+Giao dịch khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch thực hiện trên cơ sở lệnh của nhà đầu tư sau khi được nhập vào hệ thống sẽ được khớp ngay với các lệnh đối ứng (nếu có) ở các mức giá tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống.
- Trong một ngày giao dịch, nhà đầu tư không được mua bán cùng một loại cổ phiếu và khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 cổ phiếu hoặc 10 trái phiếu. Đơn vị yết giá quy định đối với cổ phiếu là 100 đồng và không quy định đơn vị yết giá đối với trái phiếu. Mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu và 100.000 đồng/trái phiếu.
- Biên độ giao động giá là +/- 10%.
- Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức KLLT của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
- Phương thức thanh toán: Chứng khoán sau khi mua bán thì được thanh toán theo phương thức T+2 (nghĩa là 2 ngày sau khi giao dịch thì chứng khoán hay tiền mặt sẽ về đến tài khoản của khách hàng).
19 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường giao dịch UPCOM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị trường giao dịch UPCOM
I. Thị trường chứng khoán phi tập trung Việt Nam-UPCOM
1. Khái niệm:
- Thị trường OTC là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại quầy(sàn giao dịch) của các ngân hàng và công ty chứng khoán.
- UPCoM (Unlisted Public Company Market) là thị trường được tổ chức trên nguyên tắc thị trường OTC có tổ chức. Giao dịch OTC với vai trò chính là các nhà tạo lập thị trường (market maker) mà trung tâm là các công ty chứng khoán.
2. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 108/2008-QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng (CtyĐC) chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HaSTC). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc triển khai thị trường UPCoM (Thị trường giao dịch cổ phiếu của CTĐC chưa niêm yết). Việc quản lý và tạo môi trường thuận lợi cho việc mua/bán, chuyển nhượng chứng khoán của các CtyĐC chưa niêm yết và các loại hình doanh nghiệp được phép chuyển nhượng chứng khoán khác là vô cùng cần thiết.
Trên cơ sở đó thị trường UPCoM ra đời và khai trương vào ngày 24/6/2009. Ở thời điểm bấy giờ UPCOM có 10 thành viên tham gia, trong đó có 5 công ty chứng khoán.
Danh sách 10 công ty chứng khoán niêm yết ngày đầu.
STT
Tên tổ chức đăng ký giao dịch
Mã CK
Vốn điều lệ (tỷ đồng)
Khối lượng đăng ký giao dịch (cổ phiếu)
Giá trị
(tỷ đồng)
1
Công ty Cổ phần Chứng khoán châu Á Thái Bình Dương
APS
260
26.000.000
260
2
Công ty Cổ phần Cafico Việt Nam
CFC
16,291
1.629.120
16,291
3
Công ty Cổ phần Chứng khoán Chợ Lớn
CLS
90
9.000.000
90
4
Công ty Cổ phần Dược - Thiết bị y tế Đà nẵng
DDN
28
2.800.000
28
5
Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT
HIG
150,622
9.609.062
96,091
6
Công ty Cổ phần Dược phẩm Phong Phú
PPP
22
2.200.000
22
7
Công ty Cổ phần Chứng khoán SME
SME
150
15.000.000
150
8
Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An
TAS
139
13.900.000
139
9
Công ty Cổ phần Trường Phú
TGP
100
10.000.000
100
10
Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
VDS
330
33.000.000
330
Cổ phiếu lĩnh vực chứng khoán chiếm ưu ái của giới đầu tư bởi con số khớp lệnh ở những mã này từ hàng chục đến hàng trăm nghìn, dẫn đầu là mã SME của Công ty chứng khoán SME, với 354.679 cổ phiếu. Dược phẩm Phong Phú (PPP) ghi nhận khối lượng khớp thấp nhất, vẻn vẹn 300 cổ phiếu.Ngoại trừ CFC (Cafico Việt Nam), 9 cổ phiếu còn lại đều có giao dịch, với mức cao nhất gần 360.000 cổ phiếu. HIG của Tập đoàn HIPT đạt giá khớp cao nhất, với 32.500 đồng, mức chốt giá thấp nhất rơi vào mã TGP (Công ty cổ phần Trường Phú).Ngay trong phiên mở hàng đầu tiên, UPCoM-Index có tổng mức chuyển nhượng gần 1,1 triệu chứng khoán, với giá trị giao dịch đạt 18,9 tỷ đồng, tổng giá trị toàn thị trường 2.230 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khối lượng và giá trị giao dịch trên sàn UPCoM luôn ở mức rất thấp. Từ khi mở cửa đến nay, khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên đạt gần 520.000 đơn vị, giá trị chỉ đạt hơn 7,6 tỷ đồng (bằng 0,054% tổng giá trị vốn hóa thị trường).
Để giúp cải thiện tính thanh khoản cho UPCoM, Sở GDCK Hà Nội đã thay đổi phương thức giao dịch và kéo dài thời gian giao dịch kể từ ngày 19/7/2010. Tuy nhiên, ngược với mong đợi, tác động tích cực chỉ xuất hiện vài ngày trước khi những thay đổi trên có hiệu lực, còn sau đó, “đâu vẫn vào đấy”.
Ngay sau khi có tin UPCoM sẽ thay đổi, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường khiến khối lượng và giá trị giao dịch tăng vọt. Nhà đầu tư tranh nhau đặt lệnh kịch trần khiến cả thị trường “đột ngột” đi lên trong 11 phiên liên tiếp, hàng chục cổ phiếu tăng trần, bất chấp việc quy chế giao dịch chưa hề thay đổi. Nguyên nhân thị trường “bùng nổ” được lý giải là thay đổi giao dịch được kỳ vọng sẽ khiến UPCoM hấp dẫn hơn, các cổ phiếu sẽ được các “đội lái” để ý và làm giá. Chỉ trong 19 phiên giao dịch (kể từ 22/6 đến 16/7), thị trường đã có 15 phiên tăng và 4 phiên giảm điểm (trong đó có 11 phiên tăng liên tiếp). Chỉ số UPCoM-Index tăng hơn 30,57% từ mức 46,02 điểm lên 60,09 điểm, nhiều cổ phiếu trên sàn UPCoM đã tăng giá hơn 100% như NBW, BTW, TNB...
Khi sàn UPCoM chính thức khớp lệnh liên tục, trong vòng 1 tháng sau đó, thị trường này lại liên tiếp giảm điểm. Không ít nhà đầu tư phải “ngậm đắng nuốt cay” khi muốn cắt lỗ mà không làm được do những cải thiện về thanh khoản trên UPCoM vừa đạt được lại “bỗng dưng biến mất”. Trong 24 phiên giao dịch, chỉ số UPCoM-Index mất đi 19,7% khi có tới 18 phiên giảm điểm. Giá trị giao dịch bình quân chỉ còn 15,9 tỷ đồng.
Ngày 30/9/2010, giao dịch sụt giảm mạnh và rơi xuống mức thấp, UPCoM-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9/2010 tiếp tục để mất thêm 0,97 điểm (tương đương giảm 2,08%) xuống còn 45,67 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường chỉ đạt gần 300 nghìn cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch là 4,46 tỷ đồng.
Đến thời điểm ngày 29/10/2010, sàn UPCOM đã có 104 mã cổ phiếu được niêm yết và phiên giao dịch đã có những phục hồi nhẹ giúp UPCOM-Index đảo chiều thành công lên 42,35 điểm. Tuy nhiên tính thah khoản vẫn chưa có sự cải thiện, tiếp tục ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường chỉ đạt 243.700 đơn vị, tương đương giá trị giao dịch là 4,05 tỷ đồng.
3. Những đặc điểm cơ bản của thị trường UPCOM.
- Về tổ chức giao dịch: giao dịch được thực hiện qua thành viên: thông tin giao dịch phải được thông báo qua hệ thống đăng kí giao dịch của TTGDCK để tổng hợp và đưa ra kết quả.
- Về hình thức tổ chức thị trường: UPCOM là một thị trường OTC có sự quản lý của nhà nước được tổ chức theo hình thức phi tập trung, không có địa điểm mang tính tập trung giữa bên mua và bên bán mà chủ yếu diễn ra tại các công ty chứng khoán.
- Chứng khoán giao dịch trên thị trường UPCOM: là chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc đã bị hủy niêm yết tại TTGDCK hoặc SGDCK, đã được đăng kí tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán gồm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi.
- Cơ chế xác lập giá trên UPCOM chủ yếu được thực hiện thông qua phương thức thương lượng và thỏa thuận giữa bên mua và bán. Tuy nhiên cơ chế này chưa thực sự có hiệu quả như mong muốn nhằm tạo ra tính linh hoạt và giao dịch trọn gói.
- Thị trường có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thi trường là các công ty chứng khoán với vai trò: là nhà tạo lập thị trường( liên tục đặt lệnh mua và bán tại một thời điểm), với tư cách là nhà đầu tư( cùng mua và bán mọt loại chứng khoán), hoặc với tư cách chỉ là nhà môi giới( kết hợp các giao dịch).
- UPCOM là thị trường OTC chịu sự quản lý của nhà nước do Ủy ban chứng khoán Nhà nước quản lý thông qua SGDCK Hà Nội.
4. Cách thức giao dịch trên UPCOM.
- Ngày giao dịch:diễn ra từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trừ các ngày nghỉ lễ theo Luật lao động.
Thời gian giao dịch của UPCoM là cả hai buổi các ngày làm việc trong tuần. Buổi sáng từ 10 giờ đến 11 giờ 30 phút và buổi chiều là từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ.
- Phương thức giao dịch: áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đối với các giao dịch của chứng khoán trên hệ thống đăng kí giao dịch.
Khi mới thành lập, UPCOM thực hiện 2 hình thức:
+ Thỏa thuận điện tử: là hình thức giao dịch trong đó đại diện giao dịch nhập lệnh với các điều kiện giao dịch đã được xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch.
+ Thỏa thuận thông thường: là hình thức giao dịch trong đó bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch nhập thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận giao dịch này.
Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động không mang lại hiệu quả như mong muốn, SGDCKHN chính thức áp dụng một số điều chỉnh đối với thị trường UPCoM kể từ ngày 19/7/2010, trong đó thây thế phương thức thỏa thuận điện tử bằng phương thức khớp lệnh liên tục nhằm làm tăng sự sôi động của thị trường, tăng tính thanh khoản cho chứng khoán và từ đó tăng tính hấp dẫn của UPCoM, thu hút được sự tham gia của ngày càng nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư, phương thức thỏa thuận thông thường vẫn được giữ nguyên.
+Giao dịch khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch thực hiện trên cơ sở lệnh của nhà đầu tư sau khi được nhập vào hệ thống sẽ được khớp ngay với các lệnh đối ứng (nếu có) ở các mức giá tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống.
- Trong một ngày giao dịch, nhà đầu tư không được mua bán cùng một loại cổ phiếu và khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 cổ phiếu hoặc 10 trái phiếu. Đơn vị yết giá quy định đối với cổ phiếu là 100 đồng và không quy định đơn vị yết giá đối với trái phiếu. Mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu và 100.000 đồng/trái phiếu.
- Biên độ giao động giá là +/- 10%.
- Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức KLLT của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
- Phương thức thanh toán: Chứng khoán sau khi mua bán thì được thanh toán theo phương thức T+2 (nghĩa là 2 ngày sau khi giao dịch thì chứng khoán hay tiền mặt sẽ về đến tài khoản của khách hàng).
- Chỉ số sử dụng là UPCOM-Index: Cách tính chỉ số của UPCoM-Index tương đồng như cách tính chỉ sổ của HNX-Index. Chỉ số UPCoM-Index được tính toán bắt đầu từ ngày chính thức mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của thị trường (ngày 24/06/09), được gọi là thời điểm gốc. Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc. Cụ thể: tại thời điểm gốc, chỉ số có giá trị = 100.
Tổng giá trị thị trường hiện tại (GTn)
UPCoM-Index = --------------------------------------------------- x 100
Tổng giá trị thị trường gốc (GTo)
Trong phiên giao dịch, chỉ số UPCoM-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao dịch cổ phiếu được thực hiện. Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ số UPCoM-Index sẽ thay đổi theo. Chỉ số UPCoM-Index phản ánh sự biến động giá trong suốt phiên giao dịch. Chỉ số UPCoM-Index đóng cửa là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của các cổ phiếu.
II. So sánh giữa UPCOM và thị trường chứng khoán tập trung( HOSE)
1.Giống nhau:
- Đều là các thị trường có tổ chức, chịu sự quản lý giám sát của Nhà nước.
- Hoạt động của thị trường chịu sự chi phối của hệ thống Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Cơ chế thanh toán bù trừ đa phương
2.Khác nhau:
Tiêu chí
UPCOM
HOSE
Địa điểm giao dịch
Phi tập trung
Tập trung tại trung tâm giao dịch cụ thể - sàn GDCK Tp HCM
Phương thức khớp lệnh
- khớp lệnh liên tục
- hình thức thỏa thuận thông thường: là hình thức khớp lệnh đối với những cặp lệnh đối ứng của khách hàng thông qua công ty chứng khoán làm đại diện
*Giao dịch khớp lệnh định kỳ: là phương thức giao dịch thực hiện trên cơ sở khớp các lệnh mua và bán của khách hàng theo nguyên tắc xác định giá thực hiện như sau:
-Là mức giá thực hiện được khối lượng giao dịch lớn nhất.
- Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điểm a ở trên thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.
- Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn điểm b ở trên thì mức giá cao hơn sẽ được chọn
*Giao dịch khớp lệnh liên tục
*Giao dịch thỏa thuận: là phương thức giao dịch trong đó người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch
Phương thức giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ
*Buổi sáng: 10h00-11h30
*Buổi chiều: 13h30-15h00
* Đợt 1: Từ 8h30-8h45 là giao dịch khớp lệnh định kì xác định giá mở cửa.
* Đợt 2: Từ 8h45-10h15 là giao dịch khớp lệnh liên tục.
* Đợt 3: Từ 10h15-10h30 là giao dịch khớp lệnh định kì xác định giá đóng cửa.
Biên độ dao động giá đối với cổ phiếu
+/- 10%
+/- 5%
Đơn vị yết giá
*Với cổ phiếu là 100 đ
*Với trái phiếu : không quy định
Mức giá
(với cổ phiếu)
Đơn vị yết giá
=< 49.900
100
50.000-99.500
500
>=100.000
1000
Với trái phiếu: không quy định
Giá tham chiếu
Bình quân gia quyền của các giá giao dịch khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất
Là giá đóng cửa ngày có giao dịch gần nhất
Cơ chế thanh toán
Bù trừ đa phương T+2
*Giao dịch khớp lệnh: thanh toán bù trừ đa phương T+3.
*Giao dịch thỏa thuận:
- Thanh toán bù trừ đa phương T+3 đối với Cổ phiếu và Chứng chỉ quỹ.
- Thanh toán trực tiếp: hai bên tự thỏa thuân T+1 hoặc T+2 đối với trái phiếu
Điều kiện niêm yết
Chỉ cần đăng kí tại trung tâm lưu kí chứng khoán Việt Nam
Phải đáp ứng đủ các yêu cầu về vốn, hoạt động kinh doanh phải có lãi của năm liền kề trước.
III. So sánh giữa UPCOM và thị trường chứng khoán phi tập trung của Mỹ(NASDAQ)
* Giống nhau:
Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) là loại thị trường chứng khoán xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường OTC ở mỗi nước có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện và đặc thù mỗi nước. tuy nhiên hệ thống thị trường OTC trên thế giới hiện nay chủ yếu được xây dựng theo mô hình thị trường Nasdaq của Mỹ. vì vậy sự ra đời của thị trường Upcom có nhiều điểm tương đồng với thị trường Nasdaq.
- Về hình thức tổ chức thị trường: được tổ chức trên nguyên tắc thị trường OTC có tổ chức, tức không có địa điểm giao dịch mang tính tập trung giữa bên mua và bên bán mà diễn ra tại các địa điểm giao dịch của các ngân hàng, công ty chứng khoán.
- Chứng khoán giao dịch: cổ phiếu và trái phiếu chưa đủ điều kiện niêm yết trên sở giao dịch, chủ yếu là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ và các CK đã đủ điều kiện niêm yết trên SGDCK
- Có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường và nhà môi giới.
- Cơ chế khớp lệnh chủ yếu là thỏa thuận thông thường.
- Mục đích của hai thị trường là tạo một môi trường giao dịch công bằng, minh bạch, an toàn làm thị trường chứng khoán hoạt động nhộn nhịp hơn , giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, giảm mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán, tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán chưa niêm yết ..
* Khác nhau:
So với UPCOM thì NASDAQ có những điểm khác biệt sau:
Điều kiện niêm yết:
Điều kiện ban đầu:
Yêu cầu
Đk 1
Đk 2
Đk 3
Đk 4
Thu nhập trước thuế
-Tổng 3 năm TC >= $11ms
-2 năm TC gần nhất mỗi năm >=$2.2ms
-3 năm TC,mỗi năm >=0
Dòng tiền
-Tổng 3 năm >= 27,5ms
-mỗi năm trong 3 năm >=0
Giá trị vốn hóa thị trường
Tổng >=$550ms qua 12 tháng trước
Tổng >=$850ms qua 12 tháng trước
$160ms
Doanh thu
Năm TC trước >=$110ms
Năm TC trước >=90ms
Tổng tài sản
$80ms trong năm TC gần nhất
Vốn của các cổ đông
$55ms
Giá bán
$4
$4
$4
$4
Market maker
3 hoặc 4
3 hoặc 4
3 hoặc 4
3 hoặc 4
Quản trị DN
Có
Có
Có
Có
**Công ty phải đáp ứng đủ tất cả các tiêu chuẩn của ít nhất 1 trong 3 điều kiện TC dưới đây:
** Điều kiện thanh khoản
Với công ty mới niêm yết:phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Yêu cầu
IPO and spin-offs companies:
Seasoned companies:
Affiliated companies
Tổng số cổ đông
2200
2200
2200
Cổ phiếu công chúng nắm giữ
1 250 000
1 250 000
1 250 000
Giá trị thị trường của CP công chúng nắm giữ
$45ms
$110ms
$45ms
Điều kiện niêm yết tiếp theo:
Yêu cầu
Đk1
Đk 2
Đk3
Vốn sở hữu của cổ đông
$10ms
Giá trị của cổ phiếu niêm yết
$50ms
Tổng ts và tổng dt
$50ms và $50ms
Cổ phiếu công chúng nắm giữ
$750 000
$1,1ms
$1,1ms
Giá trị thị trường của Cp công chúng nắm giữ
$5ms
$15ms
$15ms
Giá bán
$1
$1
$1
Tổng cổ đông
400
400
400
Nhà TLTT
2
4
4
Quản trị DN
Có
Có
Có
Các loại ck đc niêm yết:
+American depositary receipts: đại diện cho 1 hoặc nhiều cổ phiếu nước ngoài. Nếu sở hữu ADR có quyền có được những cổ phiếu nước ngoài mà nó đại diện.
**Ưu điểm của ADR :
-Khi mua hoặc bán ADR được giao dịch trên thị trường Mỹ thì giao dịch được thực hiện bằng đồng $.
-Ngân hàng lưu ký sẽ đổi các khoản lợi tức và các khoản chi trả bằng tiền sang $ sau khi trả cho người sở hữu ADR.
-Ngân hàng lưu ký cũng có thể biểu quyết hộ người sở hữu ADR nếu có sự hướng dẫn của người sở hữu ADR.
**Nhược điểm:
-Mất nhiều thời gian mới nhận được thông tin.Nhận được thông tin về họp hội đồng cổ đông chỉ vài ngày trước khi bắt đầu>>qua thời gian biểu quyết của cổ phiếu.
-Bị tính phí, và bị trừ vào cổ tức nhận được. Do ngân hàng phải chịu phí khi đổi từ các đồng tiền khác ra $,nên phí đó sẽ do khách hàng chịu.
+Common stocks, Ordinary shares:
+Limited partnership interest: Được xem như 1 hợp đồng đầu tư vào công ty hợp danh, trở thành thành viên góp vốn và có trách nhiệm hữu hạn.
+Real estate investment trusts:đầu tư vào các loại bất động sản hoặc tài sản có liên quan tới bất động sản như trung tâm mua sắm, nhà văn phòng, khách sạn ,vật thế chấp là bất động sản…
Bao gồm:
-REITs sở hữu (equity REITs):là loại chung nhất của REIT, đầu tư vào việc sở hữu BDS và trả tiền cho nhà đầu tư từ tiền cho thuê BDS.
-REITs thế chấp(mortgage REITs):cho vay tiền đối với người chủ sở hữu hoặc chủ công trình,hoặc đầu tư vào công cụ tài chính có bảo đảm bằng thế chấp các BĐS.Thu nhập cho nhà đầu tư được trả từ lãi từ những hoạt động trên.
-REITs hỗn hợp: kết hợp của REITs sở hữu và thế chấp.
+Shares of beneficial interests:
Là chứng khoán mà người sở hữu có quyền hưởng lợi từ bất động sản, hoạt động kinh doanh …mà ko phải chịu trách nhiệm về chi phí và thiệt hại hoặc các thua lỗ khác.
+Tracking stock:là 1 loại cổ phiếu thông thường nhưng giá trị phụ thuộc vào sự hoạt động của từng đơn vị hoặc bộ phận trong công ty chứ ko phải cả công ty.Nếu đơn vị đó hoạt động tốt thì cổ phiếu này lên giá cho dù cả công ty có thể hoạt động ko tốt.
-Cổ đông của cổ phiếu này chỉ nhận được cổ tức từ đơn vị hoặc bộ phận của công ty, hạn chế hoặc ko có quyền biểu quyết.Nếu công ty giả thể ko có yêu cầu hợp pháp về tài sản của công ty.Nếu trả cổ tức thì số lượng cổ tức phụ thuộc vào hoạt động của đơn vị hoặc bộ phận kinh doanh trong công ty.
Giờ giao dịch ( giờ phương đông)
Phiên trước:7:00 am-9:30 am;
Chính thức: 9:00 am – 4:00 pm;
Phiên sau: 4:00 pm- 8:00 pm.
Đặt lệnh order-entry :7:00 am- 8:00 pm;
Giá đưa ra và xác nhận:7:00 am- 8:00 pm.
*order entry: là lệnh đưa rõ giá mua hoặc bán 1 loại chứng khoán cụ thể.
* giá đóng cửa:xác định dựa vào giá tại 4:01 pm khi thị trường chinh thức đóng cửa.
*Ưu điểm của phiên trước và sau:
+Tiếp cận trước các thông tin được đưa ra.
*Nhược:
1. Có thể ít có khả năng biết trước và tác động lên giá cả: 1 số công ty chỉ cho xem giá qua hệ thống giao dịch mà công ty sử dụng ngoài giờ giao dịch.
2. Thiếu tính thanh khoản: do có ít người mua và bán,khối lượng giao dịch it.
3. Khoảng cách giữa giá mua và giá bán lớn: do hoạt động gd ít nên khó thục hiện lệnh và chọn được giá phù hợp.
4.Giá dao động mạnh: do ít hoạt động gd.
5.Giá ko chắc chắn:ko phản ánh đúng giá của cp trong tg gd chính thức.
6.Chỉ chấp nhận lệnh giới hạn:là lệnh mà ko được thực hiện sẽ bị hủy bỏ.
7.cạnh tranh với tổ chức lớn và chuyên nghiệp trong việc tiếp cận thông tin.
8.Có thể xảy ra trì hoãn hoặc sai sót trong hệ thống máy tính khiến lệnh bị hủy hoặc thay đổi.
4. Hệ thống thực hiện lệnh nhỏ(small order execution system- SOES)
*Để tăng tính thanh khoản cho các nhà đầu tư và người giao dịch nhỏ.
**Một số hạn chế:
- Giao dịch không được vượt quá 1000 cổ phiếu với một loại cổ phiếu
- Giá giao dịch cổ phiếu không được vượt quá 250$/cổ phiếu
- phải chờ ít nhất 5ph để giao dịch được thực hiện
- Các tổ chức và nhà môi giới không được đặt lệnh cho mình mà chỉ được đặt lệnh cho khách hàng.
- các nhà tạo lập thị trường phải trả đúng giá mua và giá bán đã thông báo
5.Chỉ số:
a.Chỉ số NASDAQ 100:bao gồm 100 công ty phi tài chính lớn nhất về giá trị vốn hóa thị trường được niêm yết trên sàn NASDAQ.Ko bao gồm chứng khoán của công ty tài chinh bao gồm công ty đầu tư.
**Công thức: Tổng giá trị thị trường đã sửa đổi
Số chia
Công thức số chia mới:
( Giá trị thị trường sau khi sửa) x Số chia trước khi sửa
Giá tri thị trường trước khi sửa
**Chỉ số bao gồm các loại chứng khoán sau: common stocks,ordinary shares, ADRs, tracking stock.
**Tiêu chuẩn của chứng khoán niêm yết: tiêu chuẩn ban đầu và tiêu chuẩn tiếp theo:
+Tiêu chuẩn ban đầu:
1.Chỉ được niêm yết trên Nasdaq global select market hoặc Nasdaq global market( trừ những chứng khoán đã niêm yết trên các thị trường khác từ trước 1/1/2004)
2.Được phát hành bởi các công ty phi tài chính,
3.Ko phải chứng khoán của công ty đang đứng trước nguy cơ phá sản,
4.Phải có khối lượng giao dịch trung bình hằng ngày 200 000 cp,
5.Nếu công ty phát hành chứng khoán được tổ chức dưới luật ngoài nước Mỹ, thì chứng khoán phải được niêm yết trên thị trường quyền chọn của Mỹ
6.Chỉ cho phép 1 loại chứng khoán của 1 nhà phát hành.
7.Chứng khoán đã được niêm yết ít nhất 2 năm .(hoặc 1 năm nhưng phải đáp ứng thêm tiêu chuẩn giá trị vốn hóa)
+Điều kiện niêm yết tiếp theo:
Thêm điều kiện sau:giá trị vốn hóa của công ty phải tăng >=0,1% so với tổng giá trị vốn hóa thị trường đã sửa cuối tháng.Nếu ko đáp ứng tiêu chuẩn trong 2 tháng liên tiếp sẽ bị loại khỏi chỉ số khi kết thúc giao dịch ngày thứ 6 tuần thứ 3 của tháng tiếp theo.
b.Chỉ số Nasdaq composite:bao gồm chứng khoán của tất cả các công ty nội địa và nước ngoài niêm yết trên Nasdaq.
**Các loại chứng khoán: common stocks , ordinary shares, limited partnership interests, ADRs, shares of beneficial interests,tracking stocks.
**Điều kiện niêm yết: chỉ được niêm yết trên sàn Nasdaq.
Kết luận
Sau khi so sánh giữa UPCOM và Nasdaq nhận thấy:
Thị trường đăng ký giao dịch chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) chưa phải là thị trường OTC (theo đúng nghĩa) thực sự.
Chưa có được nhà tạo lập thị trường theo đúng nghĩa. Ở một số thị trường phát triển, một cổ phiếu tham gia thị trường OTC phải có ít nhất hai CTCK tạo lập thị trường và CTCK muốn tạo lập thị trường cho cổ phiếu nào thì phải đăng ký. Tại bất kỳ thời điểm nào, CTCK cũng phải đưa ra mức giá chào mua và chào bán với loại cổ phiếu mà họ tạo lập thị trường. So sánh với thị trường OTC theo thông lệ thế giới nói trên thì thị trường UPCoM sắp đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ đạt khoảng một nửa tiêu chuẩn, đó là có các CTCK môi giới cho khách hàng và hưởng phí giao dịch. Chưa có quy định về việc CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, một điều kiện quan trọng để hình thành thị trường OTC chuẩn.
Cơ chế thanh toán kém linh hoạt cho các bên tham gia giao dịch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- upcom_8794.doc