BUỔI 4: Tiết 1:
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I - Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Điểm, trung điểm, đỉnh, góc, cạnh.
- Tính chu vi các hình đã học: hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu, th¬ước kẻ, ê ke.
- SGK toán 3.
III - Các hoạt động dạy học:
A- KTBC: (3-5') a) Hãy quan sát rồi điền "góc vuông", "góc không
25 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy hè lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấm, nhận xét bài viết.
5. Hướng dẫn bài tập chính tả: (5’)
Bài tập: (V)
- HS đọc yêu cầu.
- GV đưa phiếu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả.
C. Củng cố - Dặn dò:(1')
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
Tiết 3: TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I - Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
- Đọc, viết, so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên có nhiều chữ số.
- Nhận biết được các hàng trong mỗi lớp. Biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của mỗi chữ số đó trong mỗi số.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu, thước kẻ.
- SGK toán 3.
III - Các hoạt động dạy học:
A- Khởi động: (3-5')
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập.
- Bảng con: Hãy viết một số có 3 chữ số,1 số có bốn chữ số và 1 số có 5 chữ số.
- Nhận xét 1 bảng, đọc các số đã viết theo dãy.
B - Các hoạt động dạy học: (30’)
1. Làm bảng con:
- G đọc các số cho H viết.
- Gọi H đọc lại và nêu số đó gồm .....
* Chốt: Nêu cách đọc, viết số?
- H viết mỗi số 1 dòng.
* Chốt: NX nêu đặc điểm của số lớn nhất (nhỏ nhất) có 3, 4, 5 chữ số.
2. H làm nháp:
- Lớp làm nháp - 1 H làm bảng phụ - đổi nháp - kiểm tra.
- NX, giải thích cách so sánh ở từng trường hợp
- H làm bài, G chấm đúng sai.
* Chốt: Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên.
* Chốt: Nêu cách viết các số có nhiều chữ số.
- H làm bài, soi bài chữa.
- NX, nêu cách xếp thứ tự?
- H làm bài.
- G chấm đúng, sai.
* Chốt : Nêu cách trình bày bài toán.
* Bài 1: Viết các số sau: ( B )
27407, 40895, 50008
* Bài 2: Viết số: ( B )
- Số nhỏ nhất có ba chữ số, 4 chữ số, 5 chữ số.
- Số lớn nhất có 3, 4, 5 chữ số.
* Bài 3: Điền dấu >, <, = (nháp)
90 454 .... 9045; 32 564 ... 23 564
32 564 ... 32 575
* HS LÀM BÀI VÀO VỞ
Bài 1: Viết các số sau:
- Chín mươi sáu nghìn bảy trăm linh năm.
- Năm mươi nghìn không trăm linh bảy.
- Bảy vạn bảy nghìn bẩy trăm bảy mươi bảy.
- Tám vạn chín nghìn ba trăm bảy mươi.
- Sáu mươi lăm nghìn không trăm mười.
Bài 2:
a) Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 9673, 9763, 9659, 8079, 9780.
b) Viết các số sau theo thứ tự tăng dần:
89765, 56 431, 70 642, 95 320, 56425
Bài 3: Trong đợt trồng cây phủ xanh đồi trọc, huyện A trồng được 25 785 cây, huyện B trồng được 25 670 cây. Hỏi huyện nào trồng được nhiều cây hơn và hơn bao nhiêu cây?
C - Củng cố - dặn dò: (4-5’)
- Hôm nay chúng ta ôn tập kiến thức gì?
- Viết số chẵn lớn nhất có 5 chữ số.
Dặn dò: Tập đọc, viết các số có nhiều chữ số.
*Chuẩn bị: Buổi 2: Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100 000.
Thứ hai, ngày 13 tháng 8 năm 2018.
BUỔI 2:
Tiết 1:
TOÁN: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000
I - Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
- Tính nhẩm, tính cộng trừ các số có đến 5 chữ số, nhân chia số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.
- Luyện tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết trong phép tính và luyện giải bài toán có lời văn.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu, thước kẻ.
III - Các hoạt động dạy học:
A- KTBC: (3-5')
- G nêu yêu cầu: Viết các số (GV đọc):56 987, 20 006, 96 992 .
- H đọc lại các số trên theo dãy:
- Đặt tính rồi tính : 36 958 + 25 411= (62369)
- Muốn cộng hai số có nhiều chữ số ta làm thế nào?
B - Dạy học bài mới: (70’)
HĐ1: Giới thiệu bài:(1- 2’)
HĐ2: Nội dung:(1- 2’)
Bài 1:(B) Đặt tính rồi tính
a.20 569 + 31 546 + 79 564 =(131 679)
c. 68 943 : 5 = (13788 dư 3)
b. 75 148 – 56 214 = (18 934)
d. 10 464 × 5 = (52 350)
ðNêu cách đặt tính? Thực hiện phép tính như thế nào?
Bài 2 (M) |Tính nhanh:
a) 20 000 × 2 × 2 = (80 000)
c) 98 + 3 + 97 + 2 = (200)
b) 60 000 : 2 : 3 = (10 000)
d) 364 + 136 + 219 + 181 = (900)
ðG chốt : Củng cố cách tính nhẩm các số tròn nghìn qua việc tính giá trị biểu thức. Nhóm các số hạng trong biểu thức thành từng nhóm có tổng (hoặc hiệu) là các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,....rồi cộng (trừ) các kết quả lại.
Bài 3: (V) Tính giá trị biểu thức:
a) 76 : 2 × 7 = (266)
d) 5496 : 6 + 87 = (1003)
b) 216 × 5 : 6 = (180)
e) 3564 - 6555 : 5 = (2253)
c) 56 + 618 : 3 = (262)
g) 7299 : 9 + 898 = (1709)
ð Nêu cách làm? Giải thích thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức?
Bài 4: (V) Có các thùng chứa dầu bằng nhau, biết 6 thùng chứa được 192 lít dầu. Hỏi 7 thùng như thế thì chứa được bao nhiêu lít dầu?
ð Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
C - Củng cố - dặn dò (3- 5')
? Lưu ý gì khi tính giá trị biểu thức?
Tiết 2:
TOÁN: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000(tiếp theo)
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện đúng và nhanh các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số có 5 chữ số. Vận dụng vào tính giá trị biểu thức và tìm x.
- Giải đúng bài toán liên quan đến rút về đơn vị(gồm 2 phép tính nhân hoặc một phép tính nhân và một phép tính chia).
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu, thước kẻ.
- SGK toán 3.
III - Các hoạt động dạy học:
A- KTBC: (3-5')
- Đặt tính rồi tính :
96541 + 44215 = (140 756)
54122 x 7 =(378 854)
83745 – 48156 = (35 589)
3328 : 4 (= 832)
- HS làm bảng con, Chữa, NX
- Nêu cách thực hiện?
B - Dạy học bài mới: (70’)
HĐ1: Giới thiệu bài:(1- 2’)
HĐ2: Nội dung:(1- 2’)
Bài 1: (M) Tính nhẩm:
a) 5000 + 500
5000 - (2000 – 1000)
b)7500 - 500
5000 - 2000 – 1000
c) 300 + 3000 × 2
6000 - 3000 × 2
d) 1000 + 6000 : 2
(6000 - 3000) × 2
e) 2000
8000 : 2
4000 x 2 + 300
- HS nêu miệng kết quả và giải thích cách làm
* GV chốt: Nêu thứ tự thực hiện phép tính, kỹ thuật tính nhẩm.
Bài 2: (N + V) Tính giá trị biểu thức:
a) (98725 - 87561) × 3
d) 20 x 3 : 2 - 20
b) 200 : 4 : 5 x 24
e) 24 : 6 : 2 + 234
c) (67848 + 8764) : 4
? Nêu cách làm?
- GV chấm, chữa NX.
a) 11164 × 3 = 33492
b) 10 x 24 = 240
c) 76612 : 4 = 19153
d) 30 – 20 = 10
e) 2 + 234 = 236
Bài 3: Tìm x:
a) x + 37125 = 90021
e) 50703 - x = 3070
b) x - 37125 = 20 305
g) x : 7 = 7856 (dư 3)
c) 5 × x = 78605
h) 78 : x = 9 (dư 6)
d) 70542 : x = 9
? Nêu cách làm?
- GV chấm, chữa NX.
a) x = 52896; b) x = 57430;
c) x = 15721; d) x = 7838
e) x = 47633; g) x = 54995
h) x = 8
? Dựa vào đâu tìm được x?
? Lưu ý gì khi tìm thành phần chưa biết trong phép chia có dư?
Bài 4: (V)
a) Một đội thủy lợi đào được 132m mương trong 6 ngày. Hỏi đội đó đào được bao nhiêu mét mương trong 7 ngày?
b) Có 45kg bột mì đựng đều trong 9 bao. Hỏi 75kg bột mì đựng trong mấy bao như thế?
- HS làm vở, chữa bảng phụ.
a) 1 ngày: 132 : 6 = 22(m)
7 ngày: 22 × 7 = 154(m)
b) 1 bao: 45 : 9 = 5(kg)
75kg: 75 : 5 = 15(bao)
* Dự kiến sai lầm: HS đặt tính sai.
* Biện pháp: Yêu cầu HS nêu ý nghĩa phép tính.
* Chốt: Nêu các bước giải bài toán rút về đơn vị?
C - Củng cố - dặn dò (3- 5')
? Khi giải bài toán có lời văn cần lưu ý gì?
Tiết 3:
Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ NHÂN HÓA.
I - Mục tiêu:
- Ôn tập về các cách nhân hoá đã học: Dùng từ gọi người để gọi sự vật; Gán cho sự vật những hoạt động, đặc điểm của người; Nói chuyện với sự vật như với người.
- Vận dụng để làm bài tập.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu, phiếu bài tập.
III - Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài (1-2)
2.2. Luyện tập (25-30)
Bài 1:
- G yêu cầu H đọc thầm BT
- H trình bày yêu cầu BT 1.
Sự vật được
nhân hóa
Từ nhân hoá
Cách nhân hóa
Dế Mèn
Chú.
Dùng từ gọi người để gọi sự vật.
Hỏi han dắt, thẳng thắn, nghĩa hiệp.
Gán cho sự vật những hoạt động, đặc điểm của người.
“ Em đừng sợ,
hãy đi với anh”.
Nói chuyện với sự vật như với người.
Nhà Trò
Cô.
Dùng từ gọi người để gọi sự vật.
Ngồi, tỉ tê tấm tức.
Gán cho sự vật những hoạt động, đặc điểm của người.
“ Bọn Nhà Trò .. ăn thịt em”.
Nói chuyện với sự vật như với người.
- Có mấy cách nhân hoá?
- 3 cách
- Kể tên những cách nhân hoá ?
- Hs nêu.
Bài 2: Nêu yêu cầu: Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả về con vật mà em yêu thích trong đó có sự dụng phép nhân hóa.
- H đọc thầm yêu cầu BT2.
- Chữa bài, tuyên dương bài có cách nhân hoá hay.
- Nhận xét, sửa chữa
3. Củng cố - Dặn dò
- Có mấy cách nhân hoá?
- GV nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 8 tháng 8 năm 2018.
BUỔI 3: Tiết 1:
Tập đọc: TÀN NHANG
I - Mục tiêu:
1.Đọc to rõ ràng.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
2. Hiểu : + Từ ngữ : tàn nhang, người da đỏ, người ngoài hành tinh.
+ ND : Hãy luôn nhìn mọi người bằng cặp mắt yêu thương.
II - Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III - Các hoạt động dạy học:
A. Khởi động: (3') HS đọc nối tiếp đoạn bài: ” Cái giá của sự trung thực”
- Em học được gì từ người bạn của tác giả?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1')
2. Luyện đọc đúng:(10')
- 1 HS khá đọc bài - cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- Hỏi bài chia làm mấy đoạn?
- 2 đoạn:
Đ 1: Từ đầu ....nói to.
Đ 2: còn lại.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn.
Luyện đọc theo đoạn:
* Đoạn 1:
- Giảng: tàn nhang: đốm nhỏ trên mặt có màu đậm hơn màu da.
C1: ngắt sau tiếng: hàng/ ...mặt/ đỏ/
- 1 HS đọc câu.
-Toàn đoạn đọc to, rõ ràng...
- HS luyện đọc đoạn 1 theo dãy.
* Đoạn 2:
Đọc đúng: “xinh lắm”
- HS đọc câu.
- Toàn đoạn đọc to, rõ ràng...
- HS luyện đọc đoạn 2 theo dãy.
- HS đọc theo nhóm đôi
ð Toàn bài: Đọc ngắt nghỉ đúng các dấu câu, phân biệt lời kể, lời nói của nhân vật.
- 1HS đọc cả bài.
- G đọc mẫu toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10')
- HS đọc thầm đoạn 1.
? Cậu bé xếp hàng trong công viên để làm gì?
- ... Chờ được người hoạ sĩ vẽ lên mặt.
? Điều gì xẩy ra khiến cậu bé buồn bã, ngượng ngập ?
- ...Bị cô bé xếp hàng sau chê mặt nhiều tàn nhang quá chẳng còn chỗ nào mà vẽ.
ð Chuyển ý:Nghe cô bé xếp hàng sau nói như vậy cậu bé phản ứng thế nào...Đ2
HS đọc to,đọc thầm Đ 2
? Bà cậu bé đã an ủi cậu bằng cách nào?
? Nghe bà nói vậy cậu bé đã làm gì?
? Câu trả lời cuối cùng của cậu bé muốn nói điều gì?
? Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Nói rằng những đốm tàn nhang cũng rất đáng yêu và chú hoạ sĩ chắc chắn sẽ thích.
- Cậu mỉm cười...
- 1 HS đọc câu trả lời cuối cùng của cậu bé
- Trong đôi mắt cậu, những nếp nhăn của bà rất đẹp và cậu rất yêu
những nếp nhăn ấy .
- Hãy luôn nhìn mọi người bằng cặp mắt yêu thương.
* G chốt nội dung bài.
4. Luyện đọc diễn cảm:(10')
- HD đọc Đ1
- 1 dãy HS đọc Đ1
- HD đọc Đ2
- 1 dãy HS đọc Đ2
ð Toàn bài: Giọng kể , lời nói của bà dịu dàng; lời của cậu bé rụt rè nhút nhát...
- Đọc mẫu.
- Đánh giá, chấm điểm
- HS đọc đoạn, toàn bài.
C - Củng cố - Dặn dò:
- Dặn dò về nhà đọc kĩ lại toàn bài
Tiết 2:
CHÍNH TẢ (Nghe viết):
TÀN NHANG
I - Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn :” Từ đầu.....háo hức”.
- Làm đúng các bài tập: phân biệt những tiếng có âm đầu ( ch/tr ).
II - Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III - Các hoạt động dạy học:
A. Khởi động: (3')
- HS viết bảng con: nắng, trở lại.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Hướng dẫn chính tả: (8')
- GV đọc mẫu lần 1.
- HS đọc thầm.
- GV nêu các từ khó, dễ lẫn:xếp hàng, nắm tay, sáng lên.
- HS đọc và phân tích các chữ khó.
- GV xóa bảng và đọc các chữ khó cho HS viết.
- HS viết bảng con.
3. Viết chính tả:(12’)
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết.
- GV đọc.
+ HS viết bài vào vở.
4. Hướng dẫn chữa - chấm:(3')
- GV đọc bài.
- HS soát lỗi bằng bút chì
- HS sinh ghi số lỗi ra lề
- HS đổi vở, soát lỗi.
- GV chấm, nhận xét bài viết.
5. Hướng dẫn bài tập chính tả: (5’)
Bài tập (V)
- HS đọc yêu cầu
- GV đưa phiếu bài tập.
- HS làm bài vào vở
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả.
C - Củng cố - Dặn dò:(1')
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
Tiết 3:
Toán: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I - Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Đại lượng đo độ dài, đo khối lượng, đo thời gian, tiền Việt Nam,...
- Rèn kĩ năng vận dụng giải các bài toán có liên quan.
- Đại lượng đo độ dài, đo khối lượng, đo thời gian, tiền Việt Nam,...
- Rèn kĩ năng vận dụng giải các bài toán có liên quan đến các đơn vị đo thời gian đã học.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu, thước kẻ.
- Máy soi.
III - Các hoạt động dạy học:
A- KTBC: (3-5')
? Kể tên các đại lượng đã học?
? Viết các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé? Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo trên?
? Kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học theo thứ tự từ lớn đến bé?
? Các đơn vị đo trên có mối quan hệ như thế nào với nhau?
? Hãy ghi các đơn vị đo thời gian đã học theo thứ tự từ lớn đến bé? Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo trên?
? HS làm bảng con. Chữa, NX.
B - Dạy học bài mới: (70’)
HĐ1: Giới thiệu bài:(1- 2’)
HĐ2: Nội dung:(65 - 70')
Bài 1: (PBT)Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3m 6cm = ...cm
5km 2 hm = ... m
3dm 3cm = ...cm
b) 3256g = ...kg...g
5kg 37g = ...g
2kg 8g = ...g
c) 3 giờ 25 phút = ...phút
1 giờ 42 phút = ... phút
2 ngày 4 giờ = ...giờ
3 ngày 12 giờ = ...giờ
* GV chốt: + Cách đổi đơn vị đo khối lượng, đo độ dài, đo thời gian?
+ Sự khác nhau giữa đổi số đo khối lượng, đo độ dài, đo thời gian?
+ Giải thích cách điền?
Bài 2: (B)
a) Đổi ra mét:
2km 2dam = ...m
32 300cm = ...m
42 000mm = ...m
b) Đổi ra phút:
giờ = ...phút
giờ = ... phút
giờ = ... phút
? Đổi thế nào?
Bài 3: (V)Tính:
a)8dam+3dam= ...dam
23hm x 4 = ...hm
45km : 5 = ...km
512m - 371m = ..m
b) 138g + 254g = ...g
635g - 117g = ...g
213g × 4 = ...g
728g : 7 = ...g
? Lưu ý gì khi thực hiện phép tính với các số đo trên?
Bài 4: (V)Điền dấu thích hợp(>, =, <) vào chỗ trống?
a) 1m ...10dm
100cm ...1m
10dm ... 100cm
b) 7m 8cm ... 7m5dm
46cm ...5dm
c) 1 giờ ...55 phút
3 giờ ... 2 giờ 60 phút
d) 1kg ...900g
1200g ... 1kg 400g
* Giải thích cách điền?
C - Củng cố - Dặn dò:(3 - 5')
? Nêu các kiến thức vừa ôn tập?
Thứ sáu, ngày 10 tháng 8 năm 2018.
BUỔI 4: Tiết 1:
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I - Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Điểm, trung điểm, đỉnh, góc, cạnh.
- Tính chu vi các hình đã học: hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu, thước kẻ, ê ke.
- SGK toán 3.
III - Các hoạt động dạy học:
A- KTBC: (3-5') a) Hãy quan sát rồi điền "góc vuông", "góc không vuông" vào dưới mỗi góc sau:
b) Dùng êke để kiểm tra lại kết quả quan sát ở câu a)?
c) Dùng chữ ghi tên các góc rồi ghi lại cách đọc mỗi góc?
B - Ôn tập:
HĐ1: Giới thiệu bài:(1- 2’)
HĐ2: Nội dung:(65 - 70')
Tiết 1:
M
4 cm
N
P
I
Q
4 cm
Bài 1:(M) Trong hình bên:
a) Có ... góc vuông? Nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc vuông đó?
b) Có ... góc không vuông? Nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc không vuông đó?
c) I là trung điểm của các đoạn thẳng ... và ...
d) Xác định trung điểm của 4 cạnh : MN, NP, PQ, QM?
e) Tính chu vi và diện tích của hình vuông MNPQ trên?
* Dự kiến khó khăn, sai lầm:
+ H chỉ tìm được 4 góc vuông.
+ H viết sai đơn vị đo diện tích.
- HS chữa miệng theo dãy:
a) Có 8 góc vuông? VD: góc vuông đỉnh M cạnh MN, MQ...
b) Có 8 góc không vuông? VD: Góc không vuông đỉnh M cạnh MP, MQ...
c) I là trung điểm của các đoạn thẳng MP và NQ.
d) Xác định trung điểm của 4 cạnh : MN, NP, PQ, QM là : A, B, C, D.
e) Chu vi hình vuông MNPQ là:
4 × 4 = 16(cm)
Diện tích của hình vuông MNPQ là:
4 × 4 = (16cm2)
* GV chốt:
? Dựa vào đâu tìm được 8 góc vuông trên hình vẽ?
? Vì sao I là trung điểm của MP và NQ?
? Vận dụng kiến thức nào để tính chu vi và diện tích của hình vuông MNPQ?
* Biện pháp khắc phục:
+ Kiểm tra các góc vuông bằng ê ke.
+ Nhắc lại cách viết số đo diện tích.
Bài 2: (B)
a) Tính chu vi hình chữ nhật có chiều rộng 7cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.
- Chiều dài: 7 × 3 = 21(cm)
- Chu vi: (21 + 7) × 2 = 56(cm)
*Chốt: Muốn tính chu vi hình chữ nhật trên ta làm thế nào?
b) Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 4m, chiều rộng kém chiều dài 15dm.
- 4 m = 40dm .
- Chiều rộng: 40 - 15 = 25(dm)
- Chu vi: (40 + 25) × 2 = 130(dm)
130 dm = 13m
*Chốt:
? Tính chu vi mảnh đất ta dựa vào đâu?
? Nêu cách tìm chiều rộng mảnh đất?
Bài 3: (V) Một hình chữ nhật và một hình vuông có cùng chu vi. Biết hình chữ nhật có chiều dài 1dm 2cm, chiều rộng 6cm. Tính độ dài cạnh hình vuông?
* GV chốt:
? Muốn tính độ dài cạnh hình vuông ta phải biết gì?
? Tìm chu vi hình vuông ta dựa vào đâu?
? Tính chu vi hình chữ nhật ta cần lưu ý gì?
C - Củng cố - Dặn dò:(3 - 5')
? Muốn phân biệt góc vuông với góc không vuông ta dựa vào đâu?
? Phân biệt cách tính chu vi hình vuông với chu vi hình chữ nhật?
? Nêu cách xác định trung điểm?
Tiết 2:
TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP VĂN VIẾT THƯ
I - Mục tiêu:
- Ôn lại cách viết thư (miệng)
- Nắm được yêu cầu của đề lập được dàn bài của bài văn viết thư, dựa vào dàn bài, nêu miệng trôi chảy.
- Học sinh dựa vào dàn ý, bài làm miệng để viết hoàn chỉnh bức thư trên.
II - Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III - Các hoạt động dạy học:
A. Khởi động: (3') Không kiểm tra.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài. (1-2’)
2. Tìm hiểu bài.(3-5’)
- GV chép đề : Em hãy viết thư cho người thân kể về kì nghỉ hè của em.
- H đọc thầm yêu cầu đề
- Đề bài thuộc thể loại gì?
- H nêu.
- Thư viết cho ai?
- H nêu.
- Viết thư để làm gì?
- H nêu.
(Gạch chân các từ quan trọng)
3. Lập dàn bài (10-12’)
- Bố cục một bức thư gồm mấy phần? Là những phần nào?
- Ba phần(đầu thư, nội dung chính, cuối thư)
- Phần đầu thư cần nêu gì?
- Nơi viết, thời gian.
- Lời xưng hô.
- Phần chính của thư gồm những nội dung gì?
- Lí do viết thư.
- Lời thăm hỏi người nhận thư.
- Kể về kì nghỉ hè của em.
- Cuối thư cần nêu gì?
- Lời chúc, lời chào, lời hứa hẹn.
- Kí tên
- Cho H nêu dàn ý, H khác nhận xét.
- H lập dàn ý.
4. Nói miệng(12- 15’)
- H dựa vào dàn ý nói mệng từng phần và cả bài.
- G nhận xét.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.
C. Củng cố, dặn dò:(1-2’)
- Nêu bố cục của bài văn viết thư ?
- GV nhận xét.
* Ôn kĩ thể loại văn viết thư.
TOÁN:
Tiết 3: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I - Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục ôn tập, củng cố kiến thức về: giải bài toán và trình bày bài giải về nhiều hơn, ít hơn, tìm một phần mấy của một số.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu, thước kẻ, ...
III - Các hoạt động dạy học:
A- Khởi động: (3-5') Chữa bài tập về nhà
B - Ôn tập:
HĐ1: Giới thiệu bài:(1- 2’)
HĐ2: Nội dung:(65 - 70')
Bài 1: (B)Một cửa hàng có 12550 quyển vở. Buổi sáng cửa hàng bán được 635 quyển vở, buổi chiều cửa hàng bán được nhiều hơn buổi sáng 457 quyển. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu quyển vở?
* Chữa bài:
Chiều: 635 +457 = 1092(quyển)
Sáng+chiều:635 + 1092 = 1727(quyển)
Còn: 12550 - 1727 = 10823(quyển)
? Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu quyển vở ta phải biết gì?
? Tìm số vở đã bán dựa vào đâu?
Bài 2: (Nh) Một trường tiểu học có 812 học sinh, trong đó số học sinh giỏi nhiều hơn số học sinh toàn trường là 8 học sinh. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh giỏi?
*Chữa bài:số học sinh toàn trường là:
812 : 4 = 203(học sinh)
Số học sinh giỏi:203+8= 211(học sinh)
? Muốn tìm trường đó có bao nhiêu học sinh giỏi ta phải biết gì?
? Nêu cách tìm một phần mấy của một số?
Bài 3: (V) Một cửa hàng có 3240kg gạo. Buổi sáng cửa hàng bán được số gạo đó, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
? Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo ta phải biết gì?
? Tìm số gạo đã bán như thế nào?
* Chữa bài: Sáng: 3240 : 8 = 405(kg)
Chiều: 405 x 2 = 810 (kg)
Đã bán: 405 +810 = 1215(kg)
Còn: 3240 - 1215 = 2025(kg)
Bài 4: Thư viện của một trường tiểu học có 4560 quyển sách. Trong đó số sách giáo khoa bằng số sách trong thư viện, còn lại là truyện thiếu nhi. Hỏi thư viện đó bao nhiêu quyển truyện thiếu nhi?
* Chữa bài:
- SGK: 4560 : 2 = 2280(quyển)
- Truyện thiếu nhi:
4560 - 2280 = 2280(quyển)
? Nêu cách tìm số truyện thiếu nhi?
? Tìm số sách giáo khoa như thế nào?
Bài 5: (M)a) Dũng có 42 viên bi, Minh có nhiều hơn Dũng 16 viên bi nhưng ít hơn Bình 5 viên bi. Hỏi cả ba bạn có tất cả bao nhiêu viên bi?
- Minh: 42 +16 = 58(viên)
- Bình: 58 + 5 = 63(viên)
- Ba bạn: 42 +58 +63 = 163(viên)
*GVchốt: Bài toán về nhiều hơn, ít hơn
b) Bình có 72 viên bi gồm 4 màu xanh, đỏ, tím, vàng. Biết bi vàng bằng số bi, số bi đỏ bằng số bi, bi tím bằng số bi. Hỏi Bình có bao nhiêu bi xanh?
- Vàng: 72 : 4 = 18(viên)
- Đỏ: 72 : 6 = 12(viên)
- Tím: 72 : 3 = 24(viên)
- Xanh: 72 - (18 +12 + 24) = 18 (viên)
*GVchốt: Bài toán về tìm một phần mấy của một số.
C - Củng cố - Dặn dò:(3 - 5')
- Chốt lại cách giải từng dạng bài tập.
Dặn dò: Hoàn thành các bài tập còn lại, làm lại bài sai.
*Chuẩn bị: Buổi 5: Ôn tập về giải toán (tiếp theo)
Thứ tư, ngày 15 tháng 8 năm 2018.
BUỔI 5: Tiết 1:
Luyện từ và câu: ÔN TẬP: CÁC MẪU CÂU ĐÃ HỌC
I - Mục tiêu:
- Ôn tập các mẫu câu đã học: Ai-là gì? Ai-thế nào? Ai-làm gì?
- Vận dụng làm các dạng bài tập: Nhận biết, xác định các bộ phận, đặt câu theo mẫu.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu,...
- Phiếu bài tập.
III - Các hoạt động dạy học:
A- KTBC: (3-5') GV chữa bài: Xác định mẫu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? trong các câu văn sau: (Phiếu bài tập.)
* Ai- là gì?
Mùa thu là mùa thích nhất trong năm.
Chim bói cá là tay săn cá giỏi nhất.
* Ai- thế nào?
Bầu trời thu xanh ngắt.
Nắng vàng tươi rực rỡ.
Cành bàng trụi lá như những bàn tay gầy guộc giơ lên.
* Ai - làm gì?
Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
Đám học trò vội vã bỏ chạy.
B - Ôn tập:
HĐ1: Giới thiệu bài:(1- 2’)
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập(32-34’):
Bài 1: (PBT)
- H đọc yêu cầu
- H đọc thầm mẫu
- H làm việc theo nhóm đôi.
- Nhận xét bài làm?
- Các nhóm trình bày kết quả.
*Chốt: Nối các bộ phận của câu phải phù hợp về nội dung.
- H đọc yêu cầu
Bài 2: (PBT)
- H đọc yêu cầu
- G hỏi: Bài yêu cầu gì?
- H trả lời
- Chữa bài.
- H làm PBT
* Chốt: Từng câu nêu bộ phận vừa thêm trả lời câu hỏi gì?
- H chữa
Bài 3: (V)
- H đọc thầm yêu cầu
- G hỏi: Bài yêu cầu gì?
- H trả lời
- H làm vở
- G cho H nhận xét, chấm điểm
3. Củng cố - Dặn dò (2-4)
- G nhận xét giờ học.
Tiết 2:
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN(tiếp theo)
I - Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục ôn tập, củng cố kiến thức về: giải và trình bày bài giải bài toán về gấp một số lên nhiều lần(giảm đi một số lần), bài toán về thêm bớt một số đơn vị, bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị...
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu, thước kẻ, ...
- SGK toán 3.
III - Các hoạt động dạy học:
A- KTBC: (3-5') Chữa bài tập về nhà
B - Ôn tập:
HĐ1: Giới thiệu bài:(1- 2’)
HĐ2: Nội dung:(65 - 70')
Bài 1: (B) Một thợ may mua 36m vải để may vừa đủ 9 bộ quần áo như nhau, sau đó lại mua thêm 28m vải nữa. Hỏi người đó may được tất cả bao nhiêu bộ quần áo như thế?
* Chữa bài: - 1 bộ: 39 : 9 = 4 (m)
- 28m vải: 28 : 4 = 7(bộ)
- Tất cả: 9 + 7 = 16 (bộ)
*GV chốt:? Muốn biết người đó may được tất cả bao nhiêu bộ quần áo như thế ta phải biết gì?
Bài 2: (v)a) Có 28 cái bánh trung thu xếp đều vào 7 hộp. Hỏi có 56 cái bánh trung thu thì xếp đều vào mấy hộp như thế?
* Chữa bài:
- 1hộp: 28 : 7 = 4 (cái)
- 56 cái: 56 : 4 = 14(hộp)
b) Có 54 cái chén xếp đều vào 9 cái bàn. Hỏi có 42 cái chén thì xếp đều vào mấy cái bàn như thế?
* Chữa bài:
- 1bàn: 54 : 9 = 6 (cái)
- 42 cái: 42 : 6 = 7(bàn)
*GV chốt:Bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị
Bài 3: (v) Một cửa hàng có 156 cái cốc được xếp đều vào các hộp, mỗi hộp 6 cái cốc. Cửa hàng đã bán 14 hộp cốc đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu hộp cốc?
? Giải thích cách làm?
- Tổng số hộp: 156 : 6 = 26(hộp)
- Còn lại: 26 - 14 = 12(hộp)
C - Củng cố - Dặn dò:(3 - 5')
- Chốt cách giải từng dạng bài tập.
- VN chuẩn bị: Buổi 6: Ôn tập tổng hợp.
Tiết 3:
Tập làm văn: ÔN TẬP VĂN VIẾT THƯ (viết)
I - Mục tiêu:
- Học sinh dựa vào dàn ý, bài làm miệng để viết hoàn chỉnh bức thư đề bài: Em hãy viết thư cho người thân kể về kì nghỉ hè của em.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu, thước kẻ, ...
- Dàn ý đã lập.
III - Các hoạt động dạy học:
A- Khởi động: (3-5') Kiểm tra dàn ý đã chuẩn bị từ buổi trước.
B - Ôn tập:
HĐ1: Giới thiệu bài:(1- 2’)
HĐ2: Nội dung:(65 - 70')
1.Thực hành viết thư:(30- 35’)
- Hướng dẫn cách trình bày từng phần của bức thư.
- H viết bài vào vở.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.
2. Thu bài:(2’)
- Ôn kĩ thể loại văn viết thư.
C - Củng cố - Dặn dò:(3 - 5')
- Ôn kĩ thể loại văn viết thư.
*Chuẩn bị: Buổi 6: Ôn tập về các mẫu câu đã học (tiếp theo).
Thứ hai, ngày 13 tháng 8 năm 2018.
BUỔI 6: Tiết 1:
ÔN TẬP TỔNG HỢP
I - Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục ôn tập, củng cố kiến thức về: cộng, trừ, nhân, chia, tính giá trị của biểu thức, tìm x và các dạng toán đã học trong chương trình lớp 3.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu, thước kẻ, ...
- Máy soi.
III - Các hoạt động dạy học:
A- KTBC: (3-5') * Chữa bài tập về nhà:
- Đọc các số sau: 96835, 67854, 64789 , 89351
- Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
72 356 , 76 532 , 75 632 ; 67 532
B - Ôn tập:
HĐ1: Giới thiệu bài:(1- 2’)
HĐ2: Nội dung:(65 - 70')
Bài 1: (B)Đặt tính rồi tính:
38246 + 7539 12893 - 5847
3516 × 6 12654 : 9
* Chữa bài:
38246 + 7539 = 45785;
12893 - 5847 = 7076
3516 × 6 = 21096 12654 : 9 = 1406
- Tại sao thương có chữ số 0?
Bài 2: (Nh) Điền số vào chỗ chấm:
5km 6dam = ... dam;
279m = ... hm ... m
70 000cm= ... hm;
2giờ 5 phút = ... phút
150 phút = .... giờ ... phút
kg = ........ g
- Nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo?
Bài 3:(V)Tìm x:
a)x + 56
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12498157.doc