát hành và doanh số thanh toán.
Ở Việt Nam trên 99% các khoản chi tiêu tiêu dùng cá nhân vẫn được thanh toán bằng tiền mặt, điều này ở một số nước đang phát triển ở khu vực như Singapore không xẩy ra, thanh toán tiền mặt chỉ dùng cho tiêu dùng nhỏ lẻ, chính vì vậy nên thị trường thẻ nước này rất phát triển. Thực tế thói quen thanh toán tiền mặt trong đời sống, sinh hoạt là một nguyên nhân quan trọng khiến thanh toán thẻ sau hơn 14 năm ra đời ở Việt Nam vẫn chưa phát triển hiệu quả như mong đợi.
Hiện nay một loạt các ngân hàng bắt đầu tham gia thị trường thẻ bằng việc ký kết hợp đồng phát hành và thanh toán với các tổ chức thẻ quốc tế lớn như Visa, MasterCard, American Express... Đến nay, đã có 10 ngân hàng là thành viên chính thức của các tổ chức này, với số lượng phát hành lên tới 125.000 thẻ thanh toán quốc tế, đạt tốc độ tăng trưởng 49% mỗi năm. Chiếc thẻ ATM đầu tiên ở Việt Nam ra đời từ 1996, thì năm 2002 chiếc thẻ nghi nợ đầu tiên mới được phát hành, nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều loại thẻ tín dụng, trung bình trên 200%/năm. Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam, đến nay đã có 760.000 thẻ nội địa của 15 ngân hàng được phát hành.
Tuy nhiên, số lượng phát hành thẻ thanh toán quốc tế cũng như nội địa kể trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô của thị trường. Trong tổng số hơn 20 triệu dân cư thành thị, 10 triệu người có thể trở thành đối tượng sử dụng tiềm năng các loại thẻ ghi nợ trả trước. Song trên thực tế, số lượng 10.000 đơn vị chấp nhận thẻ cùng với gần 800 máy rút tiền tự động (ATM) còn quá ít để phục vụ các chủ thẻ người Việt Nam. Chưa kể những điểm chấp nhận thẻ này chỉ tập trung tại các thành phố lớn hoặc các địa điểm du lịch.
Nhu cầu ngày một tăng cao, hạ tầng chưa đáp ứng kịp đã dẫn tới tình trạng một số hệ thống ATM bị quá tải vào thời gian cao điểm. Việc tiếp quỹ, thay giấy in hóa đơn, giấy in nhật ký thường xuyên cho máy, xử lý sự cố cũng là một bài toán nan giải khi hệ thống này phát triển rộng, mà ở Việt Nam chưa có một đơn vị chủ quản chính thức tham gia các dịch vụ này một cách hệ thống và chuyên nghiệp dưới dạng ký hợp đồng thực hiện cho toàn bộ các ngân hàng có các hình thức dịch vụ thẻ.
Đã vậy, các ngân hàng còn giẫm chân nhau khi chạy đua lắp đặt ATM và lập điểm chấp nhận thẻ cùng một nơi, do thiết bị của ngân hàng nào chỉ chấp nhận thanh toán được thẻ phát hành tại ngân hàng đó chứ chưa thanh toán được cho nhau. Điều này cần sớm khắc phục bằng cách các ngân hàng có dịch vụ thanh toán thẻ liên kết lại tạo điều kiện thuận lợi trong các giao dịch cho khách hàng (việc chia sẻ tỷ lệ phí giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán là do nội bộ của các ngân hàng thành viên tham gia liên kết dịch vụ).
Trở ngại lớn nhất khiến số lượng thẻ còn th p so với tiềm năng thị trường là do tập quán sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng của người dân Việt Nam vẫn còn phổ biến. Thống kê của tổ chức thẻ Visa International cho thấy, lượng cung tiền mặt trong lưu thông ở các nước phát triển chỉ 10-25% trong khi ở các nước đang phát triển là 75-90%. Riêng trường hợp Việt Nam, theo Trưởng đại diện Visa Gordon Cooper, tiền mặt vẫn là ềvuaể, với trên 99% chi tiêu tiêu dùng cá nhân được thực hiện theo phương thức này. Bản thân hệ thống ATM hiện nay ở Việt Nam, hầu hết các giao dịch đều để rút tiền mặt, chuyển khoản,.. (một số ngân hàng có thêm các dịch vụ thông tin ngân hàng, sổ tiền gửi, thanh toán dịch vụ bảo hiểm, tiền điện, cước phí điện thoại...)
Để dịch vụ thẻ phát triển, trước hết ngành ngân hàng cần hoàn thiện khung pháp lý, đặc biệt là các chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như thắt chặt quản lý tiền mặt, tăng chi phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác, ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- the_thanh_toan1_7439.doc