Thị trường tiền tệ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2

1.1. Khái niệm, vai trò và phân loại Thị trường tiền tệ 2

1.2. Chủ thể của Thị trường tiền tệ 5

1.2.1. Ngân hàng trung gian 5

1.2.2. Ngân hàng trung ương 5

1.2.3. Các tổ chức tài chính phi Ngân hàng 5

1.2.4. Các nhà môi giới 5

1.2.5. Các chủ thể kinh tế phi Ngân hàng 6

1.3. Hàng hoá trên Thị trường tiền tệ 6

1.3.1. Các giấy tờ có giá ngắn hạn 7

1.3.2. Các giấy tờ có giá dài hạn 9

1.4. Các giao dịch trên Thị trường tiền tệ . 9

1.5. Lãi suất trên Thị trường tiền tệ 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM 11

2.1. Khái quát về Thị trường tiền tệ Việt Nam 12

2.2. Thực trạng thị trường tiền tệ việt nam 13

2.2.1. Lãi suất 13

2.2.2. Trong điều hành thi trường tiền tệ 18

2.2.3. Về dự trữ bắt buộc và phát hành tín phiếu bắt buộc. 20

CHƯƠNG III: NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM 22

3.1. Những kết quả đạt được 22

3.2. Nguyên nhân 25

3.3. Giải pháp và kiến nghị 32

KẾT LUẬN 35

 

doc36 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 11927 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường tiền tệ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch ngày càng lớn. Nhưng nhìn chung thị trường này chưa thực sự phát triển và hiệu quả của việc Ngân hàng trung ương can thiệp vào Thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô là chưa cao. Thể hiện, các loại lãi suất của Ngân hàng trung ương như: lãi suất cơ bản, lãi suất chiêté khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đôi lúc tỏ ra chưa hiệu quả và còn thể hiện nhiều sự lúng túng trong cách điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt buộc thiếu linh hoạt . Các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cạnh tranh nhau huy động vốn một cách một chiều tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho chính các Ngân hàng thương mại. 2.1. Khái quát về Thị trường tiền tệ Việt Nam Như ở phần lý luận đã nêu Thị trường tiền tệ có thể hiểu theo nghĩa hẹp là Thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Chủ thể tham gia trên Thị trường tiền tệ Việt Nam Nam chủ yếu là các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Ngân hàng trung ương với tư cách là quản lý Thị trường tiền tệ không trực tiếp tham gia để kiếm lợi nhuận mà chỉ tác động để kiểm soát và quản lý Thị trường tiền tệ. Hàng hoá trên Thị trường tiền tệ Việt Nam chủ yếu là các giấy tờ có giá ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng trung ương, các chứng chỉ tiền gửi do các ngân hàng phát hành, các hợp đồng mua lại và các trái phiếu chính phủ. Trong đó chiếm tỷ lệ lớn là giấy tờ có giá do Kho bạc nhà nước, Ngân hàng trung ương và trái phiếu chính phủ. Được phát hành và có thể chuyển nhượng trên thị trường. Riền đối với hàng hoá là thương phiếu, chưa đưa vào sử dụng trong Thị trường tiền tệ Việt Nam. Mặc dù nó là giấy tơ thể hiện sự vận động của hàng hoá song việc kiểm soát nó là khó khăn nên rủi ro vẫn ở mức cao. Thị trường tiền tệ Việt Nam là thị trường chưa thực sự phát triển nên việc đưa thương phiếu vào hoạt động trong thời gian này là chưa phù hợp. Giao dịch trên Thị trường tiền tệ Việt Nam chủ yếu là giao dịch không hoàn lại. Các giao dịch có hoàn lại cùng được sử dụng. Và chủ yếu là Ngân hàng trung ương sử dụng với mục đích bơm hút tiền vào lưu thông. Các giao dịch khác như giao dịch hoán đổi chứng khoán đến hạn. Các giao dịch Thị trường ngoại hối: giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ cũng được thực hiện Thị trường tiền tệ Việt Nam. 2.2. Thực trạng thị trường tiền tệ việt nam 2.2.1. Lãi suất Lãi suất biểu hiện “giá cả” của đồng vốn trên Thị trường tiền tệ. Lãi suất cũng là “hàm thử biểu” của Thị trường tiền tệ. Ở thị trường Việt Nam, Ngân hàng trung ương đã rất linh hoạt trong việc sử dụng công cụ lãi suất nhằm tác động tích cực đến nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi có thể thấy rõ qua các thời điểm: Từ ngày 01/06/2002 Ngân hàng nhà nước quyết định chuyển sang cơ chế lãi suất thoả thuận đồng Việt nam của các tổ chức tín dụng đối với thời kỳ này. Đây là một sự cởi trói cho các tổ chức tín dụng chủ động trong việc huy động vốn và cho vay đối với khách hàng làm cho lãi suất huy động vốn trong các tháng 8 và 9/2002 của các Ngân hàng thương mại lên đến 0,72%/tháng mức lãi suất cao nhất trong vòng 2 năm qua. Không dừng lại ở đó các tháng đầu năm 2003 do nhu cầu vốn trên thị trường vẫn cao, các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tiếp tục lao vào cuộc cạnh tranh huy động vốn qua các biện pháp nâng lãi suất huy động, thực hiện các hình thức khuyến mãi rầm rộ và hấp dẫn. đã dẫn đến diễn biến trên Thị trường tiền tệ Việt nam lãi suất nội tệ tăng lên quá cao, trong khi đó lãi suất ngoại tệ giảm suống quá thấp. Thị trường tiền tệ Việt nam nóng lên, tuy vậy vẫn không tác động tích cực đến tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên lãi suất của Ngân hàng nhà nước trong giai đoạn 2003 - 2008 đang có một số bất hợp lý. Các loại lãi suất do Ngân hàng nhà nước Việt nam công bố giữ ổn định trong suốt cả năm 2003 - 2004 là 7,5%/năm 2005 - 2006 là 7,8% và 8,25%/năm. Sau đó 2008 là 8,75%/năm Trong đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8.75%/năm, 12%/năm và 14%/năm có một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao các lãi suất do Ngân hàng nhà nước công bố hầu như không có tác động gì đến Thị trường tiền tệ ? Tại sao trong khi các loại lãi suất đó của Ngân hàng nhà nước chỉ tăng nhẹ thì lãi suất của các NHTM lại tăng rất cao? Có thể lý giải những vấn đề đó như sau: Thứ nhất, lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố về nguyên tắc là lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất của các Ngân hàng thương mại được lựa chọn, chủ yếu là các Ngân hàng thương mại nhà nước và một số Ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn. Như vậy ở đây có hai bất hợp lý lớn. Lãi suất huy động vốn của các Ngân hàng thương mại hiện nay cao hơn rất nhiều so với lãi suất cơ bản. Lãi suất huy động vốn cao nhất VND của hầu hết các Ngân hàng thương mại lên tới 12%/năm cho kỳ hạn 1 năm, tức gấp gần 1,4 lần lãi suất cơ bản. Lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất của nhóm Ngân hàng thương mại vẫn được lựa chọn hiện nay lên tới 15%/năm, gấp 1,72 lần lãi suất cơ bản. Vậy thì nguyên lý và bản chất của lãi suất cơ bản có còn đúng hay không. Như vậy thực tế phải chăng Ngân hàng nhà nước chỉ công bố thôi, chứ không phải là lãi suất có tính chất "can thiệp" gì cả!. Trong một số lần trả lời trước công luận, chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước đây cũng thừa nhận, lãi suất cơ bản không điều hành được ai và chỉ có tính chất công bố. Còn bản thân một số lãnh đạo Ngân hàng thương mại thì cho rằng tuy không điều hành nhưng do lãi suất cơ bản công bố thấp xa so với lãi suất cho vay trên thị trường, nên đây là cơ sở để một số khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng khi vay vốn đưa lãi suất cơ bản ra "mặc cả" lãi suất vay vốn với Ngân hàng thương mại. Đồng thời, việc tổng hợp và tính toán lãi suất cơ bản hiện nay được căn cứ trên cơ sở nào có còn đúng với văn bản pháp luật nữa hay không! Bên cạnh đó thị trường liên ngân hàng về nguyên lý, Ngân hàng nhà nước là người đi vay và cho vay cuối cùng can thiệp về cung cầu vốn, từ đó can thiệp lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường này hiện nay chủ yếu do các Ngân hàng thương mại giao dịch vay mượn vốn trực tiếp lẫn nhau Ngân hàng nhà nước không nắm cụ thể và kịp thời doanh số giao dịch của thị trường và hầu như cũng không có hoạt động cho vay hay đi vay cuối cùng can thiệp. Thứ hai lãi suất cho vay chiết khấu và lãi suất cho vay tái cấp vốn mặc dù được công bố, nhưng hai hoạt động cho vay này của Ngân hàng nhà nước không thường xuyên, chỉ thực hiện khi giải quyết "tình huống" đột xuất về thanh khoản của Ngân hàng thương mại nào đó. Hơn nữa hầu như chỉ có các Ngân hàng thương mại nhà nước được hưởng hai nghiệp vụ này, còn khối Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì không được hưởng. Thứ ba, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại đang có sự thay đổi lớn, đó là tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn tăng lên. Trong khi đó trong cơ cấu sử dụng vốn của các Ngân hàng thương mại cũng có sự chuyển biến quan trọng, tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng tài sản có sinh lời giảm, tỷ trọng vốn đầu tư chứng khoán, giấy tờ có giá, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, .. tăng lên. Đây là lý do cơ bản gây nên tình trạng nóng lên trên Thị trường tiền tệ thời gian qua, làm cho không ít NHTM rơi vào tình trạng khan hiếm vốn VND. Giải pháp hữu hiệu nhất là tìm đến nghiệp vụ thị trường mở, đầu tư vào tín phiếu kho bạc... Do đó doanh số giao dịch của hai thị trường này tăng mạnh. Nhu cầu đầu tư vào tín phiếu kho bạc và mua bán ngắn hạn trên thị trường mở tăng cao, lãi suất thị trường mở và thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc giảm. Thứ tư, nguyên nhân chung và quan trọng nhất đó là Thị trường tiền tệ theo đúng thông lệ quốc tế ở Việt nam chưa phát triển, các công cụ điều hành gián tiếp chính sách tiền tệ chưa hoàn thiện. Thứ năm, theo xu hướng đổi mới và hội nhập, trong điều hành chính sách tiền tệ Ngân hàng nhà nước cần chuyển sang sử dụng các công cụ gián tiếp, thay cho công cụ trực tiếp, sử dụng nghiệp vụ Ngân hàng trung ương để tác động vào thị trường. Song thời gian gần đây, Ngân hàng nhà nước sử dụng một số biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp và liên tiếp vào Thị trường tiền tệ , làm cho thị trường này nóng lên chưa từng thấy. Bảng các chỉ số lãi suất Việt nam thời gian gần đây Lãi suất cơ bản Năm 3/04 1/05 6/05 12/05 06/06 1/07 6/07 1/08 2/08 5/08 6/08 LS 7,5 7,5 7,8 8,25 8,25 8,25 8,25 8,25 8,75 12,0 14,0 Lãi suất chiết khấu Năm 08/03 01/05 04/05 12/05 02/08 06/08 09/08 LS 3,0 3,5 4,0 4,5 6,0 15,0 15,0 Lãi suất tái cấp vốn Năm 08/03 01/05 04/05 12/05 02/08 06/08 09/08 LS 5,0 5,5 6,0 6,5 7,5 11,0 13,0 Và tháng 2, 3/2008 mặc dù lãi suất cơ bản và tái cấp vốn của NHNN vẫn nguyên mức áp dụng từ đầu năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) chỉ ở mức 9%/năm nhưng lãi suất thị trường liên ngân hàng lại "nóng" lên với mức qua đêm từ 13-17%/năm. Tại sao NHNN lại phải tăng mức lãi suất cơ bản lên 14%/năm. Ngày 10/03/2008 thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành quyết định số 1317/QĐ - NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt nam và quyết định số 1310/QĐ - NHNN về lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu được áp dụng từ ngày 11/06/2008 theo quyết định này từ ngày 11/06 lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam sẽ tăng từ 12% lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn cũng được tăng thêm 2% lên 15%/năm, lãi suất chiết khấu từ 11% lên 13%/năm. Việc điều chỉnh các mức lãi suất bằng đồng Việt nam lần này nhằm tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt” nhằm kiềm chế lạm phát đang tăng cao trong 2 quý đầu năm 2008 với mức lãi suất cơ bản trần mà các Ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế vay (theo quyết định không quá 150% lãi suất cơ bản) được nới lên thành 21% thay vì 18%(trước đó ngày 15/09 ngân hàng nhà nước đã tăng mạnh lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12%/năm) Việc tăng lãi suất cơ bản lên mức 14%/năm của ngân hàng nhà nước đã tác động không nhỏ đến lãi suất thị trường. Trong điều kiện lạm phát tăng cao nhưng các ngân hàng lại cực kỳ khan hiếm tiền đồng, tính thanh khoản kém, để huy động được tiền gửi các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất huy động làm chi phí tăng cao, cùng với việc tăng lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước làm cho lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao, điều này làm cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế không dám vay vốn bởi việc sản xuất kinh doanh của họ không đủ bù đắp chi phí và thực tế đã xảy ra như vậy. Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không còn đủ khả năng sản xuât vì vậy đã tam thời phải ngừng sản xuất kinh doanh, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chu trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, kìm hãm sức sản xuất của nền kinh tế. Hiện nay lãi suất huy động tối đa của Ngân hàng thương mại là 19%/năm trong khi đó lãi suất cho vay là 21%. Vậy chênh lệch này có bù đắp được chi phí không? Chênh lệch này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các ngân hàng. Trong điều kiện lạm phát cao có thể các ngân hàng huy động với mức lãi suất trần là 19% sẽ không đủ bù đắp chi phí, nhưng trong tình trạng quá thiếu tiền đồng trong thanh toán các ngân hàng buộc phải chấp nhận huy động với mức lãi suất cao. Nhưng thực tế này chỉ sảy ra trong thời gian ngắn, bởi các ngân hàng không hạ lãi suất huy động sẽ có những hệ lụy nghiêm trọng sảy ra sau này. Các ngân hàng cũng thừa nhận rằng: “lãi suất huy động và lãi suất cho vay quá gần nhau gây khó khăn cho ngân hàng. Ngoài việc cân đối nguồn vốn hợp lý chúng tôi đang tích cực mở rộng các mảng kinh doanh phi tín dụng” theo oceanbank. 2.2.2. Trong điều hành thi trường tiền tệ Chúng ta có thể thấy được trong số các nguyên nhân gây ra lạm phát năm 2007 và 2008 đó là từ sự bất cập của các chính sách tiền tệ, cũng như bản thân các ngân hàng. Thứ nhất: Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối làm cho đồng tiền Việt nam bị định giá quá cao khiến hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ, nhập siêu tăng vượt và nghẽn mạch lưu thông tiền tệ. Đáng lẽ, trên thực tế cần có sự điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá trị tiền đồng Việt Nam (VNĐ) từ những năm trước, chậm nhất là phải từ năm 2006, trước khi Việt nam gia nhập WTO, hoặc chí ít cũng phải kịp thời phá giá VNĐ theo mức độ mất giá thực tế của đô la Mỹ (USD) thì tình hình tỷ giá đã được cải thiện, làm tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt nam, từ đó kéo theo nhiều hệ quả tích cực khác. Hơn nữa, sự bất cập trong điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước trong thời gian gần đây còn thể hiện ở chỗ, một mặt, Ngân hàng nhà nước chỉ đạo bắt buộc các Ngân hàng thương mại chỉ được mua vào USD đang dồi dào với giá sàn đắt đỏ hơn nhiều giá trên thị trường để duy trì tỷ giá VNĐ danh nghĩa theo mục tiêu được biện hộ là duy trì sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu; mặt khác, Ngân hàng nhà nước lại không chịu mua lại số USD này dù theo giá sàn chỉ đạo trên, khiến các Ngân hàng thương mại “chê” USD (điều chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua ở nước ta, khi mà NHNN thường buộc các nhà xuất khẩu và tổ chức kinh tế bán lại USD cho mình và ra sức chống lại nạn đô la hóa), xuất hiện tình huống thực tế đầy nghịch lý là lạm phát cao, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài khan hiếm VNĐ và dư thừa USD, còn dự trữ ngoại tệ quốc gia cũng chưa phải thực sự vững chắc. Tình hình này đang là thách đố lớn mà ngân hàng nhà nước chưa tìm ra lời giải thỏa đáng, trong khi kinh nghiệm của Trung Quốc là rất đáng tham khảo... Thứ hai, chính sách lãi suất tiền gửi thực âm khiến đồng tiền Việt nam bị coi rẻ và kéo dài nạn dư thừa tiền trong lưu thông, trong khi các ngân hàng mất tính thanh khoản và hoạt động cho vay bị ngưng trệ... Một trong những nguyên tắc cơ bản và phổ biến của đơn thuốc chống lạm phát là thực hiện lãi suất thực dương, tức lãi suất tiền cho vay cao hơn lãi suất tiền huy động và lãi suất huy động phải cao hơn mức lạm phát. Tuy nhiên, dù buộc phải vào cuộc chống lạm phát, trong cả hai năm 2007 và 2008 các ngân hàng ở Việt Nam chỉ bảo đảm lãi suất tiền cho vay cao hơn hẳn lãi suất huy động, còn lãi suất huy động lại thấp hơn nhiều so với mức lạm phát. Thậm chí, lo ngại sự đảo chiều của các dòng tiền gửi, nhất là việc một số Ngân hàng thương mại nhà nước bị các ngân hàng khác cạnh tranh hút bớt khách gửi tiền, Ngân hàng nhà nước còn chính thức ra thông báo yêu cầu các Ngân hàng thương mại phải triệt để áp dụng trần lãi suất huy động là 12%/năm, trong khi mức lạm phát trên thực tế cùng thời điểm là 16-18%, hơn nữa lại cho phép thả nổi trần lãi suất cho vay. Kết quả là dư lượng tiền thừa trong lưu thông vẫn quá nhiều, trong khi nhiều ngân hàng không huy động đủ tiền mặt để bảo đảm tính thanh khoản và cho vay cần thiết. Thứ ba, về tổng thể, các hoạt động tín dụng chạy theo bề rộng khiến lạm phát gia tăng, nền kinh tế chịu nhiều thiệt hại, trong khi các ngân hàng lãi cao ngất ngưởng... Làn sóng thành lập các ngân hàng mới, đua nhau tăng vốn điều lệ và phát hành các loại chứng khoán mới được thổi giá lên cao ngất ngưởng một cách thiếu minh bạch, sự gia tăng các hoạt động cho vay chéo, đầu tư đa ngành mang nặng tính đầu cơ và mở rộng tín dụng theo bề rộng trước sức ép thu lợi nhuận cơ hội... đã tạo ra những xung lực cực mạnh làm gia tăng tổng phương tiện lưu thông, thúc đẩy vòng xoáy tăng giá - lạm phát trong thời gian gần đây ở nước ta. 2.2.3. Về dự trữ bắt buộc và phát hành tín phiếu bắt buộc. Các ngân hàng đều phải tăng dự trữ băt buộc của Ngân hàng nhà nước- các biện pháp thắt chặt tiền tệ và Ngân hàng nhà nước Việt nam thực hiện đang tạo ra cú sốc lớn đối với các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước Việt nam đã thể hiện quết tâm chống lạm phát bằng một loạt các biện pháp cứng dắn: Nâng dự trữ bắt buộc, phải thắt chặt cho vay chứng khoán (bằng chỉ thi 03), cảnh báo cho vay bất động sản, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn........gần đây nhất. Gần đây nhất, Ngân hàng nhà nước còn phát hành tín phiếu bắt buộc. Các biện pháp này theo một đại diện cấp cao của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là "liều thuốc đắng" giúp kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, lãnh đạo cấp cao phụ trách khối nguồn vốn của một ngân hàng quốc doanh nhận xét: "Ngân hàng nhà nước Việt Nam thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát là đúng nhưng cách làm thì lại đang gây ra một sự bất ổn rất lớn trên Thị trường tiền tệ. Lẽ ra phải có lộ trình nhưng cách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam không khác nào chơi trò ú tim, các ngân hàng không biết đằng nào mà lần". Lãnh đạo của một ngân hàng quốc doanh khác thì nói Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra "một seri đòn" để thắt chặt tiền tệ mà không tính toán đúng đến khả năng chịu đựng của các ngân hàng thương mại khiến họ bị "sốc", lẽ ra Ngân hàng nhà nước Việt Nam nên có những cách làm "mềm" hơn để tránh cho thị trường tiền tệ bị sốc kéo dài. Tổng giám đốc một Ngân hàng cổ phần (có trụ sở chính tại TP.HCM) cho biết, ban điều hành của ngân hàng này gần như không thể lên được kế hoạch phát triển khách hàng, không thể đưa ra được chính sách lãi suất hợp lý; bởi cuộc khủng hoảng tiền đồng do thiếu thanh khoản đang diễn ra. Theo ông này, một trong những lý do khiến Thị trường liên ngân hàng những ngày vừa qua rất ít hoạt động và gần như bị tê liệt vì không ít ngân hàng mất lòng tin vào các đối tác đi vay. Ông này cũng cho biết, hầu hết các ngân hàng đang chờ đợi động thái của Ngân hàng nhà nước Việt Nam rồi mới quyết định sẽ làm gì tiếp theo. Cuối tuần trước (ngày 15.2), trong phiên đấu thầu thị trường mở vào buổi sáng, cuộc khủng hoảng tiền đồng lên tới mức không thể tin được khi các ngân hàng "cố sống, cố chết" để giành giật bằng được khoản vay từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa ra với lãi suất đấu thầu lên tới 30,1%/năm cho các khoản vay từ 1-2 tuần. Giật mình với kết quả của buổi sáng, vào buổi chiều, Ngân hàng nhà nước Việt Nam lập tức bỏ ngay việc đấu thầu lãi suất, chỉ đấu thầu khối lượng với mức lãi suất trần là 15%/năm. Theo nhận định của hầu hết các chuyên gia về tiền tệ, động thái này cho thấy, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã tính toán không chuẩn tình hình của thị trường nên đã phát đi một tín hiệu không chính xác và biện pháp đấu thầu lãi suất cũng là biện pháp không đúng khi thị trường đã quá căng thẳng. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội bình luận: "Chính vì sợ Ngân hàng nhà nước Việt Namsẽ dùng các biện pháp còn cứng rắn hơn nên thị trường liên ngân hàng mới rối loạn và các mức lãi suất ngắn hạn như cho vay qua đêm bị đẩy lên mức kinh hoàng, có lúc tới hơn 30%/năm". CHƯƠNG III NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM 3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất : Nếu quan sát những diễn biến của Thị trường tiền tệ trong thời gian qua sẽ thấy hai sự can thiệp trái chiều rất đáng chú ý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Với hai biện pháp này ít nhất ba mục tiêu đã đạt được gồm: Đảm bảo mục tiêu ổn định tỷ giá, tăng được mức dự trữ ngoại hối quốc gia nhưng lại gây áp lực lạm phát vì tiền chảy vào đã được cất trong “két” cụ thể. Mua đô la vào, việc phải làm! Khác với những năm trước đây, trong năm 2007, mục tiêu duy trì mức giảm giá đồng tiền một vài phần trăm, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trở nên khó khăn hơn khi mà lượng ngoại tệ chảy vào Việt nam gia tăng mạnh mẽ do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và các dòng vốn khác được khai thông tốt hơn. Đồng Việt nam không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng giá so với đồng đôla, gây bất lợi cho xuất khẩu. Thêm vào đó, nhập khẩu trong quí 1 lại tăng đột biến (cho dù chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất) đã làm cho thâm hụt cán cân ngoại thương trở nên trầm trọng hơn. Đứng trước áp lực nêu trên, cộng với việc mong muốn gia tăng số lượng ngoại tệ dự trữ phòng khi bất trắc xảy ra, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã tung tiền đồng để mua vào một lượng lớn ngoại tệ mà theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, chỉ trong quí 1, dự trữ ngoại hối của Việt nam tăng khoảng 3 tỉ Đôla, tương đương với gần 50.000 tỉ đồng được đưa vào lưu thông. Có lẽ nhờ việc mua vào ngoại tệ mà trong những ngày đầu tháng 6/2007, tỷ giá đồng Việt nam so với đồng Đôla đã tăng trở lại lên mức trên 16.100, thay vì chỉ quanh con số 16.000 như thời gian trước. Tăng dự trữ bắt buộc, việc nên làm? Việc gia tăng ngoại tệ cho dự trữ quốc gia là điều cần thiết, nhưng việc bơm thêm một lượng lớn tiền đồng vào nền kinh tế sẽ làm áp lực lạm phát gia tăng, khi mà mới năm tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng trong nước đã tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái (WB 2007). Điều này làm cho mục tiêu khống chế mức tăng giá trong năm 2007 ở con số 6,5% trở nên khó khăn hơn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của NHNN đang gặp thử thách. Để giảm bớt áp lực gia tăng của chỉ số giá trong thời gian còn lại của năm 2007, chỉ có cách rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế. Tăng dự trữ bắt buộc là giải pháp được lựa chọn. Với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi bằng đồng Việt Nnm từ 5% lên 10% thì theo ước tính sẽ có khoảng 40.000-50.000 tỉ đồng, tương đương với số tiền bỏ ra để mua 3 tỉ đôla nêu trên, quay trở lại kho của Ngân hàng nhà nước. Như vậy, với hai biện pháp can thiệp được đưa ra, ít nhất ba mục tiêu đã đạt được gồm: đảm bảo mục tiêu ổn định tỷ giá, tăng được lượng dự trữ ngoại hối quốc gia nhưng lại không gây áp lực lạm phát vì tiền chảy vào đã được đem cất trong “két” nên chẳng có điều gì xảy ra cả! Tăng dự trữ bắt buộc việc phải làm! Thứ hai: Một loạt các quy định của Ngân hàng nhà nước Việt nam đã được ban hành vào ngày 25/09/2008 nhằm nới lỏng dần dần theo lộ trình chính sách tiền tệ thắt chặt như: Quyết định 2131/QĐ - NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt nam: theo đó mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt nam là 14%/năm (không đổi so với mức lãi suất cơ bản quy định tại quyết định 1906/QĐ - NHNN ngày 29/08/2008). Quyết định 2132/QĐ - NHNN về việc sửa đổi một số điều của quyết định số 346/QĐ - NHNN ngày 13/02/2008 của thống đốc ngân hàng nhà nước về việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc: theo đó sửa đổi khoản 7 điều 1 quyết định 346/QĐ - NHNN như sau: “Tín phiếu ngân hàng nhà nước bắt buộc ban hành ngày 17/03/2008 được cầm cố để vay vốn, chiết khấu tại NHNN, được sử dụng làm công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở do ngân hàng nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành”. Quyết định 2133/QĐ - NHNN về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt nam đối với tổ chức tín dụng, theo đó mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt nam đối với các tổ chức tín dụng là 5%/năm. Và chúng ta thấy được sự giảm dần lãi suất trên Thị trường tiền tệ liên ngân hàng qua 2 bảng sau. Các quyết định trên đều có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2008. Ngày 1 tháng 8 năm 2008 Lãi suất thị trường liên ngân hàng Thời hạn over night 1 tuần 2 tuần 1 tháng 3 tháng 6 thánh 12 tháng VNIBOR 17,64 17,37 19,02 18,24 15,10 12,4 13,83 Ngày 29 tháng 8 năm 2008 Thời hạn ove rnight 1 tuần 2 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng VNIBOR 14,03 16,51 17,96 16,91 19,58 12,13 12,17 Một loạt các các chính sách nới lỏng trên làm cho các Ngân hàng thương mại cảm thấy dễ thở hơn và một loạt các chính sách hạ lãi suất đồng bộ của các ngân hàng được thực hiện. Điều này có được khi Ngân hàng nhà nước Việt nam tăng mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 3,6%/năm lên 5%/năm, cho phép cầm cố, chiết khấu tín phiếu ngân hàng nhà nước bắt buộc ngày 17/03/2008. Cần tăng nguồn vốn cho ngân hàng, tạo khả năng thanh khoản cho các ngân hàng.Vì vậy các ngân hàng đã dần hạ lãi suất cho vay điển hình là ngân hàng BIDV, và mới đây nhất là trong cuộc họp chiều ngày 8/10/2008 vừa qua các ngân hàng đồng ý hạ lãi suất huy động đặc biệt là BIVD đã hạ lãi suất đối với những kỳ hạn nhỏ hơn 3 tháng lên đến vài %. Từ mức 17,2% - 18%/năm đợt trước xuống cón 15%/năm, từ 3 tháng đến 12 tháng xuống còn 16,5%/năm, trên 12 tháng đến 24 tháng là 17% /năm và trên 24 tháng là 17,3%/năm. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là liệu người gửi tiền có bị thiệt khi hạ lãi suất mà lạm phát vẫn còn cao.Với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng như tháng 9/2008 vừa qua thì mức lãi suất hiện nay khoảng 1,4%/tháng vì vậy người gửi tiền vẫn được hưởng lãi suất thực dương. 3.2. Nguyên nhân Thứ nhất: (1)Nguyên nhân từ phía các ngân hàng, từ năm 2003 đến cuối năm 2005 là khoảng thời gian mà Thị trường tiền tệ của Việt nam khá ổn định và hoạt động có hiệu quả. Lúc đó lãi suất rất thấp, lãi suất huy động VND kỳ hạn 12 tháng chỉ là 7,2%/năm, lãi suất huy động USD kỳ hạn 12 tháng chỉ 2%/năm. Lúc đó tiền của dân gửi vào ngân hàng ê chề, nhiều khi ngân hàng còn không muốn nhận thêm tiền gửi. (2)Đầu năm 2006 bứơc vào thời kỳ thăng hoa của Thị trường chứng khoán, chỉ số VNI đã vượt 600 điểm chỉ trong có vài tháng, cổ phiếu của các ngân hàng cổ phần có sự tăng giá đáng kể, kể từ đây bắt đầu diễn ra cuộc đua tăng vốn điều lệ và tối đa hoá lợi nhuận của hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phẩn. Phải công nhận rằng việc các ngân hàng thương mại cổ phẩn tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh đã đem lại nhiều dịch vụ và tiện ích cho người dân, phá bỏ thế độc tôn của các Ngân hàng thương mại nhà nước vốn đang còn ngủ quên trong chiến thắng của quá khứ vàng son. Thời kỳ đầu của cuộc đua, các ngân hàng thương mại cổ phẩn tích cực mở rộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6201.doc
Tài liệu liên quan